Sự kiện chuỗi bán sỉ Metro Việt Nam về tay Tập đoàn Berli Jucker có thể coi là điểm nhấn cho cuộc đổ bộ, vốn đã âm ỉ từ lâu, của các nhà phân phối và hàng hóa Thái Lan. Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của người giàu thứ ba Thái Lan (theo số liệu của Forbes) - ông Charoen Sirivadhanabhakdi vừa công bố chi gần 880 triệu USD mua lại toàn bộ chuỗi bán lẻ Metro Cash & Carry Việt Nam. Đây được coi là vụ mua bán – sáp nhập (M&A) quy mô lớn nhất trong ngành bán lẻ Việt Nam từ trước đến nay, khi Metro đang có 19 trung tâm trên cả nước, doanh thu năm 2012 - 2013 đạt hơn 690 triệu USD. Trước đó, BJC đã hợp tác với một hệ thống bán lẻ khác là Family Mart sau khi đối tác Nhật Bản rút hoàn toàn khỏi liên doanh này. Hệ thống sau đó đã được đổi tên thành B’mart - thương hiệu lâu đời của BJC. Trước thương vụ trị giá hàng trăm triệu USD của BJC, báo chí nước ngoài cũng đưa tin người giàu thứ hai Thái Lan, Chủ tịch Tập đoàn CP Group Dhanin Chearavanont ra giá 500 triệu USD để thâu tóm Metro Việt Nam song đã bị từ chối. Dù bất thành, CP Group vẫn tỏ tham vọng thâm nhập sâu hơn vào hệ thống bán lẻ, phân phối của Việt Nam. Ngoài hai đại gia muốn mua lại hệ thống siêu thị, người giàu nhất Thái Lan theo xếp hạng của Forbes mới đây, gia đình Chirathivat - chủ hệ thống bán lẻ Central Group trong tháng 4/2014 đã mở một trung tâm mua sắm tại Hà Nội, mang tên Robins.
Với tâm lý sính Ngoại của người dân Việt Nam, sự yếu kém của các NSX trong nước , luồng sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc... Hoàng hóa Thái Lan dường như là một sự lựa chọn hợp lý cho tiêu dùng, nó vừa đảm bảo được chất lượng tốt hơn hàng nội địa, thay thế hàng độc hại của Trung Quốc. Xong vẫn dữ được giá mềm mại và vừa với khả năng chi tiêu của người dân. Sự thâm nhập của Thái Lan sẽ là cơ hội thúc đẩy tiêu dùng trong nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn cho việc mua sắm của mình. Xong đối với các NSX của Việt Nam thì là một sự đáng lo ngại, khi mà tới đây thuế của nhiều các mặt hàng xuất khẩu trong Asean sẽ chuyển về con số 0%.
Như chắc chắn tới đây sẽ có nhiều biến động trong sản xuất và thị trường phân phối, bán lẻ của VN. Các anh chị có nhận định gì sau sự kiện con tàu đổ bộ BJC đáp xuống Metro Viet Nam?
P/S: Em là một thành viên mới, cũng mới theo dõi và học tập trên page được một thời gian ngắn. Cũng không chuyên về kinh tế xong cũng muốn tìm hiểu và học tập nâng thêm tầm hiểu biết vồn hạn hẹp của mình. Mong được sự chỉ giáo của các tiền bối!
Với tâm lý sính Ngoại của người dân Việt Nam, sự yếu kém của các NSX trong nước , luồng sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc... Hoàng hóa Thái Lan dường như là một sự lựa chọn hợp lý cho tiêu dùng, nó vừa đảm bảo được chất lượng tốt hơn hàng nội địa, thay thế hàng độc hại của Trung Quốc. Xong vẫn dữ được giá mềm mại và vừa với khả năng chi tiêu của người dân. Sự thâm nhập của Thái Lan sẽ là cơ hội thúc đẩy tiêu dùng trong nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn cho việc mua sắm của mình. Xong đối với các NSX của Việt Nam thì là một sự đáng lo ngại, khi mà tới đây thuế của nhiều các mặt hàng xuất khẩu trong Asean sẽ chuyển về con số 0%.
Như chắc chắn tới đây sẽ có nhiều biến động trong sản xuất và thị trường phân phối, bán lẻ của VN. Các anh chị có nhận định gì sau sự kiện con tàu đổ bộ BJC đáp xuống Metro Viet Nam?
P/S: Em là một thành viên mới, cũng mới theo dõi và học tập trên page được một thời gian ngắn. Cũng không chuyên về kinh tế xong cũng muốn tìm hiểu và học tập nâng thêm tầm hiểu biết vồn hạn hẹp của mình. Mong được sự chỉ giáo của các tiền bối!