Anh
@chim_non Hôm qua mới định giá xong thì có bài này
Khác chút là P/e mảng DMX TGDĐ em định giá 13 do tăng trưởng ở mức vừa phải và P/s của BHX là 0.8 do ở giai đoạn đầu tăng trưởng mạnh:
Chuỗi Bách hóa xanh của MWG sẽ được định giá lại?
Kể từ khi triển khai mảng bách hòa xanh năm 2016, mảng Bách hóa đã kéo lùi vốn hóa của MWG suốt giai doạn 2018 khi công ty bắt đầu mở rộng. Định giá của MWG giai đoạn từ 2018-2020 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng trở lại của mảng điện máy xanh.
Theo ước tính của AzFin Việt Nam, Bách hóa xanh năm 2020 lỗ khoảng 1.950 tỷ. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2021, lỗ ước tính của Bách hóa xanh là khoảng 1.060 tỷ, lỗ tăng thêm khoảng 28% YoY. Cùng cần thêm lưu ý rằng, tổng doanh thu của BHX cũng tăng thêm 62% so với cùng kỳ 6 tháng 2020.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của chuỗi Bách Hóa Xanh trong Quý 3.2021, và sự thay đổi thói quen người tiêu dùng, AzFin tin rằng đây chính là thời điểm mà BHX đánh dấu sự chuyển dịch dần qua điểm hòa vốn.
Trong 8 tháng 2021, chuỗi BHX đã vượt qua chuỗi thế giới di động (TGDD) về doanh thu. Và chúng tôi ước tính lỗ ròng của chuỗi này trong năm 2021 sẽ là khoảng 1.500-1.900 tỷ, ở mức thấp hoặc tương đương cùng kỳ trong khi doanh thu tăng 60%. Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 3 và Quý 4 sẽ khá quan trọng và cần theo dõi kỹ về mức lỗ của BHX. Đặc biệt là Quý 3, khi mà chuỗi BHX đang có sự tăng trưởng thần tốc, cả về số đơn hàng, năng lực phục vụ và cả mảng BHX Online.
AzFin Việt Nam tin rằng các yếu tố để BHX có thể được định giá lại và gián tiếp giúp MWG tăng giá là:
- BHX giảm lỗ và tiến đến điểm hòa vốn ở quy mô toàn chuỗi;
- Thương hiệu và thứ hạng của BHX. Đặc biệt là trang web Bachhoaxanh.com lọt top 10 trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam theo iPrice. Đồng thời là đại diện duy nhất của các hệ thống bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu góp mặt trong danh sách này.
- Quy mô doanh thu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Câu chuyện MWG Q4.2021: trông chờ sự phục hồi chuỗi điện máy và di động
Chuỗi điện máy xanh sẽ là động lực hồi phục tăng trưởng cuối năm 2021
Tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX giảm 3% YoY trong 8 tháng đầu năm 2021 do sự gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19, một phần được bù đắp bởi việc tiếp tục triển khai các cửa hàng ĐMX siêu mini, với doanh thu đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 7 tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX) trong 8 tháng đầu năm 2021 - trong khi số lượng cửa hàng tăng thêm 290 trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 592 cửa hàng.
Vào tháng 8/2021, tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX giảm 49% YoY và 35% MoM trong bối cảnh Việt Nam thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, doanh thu tháng 8 vẫn đạt khoảng 40% mức trước dịch COVID-19 nhờ MWG nỗ lực thúc đẩy doanh số bán hàng tại các khu vực ít bị ảnh hưởng. Do các hạn chế về giãn cách xã hội đã bắt đầu được nới lỏng vào cuối tháng 9 tại nhiều tỉnh/thành phố, AzFin kỳ vọng KQKD của TGDĐ và ĐMX sẽ cải thiện trong những tháng tiếp theo. Và rõ ràng triển vọng lợi nhuận cải thiện sẽ là động lực cho giá cổ phiếu MWG.
Định giá MWG 152k?
Cho năm 2021, AzFin Việt Nam kỳ vọng LNST của MWG sẽ đạt 4300 tỷ (+9,7% YoY). Trong đó, lỗ mảng BHX giả định ở mốc 1800 tỷ, doanh thu mảng BHX đạt 34.500 tỷ. Theo đó, chúng tôi định giá như sau:
- Hai chuỗi truyền thống TGDD và DMX với mức PE 15 lần: (4.300 + 1.800) * 15 = 91.500 tỷ;
- Chuỗi BHX với P/S khoảng 0,5 lần (và là mức thận trọng theo quan điểm của chúng tôi): 34.500 * 0,5 = 17.250 tỷ.
Tổng cộng, định giá MWG là 108k tỷ (91,5k + 17,3k tỷ); chia cho số cổ phiếu 712 triệu cp, giá hợp lý cho MWG là 152k/ cp (+20% so với mức giá đóng cửa 126k).
AzFin Việt Nam lưu ý rằng mức định giá trên vẫn là thận trọng và chưa tính đến sự tăng trưởng giá trị hàng năm. Tuy vậy, Quý vị cần theo dõi kỹ mức lỗ của BHX có được giảm đi trong cuối năm, và đặc biệt là Quý 3.2021. Khi điều này diễn ra sẽ tạo rạ động lực tăng giá đáng kể đến cổ phiếu MWG.