Đọc bài dịch của anh Táo về bát tự của Càn Long - tác giả Đoàn Kiến Nghiệp, em thấy có phần ngạc nhiên, ú ớ không nên lời. Xin phép cụ Durobi em mượn bài dịch của cụ để diễn giải suy nghĩ của em ạ: cũng là bát tự, nhưng manh phái cụ Đoàn có vẻ đơn giản hơn nhiều ???
Chuyện này xảy ra năm thứ chín Ung Chính nhà Thanh:
Khí đó thì đương kim Hoàng đế (Càn Long Hoàng đế) hãy còn chưa phong tước, chỉ được gọi là Tứ A Ca, tuân theo mật lệnh của Thế Tôn đi vi hành đến khu vực quản hạt của Tổng đốc Trực Lệ là Đường Chấp Ngọc; "Tứ A Ca" mời Bình Quận Vương là Phúc Bành đi cùng và Phương Quán Thừa dắt theo 4 gã thị vệ cải trang đi cùng để bí mật bảo vệ.
Hôm đó đi đến địa phận Xương Bình Xuyên, ghé ngang một quán trà và xuống ngựa nghỉ ngơi tại đó, vừa uống trà vừa thăm dò chuyện dân tình. Tứ A Ca thấy vách quán trà có một tấm biển đề 8 chữ rõ to: "Nhất Trần Tử luận mệnh bất luận nhân", bèn kéo Phúc Bành ra một góc khẽ nói:
"Ngươi xem kìa, ngó cái biển kia coi bộ hắn khá tự tin trình độ coi Bát tự của mình."
" Vương huynh, (đây là xưng hô ước định từ trước), có muốn thử nghề hắn không ? "
"Cũng được, xem hắn nói thế nào."
Thế là cùng đi với Phương Quán Thừa đi gặp Nhất TrầnTử. Người đó khoảng độ ngoài bốn mươi tuổi, thấy khách tới mà như không hay, nhưng đã có tiếng vọng ra từ trong cửa: "Mời ba vị ngồi".
Tứ A Ca và Phúc Bành cùng dòm nhau và hiểu ra đây là một người mù ! Hèn gì phải "Luận mệnh bất luận nhân", người tới xem bói hình mạo như thế nào có thấy đâu mà luận nhân !
"Tiên sinh", Tứ A Ca lên tiến hỏi, "Xin hỏi đại hiệu của ông có nghĩa gì thế? Đã không nhuốm bụi trần hà cớ sao phải bôn tẩu phong trần?"
"Khách quan à", Nhất Trần Tử đáp bằng giọng miền quan ngoại, "Nhất Trần Tử là đơn giản chỉ là đồng âm với 'Nhất Trần chi tử' (một người con trai của nhà họ Trần) mà thôi !
"Quê ông ở đâu ?"
"Chiết Giang"
"Sao khẩu âm vùng quan ngoại?"
"Do tôi sinh trưởng ở vùng quan ngoại"
Tứ A Ca đã lờ mờ đoán ra, người này nhất định là hậu nhân của "phạm nhân bị bắt sung quân đi đày" ra vùng quan ngoại của tiền triều đây mà. Bèn hỏi tiếp: "Ở quan ngoại mấy đời rồi?"
"Tính đến tối là bốn đời"
"Là Thượng Dương Bảo hay Ninh Cổ Tháp?"
Hai nơi này là nơi lưu đày binh lính ; Nhất Trần Tử đáp liền: "Khách quan đã biết hai nơi này thì bất tất phải hỏi nhiều; tóm lại là "Lôi đình vũ lộ, mạc phi Hoàng ân". Khách quan có việc gì không xin hãy cho biết !"
"Túc hạ luận mệnh bất luận nhân vậy tôi nói ngày giờ sinh nhé, mời ông đoán, Khang Hy ngũ thập niên bát nguyệt thập tam nhật Tý thời"
"Hóa ra là sinh năm Tân Mão". Nhất Trần Tử cất cao giọng gọi "Tiểu Khang !"
Vừa dứt lời thì một thiếu niên mi thanh mục tú, dáng hơi mảnh khảnh, bước ra không nói một lời nào cả khẽ đi đến ngồi sau một chiếc bàn nhỏ, trên bàn có sẵn bút nghiên, còn có một tấm thủy bài sơn trắng nữa, cậu ta lên tiếng: "Rồi, cha ơi"
Nhất Trần Tử lên tiếng rằng: "Tân Mão, Đinh Dậu, con tra năm Khang Hy ấy"
Cậu Tiểu Khang đã được cha dạy qua, biết Tân Mão là Khang Hy ngũ thập niên, tháng là tháng tám; "Niên thượng khởi nguyệt" y theo ca quyết "Bính Tân chi tuế tòng Canh khởi, tháng Giêng là Canh Dần, tháng hai là Tân Mão, thuận thứ tự đến tháng là Đinh Dậu. Nhưng ngày thì phải tra Vạn niên lịch mới được.
"Thập tam là Canh Ngọ"
"Thế thì Tý thời là giờ Bính Tý". Nhất Trần Tử bấm tay và ngâm lên: "Tân Mão, Đinh Dậu, Canh Ngọ, Bính Tý". Sau đó thì trầm tư không nói.
Cậu Tiểu Khang đã viết sẵn "tứ trụ" lên tấm thủy bài rồi, nhìn kỹ một lúc bỗng thốt lên: "Cha ơi, bát tự này hỏa luyện dương kim; địa chi "Tứ phương củng chiếu", cách đại quí".
"Con nít biết cái gì chớ, đừng nói xàm!". Nhất Trần Tử tiếp đó hỏi khách: "Khách quan, xin cho biết bát tự này là nam hay nữ?"
"Nam thì sao? Nữ thì sao?"
"Nữ thì là gái làng chơi ở tứ phương"