nhảm

Tối cho con gái ra công viên chơi, trời có chút mây nhưng khá mỏng, không che được trăng bán nguyệt sáng quoắc. Các cụ nhà mình vẫn có câu "trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa". Có vẻ mai trời nóng vẫn là chủ đạo theo cái câu tục ngữ này. Trong khi google thì thấy dự báo mai có mưa. Xem ra môn dự báo thời tiết với môn dự báo thị trường chứng khoán cũng có đôi chút tương đồng.
Sự thống nhất của mấy cái cách dự báo là ngày mai trời sẽ vẫn nóng dù có mưa hay không. Cái này thì khỏi cần dự báo, vì đang là mùa hè và trời sẽ còn nóng cho tới khi nào hết nóng. Giá biến động theo xu thế cho tới khi xu thế đó kết thúc - giả định cơ sở của phân tích kỹ thuật.
Một điều kỳ lạ tới mức đáng ngạc nhiên là số đông nhà đầu tư, đầu cơ, kinh doanh cổ phiếu, cờ bạc... đều luôn có xu hướng muốn dự báo xu thế giá sẽ kết thúc ở đâu, khi nào. Việc này có lẽ cũng không khác mấy dự báo thời tiết Hà Nội bao giờ hết nóng và chuyển sang lạnh. Mới cuối tháng 7 mà có bác hôm nay bảo trời đã sang thu rồi.
Thay vì cố gắng dự báo, nhận diện xu thế thị trường lại dễ hơn rất nhiều. Có nhiều cách để biết cái này, đơn giản nhất chính là diễn biến của giá. Một xu hướng tăng được định nghĩa cơ bản nhất là giá cổ phiếu tạo ra giá cao cao hơn và giá thấp cao hơn. Như vậy, tín hiệu quan trọng hàng đầu của xu thế chính là Break Out (BO) vì chỉ khi nào có BO thì cổ phiếu mới có new high, new low. Mỗi lần BO thì phía trước lại là đường rộng, giá thoải mái biến động theo hướng mà nó ít gặp cản trở nhất (tăng với uptrend và giảm với downtrend).
Không có mấy ai chết trên đỉnh giá, mọi người thường kẹp, chết dần chết mòn khi cố gắng dự báo xu thế giảm đã kết thúc và lao vào bắt đáy kèm mua trung bình giá xuống theo kiểu tiền là vô hạn.
Chiến lược an toàn nhất với loài phù du là bơi theo dòng và có động là té!

Phút rảnh rỗi khi đã full margin và hàng đã về tài khoản :banhbao48:
 
Phiền Mr . Full cho vài lời đọc trận :D
còn gì mà đọc nữa e ơi. Lần thứ 4 nhóm midcap muốn đứng dậy khởi nghĩa cùng BCs.
Giờ vượt 640 hoặc là tổng phản công mua gì cũng thắng :3D_55:. Hoặc lại như 3 lần trước, tt quay đầu:banhbao9:.
thế cờ lúc này dễ lên hơn xuống, nhưng nếu nó xuống thì cũng phải chịu thôi
 
vì là topic nghĩ gì nói đấy nên em mạnh dạn dự TT không tăng thì giảm nhưng tốt nhất là sideway . :21:
Capture.PNG
Mỗi cp BCs giảm một chút (0.5-1%), chỉ có BVH là giảm > 3%. Mức điều chỉnh thế này cũng là bình thường. Nhưng cái làm tt nhìn chán ốm là độ rộng của phe giảm giá.
Cầm đầu phe giảm cả 2 sàn bây giờ toàn là đám PV: GAS, PVD, PVS, PVC... Giá oil 50 thì có vẻ đám này còn mẫn cảm với giá oil, chứ oil xuống tận như hôm nay (46 trong khi đáy là 42) thì cũng khó mà ko ảnh hưởng được.
Phía bull thì tích cực nhất vẫn là ngân hàng, trong đấy VCB xuất hiện rất đúng lúc.
Thị trường điều chỉnh giám với số lượng cổ phiếu giảm giá gấp hơn 2 lần tăng giá ngay khi nhóm midcaps, pennys rục rịch tăng giá lần thứ 4 kể từ đấy 29/06. Một thông báo rất rõ ràng từ phía thị trường "không có tiền cho hàng midcaps".
Nhưng đồng thời, diễn biến giá các cổ phiếu tới thời điểm hiện tại thì chỉ những cổ phiếu nào có báo cáo lợi nhuận tốt, hoặc kỳ vọng lợi nhuận tốt do hưởng lợi từ các hiệp định tự do thương mai (tiêu biểu nhất là TPP) và sự sụt giảm mạnh của giá dầu khí là duy trì được trạng thái sideway hoặc zigzag tăng giá.
Dòng tiền không quá lớn, các bước tăng giá ko còn mạnh mẽ như giai đoạn trước (ko còn tăng tiết cung kiểu BH), nhưng sự tập trung có trọn lọc của dòng tiền và quá trình tích lũy kéo dài nhiều tháng qua cho thấy khả năng "sập hầm" cũng ko lớn. Giờ chỉ có những sự kiện có tính chất black swan mới có thể khiến thị trường sập được.
Kịch bản sideway tích lũy tăng dần có lẽ là sáng nhất lúc này.
Chiến lược mà các cao thủ lựa chọn lúc này thường là buy BCs ở mức cung bão hòa và bán khi giá tăng trở lại. Rui ro của cách này vớ vỉn kẹp T+ vỡ alo và lướt lệch nhịp thì cũng ôm hận ngay. Cao thủ thì sẽ có cách phòng, giảm rủi ro, mình thấp thủ thì hold đợi độc lập hoặc cut loss :2cool_burn_joss_stick:
 
thị trường đang làm nhớ tới hồi 2013, khi ai mua trên 500 thì tèo, ai mua dưới 500 có ăn. Thời gian đấy, mình bắt đầu cầm HPG. Lý do cũng đơn giản, đọc thấy thằng TQ dư cung thép, thị trường tiêu thụ thép trong nước cũng dư cung, tồn kho, nhà máy thép đóng cửa. Tình cờ được sếp giao xem mấy con thép (hồi đấy còn làm phân tích), thế là lôi cả loạt cp thép ra xem và bất ngờ với doanh thu và lợi nhuận của HPG thời kỳ đấy.
So với các cp cùng quy mô thời kỳ đấy thì HPG so sánh được với POM và Thái Nguyên, đọc hết các thông tin public về mấy cp này thì thấy 2 con kia nát bét như đồn.
Cũng tình cờ qua a bạn, biết được HPG tổ chức gặp mặt phân tích và các fund của các cty nên đăng ký đi gặp. Trong buổi gặp, nghe a Long và a Dương nói chuyện, trả lời phỏng vấn. Rồi hôm sau đi thăm khu liên hiệp thép ở Hải Dương ăn gà ở đường 5, lên mỏ của HPG trên Hà Giang ăn cá sông, ... Tình yêu đến qua đường dạ giầy, về yêu luôn HPG thế là múc cả mớ luôn :3D_23:
Bất chấp index sideway thì HPG thời kỳ đấy vẫn từ từ zigzag tăng giá :3D_55:
 
còn gì mà đọc nữa e ơi. Lần thứ 4 nhóm midcap muốn đứng dậy khởi nghĩa cùng BCs.
Giờ vượt 640 hoặc là tổng phản công mua gì cũng thắng :3D_55:. Hoặc lại như 3 lần trước, tt quay đầu:banhbao9:.
thế cờ lúc này dễ lên hơn xuống, nhưng nếu nó xuống thì cũng phải chịu thôi
đúng là cái đám midcaps, pennys giờ thành chim báo bão, ngoi lên cái là :banhbao9:
Với cái chart của VN-Index và HNX-Index lúc này, ko có lý do gì để dùng margin cả. Chào a lùn, a tỷ phú và cá rô :banhbao19:
 
index sideway, tức phải có cp khỏe hơn index >>> tk hiện vẫn ở trạng thái 1:1.1 mà ko có lãi :3D_59:
từ tháng 5 tới giờ, cảm giác có hiệu ứng tháng (trước kia là hiệu ứng quý) với thị trường.
 
index sideway, tức phải có cp khỏe hơn index >>> tk hiện vẫn ở trạng thái 1:1.1 mà ko có lãi :3D_59:
từ tháng 5 tới giờ, cảm giác có hiệu ứng tháng (trước kia là hiệu ứng quý) với thị trường.
Hiệu ứng tháng kiểu phụ nữ hay như nào vậy anh :D
 
Note: giá và khối lượng

Bước đầu tiên đọc về TA là được đọc về bar chart và khối lượng từ quyển sách photo không rõ nguồn gốc từ năm thứ 2 hay 3 đại học gì đấy. Sau này nghe nói đây là sách dịch từ giáo trình bên Úc được BVS dịch để đào tạo (ko biết đúng ko). Đáng tiếc là cho mượn sách xong giờ ko nhớ ai mượn.

Trong đó, phân tích khối lượng cơ bản là giá và khối lượng phải biến động cùng chiều thì khi đó khối lượng mới hỗ trợ tốt cho biến động giá tăng, ngược lại thì giá giảm đi kèm với khối lượng giao dịch giảm. Khi giá tăng mà khối lượng thấp thì tạo ra trạng thái phân kỳ âm giữa giá và khối lượng dẫn tới tình trạng xu thế tăng giá không bền vững.

Với quyển sách gối đầu, kim chỉ nam dẫn hướng mình hoàn toàn tin tưởng vào lý thuyết này cho tới mấy năm gần đây thì thấy nghi ngờ. Việc nghi ngờ này xuất phát từ thực tế hold cp HPG trong năm 2013. Giá cứ từ từ tăng với thanh khoản chỉ vài chục k/phiên, thậm chí từ đầu năm 2013 tới cuối 2013, giá HPG tăng gấp đôi mà thanh khoản thì giảm còn 1/4!!!

Trước đó, việc những cổ phiếu tăng giá không có thanh khoản mình thường đổ cho tiết cung vì các đội lái cầm hàng ko bán ra và sẽ không biết lúc nào họ bán. Nếu họ bán thì sẽ ko ai mua và sập rất nhanh. Chẳng nhẽ HPG cũng thuộc loại hàng lái? Thật là hoang mang.

Từ đấy, quyết định tiến hành khảo sát xem liệu có diễn biến tương tự ở cổ phiếu nào khác hay không. Dù sao thì lịch sử nó sẽ luôn lặp lại (giả định 3 của ptkt). Từ đó phát hiện ra cổ phiếu điển hình là VNM cũng có biến động tương tự. Trong giai đoạn sau 2009, từ 2010 – 2012, mỗi năm cổ phiếu này tăng giá 100% mà không cần khối lượng tăng lên tương ứng. Giải thích thế nào đây?

Nhớ lại giả định 1 ptkt, giá phản ánh tất cả. Cái giả định này cũng phù hợp với lý thuyết thị trường hiệu quả và ngay cả các phương pháp phân tích, định giá FA thì cũng phải công nhận giá cả phản ánh của giá trị. Tóm lại, quá trình biến động giá được tóm gọn trong từ “price in” (thực tế + kỳ vọng có khi cả hi vọng).

Mỗi cá nhân sẽ có một đánh giá khác nhau về cp và quá trình price in là tổng hợp hành động của đám đông nhà đầu tư. Trong đó, với thị trường chứng khoán, đám đông nhà đầu tư không được đo bằng số lượng nhà đầu tư mà đo bằng số tiền. Một nhà đầu tư với lệnh mua vào 1 tỷ đồng, chắc chắn có trọng số lớn hơn 100 nhà đầu tư có lệnh bán 1 triệu đồng.

Từ đó, bắt đầu thấy biến động giá của những cp như HPG, VNM trở lên dễ hiểu hơn. Giá những cổ phiếu này đang price in một cái gì đấy (thông thường tác động lớn nhất là sự tăng trưởng lợi nhuận) và nhóm nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu kiểu này cùng có niềm tin giá cổ phiếu chưa price in đúng giá trị doanh nghiệp. Lượng cung cổ phiếu vì vậy bị khóa lại dưới dạng đầu tư dài hạn. Những nđt đến sau muốn mua vào sẽ phải nâng dần giá mua, trong khi nguồn cung càng ngày càng khan hiếm khiến giá tăng và khối lượng giảm.

Sau này tiến hành khảo sát hàng loạt cổ phiếu khác, thì cũng có diễn biến tương tự như vậy. Ngay chính thị trường chung, những giai đoạn tăng tiết cung là những lúc giá tăng rất sướng. Mỗi tội mức độ sướng của thị trường thường không được lâu như cổ phiếu.

Tóm lại, giá tăng mà không có khối lượng “thường” thể hiện price in chưa đủ/vượt với đám đông “cá mập” đang nắm giữ cổ phiếu.

Không có cái gì tăng mãi mà không có thanh khoản cả, rồi tới lúc nào đó, dường như cổ phiếu nào cũng sẽ có thanh khoản. Ẩn đằng sau cái thanh khoản này là cái gì thì thôi để khi nào tự dung có hứng lại viết tiếp.

(những note này chỉ mang tính cá nhân, typing cũng hay sai chính tả và typing xong ko check lại, với lại tự viết tự hiểu, cốt để để sau này tự chiêm nghiệm. Bác nào đọc xong có góp ý, ném đá cứ thoải mái nhưng ai sử dụng với mục đích real trade thắng thì cũng ko liên quan tới e mà thua cũng đừng tìm e để tính sổ)
 
Note: giá và khối lượng

Bước đầu tiên đọc về TA là được đọc về bar chart và khối lượng từ quyển sách photo không rõ nguồn gốc từ năm thứ 2 hay 3 đại học gì đấy. Sau này nghe nói đây là sách dịch từ giáo trình bên Úc được BVS dịch để đào tạo (ko biết đúng ko). Đáng tiếc là cho mượn sách xong giờ ko nhớ ai mượn.

Trong đó, phân tích khối lượng cơ bản là giá và khối lượng phải biến động cùng chiều thì khi đó khối lượng mới hỗ trợ tốt cho biến động giá tăng, ngược lại thì giá giảm đi kèm với khối lượng giao dịch giảm. Khi giá tăng mà khối lượng thấp thì tạo ra trạng thái phân kỳ âm giữa giá và khối lượng dẫn tới tình trạng xu thế tăng giá không bền vững.

Với quyển sách gối đầu, kim chỉ nam dẫn hướng mình hoàn toàn tin tưởng vào lý thuyết này cho tới mấy năm gần đây thì thấy nghi ngờ. Việc nghi ngờ này xuất phát từ thực tế hold cp HPG trong năm 2013. Giá cứ từ từ tăng với thanh khoản chỉ vài chục k/phiên, thậm chí từ đầu năm 2013 tới cuối 2013, giá HPG tăng gấp đôi mà thanh khoản thì giảm còn 1/4!!!

Trước đó, việc những cổ phiếu tăng giá không có thanh khoản mình thường đổ cho tiết cung vì các đội lái cầm hàng ko bán ra và sẽ không biết lúc nào họ bán. Nếu họ bán thì sẽ ko ai mua và sập rất nhanh. Chẳng nhẽ HPG cũng thuộc loại hàng lái? Thật là hoang mang.

Từ đấy, quyết định tiến hành khảo sát xem liệu có diễn biến tương tự ở cổ phiếu nào khác hay không. Dù sao thì lịch sử nó sẽ luôn lặp lại (giả định 3 của ptkt). Từ đó phát hiện ra cổ phiếu điển hình là VNM cũng có biến động tương tự. Trong giai đoạn sau 2009, từ 2010 – 2012, mỗi năm cổ phiếu này tăng giá 100% mà không cần khối lượng tăng lên tương ứng. Giải thích thế nào đây?

Nhớ lại giả định 1 ptkt, giá phản ánh tất cả. Cái giả định này cũng phù hợp với lý thuyết thị trường hiệu quả và ngay cả các phương pháp phân tích, định giá FA thì cũng phải công nhận giá cả phản ánh của giá trị. Tóm lại, quá trình biến động giá được tóm gọn trong từ “price in” (thực tế + kỳ vọng có khi cả hi vọng).

Mỗi cá nhân sẽ có một đánh giá khác nhau về cp và quá trình price in là tổng hợp hành động của đám đông nhà đầu tư. Trong đó, với thị trường chứng khoán, đám đông nhà đầu tư không được đo bằng số lượng nhà đầu tư mà đo bằng số tiền. Một nhà đầu tư với lệnh mua vào 1 tỷ đồng, chắc chắn có trọng số lớn hơn 100 nhà đầu tư có lệnh bán 1 triệu đồng.

Từ đó, bắt đầu thấy biến động giá của những cp như HPG, VNM trở lên dễ hiểu hơn. Giá những cổ phiếu này đang price in một cái gì đấy (thông thường tác động lớn nhất là sự tăng trưởng lợi nhuận) và nhóm nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu kiểu này cùng có niềm tin giá cổ phiếu chưa price in đúng giá trị doanh nghiệp. Lượng cung cổ phiếu vì vậy bị khóa lại dưới dạng đầu tư dài hạn. Những nđt đến sau muốn mua vào sẽ phải nâng dần giá mua, trong khi nguồn cung càng ngày càng khan hiếm khiến giá tăng và khối lượng giảm.

Sau này tiến hành khảo sát hàng loạt cổ phiếu khác, thì cũng có diễn biến tương tự như vậy. Ngay chính thị trường chung, những giai đoạn tăng tiết cung là những lúc giá tăng rất sướng. Mỗi tội mức độ sướng của thị trường thường không được lâu như cổ phiếu.

Tóm lại, giá tăng mà không có khối lượng “thường” thể hiện price in chưa đủ/vượt với đám đông “cá mập” đang nắm giữ cổ phiếu.

Không có cái gì tăng mãi mà không có thanh khoản cả, rồi tới lúc nào đó, dường như cổ phiếu nào cũng sẽ có thanh khoản. Ẩn đằng sau cái thanh khoản này là cái gì thì thôi để khi nào tự dung có hứng lại viết tiếp.

(những note này chỉ mang tính cá nhân, typing cũng hay sai chính tả và typing xong ko check lại, với lại tự viết tự hiểu, cốt để để sau này tự chiêm nghiệm. Bác nào đọc xong có góp ý, ném đá cứ thoải mái nhưng ai sử dụng với mục đích real trade thắng thì cũng ko liên quan tới e mà thua cũng đừng tìm e để tính sổ)
Cái này trước khi tham gia TT phải xác định được mình thuộc loại NĐT nào... thích oánh theo FA; TA; Game; Events; .... tiếp theo mã đó thuộc loại nào ... từ đó mới có chiến lược đu bám và một khi cái sự kiện mà mình đang bám theo để đu của em nó chưa hết thì tiếp tục chiến.
 
lần thứ 5 nhóm midcaps, pennys, hàng nóng khởi nghĩa. Đã có những cp thành công (số ít) từ lần khởi nghĩa thứ 4. Vậy là nhóm này đang mạnh dần và rất có thể lần thứ 5 này sẽ thành công rực rõ hơn.
loanh quanh vẫn phải có sóng midcaps, pennys :1cool_dribble:
 
lần thứ 5 nhóm midcaps, pennys, hàng nóng khởi nghĩa. Đã có những cp thành công (số ít) từ lần khởi nghĩa thứ 4. Vậy là nhóm này đang mạnh dần và rất có thể lần thứ 5 này sẽ thành công rực rõ hơn.
loanh quanh vẫn phải có sóng midcaps, pennys :1cool_dribble:
gió qua miền tối sáng :1cool_look_down:
 
Back
Top