Mạn phép Idol Giadinhbeo, cho phép em mang cái này về đây, đọc vài lần vẫn không thể nhịn cười và...thâm sắc
:
Thứ hạng về nghề nghiệp trong ngành ngân hàng - tài chính
August 30, 2010 at 5:14pm
Nhiều bạn sinh viên hay hỏi mình về thang bậc nghề nghiệp trong ngành ngân hàng - tài chính để phấn đấu. Thực ra, trong ngành ngân hàng tài chính cũng có nhiều người tử tế và làm việc chăm chỉ, chứ không phải như định kiến xã hội hiện nay cho rằng họ chỉ được mỗi cái mồm. Theo kinh nghiệm của mình thì thứ tự mức độ vô duyên, à quên, mức độ vãi duyên của từng ngành trong nghề về ngân hàng - tài chính như sau:
1. Làm dịch vụ ngân hàng (banking practice) là cái nghề tệ nhất. Nó có thể được ví tương đương với nghề bán hàng McDonnal - one size fits all. Éo cần biết khách hàng to - béo - gầy cần gì, cứ đúng sản phẩm đó mà bê ra thẩy vào mặt. Đôi khi, những người làm nghề này cũng phải mang não ra dùng một vài phút trong cuộc đời, nhưng chủ yếu, chỉ là để cho khách hàng biết là não mình cũng có nếp nhăn và đấy là lí do để khách hàng phải trả tiền. Đàn ông 40 tuổi còn làm nghề này cũng có thể tự hào tương đương nghề kế toán bàn 40 năm được công ty phong tặng kỷ niệm chương LOSER. Nhằm tránh xã hội kỳ thị về trí tuệ, những người làm dịch vụ ngân hàng thuần túy thường phải có đồng phục và đi thành nhóm/hội khi ở ngoài đường, mục tiêu thực sự là để tránh bị nhận ra mặt. Theo mình, không nên làm nghề này lâu quá 2 năm.
2. Làm nhà phân tích chứng khoán/kinh tế/ chuyên gia kinh tế độc lập. Nghề này về bản chất tương đương với nghề bói toán chiếu manh hay gặp ở nhà ga, bến tàu ngày xưa nhưng cái tệ hơn so với thầy bói là những người làm nghề này cũng chả tin đếch gì vào bản thân. Do vậy, đặc thù của nghề này là phải biết hô khẩu hiệu thật to, thật kêu, thuật nghĩa phải khó hiểu, disclaimer phải thật dài, và đặc biệt cần phải biết dìm thằng khác để tôn mình lên. Nhiều chiên gia có thể viết hay tin vào một bản phân tích thậm chí không có nổi một con số trong đó. Lương nghề này cao hơn làm dịch vụ ngân hàng chủ yếu là do phải hạch toán trước vào giá thành những chi phí của lương tâm và đạo đức. Vì khó hòa nhập vào xã hội, những người làm nghề này thường sinh hoạt cùng hội với nhau ở các câu lạc bộ trá hình học thuật như CFA (Club for Financial Assholes). Theo mình, không nên làm nghề này lâu quá 5 năm.
3. Làm traders/ treasury (equity, derivative, FX, ...) Người làm nghề này xuất hiện ra ngoài thì đẹp, lịch sự, đi cùng các sản phẩm hoành tráng, chuyên nghiệp nhưng bản chất là giống nghề bán bảo hiểm và ô tô cũ. Biểu hiện ra bên ngoài của những người làm nghề này là hoặc nói như đúng rồi (Sao trái đất hôm nay vuông hơn mọi khi!) hoặc cái éo gì cũng vỗ tay tán thành. Giống nghề analyst ở trên, từ cái mồm traders thì cái éo gì cũng là tốt vì ... hoặc tốt cho thằng mua hoặc tốt cho thằng bán. Ví dụ điển hình ở Việt nam cho cái nghề này như: Bảo Việt/VAM/Vinasex/... hoặc là dốt hoặc là bịp bợm phải cố đấm ăn xôi: Tăng giá xăng là tích cực cho chứng khoán (
http://tintuc.xalo.vn/00-405407094/gia_xang_tang_la_tin_hieu_tich_cuc_cho_chung_khoan.html), hay tăng tỷ giá là tốt, là tích cực, là linh hoạt, là hợp lí, ... Những người làm nghề này lâu thường bị thoái hóa xương, nhưng éo phải do ngồi chồm hỗm ở văn phòng nhiều, mà chủ yếu là do cứ phải uốn mình và lươn lẹo. Không nên theo nghề này quá 10 năm.
4. Private equity/ corporate restructuring/ fund management là những lĩnh vực đỉnh cao nhất trong tài chính - ngân hàng bởi ... ngã là đau nhất - thất bại là đứt luôn (mất cả tiền cả sự nghiệp). Về bản chất nghề này là tạo dựng hệ thống bán hàng đa cấp từ giai đoạn oánh bóng công ty (F1), IPO (F2), lên sàn (F3), thoái vốn (F4). Mỗi giai đoạn đều phải có mưu mô hay nói bóng bẩy trên báo chí là "tạo ra giá trị gia tăng". Người làm nghề này thường bị đau đầu không bởi nghĩ mưu lừa thằng khác thì cũng bởi lo lắng sợ thằng khác lừa mình. Nếu làm lâu thì còn có thể mắc hội chứng lảm nhảm dạy đời. Lời khuyên của mình là không nên duy trì công việc này quá 10 năm.