Tâm lý trong thể thao và trading

Low entry barrier thực chất là hại cho newbie chứ không phải lợi, ai cũng có thể tham gia nhưng cuối cùng thì chỉ có một số ít là thắng, số thắng lớn còn ít hơn nữa, phần lớn sẽ là losers, được tham gia thi đấu quốc tế với big boys, central bank nhưng rồi cuối cùng phần lớn cũng thua thôi. Mà trading thì tàn khốc hơn thể thao nhiều, thể thao không có năng lực thì chẳng thể có tiền, còn trading trade bậy bạ, sai tùm lum vẫn có thể có profit (thậm chí big profit) trong một vài trade nào đó, và cái đó càng làm cho người ta ảo tưởng, càng ảo tưởng thì càng dễ dẫn đến bi kịch ...

nên e mới thấy ai bắt đầu bước vào trading mà mất tiền ngay lại là may mắn ... vì có loss ngay thì họ mới hiểu tính khốc liệt và ước lượng bản thân có đủ trình or sức chịu đựng để tham gia game không :D
 
Thread này hay quá bác ạ, đáng ra cho vào tàng kinh các...

Sưu tầm trên mạng thì người ta hay nhắc đến 3M để tồn tại:

Có phương pháp tốt (Method)

Biết quản lý tiền bạc (Money Management)

Tư duy đúng đắn (Mindset)/ kiểm sóat tâm lý, cảm xúc cá nhân

Phương pháp tốt là vào thế nào, ra thế nào và thời điểm
Quản lý tiền bạc là quản lý rủi ro
Tư duy đúng thì nghề nào cũng cần nhỉ???? như chú Văn Quyến và các chú khác đi đá bóng chỉ nghĩ đến tiền nhanh, nhiều, sớm cuối cùng là hỏng???? còn kiểm soát tâm lý, cảm xúc thì bác apprentice viết rõ quá...
 
Last edited by a moderator:
Chính ra mấy thread Real trade cho vào Tàng kinh các mới đúng, ở đó mới học được nhiều thứ hữu dụng và thực tế trận mạc, chứ thread này toàn lý thuyết suông :D
 
Trong tennis, nếu bạn làm đúng mọi thứ mà HLV đã dạy bạn cho một cú đoa: di chuyển đón bóng, tư thế thân người, chân, tay từ lúc chuẩn bị đến khi tiếp xúc bóng và kết thúc cú đánh… chắc chắn bạn sẽ có một đường bóng đi rất chuẩn, từ tốc độ bóng, độ xoáy, đến độ cao bóng nảy, điểm rơi…

Giá như trong trading cũng vậy.

Bạn có thể chuẩn bị rất tốt cho 1 trade, làm mọi thứ đúng như strategy bạn đã vạch ra, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng là có lãi. Một good trade chưa chắc đã là winning trade. Strategy nào cũng có một tỉ lệ các trade bị lỗ, cho dù setup có hoàn hảo đến đâu.

Hãy luôn nghĩ đến trading như là một ngành nghề/công việc dựa trên xác suất. Chưa bao giờ có 1 indicator hoàn hảo nào, từ loại đơn giản nhất đến phức tạp nhất, sẽ có những lúc những indicator đó cho tín hiệu sai. Bạn có thể kết hợp nhiều indicator với nhau, có thể tỉ lệ chính xác sẽ tăng nhưng chắc chắn không bao giờ đạt 100%, sẽ có những lúc giá không chạy theo hướng nhẽ ra nó phải chạy.

Một trade tốt không nhất thiết là một trade có lãi. Đừng đánh giá một trade là tốt hay không dựa trên việc nó có lãi hay không, mà hãy đánh giá dựa trên việc bạn có làm đúng theo strategy bạn đã vạch ra từ trước hay không. Nếu setup xuất hiện, bạn có đặt lệnh không? Bạn có đặt stoploss đúng không, lot size có đúng không, exit có đúng như kế hoạch không…? Nếu bạn làm đúng mọi thứ, và trade đó lỗ, đừng thất vọng, đừng lưỡng lự khi setup tiếp theo xuất hiện, hãy đặt lệnh như strategy đó yêu cầu.

Còn nếu bạn đã làm đúng theo strategy, trade này đến trade khác trong một thời gian đủ dài mà kết quả vẫn tệ, thì bạn cũng biết vấn đề có thể nằm ở chỗ khác chứ không ở việc tuân thủ kỉ luật.
 
Trong tennis, nếu bạn làm đúng mọi thứ mà HLV đã dạy bạn cho một cú đoa: di chuyển đón bóng, tư thế thân người, chân, tay từ lúc chuẩn bị đến khi tiếp xúc bóng và kết thúc cú đánh… chắc chắn bạn sẽ có một đường bóng đi rất chuẩn, từ tốc độ bóng, độ xoáy, đến độ cao bóng nảy, điểm rơi…


Những điều bác nói ở trên theo em là tư thế chuẩn bị chiến đấu. Trong tennis em thấy quan trọng nhất là mắt vì mắt phải tập trung vào qủa bóng, vào tư thế đánh của đối thủ khi đó mình có thể dự đoán được phần nào hướng đi của quả bóng và chọn được vị trí tốt để đón bóng, khi qủa bóng bay đến lưới thì lúc đó tư thế chuẩn bị của mình đã sẵn sàng để phản công. Đó chỉ là lý thuyết thực tế nó khác nhiều, nó đòi hỏi người chơi phải hiểu đôí thủ của mình về cách đánh. Có người đánh bóng chạm đất vòng lên cao, xoaý xuống dươí, liệng phải, trái ... lúc đó có thể đưa ra cách trả bóng phù hợp.

Trong trading thì sau khi tính toán, lên chiến lược cho cú trade của mình rồi thì bước tiếp theo phải quan sát hướng đi của giá, có thể nói hướng đi và cách đi của giá thì mình có thể dự đoán được phần nào tâm tư và suy nghĩ cuả số đông người trong cuộc nhưng để dự đoán đó có độ chính xác cao hơn thì trader phải có một kinh nghiệm nhất định về thứ mà mình đang chiến đấu (cái này có thể goị là hiểu đối thủ của mình). Lúc đó một trader có kinh nghiệm có thể đưa ra nhận định xem những biến động đó có còn phù hợp với chiến lược của mình đã lên hay không hoặc có thể dừng ngay tức thì khi thấy nó đi sai với tính toán ban đầu.
 
Trong the thao, mon nao cung the, quan trong nhat la di chuyen, phai biet cach di chuyen thi moi chuan bi dc tu the dong tac tot. . .
Cung nhu vay trong trading, phai di chuyen position lien tuc, de di theo dc trend tot nhat. . .ko nen cung nhac va may moc. . .
 
Những điều bác nói ở trên theo em là tư thế chuẩn bị chiến đấu. Trong tennis em thấy quan trọng nhất là mắt vì mắt phải tập trung vào qủa bóng, vào tư thế đánh của đối thủ khi đó mình có thể dự đoán được phần nào hướng đi của quả bóng và chọn được vị trí tốt để đón bóng, khi qủa bóng bay đến lưới thì lúc đó tư thế chuẩn bị của mình đã sẵn sàng để phản công. Đó chỉ là lý thuyết thực tế nó khác nhiều, nó đòi hỏi người chơi phải hiểu đôí thủ của mình về cách đánh. Có người đánh bóng chạm đất vòng lên cao, xoaý xuống dươí, liệng phải, trái ... lúc đó có thể đưa ra cách trả bóng phù hợp.

Trong trading thì sau khi tính toán, lên chiến lược cho cú trade của mình rồi thì bước tiếp theo phải quan sát hướng đi của giá, có thể nói hướng đi và cách đi của giá thì mình có thể dự đoán được phần nào tâm tư và suy nghĩ cuả số đông người trong cuộc nhưng để dự đoán đó có độ chính xác cao hơn thì trader phải có một kinh nghiệm nhất định về thứ mà mình đang chiến đấu (cái này có thể goị là hiểu đối thủ của mình). Lúc đó một trader có kinh nghiệm có thể đưa ra nhận định xem những biến động đó có còn phù hợp với chiến lược của mình đã lên hay không hoặc có thể dừng ngay tức thì khi thấy nó đi sai với tính toán ban đầu.

Viết thế này thì đúng là cao thủ tennis rồi (trading thì biết rồi, không nói :D)

Trong the thao, mon nao cung the, quan trong nhat la di chuyen, phai biet cach di chuyen thi moi chuan bi dc tu the dong tac tot. . .
Cung nhu vay trong trading, phai di chuyen position lien tuc, de di theo dc trend tot nhat. . .ko nen cung nhac va may moc. . .

Chủ tịch triển khai cái này thành một bài dài hơn chút đi, có 2 câu ngắn quá.
 
Viết thế này thì đúng là cao thủ tennis rồi (trading thì biết rồi, không nói )
Oái !!! cao thủ gì đâu bác, chấn thương suốt nhưng với chủ tịch có thể chấp 30 + 2dây. :D
 
Trong một thí nghiệm, giáo sư Ted Hill của trường đại học Georgia Tech yêu cầu sinh viên của ông tự chia thành hai nhóm theo một cách nào đó mà bản thân ông không được biết. Nhóm thứ nhất được yêu cầu tung đồng xu 200 lần tại lớp rồi ghi lại cụ thể chính xác thứ tự sấp ngửa các lần tung, nhóm thứ hai được yêu cầu về nhà ghi lại cũng 200 lần sấp ngửa theo cách mà sinh viên tự cho là ngẫu nhiên. Sau đó các sinh viên nộp kết quả cho ông. Điều kì lạ là chỉ cần đọc nhanh kết quả, giáo sư Hill có thể chia kết quả ra 2 tập thuộc 2 nhóm một cách chính xác gần như tuyệt đối mặc dù ông không biết trước ai thuộc nhóm nào.

Vậy ông đã làm thế nào?

Ông dựa vào lý thuyết xác suất. Theo đó nếu tung ngẫu nhiên đồng xu 200 lần, xác suất để KHÔNG có chuỗi 6 lần liên tiếp sấp hoặc ngửa là 3.47%, có nghĩa là hầu như chắc chắn tất cả các kết quả của các sinh viên có tung xu chứa chuỗi 6 lần sấp hoặc ngửa liên tiếp. Còn trong kết quả của các sinh viên tự nghĩ ra các chuỗi kết quả sấp ngửa thì chỉ có chuỗi 4 đến 5 lần sấp ngửa liên tục chứ hầu như không có chuỗi 6, vì ít ai cho rằng có 6 lần liên tục là ngẫu nhiên nữa. Thế là ông cứ đếm, có chuỗi 6 lần sấp ngửa liên tục là thuộc nhóm 1, không có thuộc nhóm 2, và kết quả rất chính xác.

Ta rút ra được gì từ câu chuyện xác suất nho nhỏ này?

Nếu trader X có một system trong đó tỉ lệ thắng thua là 50/50, và chỉ trade 1 lần mỗi ngày, thì trong 1 năm (hơn 220 ngày) anh ta sẽ có ít nhất 1 chuỗi 6 lần thắng hoặc thua liên tiếp một cách hoàn toàn đúng theo quy luật ngẫu nhiên.

Nếu là chuỗi 6 lần thua liên tiếp, trader đó hẳn là sẽ thất vọng ghê gớm, cảm thấy stress, kém tự tin hơn vào system của mình, và khi có setup mới xuất hiện thì trở nên lưỡng lự, thậm chí bỏ qua, để rồi nhìn setup đó trở nên có lãi với tâm trạng giận dữ bực bội còn hơn trước. Tệ hơn, anh ta có thể vứt bỏ system của mình để theo đuổi một system khác “tốt” hơn.

Nếu là chuỗi 6 lần thắng liên tiếp, trader đó sẽ có cảm giác tự tin ghê gớm, cảm thấy mình là ngôi sao đang lên, đã làm chủ được nghề trading vốn có vẻ khắc nghiệt này, sắp thành Soros đệ nhị tới nơi rồi. Và để nhanh giàu hơn, khi xuất hiện setup mới, anh ta sẽ double bet, triple bet hay nhiều hơn nữa, không buồn đặt stoploss (vì cần gì stoploss nữa). Tệ hơn, anh ta bắt đầu nghĩ mình là vua Midas có bàn tay sờ đâu cái đó thành vàng, nên chưa cần đợi setup hoàn chỉnh đã nhảy vào với lotsize khủng. Kết quả là anh ta sẽ nhìn trade tiếp theo đó thua lỗ, tài khoản hụt đi 1 khoản đáng kể, các khoản lãi tích cóp trước đó được trả lại thị trường trong sự ngỡ ngàng và tức giận.

Đấy là trader X với system chỉ trade có 1 lần /ngày. Còn với trader Y đánh intraday, trade trung bình 5 trade/ngày với tỉ lệ thắng 50% thì sao? Với hơn 1000 trade/năm, xác suất để KHÔNG có chuỗi 8 trade thắng/thua liên tiếp là dưới 2%, KHÔNG có chuỗi 9 trade thắng/thua liên tiếp là khoảng 13%. Càng trade nhiều càng đảm bảo sẽ có chuỗi thắng/thua liên tiếp dài hơn.

Vì vậy nếu thấy mình trade thắng dài dài, đừng quá sung sướng mà mất tỉnh táo, vì trade thua lỗ tiếp theo gần lắm rồi. Còn nếu thấy mình thua dài dài, đừng quá thất vọng vì nó hoàn toàn có thể chỉ là do đen đủi thôi. Nếu mình vẫn làm đúng theo system của mình, đúng theo kế hoạch, thì trade tiếp theo rất có có thể sẽ lãi.

Cuối cùng, hãy nhớ đừng đánh to quá. Như đã nói ở trên, chuỗi thắng/thua dài không phải là quá hiếm, vì vậy hãy đánh nhỏ vừa phải để có thể vượt qua được những đợt vận hạn thua dài dài. Nếu risk dưới 2% vốn/trade thì có thua 10 trade liền cũng chưa sao, nhưng nếu risk tới 10-15% tài khoản mỗi trade mà đánh intraday thì cửa cháy tài khoản trong 1 năm là sure bet (copyleft Chủ tịch Snat).

30kwolw.jpg
 
Last edited by a moderator:
Mình có 2 quyển sách hướng dẫn về tâm lý trong trading của Mark Douglas: "Disciplined Trader" & "Trading in the zone" - thấy khá hữu ích nên chia sẻ với mọi người.

4shared.com/office/4Oim5v3R/Disciplined_Trader_Mark_Dougla.html

4shared.com/office/zbStlmzq/Mark_Douglas_Trading_in_the_Zo.html
 
  • Like
Reactions: MrM
Mình có 2 quyển sách hướng dẫn về tâm lý trong trading của Mark Douglas: "Disciplined Trader" & "Trading in the zone" - thấy khá hữu ích nên chia sẻ với mọi người.

4shared.com/office/4Oim5v3R/Disciplined_Trader_Mark_Dougla.html

4shared.com/office/zbStlmzq/Mark_Douglas_Trading_in_the_Zo.html

Không download được. bác nào có thì up tạm lên vietcurrency với
 
Để trading có hiệu quả lâu dài, trader cần có một (vài) system có lãi, và thực hiện hoàn hảo các system đó. Xây dựng được 1 system có lãi là không dễ, nhưng thực hiện hoàn hảo system trong real-time, dưới sức ép tâm lý của các đồng dollar đang nhảy nhót trong tài khoản theo mỗi dịch chuyển của giá, còn khó hơn nhiều lần.

Giả sử trader X có 1 system dùng daily chart, trong đó trung bình lúc nào cũng có 2 trade đang open, và 1 setup đang dập dòm. Như vậy, mỗi ngày, X phải đưa ra 3 quyết định, 2 lần xem có đóng các trade đang open không, và 1 có vào lệnh mới cho setup đang dập dòm không. Mỗi năm X phải đưa ra khoảng 700 quyết định, thời gian suy nghĩ trung bình để đưa ra mỗi quyết định là 8 giờ (24h/3), và để system có lãi, 700 quyết định đó phải được thực hiện hoàn hảo.

Giả sử trader Y có 1 system khác, dùng chart hourly, trong đó cũng trung bình mỗi thời điểm có 2 trade đang open và 1 setup đang dập dòm. Như vậy system của Y yêu cầu mỗi ngày 18 quyết định (trade 6 giờ mỗi ngày), mỗi năm cần khoảng 4000 lần quyết định, thời gian suy nghĩ trung bình cho mỗi quyết định là 20 phút (60phút/3). Và tất nhiên, để có lãi, mỗi quyết định cần phải hoàn hảo.

Vậy ta nên trade theo chart daily hay hourly, hay thậm chí M15, M5?
 
Last edited by a moderator:
Để trading có hiệu quả lâu dài, trader cần có một (vài) system có lãi, và thực hiện hoàn hảo các system đó. Xây dựng được 1 system có lãi là không dễ, nhưng thực hiện hoàn hảo system trong real-time, dưới sức ép tâm lý của các đồng dollar đang nhảy nhót trong tài khoản theo mỗi dịch chuyển của giá, còn khó hơn nhiều lần.

Giả sử trader X có 1 system dùng daily chart, trong đó trung bình lúc nào cũng có 2 trade đang open, và 1 setup đang dập dòm. Như vậy, mỗi ngày, X phải đưa ra 3 quyết định, 2 lần xem có đóng các trade đang open không, và 1 có vào lệnh mới cho setup đang dập dòm không. Mỗi năm X phải đưa ra khoảng 700 quyết định, thời gian suy nghĩ trung bình để đưa ra mỗi quyết định là 8 giờ (24h/3), và để system có lãi, 700 quyết định đó phải được thực hiện hoàn hảo.

Giả sử trader Y có 1 system khác, dùng chart hourly, trong đó cũng trung bình mỗi thời điểm có 2 trade đang open và 1 setup đang dập dòm. Như vậy system của Y yêu cầu mỗi ngày 18 quyết định (trade 6 giờ mỗi ngày), mỗi năm cần khoảng 4000 lần quyết định, thời gian suy nghĩ trung bình cho mỗi quyết định là 20 phút (60phút/3). Và tất nhiên, để có lãi, mỗi quyết định cần phải hoàn hảo.

Vậy ta nên trade theo chart daily hay hourly, hay thậm chí M15, M5?

ôi...e phục e quá cơ ... :(

tks bác Apprentice
 
Back
Top