Lại nói, Đạo - tức là Vô Cực, là những danh từ do người đời đặt ra (Ông Trời, Thượng Đế, Đấng Tối Cao,...), điểm chung của các Vị là Siêu Hình, Siêu Thực, hay nói như Đạo Gia, là Bất Khả Tư Nghì.
Hiểu đúng ý vậy, không lẽ Ta lại đi tìm cái Vô Cực, để cố chạm vào, để cố tu luyện. Nên chăng, Ta chỉ tìm cái Vô Cực để mà Tin, mà Theo, vì đến tận cùng, không ai có thể giải thích chính xác Nó Là Gì? Ví dụ, có câu: "Phúc cho ai không thấy mà tin".
Các nhà Triết, nhà Đạo, từ Đông sang Tây, họ đi tìm Thái Cực. Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực là cái xa nhất, mà con người có thể mày mò, có thể ngâm cứu, có thể tu luyện, mong sao chạm gần đến Đạo aka Vô Cực.
Thái Cực cũng là cái Duy Nhất (nếu nhìn lên Trời, gọi là Thái Ất - Bắc Đẩu Tinh Hệ, các ngôi sao khác phải quay xung quanh; nhìn vô Người, gọi là Nhất Tâm - chạm đến Nhất Tâm, Ta sẽ thấy Hạnh Phúc. Bình chú: Chỗ này ko phải điểm G, mà nó là điểm mang tính trừu tượng, phân tách làm Thiên Tâm và Nhân Tâm). Phải cố hiểu cho đúng lý thuyết, mới mong tu luyện thành Chín Quả (mà Quả Chín sẽ ưu tiên bị vặt, vậy tu luyện để bị vặt à?).
Khó chạm vào Thái Cực, Ta lại tìm đến Lưỡng Nghi, tức Âm Dương Luật, hãy 0 hoặc 1 dưới con mắt của Computer. Nhưng Âm Dương lại mang tính Vạn Hữu, là cái sự Lươn Lẹo, Lươn Chúa, Lồng Quện vào nhau...ngự trị trong mỗi Bản Thể. Âm khí nặng, rơi xuống. Dương Khí nhẹ, bay lên. Âm có khuynh hướng Tán Ra, Dương có khuynh hướng Tụ Vào. Âm đại diện cho Nhân Tâm (hỉ, lạc, nộ, ai, dục), là cái mình muốn. Dương đại diện cho Thiên Tâm (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), là cái Trời muốn.
Các Triết Gia, Đạo Gia khởi xướng phong trào Tu Luyện Thiên Tâm, mà khinh thường Tu Luyện Nhân Tâm...chẳng khác nào bỏ qua Tư Bản, để nhảy cóc lên Xã Hội. Cũng có khả năng đạt đấy, nhưng ngã thì cũng đau lắm đấy.
Âm Dương sinh Tứ Tượng, rồi sinh Bát Quái, rồi sinh 64 Quẻ... Nếu quá khó chạm vào, ta phải tụt xuống một nấc thang. Cớ sao Ta ko bào chế ra Bát Quái Chu Kỳ, hoặc 64 Cổ Tiềm Năng. Như vậy, dễ chạm đến Thái Cực của Khách Hàng hơn ko? Dễ khiến Khách Hàng tin tưởng, và bỏ tiền đóng phí hơn không?
...
...
...
Một tiếng nổ vang dền, một ý tưởng loé lên, ghi lại kẻo quên.