On - off Investment

mr4046

Well-Known Member
Sau gần chục năm tính từ thời điểm mua CP đầu tiên vào năm 2003, tới giờ mới dần hình thành vài nguyên tắc đầu tư.
Nhìn nghiêng nhìn ngó thì không thấy giống ai (không hẳn FA, TA, xA) nên cũng hơi rón rén nhưng hôm nay đọc bài báo về tác giả của lý thuyết "hai bàn tay" John Maynard Keynes thì mới thấy có hơi hướng 1 chút (3 điểm).

http://cafef.vn/20120623105314212CA32/soi-chien-luoc-mua-co-phieu-cua-nha-kinh-te-hoc-keynes.chn
“Soi” chiến lược mua cổ phiếu của nhà kinh tế học Keynes

...

Trước đây, Keynes vẫn được biết đến là một nhà đầu tư xuất sắc với việc thu về mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường tới 8% trong suốt 22 năm quản lý quỹ của King’s College. Tuy nhiên, phát hiện mới cho thấy mức chênh lệch này còn cao hơn rất nhiều - lên đến 14,5%.

Keynes thường tiến hành đầu tư dựa trên các dự đoán cơ bản về nền kinh tế vĩ mô. Điều này không có gì là bất hợp lý bởi chính ông là người đã sáng tạo ra lĩnh vực đó.

Một chiến lược khác được Keynes sử dụng là chuyển sang đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán. Hầu hết các nhà đầu tư ở Anh thời đó đều tập trung vào trái phiếu. Vào những năm 1920, chỉ có 3% số tiền được đổ vào cổ phiếu và cho đến năm 1937, tỷ lệ được tăng lên một chút – 10%. Tỷ lệ của các nhà đầu tư Mỹ cũng không khá hơn. Trái ngược với xu hướng trên, cổ phiếu hiếm khi chiếm dưới 50% trong danh mục đầu tư của Keynes và thường xuyên ở mức 85%.

Đầu tư vào cổ phiếu thường thu được thành công rất lớn trong thời kỳ này. Nguyên nhân chính là do hầu hết các nhà đầu tư sừng sỏ khác đã bỏ qua cổ phiếu. Thêm vào đó, cổ tức được trả cao hơn lợi suất trái phiếu - có thời gian mức chênh lệch lên tới 6,2%. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư thậm chí không bị mất đi thu nhập nếu công ty muốn tăng vốn.

Việc chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu còn có một lợi ích khác. Trong một bài viết đáng nhớ về thị trường tài chính, Keynes đã mô tả thị trường như là một cuộc thi sắc đẹp trên báo. Cuộc thi này đòi hỏi người đọc phải chọn ra “người đẹp nhất” từ rất nhiều khuôn mặt được đăng và độc giả chọn đúng sẽ là người chiến thắng. Bí quyết ở đây là chọn người có khả năng được ủng hộ nhiều nhất chứ không phải người đẹp nhất.

Đối với Keynes, công việc của nhà đầu tư cũng vậy. Họ phải chọn các cổ phiếu có khả năng sinh lời từ một loạt các cổ phiếu hấp dẫn đối với thị trường chứ không phải là những cổ phiếu có nhiều triển vọng nhất. Keynes lý luận rằng việc đưa ra dự báo chính xác về tiềm năng trong dài hạn của một công ty là nhiệm vụ bất khả thi. Mặc dù Keynes là một chuyên gia trong lĩnh vực dự đoán tiềm năng của các công ty, ông vẫn xây dựng và duy trì danh mục đầu tư rất đa dạng, từ các công ty khai thác mỏ của Nam Phi cho đến các công ty săn bắt cá voi ở Na Uy.

Cuối cùng, một trong những bí quyết của Keynes là ông đã thiết lập được một mạng lưới rộng lớn các mối quan hệ, từ các doanh nghiệp cho đến chính phủ. Lợi thế này cho phép ông có thể hoàn toàn kiểm soát được danh mục đầu tư của mình. Đồng thời, Keynes cũng có đủ tự tin để thoát khỏi xu hướng chung và tận dụng được lợi thế theo cách mà rất ít người dám làm.

******
1. Macro economy (next 2 quarters)
2. Next top model (1 quarter)
3. Market sentiment (online)

Xin ít tài nguyên của anh GLD để public back-up nhé :D
 
Sau gần chục năm tính từ thời điểm mua CP đầu tiên vào năm 2003, tới giờ mới dần hình thành vài nguyên tắc đầu tư.
Nhìn nghiêng nhìn ngó thì không thấy giống ai (không hẳn FA, TA, xA) nên cũng hơi rón rén nhưng hôm nay đọc bài báo về tác giả của lý thuyết "hai bàn tay" John Maynard Keynes thì mới thấy có hơi hướng 1 chút (3 điểm).

http://cafef.vn/20120623105314212CA32/soi-chien-luoc-mua-co-phieu-cua-nha-kinh-te-hoc-keynes.chn
“Soi” chiến lược mua cổ phiếu của nhà kinh tế học Keynes

...

Trước đây, Keynes vẫn được biết đến là một nhà đầu tư xuất sắc với việc thu về mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường tới 8% trong suốt 22 năm quản lý quỹ của King’s College. Tuy nhiên, phát hiện mới cho thấy mức chênh lệch này còn cao hơn rất nhiều - lên đến 14,5%.

Keynes thường tiến hành đầu tư dựa trên các dự đoán cơ bản về nền kinh tế vĩ mô. Điều này không có gì là bất hợp lý bởi chính ông là người đã sáng tạo ra lĩnh vực đó.

Một chiến lược khác được Keynes sử dụng là chuyển sang đầu tư nhiều hơn vào chứng khoán. Hầu hết các nhà đầu tư ở Anh thời đó đều tập trung vào trái phiếu. Vào những năm 1920, chỉ có 3% số tiền được đổ vào cổ phiếu và cho đến năm 1937, tỷ lệ được tăng lên một chút – 10%. Tỷ lệ của các nhà đầu tư Mỹ cũng không khá hơn. Trái ngược với xu hướng trên, cổ phiếu hiếm khi chiếm dưới 50% trong danh mục đầu tư của Keynes và thường xuyên ở mức 85%.

Đầu tư vào cổ phiếu thường thu được thành công rất lớn trong thời kỳ này. Nguyên nhân chính là do hầu hết các nhà đầu tư sừng sỏ khác đã bỏ qua cổ phiếu. Thêm vào đó, cổ tức được trả cao hơn lợi suất trái phiếu - có thời gian mức chênh lệch lên tới 6,2%. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư thậm chí không bị mất đi thu nhập nếu công ty muốn tăng vốn.

Việc chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu còn có một lợi ích khác. Trong một bài viết đáng nhớ về thị trường tài chính, Keynes đã mô tả thị trường như là một cuộc thi sắc đẹp trên báo. Cuộc thi này đòi hỏi người đọc phải chọn ra “người đẹp nhất” từ rất nhiều khuôn mặt được đăng và độc giả chọn đúng sẽ là người chiến thắng. Bí quyết ở đây là chọn người có khả năng được ủng hộ nhiều nhất chứ không phải người đẹp nhất.

Đối với Keynes, công việc của nhà đầu tư cũng vậy. Họ phải chọn các cổ phiếu có khả năng sinh lời từ một loạt các cổ phiếu hấp dẫn đối với thị trường chứ không phải là những cổ phiếu có nhiều triển vọng nhất. Keynes lý luận rằng việc đưa ra dự báo chính xác về tiềm năng trong dài hạn của một công ty là nhiệm vụ bất khả thi. Mặc dù Keynes là một chuyên gia trong lĩnh vực dự đoán tiềm năng của các công ty, ông vẫn xây dựng và duy trì danh mục đầu tư rất đa dạng, từ các công ty khai thác mỏ của Nam Phi cho đến các công ty săn bắt cá voi ở Na Uy.

Cuối cùng, một trong những bí quyết của Keynes là ông đã thiết lập được một mạng lưới rộng lớn các mối quan hệ, từ các doanh nghiệp cho đến chính phủ. Lợi thế này cho phép ông có thể hoàn toàn kiểm soát được danh mục đầu tư của mình. Đồng thời, Keynes cũng có đủ tự tin để thoát khỏi xu hướng chung và tận dụng được lợi thế theo cách mà rất ít người dám làm.

******
1. Macro economy (next 2 quarters)
2. Next top model (1 quarter)
3. Market sentiment (online)

Xin ít tài nguyên của anh GLD để public back-up nhé :D
Bài của thằng em còn ngon hơn xì gà chú mời anh. Tiếp đê...
 
Dạo này không thấy bà con bàn luận gì về vĩ mô nữa nhỉ ?

Giai đoạn hậu kháng sinh bắt đầu tràn lan với tác dụng phụ.
Khác với năm 2009, thuốc bổ dưới dạng gói kích cầu được đưa ra 1 cách thận trọng (giảm lãi suất dần xuống 10% chứ không có gói lãi suất 4%, chi tiêu công tiếp tục bị dư luận săm soi, ...).
Quá trình tái cấu trúc vẫn được tiếp tục với việc thanh tra các DNNN, khuyến khích tự M&A trong ngành ngân hàng (theo các ưu đãi về thuế của SBV), hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, XK (khối non-SOEs). Các bước đi còn khá mờ nhạt tuy nhiên quá trình thanh lọc này là cần thiết để rũ bỏ doanh nghiệp yếu kém.
Cùng lúc để chống suy giảm kinh tế thì Gov cần mạnh tay hơn nữa trong việc nâng tổng cầu trong đó cần tập trung vào 02 mục tiêu: nâng sức mua của người tiêu dùng (thông qua việc giảm thuế VAT, personal income tax, tín dụng cá nhân, ...) và dẫn vốn đến đúng doanh nghiệp SMEs (thông qua việc bảo lãnh giải ngân).

Về TTCK, khối ngoại bán nhiệt tình siêu BCs và BCs làm thị trường sụt giảm mạnh.
Khối lượng giao dịch teo tóp lại thể hiện sự thận trọng của các players.
Thị trường cần thêm thời gian để tích luỹ trong lúc chờ đợi sự phục hồi của kinh tế vĩ mô và kết luận về động thái của khối ngoại (take profit hoặc thoái vốn).
Sự phân hoá sẽ tiếp tục diễn ra dựa trên KQKD estimate của Q2 (vốn là quý nặng nề nhất của VN).

3-year plan is continuing ... b-)

Đây cũng chỉ là 1 khả năng thôi.
Em thì thấy đây là tín hiệu tích cực vì sơ nhất là cho vay ồ ạt lại.
Em biết nhiều DN tốt đã tiếp cận vốn vay không hạn chế với lãi suất 10% từ cách đây 1 tháng.
Keypoint bây giờ là sức cầu quá yếu do thu nhập thực tế và kỳ vọng thấp.
Gov cần giải bài toán này.
Bài toán lãi suất thì đã tạm ổn nhưng cần thêm thời gian.

Sau này nhìn lại sẽ thấy con sóng sắp tới to nhất và an toàn nhất trong năm 2012 :D

Vì đây là lúc các quỹ đầu tư mới thực sự tham gia vào bác Tican ạ.
Đợt tăng đầu năm thì chỉ là cú pop lại sau khi undervalue nhiều quá.
Mà đợt đó thì chỉ có nhỏ lẻ và MMs. Đa số BBs nhỡ vụ đó hoặc nếu vào thì rất ít (KLS là 1 ví dụ).
Em kết nhất câu của Paven "đây là thời gian mà ngồi đỉnh nào thì cũng sẽ có thằng lên bê mình xuống" =))

Vẫn theo mạch phân tích thì có thể thấy trong vòng 6 tháng qua VN đã có những thay đổi bước ngoặt về CPI, Fx, Gold, Interest rate, public investment, banking system, ... (nhìn lại các post của bà con cuối năm ngoái có thể thấy được điều này).
Government vừa qua khẳng định " VN đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất" có lẽ cũng đúng phần nào. Bây giờ tiến nhanh hay tiến chậm/đi ngang thì phụ thuộc vào effect của các chính sách và quyết tâm thực hiện.

Về các players, thì có lẽ bây giờ dòng tiền không phải là vấn đề quá khó. Ngân hàng thừa thanh khoản và có thể huy động ngắn hạn với lãi suất thấp. Giá CP đã điều chỉnh về mặt bằng tương đối hấp dẫn nếu xét trên risk/reward, ...

Vậy sao TTCK VN lại đi ngang khá lâu và cạn kiệt về thanh khoản ?
Nếu tư duy theo big players thì tạm đưa ra kết quả: nguy cơ thoái vốn của quỹ ngoại từ năm 2012 trở đi và động thái bán ròng trong 1.5 tháng vừa qua là lý do chính yếu. Vì chưa có câu trả lời nên thận trọng, hạn chế giao dịch và quan sát là action hợp lý nhất.

Nếu ...
http://cafef.vn/20120623122432164CA31/khoi-ngoai-quay-dau-mua-rong-116-ty-trong-tuan-qua.chn
Khối ngoại quay đầu mua ròng 116 tỷ trong tuần qua

... được tiếp tục trong 1 vài tuần tới thì thị trường sẽ tăng nhẹ dần qua các tuần với thanh khoản tăng dần.
Sau đó sẽ có 1 đợt tăng mạnh để test cung.

Kịch bản sẽ tốt hơn nếu có big players mới (kiểu iShare) với 1 vài tuyên bố để yên lòng các tay chơi còn lại.
 
Last edited by a moderator:
@mr.. Chúc mừng nhà mới. Chú ít viết nhưng viết cũng hay đáo để :D .
Về cách đánh chứng thì có 2 phương pháp:

1. Phương pháp đánh từ trên xuống. Đó là dựa vào tình hình vĩ mô, chính sách tiền tệ và sự ổn định chính trị, từ đó mới dịch chuyển xuống ngành nghề chủ yếu, thuộc loại được tập chung nguồn lực phát triển, sau đó tìm doanh nghiệp ngon nhất trong ngành đó, chiếm tỉ trọng cao. Từ đó đầu tư vào và đợi ngày hái quả. Đây là phương pháp mà các tổ chức hay sử dụng và có lẽ Keynes dùng pp này.

2. Đánh từ dưới lên. Phương pháp này không thèm để ý đến vĩ mô làm gì, mà chỉ cần quan tâm đến FA của công ty đó mà thôi. Từ đó đổ tiền vào đầu tư hưởng cổ tức.

3. Phương pháp này có lẽ chỉ ở VN có. Đó là tìm hiểu xem thằng nhà cái nào chịu chơi nhất thì lao vào sòng chiến.

Ps: Hiện nay ở VN có kênh đầu tư nào ngon hơn CK không??? Ké nhà Mr... tí :D
 
Vừa đi nghỉ mát cùng gia đình ở Mũi né về, vào VC thấy ngay cái nhà mới của Mr nên xông vào làm chén trà cái đã. Bài hay đấy, phát huy nhé.

Rất khâm phục khả năng nhìn nhận vĩ mô trong long time frame và độ consistent của Mr (độ lỳ và dai :)) trong ôm cổ, yearly trading).
 
...
Ps: Hiện nay ở VN có kênh đầu tư nào ngon hơn CK không??? Ké nhà Mr... tí :D

So tỉ lệ chung chi thì lô đề cao hơn, nhưng xét thêm xác suất thắng bại thì không gì ngon bằng CK :D
 
So tỉ lệ chung chi thì lô đề cao hơn, nhưng xét thêm xác suất thắng bại thì không gì ngon bằng CK :D

Câu này bác Tí nói hay quá, hay em lại cân nhắc nên đóng cửa công ty chuyển nghề nhỉ????

Nếu chuyển nghề thì việc đầu tiên làm là mở một thớt Real Trade cho máu. Vụ này nghe hot quá...
 
Lợi thế lớn nhất của VN là đi sau do vậy hầu hết các tình huống đều đã có lời giải hoặc bước đi mà đúng đến 80%.
Cái còn lại chỉ ở quyết tâm.
Tuy nhiên, nhìn ở quá khứ thì ít khi VN thành công ngay từ đợt khởi nghĩa đầu tiên =))
Điểm sáng hiện nay là SBV có bộ phận nghiên cứu lịch sử và thế giới khá tốt về mặt chuyên môn.

SBV phải đứng với tư cách là nhà cái cuối cùng và áp dụng nguyên tắc bảo hiểm là lấy số đông bù số ít để ngăn chặn domino.
Các hỗ trợ ngắn hạn từ SBV thì các chủ thể đón nhận sẽ phải trả với giá khá đắt nhưng được trả trong dài hạn.

******
Xử nợ xấu: Bài học từ Mỹ và Trung Quốc
http://cafef.vn/20120625073144553CA34/xu-no-xau-bai-hoc-tu-my-va-trung-quoc.chn
 
Nếu ...
http://cafef.vn/20120623122432164CA31/khoi-ngoai-quay-dau-mua-rong-116-ty-trong-tuan-qua.chn
Khối ngoại quay đầu mua ròng 116 tỷ trong tuần qua

... được tiếp tục trong 1 vài tuần tới thì thị trường sẽ tăng nhẹ dần qua các tuần với thanh khoản tăng dần.
Sau đó sẽ có 1 đợt tăng mạnh để test cung.

Kịch bản sẽ tốt hơn nếu có big players mới (kiểu iShare) với 1 vài tuyên bố để yên lòng các tay chơi còn lại.

Ngày 25/6
Gạt qua những cảm xúc tiêu cực của NĐT thì các con số vẫn thể hiện vai trò của nó.
Tiếp tục xuống tiền.

http://ndhmoney.vn/web/guest/s05/-/journal_content/khoi-ngoai-xa-vsh-thu-gom-ree
Khối ngoại 'xả' VSH, 'thu gom' REE
Cụ thể, khối ngoại hôm nay trên HOSE mua vào 97 mã với tổng khối lượng mua vào là 5.219.270 đơn vị, tương ứng với giá trị mua vào đạt 103,6 tỷ đồng và bán ra 48 mã với tổng khối lượng bán ra là 1.946.810 đơn vị, tương đương với giá trị bán ra đạt 49,1 tỷ đồng. Giá trị mua ròng của khối ngoại trên HOSE đạt 54,5 tỷ đồng.
...
 
Last edited by a moderator:
Ngày 26/6

Khi có nhiều tin tốt và ít tin xấu hơn mà thị trường vẫn giảm liên tục thì có 02 khả năng:
- Something very bad happened that we don't know
- Các players kiên nhẫn chờ đợi để có entry position tốt nhất

Tiếp tục xuống tiền 1 mã được khối ngoại mua ròng liên tục và có EPS 6 tháng đầu năm gần 5K :))

http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/journal_content/fdi-6-thang:-tang-von-vao-thuc-giam-von-cam-ket
FDI 6 tháng: Tăng vốn vào thực, giảm vốn cam kết
(NDHMoney) Dữ liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài vừa được công bố cho thấy, vốn FDI giải ngân tính đến ngày 20/6 đã đạt 5,4 tỷ USD.

http://gafin.vn/2012062604010687p0c31/khoi-ngoai-tang-ban-ra-khi-thi-truong-giam-manh.htm
Khối ngoại tăng bán ra khi thị trường giảm mạnh Thứ ba, 26/06/2012 16:45
(Gafin) - Tuy nhiên, khối ngoại vẫn mua ròng trên cả 2 sàn, giá trị 8,3 tỷ đồng.

http://gafin.vn/20120626020018496p0c34/lai-suat-lien-ngan-hang-chinh-thuc-vuot-tran-huy-dong.htm
Lãi suất liên ngân hàng chính thức vượt trần huy động
-----
Theo thống kê của cá nhân trong quá khứ thì trước mỗi kỳ uptrend > T+30 đều có sự đột biến về lãi suất huy động :))
 
- Something very bad happened that we don't know

Cái chúng ta không biết là lượng Margin ntn???

- Các players kiên nhẫn chờ đợi để có entry position tốt nhất

Không quan trọng entry position, quan trọng là Nước Ngoài quay lại. Cái này liên quan đế nhiều thứ lắm. EU, World Mr, Niềm tin vào chính sách, UBCK,....stb chắc chẳng bao giờ ETF vào nữa.
 
Chủ tịch nước phê bình vụ Vinalines

Thượng tầng đang oánh nhau loạn xạ thì dù giá có hấp dẫn players cũng chẳng dám thò đầu. Có lẽ chờ cho đến lúc hạ cờ chăng? Wait & see!

Thượng tầng VN thì lúc nào chẳng choảng nhau hả bác ?
Kể cả đợt tăng đầu năm vừa rồi.
Nhưng được cái lúc khó khăn nhất thì đều ngồi xuống thỏa hiệp được.
Em nghĩ phải tìm lý do khác :)
 
Back
Top