TAFA Ver.01

Chán

Well-Known Member
Xin mở cái Topic này để ghi nhận lại các giao dịch cho system mới - đã backtest trong giai đoạn 2006 - 2013 với kết quả dù không xuất sắc lắm nhưng đáp ứng được tiêu chí Giảm lỗ khi sai - Tăng lãi khi đúng.

Mục tiêu: Tối thiểu lợi nhuận gấp 1.5 lần lãi suất Ngân hàng kỳ hạn 1 năm, không có mức tối đa.
 
VNI phá mốc 550, tâm lý trader khá hưng phấn...Nhà nhà đếm xiền, người người tăng tỷ trọng cổ cánh.
Uh, thì ta cũng tăng tỷ trọng lên 100% cho 3 mã GTK, GTK, GTK ... vì system éo cho tín hiệu :hongthem:
 
HD981 dưới góc độ kinh tế:
VEPR: Tăng trưởng kinh tế dự báo suy giảm tới hơn 1%
Nền kinh tế Việt Nam bị lấn át thế nào?
Nguy nhất là tổng thầu EPC!

Hiện tại khá khó khi quyết định đây là sự điều chỉnh của uptrend hay là đợt cá hồi của downtrend. System chỉ cho thấy khả năng uptrend ở VN30, còn các Index khác vẫn còn trong downtrend.

Mà cái VN30 đang bị ảnh hưởng bởi kỳ review ETF sắp tới nên ko biết nó có bị Fail ko đây?

Có khi nên đợi thêm để hiểu đúng tình hình là kế sách hợp lý.
 
Last edited by a moderator:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ)
Hai vấn đề cần chú ý:
- Một là, tin nới room ngoại tiếp tục trì hoãn mà chưa có thời gian cụ thể;
- Hai là, một số lĩnh vực kinh tế đã bị tác động bởi vụ HD981 và CP đang lên giải pháp ứng phó.

Mỹ, Nhật, Australia liên tiếp lên án Trung Quốc
- Ba anh bắt tay thể hiện rõ quan điểm cứng rắn: Giải quyết vấn đề chủ quyền trên cơ sở Luật pháp. Trung Quốc, "tụi mày dám chỉ trích tao thế à..." => Tao tăng cường hăm dọa cho biết mặt: Lợi dụng thời tiết xấu, tàu Trung Quốc liên tục gây hấn
 
Kỳ vọng gì ở tháng 6?
"...Thông thường, các chính sách kinh tế vĩ mô thường được đề xướng và khởi động vào cuối quí 4 năm trước, đầu quí 1 năm sau nhằm tạo đà tăng trưởng cho cả năm. Đây cũng là thời điểm TTCK Việt Nam thường có các con sóng lớn mang tính chất chu kỳ trong các năm gần đây.

Ngược lại, sang đến quí 2 và 3, thị trường thường rơi vào trạng thái thất vọng do sự chậm trễ ban hành các chính sách hoặc chuyển sang hoài nghi về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp..."

=> Kiểm tra lại VN INDEX và HNX INDEX thì thấy có hiện tượng: Quí 2 và 3 thường xuất hiện sự điều chỉnh xu hướng chính được định hình trong quí 4 và quí 1 hàng năm.
 
Cảm nhận, ngày càng rõ nét, dòng tiền được huy động từ dân cư đều chảy vào TPCP chứ ko chảy ra cho các doanh nghiệp.

Thừa tiền, nhiều ngân hàng tiếp tục cắt giảm lãi suất huy động
"...Trước lo ngại việc lãi suất huy động liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 1/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm nay.
Đặc biệt, trong nửa cuối tháng 3 vừa qua, huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng duy trì mức khả quan. Diễn biến này, theo đánh giá của vị tổng tư lệnh ngành ngân hàng, việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động vừa qua không ảnh hưởng đến dòng tiền vào hệ thống ngân hàng..."


Trái phiếu chính phủ hút kiệt vốn của nền kinh tế

" ...Nếu trước đây bán được trái phiếu Chính phủ là tin vui, thì nay điều này không còn là tín hiệu tốt với nền kinh tế.
Thống kê từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, khối lượng trái phiếu huy động trên thị trường sơ cấp tháng 5 tăng 19% so với tháng 4.
Đáng chú ý, lãi suất huy động của trái phiếu kỳ hạn kỳ hạn 3 năm, 5 năm giảm so với tháng 4. Lãi suất kỳ hạn 2 năm, 10 năm giữ nguyên so với tháng 4 nhưng khối lượng trái phiếu được các ngân hàng mua vào vẫn tăng.
Đặc biệt đáng chú ý, mới qua 5 tháng đầu năm nay, Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 96.704 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, tương đương với lượng trái phiếu Chính phủ đã huy động trong cả năm 2013..."
 
Last edited by a moderator:
Thì vẫn là câu chuyện thằng cần vay thì không đủ điều kiện, thằng đủ điều kiện vay thì nó lại chẳng cần, nên vốn vẫn bị chảy ngược, bọn ngân hàng mua TPCP, rồi tiền trái phiếu lại đc kho bạc gửi sang ngân hàng thương mại, thế mới tài :D
Bác rành vụ TP giải hộ em xem đáp án cuối cùng của bài toán này thế nào với :(
 
Thì vẫn là câu chuyện thằng cần vay thì không đủ điều kiện, thằng đủ điều kiện vay thì nó lại chẳng cần, nên vốn vẫn bị chảy ngược, bọn ngân hàng mua TPCP, rồi tiền trái phiếu lại đc kho bạc gửi sang ngân hàng thương mại, thế mới tài :D
Bác rành vụ TP giải hộ em xem đáp án cuối cùng của bài toán này thế nào với :(
Em cũng ko rành, và ko giải được, vì nếu giải cũng chỉ là đoán mò thôi ạ (em nghĩ: muốn tiến ko chảy vào TP nữa thì phải làm cho mấy anh NH có cái nhìn lạc quan hơn về DN - mà cái này có khi lại chờ động thái chính phủ - giờ mấy cụ lại đang tập trung về Biển đông và sợ cú oánh trên phương diện kinh tế của TQ - nên cần thêm thời gian),
Em đang nhìn vấn đề và chờ cách phương án giải quyết của các cụ ngồi chiếu trên để lên phương án tác chiến.
P/S: Nhớ đợt trước, thầy Ngân - ĐBQH có phát biểu là CP cần tung gói hỗ trợ vì tổng cầu suy yếu. Nhưng vừa phát biểu xong một thời gian thì anh TQ phang cái giàn khoan ra nên im luôn, không thấy đề cập gì thêm. :emoticon-00107-sweating:
 
Ts. Nguyễn Đức Thành (Bearish) vs Ts. Vũ Viết Ngoạn (Bullish)
http://thoibaokinhdoanh.vn/bao-cao-...014-can-can-cu-thuc-te-hon-la-ly-thuyet-.html
Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2014: Cần căn cứ thực tế hơn là lý thuyết!
... Báo cáo thường niên năm nay mong muốn chỉ ra những ràng buộc trong nhiều lĩnh vực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Để tháo gỡ những ràng buộc này, đòi hỏi Việt Nam phải có quyết tâm mạnh mẽ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, và trên hết, hình dung rõ ràng một mô hình kinh tế - xã hội tổng thể cho tương lai Việt Nam...

...Những nhận định đưa ra trong Báo cáo của VEPR về "sức khỏe" nền kinh tế Việt Nam, Ts. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng đánh giá 2 kịch bản về tăng trưởng (tăng GDP năm 2014 mức thấp là 4,15%, cao là 4,88%) mà Báo cáo nêu chưa thuyết phục. Bởi vì Báo cáo không dẫn ra được các căn cứ cụ thể để chứng minh. "Tôi không bi quan về tăng trưởng như nhóm tác giả đã nêu trong báo cáo", Ts. Ngoạn nhấn mạnh.
Ts. Ngoạn đặc biệt lưu ý, báo cáo này có đánh giá nền kinh tế đang phục hồi, nhưng chưa chỉ ra được yếu tố nào tạo nên sự phục hồi đó do sự đúng đắn của chính sách hay do yếu tố ngoại sinh tác động vào nền kinh tế. Nhìn chung, đến thời điểm gần hết tháng 5, báo cáo này mới xuất hiện và đưa ra những gợi ý chính sách cho năm 2014 là quá chậm"...
 
Cảm nhận, ngày càng rõ nét, dòng tiền được huy động từ dân cư đều chảy vào TPCP chứ ko chảy ra cho các doanh nghiệp.

Thừa tiền, nhiều ngân hàng tiếp tục cắt giảm lãi suất huy động
"...Trước lo ngại việc lãi suất huy động liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 1/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm nay.
Đặc biệt, trong nửa cuối tháng 3 vừa qua, huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng duy trì mức khả quan. Diễn biến này, theo đánh giá của vị tổng tư lệnh ngành ngân hàng, việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động vừa qua không ảnh hưởng đến dòng tiền vào hệ thống ngân hàng..."


Trái phiếu chính phủ hút kiệt vốn của nền kinh tế

" ...Nếu trước đây bán được trái phiếu Chính phủ là tin vui, thì nay điều này không còn là tín hiệu tốt với nền kinh tế.
Thống kê từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, khối lượng trái phiếu huy động trên thị trường sơ cấp tháng 5 tăng 19% so với tháng 4.
Đáng chú ý, lãi suất huy động của trái phiếu kỳ hạn kỳ hạn 3 năm, 5 năm giảm so với tháng 4. Lãi suất kỳ hạn 2 năm, 10 năm giữ nguyên so với tháng 4 nhưng khối lượng trái phiếu được các ngân hàng mua vào vẫn tăng.
Đặc biệt đáng chú ý, mới qua 5 tháng đầu năm nay, Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 96.704 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, tương đương với lượng trái phiếu Chính phủ đã huy động trong cả năm 2013..."
Giảm lãi suất: Phải cân nhắc kỹ lưỡng
...Theo NHNN, hiện mặt bằng lãi suất đã giảm rất mạnh. "Xin khẳng định lãi suất không phải là yếu tố làm cản trở tăng trưởng tín dụng nữa. Tuy nhiên, việc DN có vay được vốn ngân hàng hay không còn phụ thuộc vào bản thân DN đó. Nếu DN đáp ứng đủ điều kiện theo quy định về cấp tín dụng, chắc chắn DN sẽ tiếp cận được và vay vốn được từ ngân hàng. Đối với nhóm DN này, các ngân hàng còn cạnh tranh nhau để cho vay vốn", đại diện NHNN nhấn mạnh.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng cũng khẳng định lãi suất cho vay DN hiện rất thấp, thậm chí, có những hợp đồng cho vay, lãi suất còn thấp hơn lãi suất huy động. "Vấn đề ngân hàng quan tâm hiện nay không phải mức chênh lệch lãi suất là bao nhiêu mà khách hàng đó có khả năng trả nợ hay không, dòng tiền có ổn định không", lãnh đạo một ngân hàng cổ phần nói.

 
Sau sự kiện HD981:
- Mr. Doom:
+ Chứng khoán Việt Nam cần có thời gian để phục hồi trở lại. Tuy nhiên, vì giá cổ phiếu đang ở mức thấp và triển vọng kinh tế Việt Nam về tổng thể rất tốt (Asianomics vừa ra một báo cáo rất tích cực về Việt Nam), nên tôi không nhìn thấy rủi ro về một xu hướng giảm điểm ở mức giá hiện tại
+Tôi sở hữu cổ phiếu Việt Nam. Sau những đợt phục hồi mạnh mà chúng ta đã chứng kiến trong 2 năm qua và đến tháng 4 năm nay, thị trường đã lùi lại do tình hình căng thẳng trên biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tôi cho rằng, chứng khoán Việt Nam sẽ chưa thể tăng mạnh và sẽ biến động quanh mức hiện nay, nhưng như thế nó đang tạo ra một cơ hội tham gia tương đối hấp dẫn
."
+ Tôi đã tham gia vào thị trường chứng khoán từ năm 1970 và tôi đã chứng kiến rất nhiều các cuộc bán tháo đột ngột, thậm chí kinh khủng hơn rất nhiều so với đợt bán tháo vừa rồi trên TTCK Việt Nam. Trong những ngày đầu khi xảy ra bán tháo, người ta thường không vội mua vào. Hiện tại, như tôi đã đề cập, tôi cho rằng chứng khoán Việt Nam không hề đắt nếu không muốn nói rẻ một cách khó tin, nhưng điều đó không có nghĩa chúng sẽ tăng mạnh ngay lập tức.
+ Tôi không cho rằng phản ứng như thế là thái quá. Về kinh tế, Việt Nam sẽ chịu những tác động tiêu cực do thương mại song phương giữa 2 nước khá lớn, hiện vào khoảng 50 USD (báo viết sai) mỗi năm và Trung Quốc là một nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Hơn nữa, thị trường điều chỉnh còn vì nó đã tăng mạnh trong năm 2012 và 2013 và tính đến tháng 4 năm nay thì Việt Nam là một trong các thị trường có mức tăng cao nhất thế giới. Hoạt động chốt lời là hành động khó tránh khỏi sau một quá trình dài thị trường tăng điểm.
- HSBC:
+ Vì thế, nhìn từ gốc độ tăng trưởng, tác động ngắn hạn của những sự kiện gần đây sẽ tương đối ít. Ngành sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ du lịch, dù rằng ảnh hưởng này chỉ là tạm thời. Ở các nơi khác, du khách Trung Quốc đã chiếm tỉ lệ ngày càng cao hơn trong tổng số các du khách do thu nhập của họ được cải thiện.
+ Trong khi chưa thể đánh giá đầy đủ về sự tác động dài hạn, nhiều khả năng các nhà sản xuất tại Việt Nam sẽ cố gắng nội địa hóa nguyên liệu đầu vào để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc cũng như đáp ứng được yêu cầu của hiệp định TPP.

Marc Faber: hãy tích lũy cổ phiếu Việt Nam
HSBC: Tác động kinh tế ngắn hạn từ sự kiện Giàn khoan tương đối ít
 
Hôm nay là ngày đánh dấu sự khác biệt từ hành động của khối ngoại. Suốt mấy tuần qua, mỗi khi thị trường rớt là khối ngoại lại ra tay nâng đỡ, hôm nay thị trường rớt nhưng giá trị mua ròng của khối ngoại đã giảm một nửa (55 tỷ) so với phiên giảm gần đây nhất (115 tỷ ngày 02/06).
 
Tiếp tục lo ngại vấn đề nợ công: nợ thì tăng liên tục nhưng hiệu quả thì vẫn thấp...
Nợ công: Quốc hội lo lắng, Chính phủ nói gì?
"...Một khó khăn được Chính phủ nhìn nhận là dư nợ công tăng nhanh qua các năm. So với năm liền trước thì dư nợ công năm 2011 tăng 24,8%, năm 2012 tăng 17%, và năm 2013 tăng 17,4%.
Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có việc huy động và sử dụng vốn vay chưa hợp lý, phân bổ sử dụng vốn vay còn dàn trải và tập trung vào việc tăng quy mô mà chưa đề cao hiệu quả.
Hiện nay, vốn vay chủ yếu là để bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, song hiệu quả đầu tư chưa cao (ICOR năm 2013 ở mức 5,62), Bộ Tài chính phân tích..."
 
Một bài viết hay về lĩnh vực Ngân hàng.
M&A Ngân hàng: To hơn chưa chắc tốt hơn
"...Theo ông Sơn, có nhiều nhà đầu tư quốc tế tìm đến quỹ đầu tư của ông để tìm hiểu các ngân hàng Việt Nam. “Thông thường họ yêu cầu xem lại danh mục tài sản và bắt các ngân hàng phải ghi lỗ hết số nợ trước khi rót thêm vốn vào”, ông Sơn nói. Tuy nhiên, kết quả là hầu hết đều rút lui..."
"...Theo một chuyên gia tư vấn chiến lược ngân hàng (không muốn nêu tên), có 2 hình thức xử lý: một là tận dụng nguồn lực dồi dào và kinh nghiệm xử lý nợ từ các tổ chức quốc tế, hai là tự mình xử lý. “Việt Nam đang lựa chọn hình thức tự mình xử lý và phải chấp nhận rằng quá trình này sẽ tốn nhiều thời gian”, vị này nói..."

"...Có vẻ như Việt Nam đang có nhiều điểm tương đồng với Thái Lan trong những ngày đầu xử lý nợ xấu. Câu chuyện được quan tâm nhất hiện nay là Việt Nam có thể kết thúc theo con đường khác con đường mà người Thái đã đi hay không? Và bức tranh ngành ngân hàng sau khi làn sóng sáp nhập qua đi sẽ như thế nào?..."
 
Back
Top