Tích phân lung tung

Ý cụ là đã lên tàu SHB?:4:
Ngân hàng chỉ chờ dòng tiền kéo đến thôi. Còn về cơ bản thì rất ổn rồi.
ps: Sory em mang qua đây vì bên kia là PTKT.:4:
Em đánh cặp ACB + SHB, nhưng mới khợp được SHB. ACB về FA em rất mê, SHB ngược lại, lại là con chạy Nhanh nhất của dòng NH tại HNX...cụ ạ :D
 
Em đánh cặp ACB + SHB, nhưng mới khợp được SHB. ACB về FA em rất mê, SHB ngược lại, lại là con chạy Nhanh nhất của dòng NH tại HNX...cụ ạ :D
Anh giúp em về câu hỏi liên quan đến ACB với (ở post trước). Thanks anh!
 
Anh giúp em về câu hỏi liên quan đến ACB với (ở post trước). Thanks anh!
Cái FA này phải nhờ cụ Te thôi, em chưa dám Phán. Em thích ACB vì đơn giản nó là NH bán lẻ hàng đầu, STB không là gì so với nó (theo ý kiến cá nhân).
Em vào theo dòng tiền, vì tin xấu ra mà giá ko những ko giảm lại tăng lên với Vol tích cực cụ ạ :)
 
@gaconthaman

Bác làm luận văn nên em nghĩ mang nhiều yếu tố học thuật, cơ sở lý luận và theo chủ quan của người hướng dẫn, e rằng khó có câu trả lời hợp mong muốn bác.

Tuy nhiên, em thích bác hỏi, vì MSN là trường hợp hay. Theo hiểu biết của em, em trả lời như sau:

MSN: Có nhiều báo cáo phân tích của CTCK, bác có thể tham khảo trước. Thường có 2 hướng tiếp cận khi phân tích MSN:

1) Xem MSN là công ty sản xuất kinh doanh bình thường, hoạt động đa ngành nghề: Tiêu dùng, khoáng sản, ngân hàng.
Theo hướng này, bác có thể phân tích doanh thu, lợi nhuận, cấu trúc tổng tài sản - nguồn vốn, các chỉ số tài chính. Cuối cùng là dự phóng (nếu có) và định giá theo các phương pháp thông thường.
--> Quan điểm cá nhân: Cách này khó, dễ kéo dài câu chữ khiến bài viết dài dòng, không logic. Có vài báo cáo CTCK làm theo cách này.

2) Xem MSN là mô hình công ty đầu tư. Theo cách tiếp cận này, MSN sở hữu tài sản gồm tiền mặt và cổ phần Masan Consumers, Masan Resources (dự án Núi Pháo), Techcombank.

Bác phân tích MSN thông qua việc phân tích các công ty mà MSN đang sở hữu.
Cấu trúc có thể như sau:
- Phân tích sơ bộ hoạt động kinh doanh Masan Consumers, Masan Resources, Techcombank
- Phân tích cấu trúc vốn của MSN. Điều này quan trọng, để biết nguồn vốn MSN có được để thực hiện M&A. Khi tìm hiểu cái này, bác có thể thấy khả năng huy động vốn (VCSH, vốn vay) của MSN rất tốt và kỳ dị thông qua các thỏa thuận tài chính không giống ai.
"Không giống ai" = là một lời khen và ngưỡng mộ.
- Các bước hơi vĩ mô: Chiến lược M&A, định hướng phát triển....
- Định giá cổ phần. Vì xem MSN là công ty đầu tư nên sử dụng phương pháp định giá tài sản có thể hợp lý: Giá trị MSN bao gồm tiền mặt và giá trị cổ phần MSN sở hữu tại công ty con (Masan Consumers, Masan Resources) và công ty liên kết (Techcombank), rồi trừ đi nợ.
Để thực hiện việc định giá trên, bác cần định giá từng công ty riêng lẻ Masan Consumers, Masan Resources và Techcombank.
Định giá theo phương pháp này, sẽ loại đi nghi vấn "vì sao P/E của MSN trên trời?". Ý nghĩa của phương pháp: Giá trị của MSN nằm ở các khoản đầu tư mà nó sở hữu". Tương tự như các công ty bất động sản, lợi nhuận có thể thấp nhưng giá vẫn cao vì có quỹ đất tốt, tài sản có giá trị.

Tóm lại, để phân tích được MSN tốt chỉ có cách ăn nằm với phòng tài chính của nó. Em chỉ được đọc báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và thông tin public nên khả năng tiếp cận hạn chế.

ps: Về cổ phiếu MSN: Mặn chát nên nhỏ lẻ như em chưa ăn được lần nào. :D
 
Last edited by a moderator:
Ngân hàng ACB

-
Phân tích ngân hàng khó. Em nhớ từng nói ở đâu, mỗi khoản mục trên báo cáo tài chính của NH đều được quy định bằng văn bản pháp luật của NHNN --> Đọc luật rất nhiều.

- Phân tích ngân hàng tốt cần kinh nghiệm làm vị trí nào đó trong nh (phòng tài chính, treasury...). Khi đọc các báo cáo của CTCK, bài báo trên diễn đàn, báo chí...dễ nhận biết người viết có kinh nghiệm trong nh hay không. Thường chỉ nghiên cứu qua báo cáo hoặc hỏi-đáp sẽ viết bài chung chung, vĩ mô, nhận xét cảm tính và mang hơi hướng so sánh với Mẽo...Cách viết này mang giá trị tham khảo tốt, không mang giá trị quyết định đầu tư.

Những điểm cần chú ý khi phân tích ngân hàng:

Cơ cấu cổ đông: NH có 2 xu hướng cổ đông Nhóm tổ chức và nhóm cá nhân
- Nhóm tổ chức: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MHB và MBBank (cổ đông QĐ sở hữu >51% MBB, có public thông tin).
- Nhóm cá nhân: ACB, Sacombank, VPBank, SHB, Techcombank, Eximbank (EIB có lai tạp giữa 2 trường hợp)...và nhiều NH tư nhân khác.
--> Cơ cấu cổ đông quan trọng. Bác có thể đặt câu hỏi: Nếu nh muốn tăng vốn bằng việc phát hành thêm cổ phần, ngân hàng nào dễ tăng vốn hơn?

Mạng lưới hoạt động: Phân tích NH mà bỏ qua mạng lưới hoạt động là thiếu xót.
Mạng lưới hoạt động là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng tăng trưởng dư nợ và tiền gửi khách hàng của ngân hàng.
Một NH có mạng lưới hoạt động rộng, nhân sự đông nhưng hoạt động ổn định, phần nào còn cho thấy khả năng quản trị của Ban điều hành. Quản trị một NH 5.000 người và 10.000 là khác nhau. Giống như size vốn trong đầu tư.
Ví dụ:
1) Trong nhóm 5 ngân hàng ACB (347), Sacombank (420), MBBank (212), Eximbank (222), Techcombank (303)
- ACB, Sacombank, Techcombank huy động tiền gửi cá nhân/cho vay cá nhân tốt nhất.
- Eximbank đứng thứ 4, còn MBBank thấp nhất.
--> Quan điểm cá nhân: ACB, Sacombank tiếp tục phát triển theo quy mô dựa trên thương hiệu/mạng lưới định hình sẵn; MBBank tiếp tục phát triển dựa trên lợi thế sẵn có; Techcombank không biết; Eximbank hụt hơi, dần bị loại khỏi cuộc chơi. VPBank: Nhân tố bí ẩn?

2)
(còn tiếp)
ps: Phục mấy bác văn hay, chữ tốt. Em viết mấy dòng mà suy nghĩ vã mồ hôi:44.jpg:
Thứ 2 em tiếp tục nhé các bác. Cuối tuần em ít online.
Chúc các bác cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc!:partytime:
 
Last edited by a moderator:
Khi Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực, mặc nhiên Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 780/2012/QĐ-NHN về cơ cấu nợ hết hiệu lực. Điều này cần lưu ý là Quyết định 780 đã không còn hiệu lực nên nhiều bài báo viết là các ngân hàng tiếp tục cơ cấu nợ theo Quyết định 780 là sai.
Vậy sửa lại thế nào cho đúng bác Te nhẩy? Các ngân hàng tiếp tục cơ cấu nơ theo TT 09 đúng ko bác?
 
Phân tích NH các bác qua VFpress tham khảo bài pt quick&dirty Nhà vua bị lãng quên của Comaogaotien. Hình vẽ KL cuối bài thú vị!
 
các anh cho em hỏi, em xem báo cáo của ACB thì thấy ACB có mua vào cổ phiếu quỹ, tính ra giá bình quân là 16.344 đồng/cp. Mà giá của ACB giờ là 15.200 đồng/cp. Vậy ACB có phải trích lập dự phòng không các anh?
Đặt trường hợp nếu ACB bán ra cổ phiếu quỹ với giá thấp hơn giá mua vào thì ghi nhận vào lỗ trên bảng CĐKT hoặc nếu bán ra lãi thì cũng ghi trên bảng CĐKT đúng không ạ?
Em cám ơn.
 
các anh cho em hỏi, em xem báo cáo của ACB thì thấy ACB có mua vào cổ phiếu quỹ, tính ra giá bình quân là 16.344 đồng/cp. Mà giá của ACB giờ là 15.200 đồng/cp. Vậy ACB có phải trích lập dự phòng không các anh?
Đặt trường hợp nếu ACB bán ra cổ phiếu quỹ với giá thấp hơn giá mua vào thì ghi nhận vào lỗ trên bảng CĐKT hoặc nếu bán ra lãi thì cũng ghi trên bảng CĐKT đúng không ạ?
Em cám ơn.
Mua cổ phiếu quỹ thì hạch toán âm trên tài khoản "Cổ phiếu quỹ" theo đúng giá mua. Không trích dự phòng vì theo cách hiểu của kế toán VN thì mua cổ phiếu quỹ là hoạt động làm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành của chính công ty/ngân hàng, không phải là hoạt động đầu tư tài chính (ĐTTC thì phải trích dự phòng nếu giá hiện hành< giá mua).

Khi bán cổ phiếu quỹ, theo hướng dẫn kế toán VN:

- Nếu giá bán cao hơn giá mua bình quân, phần dư ra hạch toán vào thặng dư vốn cổ phần.
- Nếu bán giá thấp hơn giá mua bình quân, lấy thặng dư vốn cổ phần bù đắp vô
--> Không hạch toán lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư trên bảng KQHDKD

Ví dụ: ACB mua cổ phiếu quỹ giá bình quân 16.000 đồng/cp.
Nếu ACB bán ra cổ phiếu quỹ với giá 17.000 đồng/cp --> Thặng dư tăng 1.000 đồng
Nếu ACB bán ra cổ phiếu quỹ với giá 15.000 đồng/cp --> Thặng dư giảm 1.000 đồng

Nếu xem việc mua cổ phiếu quỹ là hoạt động đầu tư tài chính và khi bán ra cổ phiếu quỹ ghi nhận vào lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư (BCĐKT) thì cũng đúng.

Đối với người làm phân tích tài chính thì trường hợp nào cũng như nhau vì không làm thay đổi dòng tiền. Chỉ có kế toán VN thì hơi lằng nhằng nợ nợ có có.
 
Last edited by a moderator:
Vậy sửa lại thế nào cho đúng bác Te nhẩy? Các ngân hàng tiếp tục cơ cấu nơ theo TT 09 đúng ko bác?

Trước khi có Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN thì các ngân hàng phân loại nợ theo Quyết định 493/2005 và các Quyết định bổ sung, sửa đổi. Thực tế thì việc cơ cấu nợ là một việc làm thường xuyên, liên tục đối với ngân hàng từ trước khi có QĐ 780 nhưng "tinh vi hơn, cẩn thận hơn, đầy đủ hơn, quy mô ít hơn..." vì sợ sai...

Quyết định 780 ra đời: Quyết định này có vài dòng chữ, đại loại là cho phép cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Thực chất là việc NHNN cho phép các TCTD cơ cấu nợ khách hàng. Sau khi có QĐ này, các ngân hàng mừng hơn nên cơ cấu nợ thỏai mái, sướng, khỏe mà chắc chắn không bị phạt --> Quy mô cơ cấu nợ lớn.

Khi Thông tư 02 và 09 chính thức có hiệu lực từ 1/6/2014 thì QĐ 780 hết hiệu lực. Nghĩa là từ đây, việc phân loại nợ sẽ theo quy định mới; đồng thời các ngân hàng nếu có cơ cấu nợ phải làm đàng hoàng hơn, đầy đủ giấy tờ thủ tục, trình tự hơn và có chọn lọc khách hàng. Vì QĐ 780 hết hiệu lực nên các ngân hàng cơ cấu nợ dễ dãi để NHNN phát hiện thì bị phạt gáng chịu.

Khi ban hành QĐ 780, NHNN hay ở chổ, thể chế hóa một vấn đề bằng văn bản pháp luật và chấm dứt nó cũng bằng văn bản pháp luật.
--> Là cơ sở rõ ràng để NHNN phạt nếu phát hiện TCTD làm sai.
 
Last edited by a moderator:
Phân tích NH các bác qua VFpress tham khảo bài pt quick&dirty Nhà vua bị lãng quên của Comaogaotien. Hình vẽ KL cuối bài thú vị!
Hình vẽ KL cuối bài thú vị như thế nào bác Gió ơi, bình vài lời cho xôm đi bác
 
Về FA
Nhỏ lẽ như em, để tiết kiệm thời gian, mở báo cáo tài chính kéo vù xuống để xem các mục chính:
- Vốn điều lệ (Để biết quy mô công ty)
- Doanh thu, giá vốn, lợi nhuận, EPS. Coi làm ăn ngon không.
- Nợ vay, chi phí lãi vay...
- Có là công ty độc quyền ngành không (mấy em dầu khí)
Nói chung, nhỏ lẻ thì đơn giản hóa FA cho nhanh gọn. Vác nguyên cái sơ đồ FA thần thánh của các cụ vào dễ loạn chưởng.

Ủng hộ đơn giản hóa FA của cụ Te. Phân tích Moat growth các kiểu thích hợp cho tổ chức trường vốn hơn. Mình hiểu rõ chính bản thân mình nhất, còn không dám chắc 5 năm nữa mình sẽ lấy vợ sinh con hay vẫn FA, dòng tiền đều đặn nhét túi hay phải nộp vợ hết...Mình ngồi nhét 2 đùi dưới bàn phán dòng tiền 5 năm tới của DN thì khó mà trúng được.

1 điểm e soi kĩ là báo cáo quý, vì đánh nhanh té nhanh nên biến động qua các quý là rất quan trọng. Và 1 điểm nữa là phải có catalyst ngắn hạn. Mình không tìm được cp có điểm gì hấp dẫn trong ngắn hạn, thì làm sao những nđt khác thấy nó hấp dẫn để mua đẩy giá lên cho mình bán chốt lãi được.
 
Bán khớp PVT có sẵn 18,2-18,3. Mai và thứ 2 hàng về tiếp.
Mua thêm APC 17,1. Đang lỗ một đống.
 
Last edited by a moderator:
Khớp bán TCM, lãi vài line.
Tiếp tục mua APC.
Còn quá nhiều tiền:33:
Mua ITA 9,0 - 9,1. Quyết tâm làm cổ đông chiến lược. Chỉ bán khi giá >10.
 
Last edited by a moderator:
Đặt mua FLC 11,9 từ sáng sớm. Đầu giờ chiều không xem bảng điện được, có tin nhắn báo khớp thì biết có chuyện. Thì ra bị cắt bớt margin:(
 
Đặt mua FLC 11,9 từ sáng sớm. Đầu giờ chiều không xem bảng điện được, có tin nhắn báo khớp thì biết có chuyện. Thì ra bị cắt bớt margin:(
Em cũng khớp được vài k 11,9:banana105:
Cụ cho em tò mò, vì sao cụ lại đặt giá 11,9?
 
Khớp đúng đáy luôn roài cụ...gứm thiệt...:1:
Đáy gì đới :D, nhỡ váy không có đáy thì sao :D
Đáy của ngày hôm nay nhưng có khi là đỉnh của ngày mai. Gì chứ, cắt MG thì phải thận trọng, biết đâu ATC nó phang thì sao. :(
Em cũng khớp được vài k 11,9:banana105:
Cụ cho em tò mò, vì sao cụ lại đặt giá 11,9?
Vì thấy VCers mua giá 12 và 12,1 nhiều quá nên em đặt 11,9:(
 
Last edited by a moderator:
Back
Top