CHINA VACCINE
Cái nhìn về vacxin Sinopharm bị ảnh hưởng truyền thông bóp méo nhiều quá, em nghĩ là chưa chuẩn.
Em xin phép góp một góc nhìn khác về kỹ thuật:
Vacxin Sinopharm được sản xuất theo công nghệ kinh điển trong lịch sử, vaccine bất hoạt. Nghĩa là con virus làm yếu đi, tiêm vào cơ thể người, rồi sinh ra kháng thể. Lượng kháng thể tạo ra phụ thuộc vào độ nhạy phản ứng của hệ miễn dịch cơ địa từng người. Kháng thể tạo ra là tự nhiên, có kháng thể nào hoàn hảo bằng kháng thể cơ thể tạo ra? Nên Vaccine TQ linh hoạt hơn, đối phó được các biến thể cao hơn và an toàn với tính mạng con người hơn khi tiêm (tỷ lệ sốc thuốc thấp hơn)
Hạn chế cách làm này là cách mất thời gian, khó làm trong thời gian ngắn (kể cả với Mỹ, Anh hay các quốc gia tiên tiến). Đây là điểm China vaccine bị nghi ngờ nhất. Nhưng WHO đã phê chuẩn sử dụng có nghĩa là nó có tác dụng, và phải nhìn China sau tiêm chủng thì dịch ở Trung Quốc được kiểm soát khá tốt, số người bị sốc sau tiêm rất thấp và Chính phủ TQ đã duy trì khống chế dịch ổn định. Vậy là vaccine TQ đã thành công.
Các công nghệ mới mà Nga hay Mỹ, Anh đang làm là liệu pháp mARN, gần như là lập trình, kháng thể tạo ra mạnh, đủ nhưng không linh hoạt với biến chủng của virus, trừ khi Vaccine phải được update version n như phần mềm. Chưa nói tác dụng phụ lâu dài. Công nghệ vaccine an toàn và ít để lại hậu quả nhất dĩ nhiên là công nghệ cũ. Hầu hết các loại vaccine làm theo công nghệ bất hoạt này vì nó an toàn và hiệu quả. Nhưng riêng với bệnh cúm thì rất khó làm vaccine do virus biến chủng cực nhanh, đấy là điểm phân vân vì giới khoa học chưa đón nhận khả năng vượt bậc của Trung Quốc trong y dược. Vì thế sẽ phát sinh hoài nghi. Nhưng công nghệ China ngày nay cũng khá mạnh và họ làm được rất nhiều thứ. Ngoài ra, thêm một điểm mạnh công nghệ cũ là dễ vận chuyển, ko cần bảo quản âm sâu lại thêm sự tin cậy từ việc 1.6 tỷ liều được tiêm ở TQ cũng là bảo chứng cho việc sử dụng đại trà.
Việc hiệu quả Sinopharm giới hạn ở mức 60-70% là góc độ bình thường. Trung Quốc quá đông dân nên vacxin buộc phải giới hạn tỷ lệ sốc thuốc tử vong ở góc độ thấp nhất. Do vậy phải đánh đổi an toàn tính mạng là hiệu quả bảo vệ thấp đi. Kết quả tiêm China lượng sốc thuốc rất thấp. Tuy nhiên nếu tỷ lệ bảo vệ thấp ta vẫn nên tiêm vì khi bị nhiễm Covid sau tiêm thì triệu chứng bệnh như cúm thường và không bị trở nặng. Vì vậy, hiệu quả tiêm vacxin là vẫn tốt.
Trên đây là góc độ phân tích thuần tính kỹ thuật, cũng mong mọi người tham khảo ở góc độ khách quan nhất, tránh dè bỉu vacxin Trung Quốc một cách nhầm lẫn.
Ngoài ra, giá thành vacxin Sinopharm khá đắt, khoảng 30$/ liều, đắt gấp 10 lần vacxin của Astra Zeneca nên ko phải muốn mua lô to mà ko cần suy nghĩ gì đâu.