Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB thông báo rằng họ đang cân nhắc phương án tạm dừng chính sách tiền tệ nới lỏng vốn là chính sách kích thích kinh tế lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, chủ tịch Mario Draghi cho biết, ECB chưa ra quyết định mà chờ đến thời điểm nhận được thêm các thông tin chi tiết vào cuộc họp tiếp theo trong tháng 10.
Mặc dù khu vực đồng tiền chung Châu Âu được cho là đang trong giai đoạn kinh tế tốt nhất trong thập kỷ qua, ông Draghi và các thành viên Hội đồng quản trị ECB vẫn tỏ ra thận trọng trong việc chấm dứt các biện pháp giúp bảo vệ đồng EUR sau khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008.
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ bắt đầu tăng lãi suất vào cuối năm 2015, trong khi đó NHTW Châu Âu vẫn tiếp tục bơm tiền trên 19 quốc gia thuộc khu vực chung nhằm giảm lãi suất, kích thích tăng trưởng và giảm lạm phát xuống mức thấp nhất. Các biện pháp này phần nào đã có hiệu quả, giúp khu vực vượt qua sụp đổ kéo dài.
Biểu đồ - Biến động lãi suất kỳ hạn 3 tháng EUR và USD
Nhưng chương trình nới lỏng định lượng này cũng có những tác dụng phụ, ví dụ như tăng giá bất động sản tại Đức làm nảy sinh lo ngại rủi ro bong bóng bất động sản.
Theo quan điểm của ông Draghi, lợi ích của chương trình vẫn nhiều hơn ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, với việc FED rút dần chính sách tiền tệ nới lỏng, NHTW Châu Âu cũng chịu áp lực phải thay đổi chính sách của mình.
Mặc dù Hội đồng quản trị ECB chưa đưa ra quyết định thay đổi, ông Draghi cho biết các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận sơ bộ về chương trình này và họ sẽ quyết định vào cuối tháng tới. ECB vẫn tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến tỷ giá EUR/USD, yếu tố có thể làm thay đổi các phản ứng dự kiến của nền kinh tế liên minh Châu Âu.
Đô la Mỹ đã giảm hơn 13% so với EUR trong năm nay, chủ yếu là do căng thẳng với Triều Tiên và sự rối loạn của Chính phủ Donald Trump.
Khi đồng EUR tăng giá so với USD, hàng hóa xuất khẩu của Châu Âu sẽ trở nên đắt hơn so với hàng của Mỹ và các nước còn lại, ví dụ như Trung Quốc nước có đồng Nhân dân tệ được neo với USD. Điều đó có nghĩa các công ty Châu Âu sẽ bán được ít hàng hóa hơn tại thị trường nước ngoài, điều này sẽ gây tổn thương cho tăng trưởng và kéo dài thời gian kích thích kinh tế của ECB.
Đồng EUR mạnh cũng sẽ giảm bớt các nỗ lực của ngân hàng nhằm giữ lạm phát mục tiêu chính thức đạt 2%, mức lãi suất thuận lợi cho tăng trưởng. Đồng EUR mạnh sẽ giữ giá tiêu dùng ổn định nhờ tác động khiến giá dầu nhập khẩu và các hàng hóa khác rẻ hơn, điều đó không hoàn toàn xấu với người tiêu dùng Châu Âu nhưng lạm phát thấp có nghĩa là ECB sẽ phải tiếp tục bơm tiền trong thời gian dài hơn mong muốn.
Biểu đồ - Tỷ giá EUR/USD tại thời điểm 18/09/2017
Ông Draghi có thể không làm được gì nhiều khi đồng USD suy yếu, những nhà phân tích thể hiện thái độ bi quan về khả năng Tổng thống Trump và Quốc hội thông qua dự luật mà nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ, như các chương trình cải cách thuế và cơ sở hạ tầng.
Sự sụt giảm của đồng USD cũng là chỉ báo phản ánh quan ngại của các nhà đầu tư về địa chính trị, chủ yếu về vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và bài phát biểu hiếu chiến của ông Trump. Trong bối cảnh đó, đồng EUR được xem như là một nơi ẩn náu an toàn, ngoài ra các nhà đầu tư đã bán USD và mua EUR khi triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung Châu Âu trở nên lạc quan hơn.
Ông Draghi có thể đã cố gắng tác động làm đồng EUR giảm giá bằng cách nhấn mạnh rằng một đồng tiền mạnh hơn có thể làm thay đổi các giả định về lạm phát trong tương lai. Mặc dù vậy, sau nhận xét trên, đồng Euro đã tăng giá từ 1 cent đến 1,20 đô la.
ECB không còn nhiều thời gian khi đã thực hiện bơm tiền trong hơn hai năm qua, sử dụng đồng EUR mới được tạo ra để mua trái phiếu chính phủ và công ty. NHTW Châu Âu hy vọng làm cho các chính phủ dễ dàng giải quyết các khoản nợ của họ và tạo điều kiện để các tập đoàn tăng lợi nhuận từ các khoản đầu tư với chi phí thấp hơn.
ECB cho biết sẽ chi 60 tỷ EUR, tương đương 72 tỷ USD, trên thị trường trái phiếu ngân hàng khu vực đồng tiền chung Châu Âu ít nhất là cho đến tháng 12, nhưng chưa thông báo hành động tiếp sau đó. Ông Draghi nhắc lại trong phiên họp rằng ECB sẽ không tăng lãi suất chuẩn, hiện tại bằng 0, cho đến khi kết thúc việc mua trái phiếu đồng nghĩa với lãi suất sẽ chưa tăng trong nhiều năm nữa.
Một lý do khác buộc ECB phải quay lại kích cầu đó là nguồn trái phiếu có thể trở nên khan hiếm. Khi công bố chương trình nới lỏng định lượng, ECB cam kết sẽ không mua hơn 33% số lượng của bất kỳ trái phiếu nào, để tránh làm thị trường biến động bất thường. Giới hạn cũng được đặt ra để tránh xung đột những quy định pháp lý, bởi các chuyên gia cho rằng việc mua trái phiếu là bất hợp pháp vì ECB bị cấm bơm tiền để tài trợ cho chính phủ liên minh Châu Âu. Nhiều nhà phân tích tin rằng ECB ngày càng khó tránh vượt quá giới hạn sở hữu trái phiếu Bunds của Đức và các loại trái phiếu khác bởi ngân hàng này đã thực hiện mua rất nhiều. Tuy nhiên, ông Draghi đã bác bỏ những quan ngại này trong phiên họp của ECB vừa qua.
LPBResearch tổng hợp từ New York Times
https://www.facebook.com/LPBResearch/posts/1123504827782990
http://research.lienvietpostbank.co...au-au-se-som-ket-thuc-giai-doan-lai-suat-thap
Mặc dù khu vực đồng tiền chung Châu Âu được cho là đang trong giai đoạn kinh tế tốt nhất trong thập kỷ qua, ông Draghi và các thành viên Hội đồng quản trị ECB vẫn tỏ ra thận trọng trong việc chấm dứt các biện pháp giúp bảo vệ đồng EUR sau khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008.
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ bắt đầu tăng lãi suất vào cuối năm 2015, trong khi đó NHTW Châu Âu vẫn tiếp tục bơm tiền trên 19 quốc gia thuộc khu vực chung nhằm giảm lãi suất, kích thích tăng trưởng và giảm lạm phát xuống mức thấp nhất. Các biện pháp này phần nào đã có hiệu quả, giúp khu vực vượt qua sụp đổ kéo dài.
Biểu đồ - Biến động lãi suất kỳ hạn 3 tháng EUR và USD
Nhưng chương trình nới lỏng định lượng này cũng có những tác dụng phụ, ví dụ như tăng giá bất động sản tại Đức làm nảy sinh lo ngại rủi ro bong bóng bất động sản.
Theo quan điểm của ông Draghi, lợi ích của chương trình vẫn nhiều hơn ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, với việc FED rút dần chính sách tiền tệ nới lỏng, NHTW Châu Âu cũng chịu áp lực phải thay đổi chính sách của mình.
Mặc dù Hội đồng quản trị ECB chưa đưa ra quyết định thay đổi, ông Draghi cho biết các nhà hoạch định chính sách đã thảo luận sơ bộ về chương trình này và họ sẽ quyết định vào cuối tháng tới. ECB vẫn tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến tỷ giá EUR/USD, yếu tố có thể làm thay đổi các phản ứng dự kiến của nền kinh tế liên minh Châu Âu.
Đô la Mỹ đã giảm hơn 13% so với EUR trong năm nay, chủ yếu là do căng thẳng với Triều Tiên và sự rối loạn của Chính phủ Donald Trump.
Khi đồng EUR tăng giá so với USD, hàng hóa xuất khẩu của Châu Âu sẽ trở nên đắt hơn so với hàng của Mỹ và các nước còn lại, ví dụ như Trung Quốc nước có đồng Nhân dân tệ được neo với USD. Điều đó có nghĩa các công ty Châu Âu sẽ bán được ít hàng hóa hơn tại thị trường nước ngoài, điều này sẽ gây tổn thương cho tăng trưởng và kéo dài thời gian kích thích kinh tế của ECB.
Đồng EUR mạnh cũng sẽ giảm bớt các nỗ lực của ngân hàng nhằm giữ lạm phát mục tiêu chính thức đạt 2%, mức lãi suất thuận lợi cho tăng trưởng. Đồng EUR mạnh sẽ giữ giá tiêu dùng ổn định nhờ tác động khiến giá dầu nhập khẩu và các hàng hóa khác rẻ hơn, điều đó không hoàn toàn xấu với người tiêu dùng Châu Âu nhưng lạm phát thấp có nghĩa là ECB sẽ phải tiếp tục bơm tiền trong thời gian dài hơn mong muốn.
Biểu đồ - Tỷ giá EUR/USD tại thời điểm 18/09/2017
Ông Draghi có thể không làm được gì nhiều khi đồng USD suy yếu, những nhà phân tích thể hiện thái độ bi quan về khả năng Tổng thống Trump và Quốc hội thông qua dự luật mà nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ, như các chương trình cải cách thuế và cơ sở hạ tầng.
Sự sụt giảm của đồng USD cũng là chỉ báo phản ánh quan ngại của các nhà đầu tư về địa chính trị, chủ yếu về vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và bài phát biểu hiếu chiến của ông Trump. Trong bối cảnh đó, đồng EUR được xem như là một nơi ẩn náu an toàn, ngoài ra các nhà đầu tư đã bán USD và mua EUR khi triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung Châu Âu trở nên lạc quan hơn.
Ông Draghi có thể đã cố gắng tác động làm đồng EUR giảm giá bằng cách nhấn mạnh rằng một đồng tiền mạnh hơn có thể làm thay đổi các giả định về lạm phát trong tương lai. Mặc dù vậy, sau nhận xét trên, đồng Euro đã tăng giá từ 1 cent đến 1,20 đô la.
ECB không còn nhiều thời gian khi đã thực hiện bơm tiền trong hơn hai năm qua, sử dụng đồng EUR mới được tạo ra để mua trái phiếu chính phủ và công ty. NHTW Châu Âu hy vọng làm cho các chính phủ dễ dàng giải quyết các khoản nợ của họ và tạo điều kiện để các tập đoàn tăng lợi nhuận từ các khoản đầu tư với chi phí thấp hơn.
ECB cho biết sẽ chi 60 tỷ EUR, tương đương 72 tỷ USD, trên thị trường trái phiếu ngân hàng khu vực đồng tiền chung Châu Âu ít nhất là cho đến tháng 12, nhưng chưa thông báo hành động tiếp sau đó. Ông Draghi nhắc lại trong phiên họp rằng ECB sẽ không tăng lãi suất chuẩn, hiện tại bằng 0, cho đến khi kết thúc việc mua trái phiếu đồng nghĩa với lãi suất sẽ chưa tăng trong nhiều năm nữa.
Một lý do khác buộc ECB phải quay lại kích cầu đó là nguồn trái phiếu có thể trở nên khan hiếm. Khi công bố chương trình nới lỏng định lượng, ECB cam kết sẽ không mua hơn 33% số lượng của bất kỳ trái phiếu nào, để tránh làm thị trường biến động bất thường. Giới hạn cũng được đặt ra để tránh xung đột những quy định pháp lý, bởi các chuyên gia cho rằng việc mua trái phiếu là bất hợp pháp vì ECB bị cấm bơm tiền để tài trợ cho chính phủ liên minh Châu Âu. Nhiều nhà phân tích tin rằng ECB ngày càng khó tránh vượt quá giới hạn sở hữu trái phiếu Bunds của Đức và các loại trái phiếu khác bởi ngân hàng này đã thực hiện mua rất nhiều. Tuy nhiên, ông Draghi đã bác bỏ những quan ngại này trong phiên họp của ECB vừa qua.
LPBResearch tổng hợp từ New York Times
https://www.facebook.com/LPBResearch/posts/1123504827782990
http://research.lienvietpostbank.co...au-au-se-som-ket-thuc-giai-doan-lai-suat-thap