Phân tích case CVT - hàng hot nhất nửa cuối 2020

arrowhanoi

Super Moderator
Staff member
Theo ý kiến một số mem, em mở topic để phân tích case CVT, một cổ phiếu phi mã suốt thời gian vừa qua
 
Diễn biến giao dịch tăng liên tục 9 phiên gầy đây, với số lượng dư mua ngày càng cao rất bất thường và đáng quan tâm. Theo lẽ thông thường, Việc dư mua rất lớn vừa thể hiện quyết tâm mua, nhưng mặt khác lại làm cho cung trên thị trường bị triệt tiêu, và càng khó mua? Đồng thời làm cho giá tăng liên tục và việc mua ngày càng tốn kém. Nếu thực sự muốn mua thì nhóm Hoà Binh Minh có chủ động tạo ra các diễn biến trên?
Theo công bố thông tin, nhóm Hoà Bình Minh và các bên liên quan sở hữu chỉ khoảng 19% CVT hiện nay, và để mua chi phối 51% thì số lượng sẽ cần mua thêm là 32% tương ứng gần 11 triệu cổ phiếu. Số lượng này, có thể dẫn tới nhóm Hoà Bình Minh phải chi ra số tiền hơn khoảng 500-700 tỷ, thậm chí còn cao hơn nhiều nếu diễn biên giá ngày càng tăng. Số tiền này là quá lớn so với nguồn lực tài chính mà chúng ta có thể tìm hiểu. Công ty CP Gạch Ốp Lát Hoà Bình Minh có vốn điều lệ hơn 58tỷ, lượng tiền mặt 50 tỷ, doanh thu gần 300 tỷ 1 năm. Mặc dù doanh số của cả nhóm là tương đối lớn hiện 3000 tỷ. Với hiện trạng như vậy, việc huy động một lượng tiền mặt lớn hơn 800 tỷ để thâu tóm là rất khó. Trong thực tế, việc huy động tổng thể gần 1000 tỷ cho một dự án mua bán sát nhập là rất lớn, và khó với cả các tổ chức tài chính lớn hơn nhiều lần Hoà Bình Minh.
Thêm vào đó, tại sao ban điều hành và HĐQT liên tục bán ra, mà lại không tồn tại một diễn biến giá theo hướng tốt hơn cho một thoả thuận tiết kiệm hơn cho người mua? Rõ ràng diễn biến giá tăng làm cho việc thỏa thuận mua bán với HĐQT và ban điều hành là khó và tốn kém hơn nhiều?
Từ những câu hỏi trên, chúng ta có quyền đặt câu hỏi về việc Hoà Bình Minh đang thâu tóm hay “làm” ra các diễn biến giá trên thị trường nhằm một mục tiêu gì đó?
MtFmTTE.jpg
 
Back
Top