Sgtrading77
Member
Nhận định thị trường ngày 22/3/2016: ảm đạm – và chúng tôi không hy vọng vào việc việc thị trường vượt qua giai đoạn này quá nhanh chóng.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của một con sóng. Đừng bao giờ quên điều này. Chưa vội bàn về dòng cổ phiếu dẫn dắt, chúng ta nói về thị trường chung trước: trong giai đoạn set-up, đẩy giá hay kết thúc đều có những lớp cổ phiếu khác nhau thay nhay đi lên. Có nhưng cổ phiếu sẽ đi trước rồi xả, đi trước rồi tích lũy, hoặc tích lũy trước rồi đi lên sau. Điều quan trọng là trong từng giai đoạn, các bạn phải biết rằng dòng cổ phiếu nào đóng vai trò chủ chốt, và cách thức hoạt động của từng dòng cổ phiếu trong giai đoạn đó. Nhiều nhà đầu tư trải qua một vài con sóng mà không có được lợi nhuận, không phải vì họ không biết mua- bán cổ phiếu, mà chỉ vì họ không kiềm được bản thân khi thấy các dòng cổ phiếu thay nhau đi lên. Nó giống như việc đứng núi này mà trông núi nọ vậy. Việc này còn liên quan tới việc xây dựng phương pháp riêng của từng người. Có người mua vượt đỉnh – lãi, có người mua bắt đáy – lãi… nhưng vấn đề là đừng làm theo họ vì khi bạn làm theo, lúc nào bạn cũng đã trễ một nhịp.
Ví dụ như trong giai đoạn set-up của sóng này (vẫn chưa thể khẳng định sóng này sẽ thành công), có tương đối nhiều cổ phiếu vượt đỉnh cho lợi nhuận, cũng có một số cổ phiếu bật từ đáy cho lợi nhuận. Nhưng STT hoàn toàn bỏ qua những cổ phiếu như vậy, vì sao? Vì trong phương pháp của chúng tôi, chúng tôi chưa có một phương pháp phù hợp để “đánh” những cổ phiếu như vậy.
+ Những cổ phiếu vượt đỉnh: rất nhiều cổ phiếu dạng này đã được STT đưa vào danh mục theo dõi, như: CAV, BMP, CTI, LHG… tương đối nhiều, đều cho lợi nhuận, nhưng chúng tôi đều không mua. Vì sao? Vì trong quá trình trải nghiệm của mình, chúng tôi nhận ra rằng việc mua cổ phiếu có volume bé là không an toàn.
+ Cổ phiếu đi lên từ đáy: quá phổ biến. Nhìn vào GAS và dòng P nói chung, không dưới 2 lần trước lần tăng từ đáy này, các cổ phiếu nói trên đều đi xuống ngay sau khi bật lên từ đỉnh. Gần đây nhất có TCM đang quay đầu. Đối với cổ phiếu đi lên từ đáy, chúng ta không bàn tới việc cổ phiếu đi lên được bao nhiêu, mà nhìn xem cổ phiếu có tích lũy được lại sau khi tăng lên từ đáy hay không.
Dĩ nhiên nếu chọn 2 phương pháp trên, các bạn vẫn có thể sinh lợi nhuận nếu xây dựng được một phương pháp quản lý tài khoản (money management) hiệu quả. Tuy nhiên vì rủi ro thường thấy nên chúng tôi không khuyến nghị.
Trở về với thị trường, vì là nhịp điều chỉnh nên không có gì nhiều để nói. Nhận định vẫn giữ nguyên như hôm qua.
Về nhóm ngành dẫn dắt: xin nhắc lại một điều, dòng bank là dòng cổ phiếu "có khả năng dẫn dắt", chứ đến thời điểm hiện tại, thị trường vẫn chưa xác định rõ ràng dòng cổ phiếu dẫn dắt. Chính vì vậy, hiện tại STT vẫn đang chờ đợi dòng cổ phiếu dẫn dắt của thị trường. Tính từ khi thị trường tăng điểm từ đáy đến nay, các cổ phiếu tăng điểm chủ yếu vẫn mang tính riêng rẽ, chưa có một dòng cổ phiếu có khả năng dẫn dắt. Đấy cũng chính là lý do thị trường tăng rất thong thả tiếp cận khu vực 580, chứ chưa có được một giai đoạn bứt phá mạnh mẽ. Việc xác đinh nhóm ngành dẫn dắt là tương đối quan trọng, vì đây có thể nói chính là dòng cổ phiếu cho lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, không vì việc xác định là có khả năng mà chúng ta quá tập trung vào dòng bank, bỏ qua các cổ phiếu khác.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Nhận định cổ phiếu 22/3/2016:
Đầu tiên là nhóm cổ phiếu trong danh mục theo dõi của STT:
- ASM: Gãy ở đỉnh, nhìn theo góc độ kỹ thuật là rớt khỏi sma-50. Lưu ý: đang ở khu vực nền cũ, đồng thời cũng là mốc đỡ -> thật ra bán ở đây cũng được, còn nếu muốn nắm giữ thì theo dõi xem có giữ được nền ở khu vực này không, có hồi phục rồi đi lên lại không -> nếu rơi tiếp bán dứt khoát -> Đây là cổ phiếu ở đỉnh, đã cho dấu hiệu suy yếu.
- BID: đang ở khu vực đáy của năm. Để đi lên còn rất mất thời gian. Nếu dòng bank với VCB có thể dẫn dắt thị trường thì có thể khác,
- CAV: có dấu hiệu kéo - xả.
- CII: đang loanh quanh gần khu vực đỉnh, không biết đang chờ đợi gì -> đánh theo trend thị trường thì có thể vượt đỉnh, đánh theo trend lẻ thì chưa biết ra sao, nhưng rủi ro khi ấy sẽ cao hơn.
- CSM, DRC: có dấu hiệu điều chỉnh. Vì chưa ở xa đáy nên có thể tạo nền hoặc gãy. Tuy nhiên nếu tạo nền gom hàng để lên lại sẽ mất tương đối nhiều công sức -> cổ phiếu tăng từ đáy, sau vài phiên tăng mạnh bắt đầu cho thấy lỏng lẻo. Những dòng này nôm na như kiểu đẻ non, cần thời gian và công sức rất nhiều để có thể cho ra hình hài (trend) hoàn chỉnh.
- GAS và dòng P: cũng đi lên từ khu vực đáy và lỏng lẻo. Ở đây nói thêm một vấn đề: người ta nói trend tức là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Rõ là thế nhưng trend thế kéo dài được bao lâu, hay cứ thấy tăng là nhảy vào mua, đặt tỷ lệ thành công ở mức 50/50? Cái này là một dạng của căn bệnh bắt lái khiến tương đối nhiều nhà đầu tư chết. Nếu muốn chơi kiểu mua xong rồi tùy cơm gắp mắm thì nên chơi kiểu cứ vượt đỉnh thời đại thì mua, tỷ lệ thành công chắc chắn cao hơn.
- NT2: vượt đỉnh thời đại…
- VCB: cũng tương tự như dòng bank nói chung, tuy nhiên có vẻ như lực rơi đã giảm rất nhiều khi được đỡ tương đối chắc quanh vùng giá 40. Tuy nhiên để có thể hái quả chín với dòng bank thì ta còn phải đợi tương đối lâu nữa. Nhìn chung vẫn phải đợi nhịp tiếp theo của thị trường.
- VIC, VNM: gom luôn vào 1 mẻ vì tích lũy tương đối chặt ở khu vực đỉnh. Vì là hàng chất lượng nên nếu vượt đỉnh có thể an tâm múc, chết bao nhiêu tự chịu :v
Nhìn ra thế giới, nghía ra thị trường:
- CTI: vượt đỉnh dài hạn - nếu mua thì khi cổ phiếu gãy khỏi mốc 20 thì dứt khoát bán.
- DHC: dòng vol bé đặc trưng – im im leo đỉnh, không theo trend của thị trường. Nhìn theo xu hướng kỹ thuật thì là lên theo đường sma50.
- DXG, HAH: tích lũy ở đỉnh xong gãy - hết game.
- HBC: cũng là cổ phiếu vượt đỉnh thời đại, có điều vượt đỉnh thất bại và có dấu hiệu xả hàng.
- HPG: có xu hướng giống như dòng P, tức tăng rồi điều chỉnh tạo nền ở khu vực đáy; một anh tài ngành sắt thép khác là HSG thì hiện tăng vẫn chưa điều chỉnh, mua thì không được vì rủi ro cao, còn theo dõi thì không biết ý định trong giai đoạn tiếp theo là gì.
- ITD: vượt đỉnh tương đối đẹp; đang tích lũy tiếp tại đỉnh.
- KSB: như DHC.
- LHG: trong danh mục theo dõi trước đây, nhưng tăng với dao động quá lớn nên STT không theo.
- Chứng khoán, dệt may: có dấu hiệu điều chỉnh sau khi tăng từ đáy lên.
Khi nhìn vào thị trường và các dòng cổ phiếu trên, chúng ta có thể thấy được và hiểu tại sao đến giờ STT vẫn đang ôm tiền. Thị trường bắt đầu tăng từ khu vực vùng giá 540. Và từ đó cho đến nay, thị trường chưa cho thấy một pha tăng tốc nào, nguyên do chủ yếu do chưa có một dòng cổ phiếu lĩnh xướng thị trường. Mức tăng index trong giai đoạn này chủ yếu do các dòng cổ phiếu tăng từ đáy, một số cổ phiếu vượt đỉnh thành công (vẫn có những con vượt đỉnh thất bại - cụ thể ở trên), một số cổ phiếu vol bé đi xuyên thị trường. Với những dòng cổ phiếu ở trên, chúng tôi chỉ đặt một câu hỏi đơn giản là lợi nhuận có thể kiếm được trong giai đoạn như thế này là bao nhiêu?
+ Dòng cổ phiếu tăng thốc từ đáy: các bạn mua bắt đáy dám mua bao nhiêu % tài khoản, và với việc đi thẳng lên như vậy bạn cơ cấu như thế nào? Nên nhớ lên không điều chỉnh cũng có nghĩa đi xuống không điều chỉnh -> nếu bạn mua 30% tài khoản với quy tắc bảo vệ bán lỗ 10% -> cổ phiếu cho lãi 20% thì bạn lãi được bao nhiêu % tài khoản (mình không giỏi toán nên nhờ các bạn tính hộ, mình tin đây không phải là con số “lớn”). Tuy nhiên tiềm ẩn ở mức lãi đáy này là việc bạn mua thêm, có thể là không kiểm soát dẫn đến việc nếu cổ phiếu gãy thì mức lỗ của bạn không thể nào nhỏ như cái số lãi ở trên kia. Đây là lý do vì sao “không bao giờ được mua ở đáy/ bắt đáy”. Hơn nữa việc tăng ngược từ đáy mà chưa có điều chỉnh không thể hiện được sức mạnh và ý chí của cổ phiếu (có điều chỉnh còn chết chứ huống hồ tăng như dòng P, chứng khoán đợt vừa rồi).
+ Vượt đỉnh thành công: phương pháp này đúng đắn, không sai. Tuy nhiên đợt này không có một nhóm ngành hay nhóm cổ phiếu chất lượng lên theo đoàn nên chúng tôi không khuyến nghị mua. Mua cổ phiếu vượt đỉnh tỷ lệ thành công thường cao hơn thất bại, nhưng không có yếu tố nhóm ngành và thị trường thường không cho mức lãi mà chúng tôi hướng tới.
+ Vol bé: hạn chế, cực kỳ hạn chế chơi vì dễ bị kẹt hàng. Bạn nào chưa biết bị kẹt hàng là gì thì cứ thử một vài lần sẽ hiểu.
Với tất cả những lý do ở trên, chúng tôi tin rằng các bạn đã hiểu tại sao đến giờ chúng tôi vẫn ngồi im và chưa có hành động gì. Vì là quỹ bé, mang tính cá nhân nên chúng tôi có được lợi thế về khả năng xoay vòng cơ cấu, kèm theo ưu điểm không chịu gánh nặng về doanh số nên STT chỉ nhắm tới giai đoạn chín muồi của thị trường, cũng như khi thị trường cho ít rủi ro và đám đông “hăng hái” nhất, hay còn gọi là phần "thân cá".
Thân,
Mời các bạn cùng thảo luận hoặc có thể đặt câu hỏi cho mình bằng cách gửi email đến sgtrading77@gmail.com.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của một con sóng. Đừng bao giờ quên điều này. Chưa vội bàn về dòng cổ phiếu dẫn dắt, chúng ta nói về thị trường chung trước: trong giai đoạn set-up, đẩy giá hay kết thúc đều có những lớp cổ phiếu khác nhau thay nhay đi lên. Có nhưng cổ phiếu sẽ đi trước rồi xả, đi trước rồi tích lũy, hoặc tích lũy trước rồi đi lên sau. Điều quan trọng là trong từng giai đoạn, các bạn phải biết rằng dòng cổ phiếu nào đóng vai trò chủ chốt, và cách thức hoạt động của từng dòng cổ phiếu trong giai đoạn đó. Nhiều nhà đầu tư trải qua một vài con sóng mà không có được lợi nhuận, không phải vì họ không biết mua- bán cổ phiếu, mà chỉ vì họ không kiềm được bản thân khi thấy các dòng cổ phiếu thay nhau đi lên. Nó giống như việc đứng núi này mà trông núi nọ vậy. Việc này còn liên quan tới việc xây dựng phương pháp riêng của từng người. Có người mua vượt đỉnh – lãi, có người mua bắt đáy – lãi… nhưng vấn đề là đừng làm theo họ vì khi bạn làm theo, lúc nào bạn cũng đã trễ một nhịp.
Ví dụ như trong giai đoạn set-up của sóng này (vẫn chưa thể khẳng định sóng này sẽ thành công), có tương đối nhiều cổ phiếu vượt đỉnh cho lợi nhuận, cũng có một số cổ phiếu bật từ đáy cho lợi nhuận. Nhưng STT hoàn toàn bỏ qua những cổ phiếu như vậy, vì sao? Vì trong phương pháp của chúng tôi, chúng tôi chưa có một phương pháp phù hợp để “đánh” những cổ phiếu như vậy.
+ Những cổ phiếu vượt đỉnh: rất nhiều cổ phiếu dạng này đã được STT đưa vào danh mục theo dõi, như: CAV, BMP, CTI, LHG… tương đối nhiều, đều cho lợi nhuận, nhưng chúng tôi đều không mua. Vì sao? Vì trong quá trình trải nghiệm của mình, chúng tôi nhận ra rằng việc mua cổ phiếu có volume bé là không an toàn.
+ Cổ phiếu đi lên từ đáy: quá phổ biến. Nhìn vào GAS và dòng P nói chung, không dưới 2 lần trước lần tăng từ đáy này, các cổ phiếu nói trên đều đi xuống ngay sau khi bật lên từ đỉnh. Gần đây nhất có TCM đang quay đầu. Đối với cổ phiếu đi lên từ đáy, chúng ta không bàn tới việc cổ phiếu đi lên được bao nhiêu, mà nhìn xem cổ phiếu có tích lũy được lại sau khi tăng lên từ đáy hay không.
Dĩ nhiên nếu chọn 2 phương pháp trên, các bạn vẫn có thể sinh lợi nhuận nếu xây dựng được một phương pháp quản lý tài khoản (money management) hiệu quả. Tuy nhiên vì rủi ro thường thấy nên chúng tôi không khuyến nghị.
Trở về với thị trường, vì là nhịp điều chỉnh nên không có gì nhiều để nói. Nhận định vẫn giữ nguyên như hôm qua.
Về nhóm ngành dẫn dắt: xin nhắc lại một điều, dòng bank là dòng cổ phiếu "có khả năng dẫn dắt", chứ đến thời điểm hiện tại, thị trường vẫn chưa xác định rõ ràng dòng cổ phiếu dẫn dắt. Chính vì vậy, hiện tại STT vẫn đang chờ đợi dòng cổ phiếu dẫn dắt của thị trường. Tính từ khi thị trường tăng điểm từ đáy đến nay, các cổ phiếu tăng điểm chủ yếu vẫn mang tính riêng rẽ, chưa có một dòng cổ phiếu có khả năng dẫn dắt. Đấy cũng chính là lý do thị trường tăng rất thong thả tiếp cận khu vực 580, chứ chưa có được một giai đoạn bứt phá mạnh mẽ. Việc xác đinh nhóm ngành dẫn dắt là tương đối quan trọng, vì đây có thể nói chính là dòng cổ phiếu cho lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, không vì việc xác định là có khả năng mà chúng ta quá tập trung vào dòng bank, bỏ qua các cổ phiếu khác.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Nhận định cổ phiếu 22/3/2016:
Đầu tiên là nhóm cổ phiếu trong danh mục theo dõi của STT:
- ASM: Gãy ở đỉnh, nhìn theo góc độ kỹ thuật là rớt khỏi sma-50. Lưu ý: đang ở khu vực nền cũ, đồng thời cũng là mốc đỡ -> thật ra bán ở đây cũng được, còn nếu muốn nắm giữ thì theo dõi xem có giữ được nền ở khu vực này không, có hồi phục rồi đi lên lại không -> nếu rơi tiếp bán dứt khoát -> Đây là cổ phiếu ở đỉnh, đã cho dấu hiệu suy yếu.
- BID: đang ở khu vực đáy của năm. Để đi lên còn rất mất thời gian. Nếu dòng bank với VCB có thể dẫn dắt thị trường thì có thể khác,
- CAV: có dấu hiệu kéo - xả.
- CII: đang loanh quanh gần khu vực đỉnh, không biết đang chờ đợi gì -> đánh theo trend thị trường thì có thể vượt đỉnh, đánh theo trend lẻ thì chưa biết ra sao, nhưng rủi ro khi ấy sẽ cao hơn.
- CSM, DRC: có dấu hiệu điều chỉnh. Vì chưa ở xa đáy nên có thể tạo nền hoặc gãy. Tuy nhiên nếu tạo nền gom hàng để lên lại sẽ mất tương đối nhiều công sức -> cổ phiếu tăng từ đáy, sau vài phiên tăng mạnh bắt đầu cho thấy lỏng lẻo. Những dòng này nôm na như kiểu đẻ non, cần thời gian và công sức rất nhiều để có thể cho ra hình hài (trend) hoàn chỉnh.
- GAS và dòng P: cũng đi lên từ khu vực đáy và lỏng lẻo. Ở đây nói thêm một vấn đề: người ta nói trend tức là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Rõ là thế nhưng trend thế kéo dài được bao lâu, hay cứ thấy tăng là nhảy vào mua, đặt tỷ lệ thành công ở mức 50/50? Cái này là một dạng của căn bệnh bắt lái khiến tương đối nhiều nhà đầu tư chết. Nếu muốn chơi kiểu mua xong rồi tùy cơm gắp mắm thì nên chơi kiểu cứ vượt đỉnh thời đại thì mua, tỷ lệ thành công chắc chắn cao hơn.
- NT2: vượt đỉnh thời đại…
- VCB: cũng tương tự như dòng bank nói chung, tuy nhiên có vẻ như lực rơi đã giảm rất nhiều khi được đỡ tương đối chắc quanh vùng giá 40. Tuy nhiên để có thể hái quả chín với dòng bank thì ta còn phải đợi tương đối lâu nữa. Nhìn chung vẫn phải đợi nhịp tiếp theo của thị trường.
- VIC, VNM: gom luôn vào 1 mẻ vì tích lũy tương đối chặt ở khu vực đỉnh. Vì là hàng chất lượng nên nếu vượt đỉnh có thể an tâm múc, chết bao nhiêu tự chịu :v
Nhìn ra thế giới, nghía ra thị trường:
- CTI: vượt đỉnh dài hạn - nếu mua thì khi cổ phiếu gãy khỏi mốc 20 thì dứt khoát bán.
- DHC: dòng vol bé đặc trưng – im im leo đỉnh, không theo trend của thị trường. Nhìn theo xu hướng kỹ thuật thì là lên theo đường sma50.
- DXG, HAH: tích lũy ở đỉnh xong gãy - hết game.
- HBC: cũng là cổ phiếu vượt đỉnh thời đại, có điều vượt đỉnh thất bại và có dấu hiệu xả hàng.
- HPG: có xu hướng giống như dòng P, tức tăng rồi điều chỉnh tạo nền ở khu vực đáy; một anh tài ngành sắt thép khác là HSG thì hiện tăng vẫn chưa điều chỉnh, mua thì không được vì rủi ro cao, còn theo dõi thì không biết ý định trong giai đoạn tiếp theo là gì.
- ITD: vượt đỉnh tương đối đẹp; đang tích lũy tiếp tại đỉnh.
- KSB: như DHC.
- LHG: trong danh mục theo dõi trước đây, nhưng tăng với dao động quá lớn nên STT không theo.
- Chứng khoán, dệt may: có dấu hiệu điều chỉnh sau khi tăng từ đáy lên.
Khi nhìn vào thị trường và các dòng cổ phiếu trên, chúng ta có thể thấy được và hiểu tại sao đến giờ STT vẫn đang ôm tiền. Thị trường bắt đầu tăng từ khu vực vùng giá 540. Và từ đó cho đến nay, thị trường chưa cho thấy một pha tăng tốc nào, nguyên do chủ yếu do chưa có một dòng cổ phiếu lĩnh xướng thị trường. Mức tăng index trong giai đoạn này chủ yếu do các dòng cổ phiếu tăng từ đáy, một số cổ phiếu vượt đỉnh thành công (vẫn có những con vượt đỉnh thất bại - cụ thể ở trên), một số cổ phiếu vol bé đi xuyên thị trường. Với những dòng cổ phiếu ở trên, chúng tôi chỉ đặt một câu hỏi đơn giản là lợi nhuận có thể kiếm được trong giai đoạn như thế này là bao nhiêu?
+ Dòng cổ phiếu tăng thốc từ đáy: các bạn mua bắt đáy dám mua bao nhiêu % tài khoản, và với việc đi thẳng lên như vậy bạn cơ cấu như thế nào? Nên nhớ lên không điều chỉnh cũng có nghĩa đi xuống không điều chỉnh -> nếu bạn mua 30% tài khoản với quy tắc bảo vệ bán lỗ 10% -> cổ phiếu cho lãi 20% thì bạn lãi được bao nhiêu % tài khoản (mình không giỏi toán nên nhờ các bạn tính hộ, mình tin đây không phải là con số “lớn”). Tuy nhiên tiềm ẩn ở mức lãi đáy này là việc bạn mua thêm, có thể là không kiểm soát dẫn đến việc nếu cổ phiếu gãy thì mức lỗ của bạn không thể nào nhỏ như cái số lãi ở trên kia. Đây là lý do vì sao “không bao giờ được mua ở đáy/ bắt đáy”. Hơn nữa việc tăng ngược từ đáy mà chưa có điều chỉnh không thể hiện được sức mạnh và ý chí của cổ phiếu (có điều chỉnh còn chết chứ huống hồ tăng như dòng P, chứng khoán đợt vừa rồi).
+ Vượt đỉnh thành công: phương pháp này đúng đắn, không sai. Tuy nhiên đợt này không có một nhóm ngành hay nhóm cổ phiếu chất lượng lên theo đoàn nên chúng tôi không khuyến nghị mua. Mua cổ phiếu vượt đỉnh tỷ lệ thành công thường cao hơn thất bại, nhưng không có yếu tố nhóm ngành và thị trường thường không cho mức lãi mà chúng tôi hướng tới.
+ Vol bé: hạn chế, cực kỳ hạn chế chơi vì dễ bị kẹt hàng. Bạn nào chưa biết bị kẹt hàng là gì thì cứ thử một vài lần sẽ hiểu.
Với tất cả những lý do ở trên, chúng tôi tin rằng các bạn đã hiểu tại sao đến giờ chúng tôi vẫn ngồi im và chưa có hành động gì. Vì là quỹ bé, mang tính cá nhân nên chúng tôi có được lợi thế về khả năng xoay vòng cơ cấu, kèm theo ưu điểm không chịu gánh nặng về doanh số nên STT chỉ nhắm tới giai đoạn chín muồi của thị trường, cũng như khi thị trường cho ít rủi ro và đám đông “hăng hái” nhất, hay còn gọi là phần "thân cá".
Thân,
Mời các bạn cùng thảo luận hoặc có thể đặt câu hỏi cho mình bằng cách gửi email đến sgtrading77@gmail.com.