Hoan Hô TS Lê Đăng Doanh: “Cần có đổi mới lần hai”

NTC526244

New Member
lc3aa-c491c483ng-doanh.jpg


Note : K co chen link AE muon doc bai viet cu GG theo tua bai la co.
Sorry bi loi gi do k go tv duoc.

Đọc lại bài dưới đây của ông TS Lê đăng Doanh sẽ rất rất tương tự như những gì tôi nói, từ nguyên nhân, đến tiến độ và giải pháp giải quyết vấn đề.

Trích: “không nghi ngờ gì nữa, tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay”, ông liền hỏi lại, “thế bạn thấy có ai phản đối không?”.hết trích (Tuyên bố của Châu Xuân Nguyễn về suy thoái và khủng hoảng kinh tế VN tháng 09.2011 này)

Trích: “cần có đổi mới lần hai” một cách sâu sắc, toàn diện.” hết trích. (KT_Chịu “đau” để chữa khiếm khuyết của nền kinh tế)
Trích: “Thưa ông, nhận định nền kinh tế đang ở tình trạng “xấu nhất từ năm 1991” đã được “kiểm nghiệm” ở diễn đàn nào chưa? Chưa đâu, đây là lần đầu tiên tôi đưa ra nhận định này.” hết trích. Tôi viết về suy thoái từ đầu tháng 07.2011 (Kinh tế VN sẽ bắt đầu suy thoái từ quý 4/2011)

Trích: “Xét về tất cả các tiêu chí kinh tế vĩ mô như lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài và nợ công, tỷ giá đồng tiền Việt Nam cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước… đều đang ở mức trầm trọng.” hết trích.

Dưới đây là những bài tôi viết về suy thoái:

Mục đích của tăng lãi suất, kiềm chế lạm phát là để nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn
KT – FDI đang rút dần khỏi công nghiệp Việt Nam?
KT – Doanh nghiệp khó vay vốn với lãi suất thấp
KT – Đã có 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động
KT – 50% DN nhỏ hoạt động cầm chừng
KT – Trông đợi gì từ luồng vốn nước ngoài?
KT – Thắt tín dụng, 4,7 nghìn “ông chủ” biến mất?
KT – Blue-chip giảm sàn hàng loạt, Vn-Index mất 13 điểm
KT – Lỗ khổng lồ, các ‘đại gia’ vẫn đua đầu tư dàn trải
KT – Làn sóng sa thải nhân viên trong doanh nghiệp
KT – Hơn 130.000 tỷ đồng hàng tồn kho
KT – Những tháng cuối năm: Tiếp tục đối phó khủng hoảng?
KT – Bị dồn đến chân tường, không dễ ‘cứu’ DN
KT – Thị trường vật liệu xây dựng chật vật tìm lối ra
KT – Đình đốn sản xuất, tháo gỡ làm sao?
KT – Trong vòng 7 tháng đầu năm 2011, các điểm đăng ký thất nghiệp của TP.HCM đã tăng lên 70.000 người đăng kí
KT – Sản xuất dệt may, da giày chững lại
KT – Nhu cầu nhân lực một số ngành giảm đến 60%
KT – Doanh nghiệp điện máy “ầm ầm”… đóng cửa vì ế
KT – Sức mua giảm, kinh doanh gặp khó
KT – Chết theo Địa ốc
KT – Vay không vay đều ‘chết’
KT – Gần 400 doanh nghiệp nhựa phải đóng cửa
KT – Khẩn cấp cứu doanh nghiệp
KT – Siêu thị điện máy xếp hàng chờ phá sản?
KT – 6 tháng cuối năm: “Lạm phát vẫn là đe dọa lớn nhất”
KT – Nhiều doanh nghiệp khó khăn đến mức tính chuyện đóng cửa
KT – Nhiều doanh nghiệp thép sẽ phá sản
KT – Thị trường bất động sản : Ba năm nữa mới “bắt” đáy?
KT – Chỉ số hàng tồn kho tăng (Chỉ số chính xác nhất của suy thoái)
KT – Gần 600 doanh nghiệp Việt có nguy cơ phá sản
KT – Suy thoái – Không nên mua những món hàng không cần thiết vì đến cuối suy thoái thì giá sẽ rất rẻ
KT – Sức mạnh của truyền thông – Lần đầu tiên từ ngữ “suy thoái” được đưa vào báo chí lề phải
KT – Kinh doanh ĐTDĐ đang buộc phải giảm giá bán chạy để tránh suy thoái
KT – Xe hơi, xe gắn máy..v.v..phải giảm giá thời kỳ suy thoái
KT – Đình công thường xuyên là dấu hiệu của tiền suy thoái
KT – Đến người mua nhà cũng quay lưng với chung cư
KT – Siết tín dụng: Chứng khoán lại càng đuối
KT – Lạm phát bào mòn sự lạc quan của người dân
KT – Nhà đầu tư bất động sản chán căn hộ

Trích: “Đáng chú ý là sức khỏe của hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề, tỷ lệ nợ xấu tăng lên.”hết trích.

KT – ’Lạm phát có thể lên 24% nếu bơm tiền mạnh’
KT – Bơm ròng 27.000 tỷ đồng, OMO có thể sắp chuyển động mạnh
KT – Rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
KT – Ngân hàng canh cánh lo thu hồi nợ
Moody’s tỏ ra bi quan về các ngân hàng Việt Nam
Không chỉ suy sụp hệ thống ngân hàng đâu.
Khi CP xóa sổ những ngân hàng nhỏ và cách bảo vệ tiền gửi của người dân

Trích: “Nợ nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP.” hết trích.

Những bài viết về nợ:

Suy nghĩ về bài viết “Kỳ vọng ở Thủ tướng”
KT – PetroVietnam, TKV cùng đòi nợ EVN
KT – Sau khoản nợ không trả được của Đồng Bành
KT – Ngân hàng sợ cho doanh nghiệp thép vay tiền
KT – Nhiều tàu biển Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ
KT – Lãng phí hàng nghìn tỷ đồng tại Vinalines

Trích: “Những điểm sáng đó mình phải thừa nhận, song một vài con én nhỏ không làm nên mùa xuân, không làm thay đổi được cục diện.
Vậy nên đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, phải có sự chuyển hướng chiến lược để khôi phục lại niềm tin của dân và các nhà đầu tư.” hết trích.

Trích: “Theo tôi thì đã đến lúc Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cần có quyết định cải cách mạnh mẽ, mà tôi tạm gọi là đổi mới lần thứ hai, để tránh khủng hoảng.
Mục tiêu của kế hoạch này là giảm lạm phát, bội chi ngân sách, nhập siêu, cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng những cải cách mạnh mẽ trong thu-chi ngân sách, cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, thực hiện công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách, hoạt động đầu tư, thực hiện tinh giảm bộ máy nhà nước đã phình to lên nhanh chóng trong thời gian qua, cắt giảm biên chế hành chính.
Cần sửa đổi, bổ sung Luật Mua sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí, chia chác trong nhóm lợi ích.Khâu trọng tâm là cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý‎ dựa trên kết quả, công khai minh bạch như những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
đổi mới lần này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.”hết trích.

Những đề nghị chỉnh sửa nền kinh tế này của tôi:

CNV các Doanh nghiệp NN phải yêu cầu nhanh chóng Cổ phần hóa các Doanh Nghiệp Nhà Nước
Chính phủ “bắt bệnh” lạm phát vòng ngoài mà thôi
Sự phân hủy của bầu sửa đã bắt đầu
Về bài: “Quyết tâm đưa 4 “ông lớn” lên sàn trong năm 2012?”
Tại sao dân Anh Quốc chịu đựng suy thoái dễ dàng hơn dân VN ?
Cần phải cổ phần hóa DNNN ngay bây giờ
Phiếm luận: Họp Báo của về suy thoái quý 4 năm 2011
Suy thoái KT sẽ từ cuối 2011 đến cuối 2013, hãy ngưng kinh doanh
Bài về VN suy thoái đầu 2009 của tôi (ảnh hưởng của Mỹ), suy thoái hôm nay là do NTD tạo ra
Làm thế nào sống qua cơn suy thoái với ít nhất ảnh hưởng có thể?
Hãy phân tích có tình có lý tại sao chúng ta đang tiến về suy thoái mà không ngăn chận được

Trích: “Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua, và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay.” hết trích.
 
Hỏi ông có bi quan quá không khi khẳng định rằng, “không nghi ngờ gì nữa, tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay”, ông liền hỏi lại, “thế bạn thấy có ai phản đối không?”.Câu chuyện giữa VnEconomy với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, diễn ra khi không khí của cuộc hội thảo về các vấn đề kinh tế vĩ mô do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua tại Tp.HCM vẫn còn đang “nóng hổi”.Là diễn giả đăng đàn thứ ba với chủ đề “Điều chỉnh kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, tái cơ cấu và cải cách kinh tế” tại hội thảo này, ông Doanh đã hơn một lần nhấn mạnh rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật và “cần có đổi mới lần hai” một cách sâu sắc, toàn diện.Phải nói thẳng

Thưa ông, nhận định nền kinh tế đang ở tình trạng “xấu nhất từ năm 1991” đã được “kiểm nghiệm” ở diễn đàn nào chưa?

Chưa đâu, đây là lần đầu tiên tôi đưa ra nhận định này.

Các ý kiến tại hội thảo đều rất dễ dàng thống nhất là nền kinh tế đang rất khó khăn, song nếu khái quát như ông thì liệu có vội vàng quá không?

Thì bạn đã nghe cả tại hội thảo rồi đấy. Phải nói thẳng là tình hình đang rất xấu.

Xét về tất cả các tiêu chí kinh tế vĩ mô như lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài và nợ công, tỷ giá đồng tiền Việt Nam cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước… đều đang ở mức trầm trọng.

Đáng chú ý là sức khỏe của hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề, tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Mức tín nhiệm của Việt Nam bị các công ty nước ngoài hạ thấp đến mức B-, tức là mức thấp nhất trước mức C.

Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị giảm 6 bậc trong năm 2011, xuống vị trí 65 trên 142 nền kinh tế. Tích lũy từ nội bộ kinh tế liên tục giảm sút, để duy trì mức đầu tư cao, nước ta đã tăng vay mượn nước ngoài, không chỉ qua nguồn ODA mà còn cả qua các kênh bán trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế và bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay mượn thương mại với lãi suất cao. Số nợ của khu vực doanh nghiệp nói chung, kể cả doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bất động sản cũng tăng cao rồi.

Nợ nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP.

Một vấn đề nữa rất đáng chú ý hiện nay là chênh lệch giàu-nghèo tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, bên cạnh những người nghèo gặp khó khăn rất lớn trong đời sống, chữa bệnh, cho con đi học…, đã xuất hiện những hiện tượng phô bày sự giàu có, xa hoa theo kiểu trọc phú, rất xa lạ với truyền thống dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.

Rồi, tội ác hình sự, các hành vi bạo lực và các tệ nạn xã hội tăng nhanh, tình hình trật tự xã hội có diễn biến phức tạp, người dân lương thiện cảm thấy kém an toàn khi đi ra đường hay đến nơi đông người.

Nhưng thưa ông, chúng ta vẫn thường nghe các đánh giá là kinh tế – xã hội đang có chuyển biến tích cực?

Tất nhiên hiện thực là bức tranh nhiều màu sắc. Bên cạnh những “khoảng tối” như tôi vừa nói thì cũng có điểm sáng, như sản xuất nông nghiệp đạt khá, xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu gạo… vẫn tăng.

Bên cạnh hàng nghìn doanh nghiệp phải ngừng sản xuất thì cũng có doanh nghiệp làm ăn được. Ví dụ doanh nghiệp Mỹ Lan ở Trà Vinh chế ra vật liệu nano xuất khẩu, hay gốm sứ Minh Long cũng có công nghệ tiên tiến, sản phẩm có năng lực cạnh tranh…

Những điểm sáng như vậy có thể tìm thấy ở tất cả các lĩnh vực, các địa phương, nhưng chính những doanh nghiệp này cũng đang gặp khó khăn vì lãi suất cao, lạm phát làm chi phí đầu vào tăng nhanh.

Những điểm sáng đó mình phải thừa nhận, song một vài con én nhỏ không làm nên mùa xuân, không làm thay đổi được cục diện.

Vậy nên đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, phải có sự chuyển hướng chiến lược để khôi phục lại niềm tin của dân và các nhà đầu tư.

“Đổi mới lần hai”

Xin mạn phép hỏi ông, ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, dù sao khi đã nghỉ hưu rồi thì cũng dễ “nói mạnh” hơn khi còn đương chức?

Với tôi thì không phải, tôi luôn luôn nói sự thật, vì thế nhiều phen sóng gió lắm rồi đấy, nhưng chắc bạn không biết rõ vì khi ấy bạn còn trẻ.

Còn ở tình thế hiện nay thì tôi thấy cả các anh đương chức cũng nói thẳng là chúng ta không nên ảo tưởng nữa, và nếu không điều chỉnh cho sát thực tế hơn thì kế hoạch 5 năm tới sẽ không thể thực hiện được.

Bởi thế nên ông mới kiến nghị “tình hình kinh tế-xã hội rất không bình thường này cần được phản ánh trung thực với Quốc hội để có quyết sách thích hợp cho 5 năm tới và năm 2012”?

Theo tôi thì đã đến lúc Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cần có quyết định cải cách mạnh mẽ, mà tôi tạm gọi là đổi mới lần thứ hai, để tránh khủng hoảng.

Như đã nói, cần điều chỉnh kế hoạch 5 năm tới. Trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.

Mục tiêu của kế hoạch này là giảm lạm phát, bội chi ngân sách, nhập siêu, cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng những cải cách mạnh mẽ trong thu-chi ngân sách, cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, thực hiện công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách, hoạt động đầu tư, thực hiện tinh giảm bộ máy nhà nước đã phình to lên nhanh chóng trong thời gian qua, cắt giảm biên chế hành chính.

Cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, giảm hẳn các khoản chi tiêu còn để ngoài ngân sách, thực hiện sự giám sát đầy đủ, chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan dân cử về chi tiêu ngân sách. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Mua sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí, chia chác trong nhóm lợi ích.

Khâu trọng tâm là cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý‎ dựa trên kết quả, công khai minh bạch như những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khác với lần đổi mới thứ nhất – chủ yếu là cởi trói và giải phóng sức sản xuất, được sự ủng hộ của đông đảo nông dân và quảng đại quần chúng – đổi mới lần này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.

Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua, và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay.

Phản biện chính sách cần được làm chu đáo hơn

Trong số các giải pháp để “chữa bệnh” bất ổn, nhiều ý kiến đặc biệt nhấn mạnh đến việc giảm thu, giảm chi và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, ông có chia sẻ?

Giảm thu, giảm chi thì rất đúng rồi. Tập trung ổn định vĩ mô và phải khoan sức dân, bớt thuế bớt chi tiêu đi.

Tôi cho rằng cần phải phát động phong trào toàn dân cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một vị giáo sư người Nhật nói với tôi trước đây ông ấy đến Việt Nam thì được mời rượu Johnnie Walker đỏ, còn bây giờ thì họ mời Chivas giá mười mấy triệu. Và ôtô người Việt đi cũng sang hơn trước đây nhiều. Ở Nhật, không bao giờ một quan chức nào có thể mời bạn uống rượu sang như vậy bằng tiền ngân sách.

Vì thế cần phải tiết kiệm, trong đó thì cơ quan nhà nước cần gương mẫu trước.

Còn về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thì tôi đã nói nhiều lần là cơ chế quản lý của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, nhưng không phải là không khắc phục được.

Đi Trung Quốc, tôi được Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp của Trung Quốc cho biết là đã áp dụng chế độ quản lý theo hiệu quả, nhưng doanh nghiệp nhà nước bên đó cũng còn rất nhiều vấn đề.

Hỏi thế làm thế nào để khắc phục thì ông ấy cho biết là yêu cầu một nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia khảo sát và đề ra1 hệ tiêu chí, như phải tăng năng suất bao nhiêu, đổi mới công nghệ thế nào, lương thưởng bao nhiêu… sau đó công khai đăng lên. Ai có phương án thì gửi đến, rồi mời hội đồng nghe báo cáo, bỏ phiếu kín, người được phiếu cao nhất thì bổ nhiệm làm lãnh đạo 3 năm. Năm đầu làm không tốt thì không lên lương, năm thứ hai vẫn không làm được thì hủy hợp đồng không cho làm nữa và thay băng người khác.

Tại sao họ làm được mà Việt Nam mình chưa làm được?

Nhân nói đến vai trò của các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế, có chuyên gia tự phê là ý kiến nào cũng nhấn mạnh phải tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng để góp ý cho Chính phủ tái cơ cấu bắt đầu từ đâu thì đội ngũ các nhà khoa học cũng chưa làm được nhiều. Ông có thấy “chạnh lòng” không ạ?

Lần gần đây nhất được mời đến hội nghị tham vấn cho Chính phủ thì tôi lại đang hội thảo ở nước ngoài nên không dự được, rất tiếc.

Đóng góp cá nhân thì có cũng có thể chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng tôi nghĩ chúng tôi luôn cố gắng đóng góp.

Chỉ có điều vai trò phản biện cũng chưa được coi trọng đúng mức, thể hiện ở cách làm vội vã. Thông báo trước hai ngày bảo mời anh đến thì làm sao mà chuẩn bị tốt được. Lẽ ra anh phải đặt hàng trước một số vấn đề để người tư vấn có thời gian chuẩn bị thật tốt. Sản phẩm 24 tiếng dĩ nhiên phải khác với sản phẩm được nghiên cứu nghiêm túc trong 2, 3 tháng chứ.

Cho dù như vậy thì có còn hơn không, thưa ông?

Rõ ràng chứ, chỉ có điều cần mở rộng hơn nữa. Tôi tin là nếu có quyết tâm cải cách, chúng ta sẽ làm được, làm tốt.
 
Back
Top