Em mượn bài này của anh Giai Làng nhé, bỗng dưng em thấy nó phù hợp với bản nhạc này. Tks, anh Giai
Chúng ta đang sống trên một hành tinh thuộc hệ mặt trời. Để thoát khỏi hệ mặt trời, ta phải đạt được tối thiểu là tốc độ vũ trụ cấp 3(16,6km/s). Để thoát khỏi bánh xe luân hồi Ngân hà (Milky Way) phải đạt được tối thiểu tốc độ vũ trụ cấp 4 (525km/s).
Tuy nhiên, Ngân hà chỉ là một bánh xe luân hồi nhỏ trong Vũ trụ hiện tại, mà Vũ trụ này thực sự là một cái hố đen khổng lồ gần 14 tỷ năm ánh sáng, nghĩa là hầu như ánh sáng không lọt ra khỏi cửa Vũ trụ. Tốc độ của ánh sáng là 300000km/s, vậy muốn thoát qua cửa Vũ trụ phải đạt được vận tốc lớn hơn 300000km/s.
Sự tiến hóa của Vũ trụ.
Quan sát các hố đen trong vũ trụ, các nhà vật lý thiên văn nhận thấy các hố đen không chỉ hút vật chất vào, mà còn phun vật chất ra với tốc độ khủng khiếp.
Hình minh họa về một hố đen phun dòng vật chất kéo dài suốt 5000năm ánh sáng(
http://scitechdaily.com/5000-light-year-long-jet-of-superheated-gas-ejected-from-a-supermassive-black-hole/)
Nhiều người được nghe rằng ánh sáng bị hố đen hút vào và không thể thoát ra. Điều này đúng, nhưng mới chỉ đúng một nửa. Mỗi hố đen có giới hạn về khối lượng và năng lượng nó có thể kìm giữ bên trong, do quá trinh hoạt động nó luôn hút vào những dòng vật chất mới từ vùng đĩa tích tụ, nên khi giới hạn đó bị vượt, hố đen phun toàn bộ phần vật chất có tương tác yếu nhất hoặc không tương tác với môi trường bên trong hố đen. Đây là cơ chế cân bằng năng lượng của hố đen.
Đến đây ta quay lại Phật pháp. Phật khuyên các đệ tử tu luyện để tháo gỡ dần các vướng mắc, hay giải nghiệp, không can thiệp hay tham gia vào luân hồi (cũng là không tương tác với luân hồi). Không dính mắc thì mới giải thoát. Phật còn chỉ rõ quá trình tu hành tinh tấn không ngừng thì mỗi kiếp được giác ngộ (giải thoát) lên một bậc cao hơn.
Triết lý giải thoát nhờ tu hành cắt đứt mọi dính mắc với luân hồi tương tự như nguyên lý khối vật chất không tương tác với hố đen và bị đẩy ra khỏi hố đen ở trên. Mặt khác, vũ trụ của chúng ta là vũ trụ bọc ghép nhiều tầng, nếu coi Hệ mặt trời là một bánh xe luân hồi nhỏ, thì giải Ngân Hà là bánh xe luân hồi lớn hơn, cuối cùng, chính Vũ trụ của chúng ta cũng là một bánh xe luân hồi khổng lồ, theo như những ám chỉ trong kinh phật, đó vẫn chưa phải giới hạn cuối cùng, vì còn nhiều tầng vũ trụ rộng lớn hơn bao bọc bên ngoài vũ trụ của chúng ta.
Hẳn nhiều người thắc mắc về sự sống và cái chết. Kinh Phật có nói đến 3 trạng thái: Sống(Sinh), Chết(Diệt) và Không Sinh Không Diệt. Trong khoa học, các khái niệm này thể hiện bằng quá trình trao đổi chất/ trao đổi năng lượng như sau:
-Sinh: có trao đổi chất, năng lượng tăng dần, cấu trúc Vật lý phát triển theo thời gian
-Diệt: có trao đổi chất, năng lượng giảm dần, cấu trúc vật lý suy giảm, phân rã theo thời gian
-Không sinh không diệt: không có trao đổi chất, chỉ có thông tin được lưu giữ, năng lượng không thay đổi. Là thông tin nên không có cấu trúc vật lý, do vậy không chịu sự phân rã hoặc tăng trưởng về cấu trúc.
Với những lý giải và so sánh ở trên, Phật chỉ dẫn cho các đệ tử cách giải thoát là phải từng bước, mỗi kiếp chỉ được một tầng tùy theo nghiệp lực (sự tương tác với vũ trụ/luân hồi).Chỉ có cắt các ràng buộc với luân hồi thì mới thoát khỏi luân hồi (như vật chất thoát khỏi lỗ đen), và thoát khỏi tẩng luân hồi này sẽ đến tầng lớn hơn bao bên ngoài (như thoát khỏi hẹ mặt trời rồi mới đến giai đoạn thoát khỏi Ngân Hà...)
Còn nhiều quy luật khác ẩn giấu trong kinh Phật mà khoa học sẽ còn tốn không ít thời gian để giải mã....