Sau gần chục năm tính từ thời điểm mua CP đầu tiên vào năm 2003, tới giờ mới dần hình thành vài nguyên tắc đầu tư.
Nhìn nghiêng nhìn ngó thì không thấy giống ai (không hẳn FA, TA, xA) nên cũng hơi rón rén nhưng hôm nay đọc bài báo về tác giả của lý thuyết "hai bàn tay" John Maynard Keynes thì mới thấy có hơi hướng 1 chút (3 điểm).
http://cafef.vn/20120623105314212CA32/soi-chien-luoc-mua-co-phieu-cua-nha-kinh-te-hoc-keynes.chn
“Soi” chiến lược mua cổ phiếu của nhà kinh tế học Keynes
...
Trước đây, Keynes vẫn được biết đến là một nhà đầu tư xuất sắc với việc thu về mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường tới 8% trong suốt 22 năm quản lý quỹ của King’s College. Tuy nhiên, phát hiện mới cho thấy mức chênh lệch này còn cao hơn rất nhiều - lên đến 14,5%.
Keynes thường tiến hành đầu tư dựa trên các dự đoán cơ bản về nền kinh tế vĩ mô. Điều này không có gì là bất hợp lý bởi chính ông là người đã sáng tạo ra lĩnh vực đó.
Một chiến lược khác được Keynes sử dụng là chuyển sang đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán. Hầu hết các nhà đầu tư ở Anh thời đó đều tập trung vào trái phiếu. Vào những năm 1920, chỉ có 3% số tiền được đổ vào cổ phiếu và cho đến năm 1937, tỷ lệ được tăng lên một chút – 10%. Tỷ lệ của các nhà đầu tư Mỹ cũng không khá hơn. Trái ngược với xu hướng trên, cổ phiếu hiếm khi chiếm dưới 50% trong danh mục đầu tư của Keynes và thường xuyên ở mức 85%.
Đầu tư vào cổ phiếu thường thu được thành công rất lớn trong thời kỳ này. Nguyên nhân chính là do hầu hết các nhà đầu tư sừng sỏ khác đã bỏ qua cổ phiếu. Thêm vào đó, cổ tức được trả cao hơn lợi suất trái phiếu - có thời gian mức chênh lệch lên tới 6,2%. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư thậm chí không bị mất đi thu nhập nếu công ty muốn tăng vốn.
Việc chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu còn có một lợi ích khác. Trong một bài viết đáng nhớ về thị trường tài chính, Keynes đã mô tả thị trường như là một cuộc thi sắc đẹp trên báo. Cuộc thi này đòi hỏi người đọc phải chọn ra “người đẹp nhất” từ rất nhiều khuôn mặt được đăng và độc giả chọn đúng sẽ là người chiến thắng. Bí quyết ở đây là chọn người có khả năng được ủng hộ nhiều nhất chứ không phải người đẹp nhất.
Đối với Keynes, công việc của nhà đầu tư cũng vậy. Họ phải chọn các cổ phiếu có khả năng sinh lời từ một loạt các cổ phiếu hấp dẫn đối với thị trường chứ không phải là những cổ phiếu có nhiều triển vọng nhất. Keynes lý luận rằng việc đưa ra dự báo chính xác về tiềm năng trong dài hạn của một công ty là nhiệm vụ bất khả thi. Mặc dù Keynes là một chuyên gia trong lĩnh vực dự đoán tiềm năng của các công ty, ông vẫn xây dựng và duy trì danh mục đầu tư rất đa dạng, từ các công ty khai thác mỏ của Nam Phi cho đến các công ty săn bắt cá voi ở Na Uy.
Cuối cùng, một trong những bí quyết của Keynes là ông đã thiết lập được một mạng lưới rộng lớn các mối quan hệ, từ các doanh nghiệp cho đến chính phủ. Lợi thế này cho phép ông có thể hoàn toàn kiểm soát được danh mục đầu tư của mình. Đồng thời, Keynes cũng có đủ tự tin để thoát khỏi xu hướng chung và tận dụng được lợi thế theo cách mà rất ít người dám làm.
******
1. Macro economy (next 2 quarters)
2. Next top model (1 quarter)
3. Market sentiment (online)
Xin ít tài nguyên của anh GLD để public back-up nhé :D
Nhìn nghiêng nhìn ngó thì không thấy giống ai (không hẳn FA, TA, xA) nên cũng hơi rón rén nhưng hôm nay đọc bài báo về tác giả của lý thuyết "hai bàn tay" John Maynard Keynes thì mới thấy có hơi hướng 1 chút (3 điểm).
http://cafef.vn/20120623105314212CA32/soi-chien-luoc-mua-co-phieu-cua-nha-kinh-te-hoc-keynes.chn
“Soi” chiến lược mua cổ phiếu của nhà kinh tế học Keynes
...
Trước đây, Keynes vẫn được biết đến là một nhà đầu tư xuất sắc với việc thu về mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường tới 8% trong suốt 22 năm quản lý quỹ của King’s College. Tuy nhiên, phát hiện mới cho thấy mức chênh lệch này còn cao hơn rất nhiều - lên đến 14,5%.
Keynes thường tiến hành đầu tư dựa trên các dự đoán cơ bản về nền kinh tế vĩ mô. Điều này không có gì là bất hợp lý bởi chính ông là người đã sáng tạo ra lĩnh vực đó.
Một chiến lược khác được Keynes sử dụng là chuyển sang đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán. Hầu hết các nhà đầu tư ở Anh thời đó đều tập trung vào trái phiếu. Vào những năm 1920, chỉ có 3% số tiền được đổ vào cổ phiếu và cho đến năm 1937, tỷ lệ được tăng lên một chút – 10%. Tỷ lệ của các nhà đầu tư Mỹ cũng không khá hơn. Trái ngược với xu hướng trên, cổ phiếu hiếm khi chiếm dưới 50% trong danh mục đầu tư của Keynes và thường xuyên ở mức 85%.
Đầu tư vào cổ phiếu thường thu được thành công rất lớn trong thời kỳ này. Nguyên nhân chính là do hầu hết các nhà đầu tư sừng sỏ khác đã bỏ qua cổ phiếu. Thêm vào đó, cổ tức được trả cao hơn lợi suất trái phiếu - có thời gian mức chênh lệch lên tới 6,2%. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư thậm chí không bị mất đi thu nhập nếu công ty muốn tăng vốn.
Việc chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu còn có một lợi ích khác. Trong một bài viết đáng nhớ về thị trường tài chính, Keynes đã mô tả thị trường như là một cuộc thi sắc đẹp trên báo. Cuộc thi này đòi hỏi người đọc phải chọn ra “người đẹp nhất” từ rất nhiều khuôn mặt được đăng và độc giả chọn đúng sẽ là người chiến thắng. Bí quyết ở đây là chọn người có khả năng được ủng hộ nhiều nhất chứ không phải người đẹp nhất.
Đối với Keynes, công việc của nhà đầu tư cũng vậy. Họ phải chọn các cổ phiếu có khả năng sinh lời từ một loạt các cổ phiếu hấp dẫn đối với thị trường chứ không phải là những cổ phiếu có nhiều triển vọng nhất. Keynes lý luận rằng việc đưa ra dự báo chính xác về tiềm năng trong dài hạn của một công ty là nhiệm vụ bất khả thi. Mặc dù Keynes là một chuyên gia trong lĩnh vực dự đoán tiềm năng của các công ty, ông vẫn xây dựng và duy trì danh mục đầu tư rất đa dạng, từ các công ty khai thác mỏ của Nam Phi cho đến các công ty săn bắt cá voi ở Na Uy.
Cuối cùng, một trong những bí quyết của Keynes là ông đã thiết lập được một mạng lưới rộng lớn các mối quan hệ, từ các doanh nghiệp cho đến chính phủ. Lợi thế này cho phép ông có thể hoàn toàn kiểm soát được danh mục đầu tư của mình. Đồng thời, Keynes cũng có đủ tự tin để thoát khỏi xu hướng chung và tận dụng được lợi thế theo cách mà rất ít người dám làm.
******
1. Macro economy (next 2 quarters)
2. Next top model (1 quarter)
3. Market sentiment (online)
Xin ít tài nguyên của anh GLD để public back-up nhé :D