Seeking Wisdom

Yara

Well-Known Member
Lâu nay e vẫn vào VC thường xuyên, nhưng chỉ đọc & như lai thần chưởng. E biết trình độ cở e trên thị trường thì quét 3 ngày không hết, chỉ như hạt cát trên sa mạc. E đang trong quá trình bế quan luyện công,quay tay luyện chưởng nên ko biết chia sẻ gì với ACE VC. Đi offline VC nối vòng tay lớn cảm thấy ACE nhiệt tình & gần gũi quá, e cũng mong muốn đáp lễ VC bằng những bài viết, chia sẻ những khó khăn trên con đường chinh phục chứng trường của mình. Vì vậy e xin diễn đàn 1 miếng đất nhỏ để thỉnh thoảng chia sẻ những điều e học được từ chứng trường, cũng như từ cuộc sống, với mục tiêu hôm nay sẽ học thêm 1 điều gì đó mới mẻ & sáng suốt hơn hôm qua 1 chút.
 
Post đầu tiên, e rất cảm phục anh Đại Bàng, anh như 1 mãnh hổ, 1 tay cân hết 6 cao thủ VC, còn bonus thêm 2 chén để lấy cảm ứng phát biểu, rất là sảng khoái!
E có trao đổi với anh Đại Bàng về kế toán ở các doanh nghiệp bất động sản. Tại sao doanh nghiệp bất động sản xây chung cư, building lại không hạch toán vào tài sản cố định, lại đi hạch toán vào khoản mục hàng tồn kho, để hàng năm phải trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận?

Theo kiểu hàn lâm thì chuẩn mực 03 có quy định: Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Đối với các doanh nghiệp thông thường, xây dựng nhà xưởng hiển nhiên ghi nhận là tài sản cố định vì nó thỏa mãn 4 tiêu chí trên. Nhưng với doanh nghiệp bất động sản, họ xây nhà để bán, chớ không phải để sử dụng, và cũng không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nên không được ghi nhận là tài sản cố định.

VAS 02 có quy định: Hàng tồn kho bao gồm: Hàng mua về để bán (hàng tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi đi gia công); Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; sản phẩm dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm); nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; Chi phí dịch vụ dở dang. Đối với doanh nghiệp bất động sản, nếu đang xây chưa xong sẽ là sản phẩm dở dang, nếu xây xong rồi thì hạch toán vào thành phẩm tồn kho, vì họ sẽ bán những sản phẩm này. Đã là hàng tồn kho thì cuối năm phải đánh giá lại, nếu giá giảm thì phải lập dự phòng theo đúng nguyên tắc thận trọng của kế toán.
Chốt loại là tùy loại hình hoạt động và mục đích sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nhà xưởng hoặc những tài sản khác có thể ghi nhận là tài sản cố định với doanh nghiệp này, nhưng lại buộc phải ghi nhận là hàng tồn kho của doanh nghiệp khác.
 
Trước đây e có viết 1 bài về cách ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp bất động sản, chủ đề cũng hơi thiên về kĩ thuật kế toán, e post lại ở đây cho ace nào quan tâm đọc chơi, cũng ko áp dụng được gì cho trading, nên ace nào ghét kế toán như e thì đọc rất chán.

Về nguyên tắc chung theo chuẩn mực kế toán 14, Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Tuy nhiên, với 1 loại hàng hoá đặt biệt là bất động sản thì có phần phức tạp & dễ nhầm lẫn hơn so với bán các hàng hoá bình thường. Vì vậy với các nhà đầu tư cá nhân không nắm vững về nguyên tắc kế toán khó mà biết được 1 nghiệp vụ bán nhà, chung cư, từ khi khách hàng đặt tiền cọc mua nền, trả tiền theo tiến độ hợp đồng thì doanh nghiệp có được ghi doanh thu không? Nếu cty đã nhận tiền cọc trước nhưng đến khi bàn giao nhà mới được ghi doanh thu thì sẽ ảnh hưởng đến cashflow của cty BĐS như thế nào?

Nếu bạn quan tâm đến BCTC các doanh nghiệp BĐS niêm yết thì có thể thấy hầu hết các báo cáo sau kiểm toán đều phải điều chỉnh giảm doanh thu rất nhiều. Như vậy không chỉ nhà đầu tư cá nhân, mà cả những người làm trong ngành (không hiểu vô tình hay cố ý) vẫn hạch toán sai doanh thu bất động sản. Tiêu biểu nhất đó là trường hợp của Petroland ở báo cáo năm 2011, khi Petroland dùng thủ thuật thay đổi phương pháp kế toán giữa 2 năm gần nhau để tăng doanh thu lợi nhuận cho năm 2011, biến lỗ thật thành lãi giả. (Tất nhiên Petroland đã tự “kiểm điểm”, nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc “chậm công bố thông tin”).

Đối với bất động sản thì có 2 phương pháp ghi nhận doanh thu là POC (Percentage of completion) & ghi nhận 1 lần sau khi đã bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Nhưng cần phân biệt rõ sản phẩm bất động sản là loại nào để áp dụng phương pháp ghi nhận doanh thu cho đúng. Không được áp dụng song song cả 2 phương pháp cho mọi trường hợp. Đối với các doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng dự án, chung cư (ví dụ như TDH chỉ chuyên xây chung cư để bán) chỉ được ghi nhận doanh thu khi đã xây dựng xong & làm biên bản bàn giao nhà cho khách hàng. Lúc đó mới đủ cơ sở để kết luận là doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro & lợi ích cho người mua. Nhiều doanh nghiệp dạng này cố tình làm tăng doanh thu bằng cách ghi nhận doanh thu theo POC, hoặc tệ hơn là theo tiến độ thanh toán, điều này là sai nguyên tắc ghi nhận doanh thu của chuẩn mực 14. Khoản tiền khách hàng trả trước chỉ được ghi vào “tài khoản người mua trả tiền trước” , hoặc “doanh thu chưa thực hiện”.

Đối với trường hợp doanh nghiệp là nhà thầu xây dựng, thi công công trình theo hợp đồng thì phải ghi nhận doanh thu theo tỉ lệ khối lượng xây dựng hoàn thành (POC) theo quy định tại chuẩn mực 15. Phần trăm hoàn thành có thể xác định bằng cách xây dựng chi phí dự toán dựa trên doanh thu có thể đạt được theo hợp đồng. Từ đó, doanh nghiệp lấy chi phí xây dựng thực tế tính đến hiện tại chia cho tổng chi phí dự toán để biết được mình đã hoàn thành bao nhiêu % tiến độ thi công. Doanh thu ghi nhận theo tiến độ này, không phụ thuộc vào tiến độ trả tiền theo hợp đồng.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng những năm gần đây, các công ty BĐS thường dùng các thủ thuật đẩy mạnh doanh thu cuối năm để làm đẹp báo cáo tài chính. 1 trong các thủ thuật thường được doanh nghiệp BĐS áp dụng đó là cho phép khách hàng nhận nhà khi mới chỉ trả 50% tiền theo tiến độ, kèm theo điều khoản có thể trả lại nhà nếu không vừa ý để kích cầu. Đặt biệt nếu người mua là các bên có liên quan của doanh nghiệp thì thủ thuật này càng khó bị phát hiện. Khi kèm theo điều khoản dùng thử nhà, có thể trả lại thì doanh nghiệp vẫn chưa chuyển giao hết rủi ro cho người mua. Vì vậy khi phân tích BCTC các doanh nghiệp BĐS, nếu thấy doanh thu tăng mạnh, đặc biệt đột biến ở tháng cuối năm thì bạn cũng chớ nên quá vui mừng, hãy phân tích thật kĩ doanh thu đến từ nội lực doanh nghiệp, hay chỉ là các chiêu trò kế toán nhé!
 
Choài ơi !!! may quá ! amater tìm hiểu mãi ù lỗ tai thủng lỗ nhĩ không hiểu. Trong khi fe hỏi một câu thôi vậy mà được ông em trả lời rõ ràng thế này. Biết thế này loa loa sớm cho đỡ mệt. Cảm ơn Yara nhiều nhiều !!!

Ps: cho anh hỏi câu này: Thăng nhà thầu xây dựng ý, sau khi hoàn thành phần trăm tiến độ thi công là được hạch toán vào doanh thu nhưng tiền chưa được thanh toán thì sao ???
 
Em nghĩ là hạch toán doanh thu nhưng chưa lấy tiền thì vẫn hạch toán vào khoản phải thu thôi anh.
Anh Yara chắc làm kiểm toán hay sao mà am hiểu mấy cái thứ nhức đầu này rõ quá.
Thanks anh.:26:
 
Em nghĩ là hạch toán doanh thu nhưng chưa lấy tiền thì vẫn hạch toán vào khoản phải thu thôi anh.
Anh Yara chắc làm kiểm toán hay sao mà am hiểu mấy cái thứ nhức đầu này rõ quá.
Thanks anh.:26:
Nếu vậy thì đọc BCTC của mấy ông BĐS cũng hay ghê.
 
Bài rất hay nhưng rất không phục anh nào làm mod lại để bài này ở mục Bên lề...
 
Bài rất hay nhưng rất không phục anh nào làm mod lại để bài này ở mục Bên lề...
Không phải do mod, do chủ thớt tự mở thớt ở "Mục bên lề" đó chứ.
Em mạn phép chuyển topic này tới Mục " Những nhận định về KTVN"
 
Bác Yara cho em hỏi, căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành, 2 trường hợp sau đây có được coi là TSCĐ không ạ ?
a/ KHOẢN TIỀN sếp cho nhân viên đi học?
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai
- Nguyên giá đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng chất xám trên 1 năm (ký cam kết)
- Giá trị lớn hơn 30 tr
b/ CON VỢ
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai (giả định vợ ngoan, chăm, xinh...)
- Nguyên giá đáng tin cậy (tổng số tiền bỏ ra để cua + cưới)
- Thời gian sử dụng trên 1 năm (ha ha...:mn:)
- Giá trị > 30 triệu (tiền cua + cưới)

Xác định sao bác ???
 
Trước đây e có viết 1 bài về cách ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp bất động sản, chủ đề cũng hơi thiên về kĩ thuật kế toán, e post lại ở đây cho ace nào quan tâm đọc chơi, cũng ko áp dụng được gì cho trading, nên ace nào ghét kế toán như e thì đọc rất chán.

cảm ơn Yara nhiều lắm đấy, :53:

tiện thể, em có thể cho thêm 1 bài về cách ghi nhận doanh thu của ctyCK. Hệ số bình quân LN/tổng vốn đầu tư là bao nhiêu cho DN BĐS & CK.

Thank em in adv nhé.
 
Ps: cho anh hỏi câu này: Thăng nhà thầu xây dựng ý, sau khi hoàn thành phần trăm tiến độ thi công là được hạch toán vào doanh thu nhưng tiền chưa được thanh toán thì sao ???
Tiền chưa được thanh toán thì hạch toán phải phải thu, anh engel. Bàn sâu hơn về kế toán thì có 2 loại phải thu là "phải thu theo hợp đồng", nghĩa là hợp đồng quy định 1 năm trả 2 lần, mỗi lần trả 10 tỷ thì tới kì chủ thầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng đòi tiền theo hợp đồng. Còn doanh thu ghi nhận theo tiến độ xây dựng thì mình hạch toán phải thu theo tiến độ xây dựng cho đúng nguyên tắc kế toán. Bàn sâu hơn nữa thì hơi nhứt đầu, nếu anh cần e chém tiếp :)
 
Bác Yara cho em hỏi, căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành, 2 trường hợp sau đây có được coi là TSCĐ không ạ ?
a/ KHOẢN TIỀN sếp cho nhân viên đi học?
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai
- Nguyên giá đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng chất xám trên 1 năm (ký cam kết)
- Giá trị lớn hơn 30 tr
b/ CON VỢ
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai (giả định vợ ngoan, chăm, xinh...)
- Nguyên giá đáng tin cậy (tổng số tiền bỏ ra để cua + cưới)
- Thời gian sử dụng trên 1 năm (ha ha...:mn:)
- Giá trị > 30 triệu (tiền cua + cưới)

Xác định sao bác ???
2 câu này làm e hơi bối rối :) , e nghĩ chắc Bác hỏi xoáy cho vui thôi, nên e suy nghĩ cách đáp nào Cù Trọng Xoay 1 tí. Tạm thời chưa nghĩ ra nên e đáp theo kiểu hàn lâm luôn:
a/ cho nhân viên đi học: các điều kiện gần như đáp ứng đủ để ghi nhận tài sản cố định vô hình, trừ 1 điều kiện ko đáp ứng là Bác ko sở hữu được tài sản đó. Ví dụ phần mềm là 1 tài sản vô hình, Bác toàn quyền sở hữu và sử dụng nó. Nhưng Bác đầu tư chất xám cho nhân viên, không chắc là bác sẽ sở hữu và sử dụng hoàn toàn chất xám của nó, mà chính thằng nhân viên đó mới là người sở hữu chất xám. Ký cam kết chỉ là cho vui thôi, giả sử có bên khác trả lương gấp đôi, bao luôn tiền phá hợp đồng, nếu là Bác thì Bác có hiếu với công ty đến mức phải ở lại làm hết cam kết ko, hay là chạy theo tiếng gọi của bên kia? Cái cam kết chỉ là tài sản tiềm tàng (contigent asset), Bác không có quyền sở hữu, nên ko đủ điều kiện ghi nhận tài sản.

b/ Vợ: chắc Bác yêu vợ lắm nên mới xem vợ là tài sản, e thì xem vợ là tiêu sản, nào là tiền phải chi cho vợ mua mỹ phẩm, làm đẹp, mông má, tiền bỏ ra để cua, cưới...Vợ ngoan, xinh mà có chắc là Bác sở hữu được đâu. Văn thơ có câu: vợ là cơm nguội của ta, nhưng là phở tái của thằng cha láng giềng mà :D.
 
cảm ơn Yara nhiều lắm đấy, :53:

tiện thể, em có thể cho thêm 1 bài về cách ghi nhận doanh thu của ctyCK. Hệ số bình quân LN/tổng vốn đầu tư là bao nhiêu cho DN BĐS & CK.

Thank em in adv nhé.
Ok chị. Bài này e cần thời gian ngâm cứu, e ko biết trước khi nào ra lò được chị Bon nhé.
 
Tiền chưa được thanh toán thì hạch toán phải phải thu, anh engel. Bàn sâu hơn về kế toán thì có 2 loại phải thu là "phải thu theo hợp đồng", nghĩa là hợp đồng quy định 1 năm trả 2 lần, mỗi lần trả 10 tỷ thì tới kì chủ thầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng đòi tiền theo hợp đồng. Còn doanh thu ghi nhận theo tiến độ xây dựng thì mình hạch toán phải thu theo tiến độ xây dựng cho đúng nguyên tắc kế toán. Bàn sâu hơn nữa thì hơi nhứt đầu, nếu anh cần e chém tiếp :)
Thank Yara nhiều ! anh chỉ quan tâm nó vào khoản phải thu và nếu sau mỗi kỳ khoản này tăng lên nghĩa là Nợ Xấu và khoản này giảm đi thì nhà thấu đó đáng xem xét. Tất nhiên phải kiểm chứng bằng dòng tiền. he he he anh chỉ quan tâm cái cần quan tâm thôi còn chi tiết củ tỉ thì dành cho em. :D

Ps:
b/ CON VỢ
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai (giả định vợ ngoan, chăm, xinh...)
- Nguyên giá đáng tin cậy (tổng số tiền bỏ ra để cua + cưới)
- Thời gian sử dụng trên 1 năm (ha ha...:mn:)
- Giá trị > 30 triệu (tiền cua + cưới)

Xác định sao bác ???
Đề nghị bro xác nhận cho là "Con của Vợ" hay là "Con Vợ"..... xét mọi khía cạnh em đều không thấy đây thuộc diện tài sản vì:
1. Con của Vợ chưa chắc phải con mình nên không thuộc diện cho vào báo cáo, nếu là con mình thì sẽ được cho là Tài Sản và đây là loại TS vô hình.
2. Con Vợ thì như Yara nói: Tiêu Sản
 
Last edited by a moderator:
2 câu này làm e hơi bối rối :) , e nghĩ chắc Bác hỏi xoáy cho vui thôi, nên e suy nghĩ cách đáp nào Cù Trọng Xoay 1 tí. Tạm thời chưa nghĩ ra nên e đáp theo kiểu hàn lâm luôn:
a/ cho nhân viên đi học: các điều kiện gần như đáp ứng đủ để ghi nhận tài sản cố định vô hình, trừ 1 điều kiện ko đáp ứng là Bác ko sở hữu được tài sản đó. Ví dụ phần mềm là 1 tài sản vô hình, Bác toàn quyền sở hữu và sử dụng nó. Nhưng Bác đầu tư chất xám cho nhân viên, không chắc là bác sẽ sở hữu và sử dụng hoàn toàn chất xám của nó, mà chính thằng nhân viên đó mới là người sở hữu chất xám. Ký cam kết chỉ là cho vui thôi, giả sử có bên khác trả lương gấp đôi, bao luôn tiền phá hợp đồng, nếu là Bác thì Bác có hiếu với công ty đến mức phải ở lại làm hết cam kết ko, hay là chạy theo tiếng gọi của bên kia? Cái cam kết chỉ là tài sản tiềm tàng (contigent asset), Bác không có quyền sở hữu, nên ko đủ điều kiện ghi nhận tài sản.

b/ Vợ: chắc Bác yêu vợ lắm nên mới xem vợ là tài sản, e thì xem vợ là tiêu sản, nào là tiền phải chi cho vợ mua mỹ phẩm, làm đẹp, mông má, tiền bỏ ra để cua, cưới...Vợ ngoan, xinh mà có chắc là Bác sở hữu được đâu. Văn thơ có câu: vợ là cơm nguội của ta, nhưng là phở tái của thằng cha láng giềng mà :D.
Bác vui tính ghê:D
Trường hợp b/ thì em hỏi cho vui, nhưng em cũng chưa giải thích được. Bác nói về QUYỀN SỞ HỮU còn em thì nghĩ đến THUÊ TÀI CHÍNH đấy (giả định vợ có sinh lợi cho ta về mặt tài chính, bỏ qua vấn đề khác).
Còn trường hợp a/ là em thắc mắc thật. Em cũng đang tìm hiểu tình huống này. Em thì cho rằng nó là TSCĐ bác ạ. TSCĐ nào cũng luôn có rủi ro, ví dụ như cháy, nổ, hao mòn vô hình, chết (đàn bò),....Nhân viên phá hợp đồng thì cũng tương tự vậy (tất nhiên người sử dụng lao động có quyền kiện đòi bồi thường, nếu muốn).
 
Tony là một anh chàng cao ráo, chỉnh chu và thích huýt sáo các bản nhạc cổ điển. Câu hỏi là nghề nghiệp của Tony là công chức nhà nước hay nghệ sĩ dương cầm? Rất nhiều người tham gia trả lời câu hỏi này và đa số đều chọn nghề Nghệ sĩ dương cầm là thích hợp nhất với Tony. Khi thông tin được đưa ra khá ít, chúng ta dồn sự chú ý vào thông tin thứ 3:"Tony thường huýt sáo các bản nhạc cổ điển", thấy nó có 1 chút gì đó liên quan đến nghề nghệ sĩ dương cầm và vô thức đưa ra câu trả lời này luôn. Tuy nhiên, một tay cờ bạc giàu kinh nghiệm sẽ dồn toàn bộ tiền đặt cược vào phương án Tony sẽ là một công chức nhà nước. Ở hầu hết các quốc gia, số lượng nghệ sĩ dương cầm rất ít, trong khi đó công chức thì rất nhiều. Vì vậy bỏ qua các thông tin gây nhiễu và tập trung vào bài toán xác suất, chúng ta sẽ nghiêng phương án công chức nhà nước, lựa chọn phương án này xác suất trúng cao hơn rất nhiều. Nhưng đa số người tham gia trả lời không dừng lại tư duy đôi chút, mà lao vào manh mối Tony thích huýt sáo các bản nhạc cổ điển để ra quyết định, mặc dù họ không chắc có phải các nghệ sĩ dương cầm có sở thích huýt sáo không.
Bất cứ khi nào phải đối mặt với các tình huống lựa chọn khó khăn, có rất ít hoặc không có thông tin hữu ích, đừng dùng cảm giác mà hãy tính toán khả năng hoặc xát suất xảy ra của các lựa chọn. Hãy tìm kiếm những số liệu thống kê xác thực và sử dụng chúng làm căn cứ tính xác suất.
(Think like the great investors-Colin Nicholson)
 
Tony là một anh chàng cao ráo, chỉnh chu và thích huýt sáo các bản nhạc cổ điển. Câu hỏi là nghề nghiệp của Tony là công chức nhà nước hay nghệ sĩ dương cầm? Rất nhiều người tham gia trả lời câu hỏi này và đa số đều chọn nghề Nghệ sĩ dương cầm là thích hợp nhất với Tony. Khi thông tin được đưa ra khá ít, chúng ta dồn sự chú ý vào thông tin thứ 3:"Tony thường huýt sáo các bản nhạc cổ điển", thấy nó có 1 chút gì đó liên quan đến nghề nghệ sĩ dương cầm và vô thức đưa ra câu trả lời này luôn. Tuy nhiên, một tay cờ bạc giàu kinh nghiệm sẽ dồn toàn bộ tiền đặt cược vào phương án Tony sẽ là một công chức nhà nước. Ở hầu hết các quốc gia, số lượng nghệ sĩ dương cầm rất ít, trong khi đó công chức thì rất nhiều. Vì vậy bỏ qua các thông tin gây nhiễu và tập trung vào bài toán xác suất, chúng ta sẽ nghiêng phương án công chức nhà nước, lựa chọn phương án này xác suất trúng cao hơn rất nhiều. Nhưng đa số người tham gia trả lời không dừng lại tư duy đôi chút, mà lao vào manh mối Tony thích huýt sáo các bản nhạc cổ điển để ra quyết định, mặc dù họ không chắc có phải các nghệ sĩ dương cầm có sở thích huýt sáo không.
Bất cứ khi nào phải đối mặt với các tình huống lựa chọn khó khăn, có rất ít hoặc không có thông tin hữu ích, đừng dùng cảm giác mà hãy tính toán khả năng hoặc xát suất xảy ra của các lựa chọn. Hãy tìm kiếm những số liệu thống kê xác thực và sử dụng chúng làm căn cứ tính xác suất.
(Think like the great investors-Colin Nicholson)
Thanks. Em tập vận dụng bài học xác suất của bác. Mấy hôm rồi Tây bán ròng. Vậy ngày mai Tây bán ròng hay mua ròng ? Dự đoán dựa vào cái gì nè ?
 
Thanks. Em tập vận dụng bài học xác suất của bác. Mấy hôm rồi Tây bán ròng. Vậy ngày mai Tây bán ròng hay mua ròng ? Dự đoán dựa vào cái gì nè ?
Món này xây dựng cơ sở để đoán trúng là kiếm được khối tiền, nhưng không phải cứ tung đồng xu lên là đoán được mai Tây xúc hay xả. E được biết trên thị trường có 1 số anh có mối quan hệ tốt với nhiều quỹ tây, nên xác suất đoán đúng của các anh này rất cao và đáng tin cậy. Các bác nông dân như chúng ta không có lợi thế này, rất khó để đoán động thái tiếp theo của các quỹ Tây. Nhưng với các quỹ ETF thì khác, nó có rule mua bán, nên các bác nông dân chịu khó tìm tòi vẫn có cơ sở tính được mua bán của ETF. Thay vì giải bài toán khó là ngày mai Tây nói chung xúc hay xả, Bác thử giải bài toán cụ thể hơn là các quỹ ETF sẽ xúc gì, xả gì sắp tới, có vẻ dễ hơn. Dự đoán dựa vào cái gì? câu hỏi này thì không còn là bí mật nữa, nhiều người đã tập chiêu bắt bài ETF từ khá lâu, chỉ dựa vào rule của ETF được công bố trên web của nó, công với kinh nghiệm là có thể giải được. Chúc Bác thành công nhé, luyện thành công chia sẻ bí kíp cho e với.
View attachment 3515
 
Back
Top