Tâm lý trong thể thao và trading

Moving stoploss

Các bác đã từng oánh vàng hay FX chắc đều đã gặp tình huống này, nên đưa lên đây để tham khảo quan điểm của các bác.

Giả sử tôi buy 1 cặp nào đó, stoploss 50pip, target 100pip, risk/reward = 1/2. Sau khi vào lệnh thì cặp này lừ lừ chạy lên, sau một thời gian thì chạy được 70pip so với điểm entry, vậy là tôi có 1 khoản lãi chưa hiện thực hóa là 70pip. Giờ tôi có 3 phương án:

1. Để nguyên, không làm gì cả. Ở phương án này tôi cho rằng cặp này đã chạy được 70pip rồi, còn 30pip là tới target. Khả năng nó chạy ngược lại 120pip (50 + 70) để chạm stoploss là thấp hơn nhiều so với chạy tiếp 30pip, nên không cần làm gì cả.

2. Chuyển SL lên breakeven. Tôi nghĩ rằng cứ chuyển về đây cho chắc, tình huống xấu nhất thì cũng hòa vốn, không thì lãi đạt target, coi như có một free ride.

3. Chuyển SL lên dương 50pip so với entry. Tôi nghĩ rằng cứ chuyển lên thế này để chốt được sẵn 50pip lãi đã. You never go broke taking profits. Xấu thì lãi 50pip, không thì được 100pip.

Các bác sẽ làm theo cách nào? Hay theo cách riêng của các bác?
 
E chọn cách 3 ... theo cách nghĩ của e thì có ít còn hơn không có , an toàn là hàng đầu :D

Tuy nhiên khoảng cách giữ lí thuyết và thực tế lớn lắm ... nhiều lúc quên bài mịa nó mất :D
 
Last edited by a moderator:
cái này còn phụ thuộc vào độ co giật của đồng tiền đó, độ co giật này sẽ có đựơc wa thời gian wan sát
  • co giật mạnh: đưa về breakeven
  • co giật nhẹ: đưa về điểm 50p, tại điểm này thì trade này có risk/reward = 1:1, tạm ổn
 
cái này còn phụ thuộc vào độ co giật của đồng tiền đó, độ co giật này sẽ có đựơc wa thời gian wan sát
  • co giật mạnh: đưa về breakeven
  • co giật nhẹ: đưa về điểm 50p, tại điểm này thì trade này có risk/reward = 1:1, tạm ổn

Thông tin đề bài chỉ là như vậy nên k đi vào chi tiết tú ơi ... chỉ chọn option với thông tin cung cấp => bác ấy đang test thói quen của trader ... nên tập có thói quen tốt :D
 
Thông tin đề bài chỉ là như vậy nên k đi vào chi tiết tú ơi ... chỉ chọn option với thông tin cung cấp => bác ấy đang test thói quen của trader ... nên tập có thói quen tốt :D

Chẳng phải là test gì đâu, chỉ là muốn học hỏi và bàn luận thêm về cách thức quản lý các open trades thôi mà.

Ví dụ, giả sử tôi thích theo phương án 1, tôi sẽ lý luận rằng, tôi sẽ chỉ vào lệnh khi tôi biết tỉ lệ risk/return và winning rate của tôi có lợi. Nếu tôi chuyển SL lên, có thể winning rate của tôi sẽ giảm xuống, khiến system của tôi đang từ có lãi (về lâu dài) chuyển thành hòa hoặc thậm chí lỗ. Tức là ở 1 trade cụ thể, có thể việc chuyển SL sẽ làm tôi không mất tiền, nhưng về lâu dài, tôi có thể mất nhiều lợi nhuận (do giá chạm vào SL đã chuyển đi trước khi chạm target) hơn so với số tiền tôi "cứu" được do chuyển SL.
 
Chẳng phải là test gì đâu, chỉ là muốn học hỏi và bàn luận thêm về cách thức quản lý các open trades thôi mà.

Ví dụ, giả sử tôi thích theo phương án 1, tôi sẽ lý luận rằng, tôi sẽ chỉ vào lệnh khi tôi biết tỉ lệ risk/return và winning rate của tôi có lợi. Nếu tôi chuyển SL lên, có thể winning rate của tôi sẽ giảm xuống, khiến system của tôi đang từ có lãi (về lâu dài) chuyển thành hòa hoặc thậm chí lỗ. Tức là ở 1 trade cụ thể, có thể việc chuyển SL sẽ làm tôi không mất tiền, nhưng về lâu dài, tôi có thể mất nhiều lợi nhuận (do giá chạm vào SL đã chuyển đi trước khi chạm target) hơn so với số tiền tôi "cứu" được do chuyển SL.

Tôi nghĩ thế này:
1/ sẽ dùng trong các trường hợp xu thế rõ ràng (D1, H4, H1 cùng chiều) điểm vào lệnh ở vùng SR cứng và trade theo cùng hướng trend. Đợi cho tín hiệu khẳng định trong M15 và ROC M5 đồng thuận khi giá đã vượt qua khỏi vùng volatility ở S/R, MOM M5 đồng thuân. Không chỉnh SL
2/ Trong cách đánh này, SR không rõ ràng hoặc xa điểm vào lệnh, MOM(M5) đột biến và duy trì trong ít nhất hai nến, đặc biệt là sau khi giá vừa biến động xuống sâu hoặc lên quá 3ADR, cần ăn theo MOM nhưng phòng trường hợp dội ngược vì STO cho tín hiệu volatility cao
3/ Gần giống 2 nhưng giá khá gần các ngưỡng SR quan trọng và ngày có các tin trung bình trái ngược.
 
Các bác đã từng oánh vàng hay FX chắc đều đã gặp tình huống này, nên đưa lên đây để tham khảo quan điểm của các bác.

Giả sử tôi buy 1 cặp nào đó, stoploss 50pip, target 100pip, risk/reward = 1/2. Sau khi vào lệnh thì cặp này lừ lừ chạy lên, sau một thời gian thì chạy được 70pip so với điểm entry, vậy là tôi có 1 khoản lãi chưa hiện thực hóa là 70pip. Giờ tôi có 3 phương án:

1. Để nguyên, không làm gì cả. Ở phương án này tôi cho rằng cặp này đã chạy được 70pip rồi, còn 30pip là tới target. Khả năng nó chạy ngược lại 120pip (50 + 70) để chạm stoploss là thấp hơn nhiều so với chạy tiếp 30pip, nên không cần làm gì cả.

2. Chuyển SL lên breakeven. Tôi nghĩ rằng cứ chuyển về đây cho chắc, tình huống xấu nhất thì cũng hòa vốn, không thì lãi đạt target, coi như có một free ride.

3. Chuyển SL lên dương 50pip so với entry. Tôi nghĩ rằng cứ chuyển lên thế này để chốt được sẵn 50pip lãi đã. You never go broke taking profits. Xấu thì lãi 50pip, không thì được 100pip.

Các bác sẽ làm theo cách nào? Hay theo cách riêng của các bác?
Đọc 3 phương án của bác đưa ra vào lúc không trade thì đưa ra cách lựa chọn khá là dễ theo những gì được học và theo tính cách của traders nhưng trong một position cụ thể thì đây là điều cực kỳ khó và có rất nhiều giằng xé về suy nghĩ tại thời điểm đó.

Vì tôi gặp rất nhiều lần trường hợp như trên. Thua ngược có, hoà vốn có và ăn đủ cũng có. Sau này tôi mới suy nghĩ tôi thường chỉ để ý đến trạng thái lời lỗ lúc đó mà ít khi nghĩ đến trạng thái Tâm Lý sau cú trade đó và cái sau mới là cái quan trọng vì có phải mình chỉ ăn mỗi deal đấy rồi thôi đâu, có phải mình ăn một deal hoành tráng rồi treo lên wall để hãnh diện hay tưởng nhớ đâu mà mình chiến đấu vì profit cơ mà. Thế là tôi thay đổi tư duy "tất cả các cú trade mà tôi tham gia đều không nghĩ đến lợi nhuận trước mắt mà nghĩ đến sau cú trade đó sẽ làm tâm lý tôi ntn dù thắng, hoà hay thua". Điều tiên quyết là Tâm Lý phải luôn được thoải mái một cách cân bằng.

Trong trường hợp trên cách chọn của tôi không có ở trên nên tôi thêm vào.
4. Takeprofit 50%, dịch stoploss 50% còn lại về điểm hoà vốn. Sau đó ngồi xem kịch.
 
Đọc 3 phương án của bác đưa ra vào lúc không trade thì đưa ra cách lựa chọn khá là dễ theo những gì được học và theo tính cách của traders nhưng trong một position cụ thể thì đây là điều cực kỳ khó và có rất nhiều giằng xé về suy nghĩ tại thời điểm đó.

Vì tôi gặp rất nhiều lần trường hợp như trên. Thua ngược có, hoà vốn có và ăn đủ cũng có. Sau này tôi mới suy nghĩ tôi thường chỉ để ý đến trạng thái lời lỗ lúc đó mà ít khi nghĩ đến trạng thái Tâm Lý sau cú trade đó và cái sau mới là cái quan trọng vì có phải mình chỉ ăn mỗi deal đấy rồi thôi đâu, có phải mình ăn một deal hoành tráng rồi treo lên wall để hãnh diện hay tưởng nhớ đâu mà mình chiến đấu vì profit cơ mà. Thế là tôi thay đổi tư duy "tất cả các cú trade mà tôi tham gia đều không nghĩ đến lợi nhuận trước mắt mà nghĩ đến sau cú trade đó sẽ làm tâm lý tôi ntn dù thắng, hoà hay thua". Điều tiên quyết là Tâm Lý phải luôn được thoải mái một cách cân bằng.

Trong trường hợp trên cách chọn của tôi không có ở trên nên tôi thêm vào.
4. Takeprofit 50%, dịch stoploss 50% còn lại về điểm hoà vốn. Sau đó ngồi xem kịch.

Ờ đồng ý ... cách này tránh được sự tiếc nuối or táy máy tay chân sau khi TP mà giá tiếp tục chạy :D Và sự đánh đổi là fair giữa việc loss 1/2 profit còn lại với cái vé xem kịch thõa mãn sở thích bản thân (cũng có thể là tiền đề cho thắng lợi tiếp theo ):D
 
Last edited by a moderator:
Chẳng phải là test gì đâu, chỉ là muốn học hỏi và bàn luận thêm về cách thức quản lý các open trades thôi mà.

Ví dụ, giả sử tôi thích theo phương án 1, tôi sẽ lý luận rằng, tôi sẽ chỉ vào lệnh khi tôi biết tỉ lệ risk/return và winning rate của tôi có lợi. Nếu tôi chuyển SL lên, có thể winning rate của tôi sẽ giảm xuống, khiến system của tôi đang từ có lãi (về lâu dài) chuyển thành hòa hoặc thậm chí lỗ. Tức là ở 1 trade cụ thể, có thể việc chuyển SL sẽ làm tôi không mất tiền, nhưng về lâu dài, tôi có thể mất nhiều lợi nhuận (do giá chạm vào SL đã chuyển đi trước khi chạm target) hơn so với số tiền tôi "cứu" được do chuyển SL.

Cách diễn giải của bác về cái option 1 cho thấy trader đang rơi vào trạng thái "chim đậu k bắt lại đi bắt chim bay " :D Nếu xem trading là cờ bạc gạo để kiếm ăn thì ... phải đặt an toàn + lợi nhuận dù nhỏ lên hàng đầu vì bác sẽ ngụp lặn trong môi trường này hầu hết thời gian nên việc tạo thói quen phòng thủ là điều cần làm :D
 
Cách diễn giải của bác về cái option 1 cho thấy trader đang rơi vào trạng thái "chim đậu k bắt lại đi bắt chim bay " :D Nếu xem trading là cờ bạc gạo để kiếm ăn thì ... phải đặt an toàn + lợi nhuận dù nhỏ lên hàng đầu vì bác sẽ ngụp lặn trong môi trường này hầu hết thời gian nên việc tạo thói quen phòng thủ là điều cần làm :D

bác apprentice không phải dân vừa đâu hí hí
với giả định risk reward 1:3 thì 100 trận bác thắng 40, thua 60 vẫn ngon lành đó
 
Last edited by a moderator:
Ờ đồng ý ... cách này tránh được sự tiếc nuối or táy máy tay chân sau khi TP mà giá tiếp tục chạy :D Và sự đánh đổi là fair giữa việc loss 1/2 profit còn lại với cái vé xem kịch thõa mãn sở thích bản thân (cũng có thể là tiền đề cho thắng lợi tiếp theo ):D
Lần sau ông đừng khen tôi, tốn đất forum. he he he tôi nói có sai bao giờ đâu. :))
 
Last edited:
bác apprentice không phải dân vừa đâu hí hí
với giả định risk reward 1:3 thì 100 trận bác thắng 40, thua 60 vẫn ngon lành đó

Tui biết bác này lâu rồi mà ... từ hồi bên VC.com đã thường xuyên vào nhà bác ý xem :D Tui hỏi để bác ấy phản biện mới ra được nhiều cái hay :D chứ cứ uh uh với nhau thì k học được cái gì hết GLD nhỉ :D
 
Tôi nghĩ thế này:
1/ sẽ dùng trong các trường hợp xu thế rõ ràng (D1, H4, H1 cùng chiều) điểm vào lệnh ở vùng SR cứng và trade theo cùng hướng trend. Đợi cho tín hiệu khẳng định trong M15 và ROC M5 đồng thuận khi giá đã vượt qua khỏi vùng volatility ở S/R, MOM M5 đồng thuân. Không chỉnh SL
2/ Trong cách đánh này, SR không rõ ràng hoặc xa điểm vào lệnh, MOM(M5) đột biến và duy trì trong ít nhất hai nến, đặc biệt là sau khi giá vừa biến động xuống sâu hoặc lên quá 3ADR, cần ăn theo MOM nhưng phòng trường hợp dội ngược vì STO cho tín hiệu volatility cao
3/ Gần giống 2 nhưng giá khá gần các ngưỡng SR quan trọng và ngày có các tin trung bình trái ngược.

Em lờ mờ hiểu ý bác, nhưng em thắc mắc chút. Trong cách 1 nếu entry chỉ dùng đến tf H1 là thấp nhất, thì việc soi tới M15 hay M5 có nhỏ quá không? Với em M15 với M5 hầu hết là noise, em chẳng thể đọc được gì từ đó cả. Ở trường hợp 2, em không dùng các indicator như bác nói đến để entry, thì nếu dùng nó để tìm exit thì có xung đột không? Em theo kiểu là entry dùng indicator nào thì exit cũng phải dùng cái đó.

Đọc 3 phương án của bác đưa ra vào lúc không trade thì đưa ra cách lựa chọn khá là dễ theo những gì được học và theo tính cách của traders nhưng trong một position cụ thể thì đây là điều cực kỳ khó và có rất nhiều giằng xé về suy nghĩ tại thời điểm đó.

Vì tôi gặp rất nhiều lần trường hợp như trên. Thua ngược có, hoà vốn có và ăn đủ cũng có. Sau này tôi mới suy nghĩ tôi thường chỉ để ý đến trạng thái lời lỗ lúc đó mà ít khi nghĩ đến trạng thái Tâm Lý sau cú trade đó và cái sau mới là cái quan trọng vì có phải mình chỉ ăn mỗi deal đấy rồi thôi đâu, có phải mình ăn một deal hoành tráng rồi treo lên wall để hãnh diện hay tưởng nhớ đâu mà mình chiến đấu vì profit cơ mà. Thế là tôi thay đổi tư duy "tất cả các cú trade mà tôi tham gia đều không nghĩ đến lợi nhuận trước mắt mà nghĩ đến sau cú trade đó sẽ làm tâm lý tôi ntn dù thắng, hoà hay thua". Điều tiên quyết là Tâm Lý phải luôn được thoải mái một cách cân bằng.

Trong trường hợp trên cách chọn của tôi không có ở trên nên tôi thêm vào.
4. Takeprofit 50%, dịch stoploss 50% còn lại về điểm hoà vốn. Sau đó ngồi xem kịch.

Cách này được khá nhiều người gợi ý/dùng. Bác có thể mở rộng thêm xem sau khi đã chốt một nửa rồi, thì khi nào bác sẽ chốt nốt phần còn lại? Tôi nghĩ, nếu dùng tf lớn thì cách này rất hay, nhưng với tf nhỏ thì cách này chưa chắc đã hay. FX dao động rất mạnh và đột ngột đảo chiều bất ngờ trong các tf nhỏ, tôi chưa test nhưng tin nếu dùng cách này thì nửa còn lại ít khi được ăn dày lắm.

Cách diễn giải của bác về cái option 1 cho thấy trader đang rơi vào trạng thái "chim đậu k bắt lại đi bắt chim bay " :D Nếu xem trading là cờ bạc gạo để kiếm ăn thì ... phải đặt an toàn + lợi nhuận dù nhỏ lên hàng đầu vì bác sẽ ngụp lặn trong môi trường này hầu hết thời gian nên việc tạo thói quen phòng thủ là điều cần làm :D

Quan điểm này của bác cũng nhiều người theo, vì sẽ lý luận rằng đánh như vậy là anh đang risk 120pip để ăn 30pip, một tỉ lệ quá bất lợi. Tuy nhiên tỉ lệ đó cũng chỉ là 1 phần của bài toán. Phần nữa là xác suất xảy ra thế nào? Đã chạy được 70pip rồi, trừ trường hợp có news hoặc gặp ngay ngưỡng R/S mạnh thì xác suất chạy tiếp 30pip khá cao. Tất nhiên đã đặt target thì sẽ không đặt sau ngưỡng R/S mạnh, còn news thì là câu chuyện khác.
 
Em lờ mờ hiểu ý bác, nhưng em thắc mắc chút. Trong cách 1 nếu entry chỉ dùng đến tf H1 là thấp nhất, thì việc soi tới M15 hay M5 có nhỏ quá không? Với em M15 với M5 hầu hết là noise, em chẳng thể đọc được gì từ đó cả. Ở trường hợp 2, em không dùng các indicator như bác nói đến để entry, thì nếu dùng nó để tìm exit thì có xung đột không? Em theo kiểu là entry dùng indicator nào thì exit cũng phải dùng cái đó.
Các breakout đa phần xuất phát từ M5-M15 bác ạ. Chọn sự đồng thuận ở đây là để lọc bớt một phần của rủi ro. Cứ 12 cái M5 thì là thành một M60, 4 cái M15 là cũng tương tự. Chính vì thế, chọn giá ngòai vùng volatility của SR là để loại bớt khỏang 40% breakout, còn chọn đồng thuận của ROCM5 trong tối thiểu 2 nến là cắt độ 10% volatility nữa của hiện tượng retrace ảo (ngược với fake breakout). Lúc này tính R/R dễ hơn, xác xuất thua thấp hơn.
 
Cách này được khá nhiều người gợi ý/dùng. Bác có thể mở rộng thêm xem sau khi đã chốt một nửa rồi, thì khi nào bác sẽ chốt nốt phần còn lại? Tôi nghĩ, nếu dùng tf lớn thì cách này rất hay, nhưng với tf nhỏ thì cách này chưa chắc đã hay. FX dao động rất mạnh và đột ngột đảo chiều bất ngờ trong các tf nhỏ, tôi chưa test nhưng tin nếu dùng cách này thì nửa còn lại ít khi được ăn dày lắm.

1/2 sau bao giờ cũng ăm đập hơn 1/2 trước. Vấn để của cách đánh này là sẽ hành động ra sao nếu nó vẫn theo xu hướng:
1. Có vào thêm không.
2. Tiếp tục dịch stoploss của 1/2 sau để ăn cho chọn trend.

Dù chọn cách nào đi chăng nữa thì cái này sẽ tránh được tình trạng chết ngược, có nghĩa là sau khi giá đến điểm kỳ vọng của mình rồi sau đó đi ngang thì thường trader lao vào đánh ngược với trend trước và die. Nó sẽ tác động đến tâm lý của trader. Trong khi đó nếu giữ lại 1/2 thì tâm lý lúc đó rất thoải mái vì nếu giá tiếp tục chạy theo trend cũ thì tiếp tục ăn thêm và sẽ ăn rất dày.
 
  • Like
Reactions: MrM
Đã có nhiều so sánh giữa trading và thể thao chuyên nghiệp để thấy rằng giữa 2 nghề này có nhiều điểm giống nhau. Nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác nhau, trong đó 1 điểm quan trọng là entry barrier.

Trong thể thao chuyên nghiệp, nếu bạn muốn đá cho MU hay Arsenal, bạn phải tập đá bóng từ lúc lẫm chẫm biết đi, phải trải qua hàng chục năm luyện tập cực nhọc, vượt qua hàng ngàn hàng vạn bạn đồng trang lứa có cùng giấc mơ, và phải thật may mắn mới có thể được khoác áo những câu lạc bộ lừng danh đó, được đọ giầy với các hảo thủ hàng đầu thế giới ở những câu lạc bộ cũng không kém danh tiếng khác.

Nhưng trong trading, bạn không cần luyện tập gì, chả cần phải vượt qua ai, cũng chẳng cần may mắn. Bạn chỉ cần một ít tiền trong tài khoản, một cái máy tính nối mạng, và sau vài click chuột là bạn đã bắt đầu nhảy vào thị trường, đánh đấm dành giật với các cao thủ, các big boys, thậm chí các ngân hàng trung ương từ khắp các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới cùng hàng triệu những người chơi retailers khác với đủ các trình độ, các trường phái, các phong cách đánh đấm khác nhau.

Vậy cái low entry barrier này là thuận lợi hay khó khăn cho các con bạc cò con như chúng ta? Mời các bác!
 
Low entry barrier thực chất là hại cho newbie chứ không phải lợi, ai cũng có thể tham gia nhưng cuối cùng thì chỉ có một số ít là thắng, số thắng lớn còn ít hơn nữa, phần lớn sẽ là losers, được tham gia thi đấu quốc tế với big boys, central bank nhưng rồi cuối cùng phần lớn cũng thua thôi. Mà trading thì tàn khốc hơn thể thao nhiều, thể thao không có năng lực thì chẳng thể có tiền, còn trading trade bậy bạ, sai tùm lum vẫn có thể có profit (thậm chí big profit) trong một vài trade nào đó, và cái đó càng làm cho người ta ảo tưởng, càng ảo tưởng thì càng dễ dẫn đến bi kịch ...
 
Bác apprentice viết hay quá, ko biết bác hay chơi thể thao môn gì để em đến học hỏi nhỉ
 
Back
Top