Bình luận Giao dịch hàng ngày - Tự tin bước vào giai đoạn mới.

Status
Not open for further replies.
Một hình thức phong kiến kiểu mới nhỉ: Tôn sùng cá nhân, coi trọng quê quán, dựng bộ máy trên họ hàng thân thích, cha truyền con nối :19:
Lá phiếu của chúng ta đã chấp nhận lựa chọn đó rồi đấy ạ :1cool_byebye:
 
Nhân lúc nhớ cái thu ở Hà Nội có bài viết thú vị về lịch sử kinh kỳ

Mời quí bạn đọc ghi chú sau đây, dõi theo tiến trình lịch sử, ắt phải giựt mình trước phát hiện dưới đây:

- NGÔ QUYỀN: lập nên Nhà Ngô, quan trọng hơn, ông là người khởi đầu kỷ nguyên tự chủ cho nước Việt dài cả ngàn năm sau đó.
Ngô Quyền quê Sơn Tây, nhưng gầy dựng sự nghiệp & dấy binh tại Thanh Hóa, từ đó kéo ra Bắc đánh tan quân Nam Hán.
Ngô Quyền KHÔNG PHẢI NGƯỜI ĐẠI LA (tức Thăng Long).

- ĐINH BỘ LĨNH lập nên Nhà Đinh. Ông quê Ninh Bình. Đinh Bộ Lĩnh KHÔNG PHẢI NGƯỜI ĐẠI LA (tức Thăng Long).

- LÊ HOÀN lập nên Nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành), sinh quán tại Thanh Hóa. Lê Hoàn KHÔNG PHẢI NGƯỜI ĐẠI LA (tức Thăng Long)

- LÝ CÔNG UẨN lập nên Nhà Lý (Lý Thái Tổ). Ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long. Sinh quán của Lý Công Uẩn tại Bắc Ninh. Lý Công Uẩn KHÔNG PHẢI NGƯỜI THĂNG LONG.

- TRẦN CẢNH lập nên Nhà Trần (Trần Thái Tông), người Nam Định. Trần Cảnh KHÔNG PHẢI NGƯỜI THĂNG LONG.

- HO QUÝ LY lập nên Nhà Hồ, sinh quán tại Thanh Hóa. Hồ Quý Ly KHÔNG PHẢI NGƯỜI THĂNG LONG.

- LÊ LỢI lập nên Nhà Hậu Lê (Lê sơ), sinh quán và dựng nghiệp tại Thanh Hóa. Lê Lợi KHÔNG PHẢI NGƯỜI THĂNG LONG.

- MẠC ĐĂNG DUNG lập nên Nhà Mạc, người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Sinh quán của Mạc Đăng Dung KHÔNG PHẢI TẠI THĂNG LONG.

- LÊ NINH (Lê Trang Tông) người bắt đầu Nhà Lê Trung hưng. Ông sinh ra tại Hưng Hà, Thái Bình. Tức sinh quán của Lê Trang Tông KHÔNG PHẢI TẠI THĂNG LONG.

- TRỊNH TÙNG (thân phụ là Trịnh Kiểm) được xem là Chúa Trịnh đầu tiên. Ông là người Thanh Hóa, sinh quán KHÔNG PHẢI TẠI THĂNG LONG.

- NGUYỄN HOÀNG (thân phụ là Nguyễn Kim) là Chúa Nguyễn đầu tiên, định cõi Đàng Trong. Sinh quán ông tại Thanh Hóa, KHÔNG PHẢI TẠI THĂNG LONG.

- Anh em NHÀ TÂY SƠN (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) đều sinh quán tại Bình Định. KHÔNG SINH RA TẠI THĂNG LONG.

- NGUYỄN ÁNH lập nên Nhà Nguyễn (Gia Long hoàng đế), sinh quán tại Huế. Ông KHÔNG PHẢI NGƯỜI THĂNG LONG.

2/ Thấy gì?
Trong suốt ngàn năm, bắt đầu từ Nhà Ngô (năm 938) cho đến dứt triều đại quân chủ cuối cùng Nhà Nguyễn (1945), KHÔNG CÓ AI SINH RA TẠI THĂNG LONG mà dựng nổi triều-đại-mới!
Hoàn toàn là do các kỳ tài thuộc các địa phương khác đủ hùng lực để mở nghiệp Đế và kiến lập từng triều-đại-mới hết trơn!

Trong suốt ngàn năm dài dằng dặc, những người SINH RA tại kinh kỳ hoàn toàn KHÔNG có ai trở thành người khởi-lập-triều-đại ráo trọi, "quái" không?

Người sinh quán tại kinh địa này rất giỏi giang trong kinh nghiệm thừa hưởng, làm vương làm tướng dưới triều đại do ... người từ vùng khác đặt nền móng, sáng lập!

Té ra lạ thiệt chớ, lạ tới mức giựt mình trước THỰC TẾ LỊCH SỬ (dẫn trên) nơi kinh kỳ mệnh danh "tinh hoa" -
(hoặc, theo cách nói cũng của người miền Bắc, không phải kinh kỳ "tinh hoa" mà là ... kinh địa "tinh tướng") ./.

Fb Chương-MT
VN có dãy núi bên trái chạy đến đông triều quảng ninh (thanh long) và dãy dãy trường sơn chạy đến cà mau (bạch hổ) nên các địa phương có nhiều huyệt kết lớn nhỏ. Đồng bằng nhỏ hẹp nên tính đố kỵ cao, rất nhiều xứ quân. Thăng Long chỉ là nơi nhân tài hội họp.
 
VN có dãy núi bên trái chạy đến đông triều quảng ninh (thanh long) và dãy dãy trường sơn chạy đến cà mau (bạch hổ) nên các địa phương có nhiều huyệt kết lớn nhỏ. Đồng bằng nhỏ hẹp nên tính đố kỵ cao, rất nhiều xứ quân. Thăng Long chỉ là nơi nhân tài hội họp.
Ninh Bình có gì hay không cụ?
 
Ninh Bình có gì hay không cụ?
Hay chứ chị. Có núi có sông sẽ có huyệt, lớn hay nhỏ tùy địa hình quyết định ạ. Đất Thăng Long cao dầy mà bằng phẳng, có sông uốn lượn nhưng ko kết tinh huyệt để có người đế vương được, phù hợp làm kinh đô. Khi còn đóng đô ở Thăng Long thì ko sợ ngoại xâm, dời đô là loạn (nhà Hồ, nhà Nguyễn). Huyệt chủ Thăng Long là kiểu kiềm ( thanh long và bạch hổ ôm) kết hợp với đột (đột khởi) cao dầy. Nhưng đáng tiếc là cánh tay bạch hổ chạy vào nam quay đi nên dẫn đến bất phục . Chính phủ phải tăng cường làm đường giao thông ( đường bộ , đường sắt) để kết nối các địa phương và có chính sách đại đoàn kết dân tộc thì VN mới có cơ hội hoá rồng.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top