Mục đích bài của tôi là khẳng định:
+Tuy không thể biết chính xác ngày mai giá nào, nhưng ta có thể xây dựng các kịch bản mà dù cho giá đi thế nào cũng không bất ngờ.
+Khi giá đi theo cách trader lường sẵn, đó là cơ hội
+Các phương án luôn có kiểm sóat, trường hợp ngòai kiểm sóat thì không tham hoặc không sợ, dừng trạng thái để quan sát tiếp.
Ý anh thế này thì giống hệt ý của em, chắc có lẽ tại em viết lủng củng nên khó hiểu chăng? Các lập luận của em nhất quán từ đầu là:
- Không thể dự đoán chính xác được hướng đi của thị trường. Có thể đoán đúng 1 vài lần, nhưng lâu dài sẽ có lần sai.
- Giả sử như có tồn tại một cái Chén Thánh nào đấy, thì các tổ chức lớn, với nguồn lực tài chính, phương tiện, con người gấp bội lần nhỏ lẻ, là nơi có nhiều cơ hội nhất tìm ra nó. Thế nhưng các tổ chức cũng lỗ như ai, chứng tỏ họ không có Chén Thánh.
- Suy ra rằng, với nhỏ lẻ chúng ta, việc đi tìm Chén Thánh là một sự lãng phí thời gian và công sức. Thay vào đó, ta nên dành thời gian và công sức (vốn đã rất ít ỏi) tìm cách khác để nâng cao cơ hội sống sót.
Em viết ở đây một số quan điểm của em để mọi người cùng thảo luận cho vui, các bác vào đóng góp đông vui thế này là em mừng, thế nào cũng học thêm được nhiều điều. Có thể phần bài viết của em giọng văn nó hơi arrogant, nhưng mục đích cũng chỉ là làm cho nó hấp dẫn hơn thôi. Còn nếu cứ gạch đầu dòng ra như trên đọc chán chết, anh có nghĩ vậy không?
khi ta buy không có nghĩa là một mình ta chống lại cả phe Short/Sell, bên cạnh ta là một lực lượng hùng hậu không kém, nên làm gì có chênh lệch lớn ?
Vả lại, ta liên tục thay đổi vị thế, đồng minh (tạm thời) của ta cũng vậy. Chỉ phần ngàn giây là đồng minh đã thay đổi, khó biết là phe ta mạnh hay phe địch mạnh đâu ! :D
Em đồng ý với bác. Nói tương quan lực lượng lớn bé có lẽ không đúng, nhưng nói chung em nghĩ áp dụng Tôn Tử vào đây nó cứ irrelevant thế nào đó. Em không đọc Tôn Tử nên em chịu, không comment gì được.
Nhưng theo em việc luôn luôn chọn đúng bên đúng thời điểm là không thể làm được.
Các tổ chức lớn thua lỗ hay sụp đổ là chuyện rất bình thường, bởi vì họ là 1 thành phần của cuộc chiến. Khi tham chiến thì phải có bên thương vong chứ, nếu không cũng chẳng có ai chiến thắng trong trò zerosum này… Nhỏ lẻ chỉ là đám cá vụn, làm sao đủ no bụng đám cá mập suốt đời háu đói. Tôi chỉ ngạc nhiên khi lâu lâu mà không thấy con cá lớn nào bị xả thịt. :D
Trong cuộc chiến của các vị thần, những thủ đoạn hẳn cực kỳ tinh vi, những trận đánh hẳn kinh thiên động địa. Có những điều chúng ta sẽ mãi mãi không biết, có lẽ cũng không nhất thiết phải biết. :D
Cuộc chiến của chúng ta nó khác. Tôi nghĩ vậy
Em cũng cho rằng việc các tổ chức lớn hay bất kì ai đã tham gia vào thị trường này bị thua lỗ là bình thường. Nó càng củng cố cho luận điểm của em rằng Chén Thánh không tồn tại.
Phân tích thị trường như thế nào thì quan điểm về thị trường như thế ấy.
Tôi chưa thấy một tín đồ Elliott Wave nào tuyên bố thị trường không thể dự đoán được, nếu sau khi đếm sóng, giá không chạy đúng như dự đoán của một nhà phân tích EW, anh ta biết mình đã đếm sai, cần phải đếm lại. Đối với tín đồ EW, thị trường không có tính ngẫu nhiên mà phát triển theo Elliott Wave Principle ở mọi mức độ từ tick chart cho đến Grand Supercycle và đám đông càng đông thì càng thể hiện tính khách quan của Elliott Wave Principle.
Em chưa hiểu cái reasoning của bác. Ý bác có phải là EW luôn đúng, còn nếu sai là do người dùng không biết dùng? Nếu vậy thì bác chưa weaken được lập luận của em, trừ phi bác giới thiệu được cho em ai đó biết dùng EW. Với cái blog kia thì em không xem được hết, sample size bé quá, chưa nói được gì nhiều. Nếu bác đó mà dự đúng được hết sóng của cặp EU trên chart M1 trong 1 tuần thôi là có khi em bắt đầu không còn tin vào lập luận của em nữa.