VCSC: Chúng tôi đã tham gia cuộc họp gặp gỡ NĐT của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) diễn ra ngày 04/11/2020. Nhìn chung, ban lãnh đạo có quan điểm tích cực về triển vọng xuất khẩu, triển vọng lợi nhuận năm 2020 và 2021, nhà máy NPK mới và đề xuất thay đổi thuế giá trị gia tăng (GTGT).
* Lợi nhuận ròng sơ bộ 10 tháng năm 2020 cho thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo năm 2020 của chúng tôi. Như đã đề cập trong báo cáo KQKD quý 3 ngày 28/10/2020, lợi nhuận ròng 9 tháng năm 2020 đạt 457 tỷ đồng (+47,5% YoY), hoàn thành 97,2% dự báo cả năm của chúng See important disclosure at the end of this document
www.vcsc.com.vn | VCSC 04/11/2020 | 4 HOLD tôi. Ngoài ra, DCM công bố lợi nhuận ròng 10 tháng năm 2020 đạt 485 tỷ đồng, tương ứng 103% dự báo cả năm của chúng tôi.
* Lợi nhuận ròng ước tính của DCM cho năm 2020. DCM đang có kế hoạch điều chỉnh tăng kế hoạch LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 lên mức 508 tỷ đồng (+18,9% YoY) từ con số hiện tại là 52 tỷ đồng (-87,8% YoY). Tuy nhiên, Tổng giám đốc của DCM chia sẻ rằng DCM có thể vượt con số này và ghi nhận lợi nhuận ròng năm 2020 ở mức 600 tỷ đồng (+40,5% YoY). Diễn biến này cho thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo năm 2020 hiện tại của chúng tôi. * DCM đặt mục tiêu hiệu suất hoạt động đạt 115% trong năm 2021 nhằm nắm bắt tiềm năng xuất khẩu. Sau khi thành công gia tăng hiệu suất hoạt động từ 109,6% vào cuối năm 2019 lên 111,5% hiện tại, ban lãnh đạo đặt mục tiêu gia tăng hiệu suất hoạt động lên 115,6% sau khi bảo trì trong năm 2021. Mục tiêu này của ban lãnh đạo nhằm tận dụng tiềm năng nhu cầu xuất khẩu từ Cambodia, Ấn Độ và các quốc gia khác. Theo công ty, DCM đã tăng thị phần tại Cambodia từ 40% vào cuối năm 2019 lên 60% hiện tại.
* Thông tin chi tiết hơn về cơ chế chi phí khí. Ban lãnh đạo cung cấp thêm thông tin liên quan đến cơ chế chi phí đầu vào. Cụ thể, DCM đã ký kết phụ lục với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong đó giá khí đầu vào sẽ theo cơ chế giá thị trường. Tính sơ bộ, DCM đã hoàn tất thỏa thuận với PVN, trong đó 90% sản lượng khí của DCM áp dụng mức giá tương ứng 46% giá dầu nhiên liệu trung bình (các mỏ khí hiện hữu, khoảng 2,7 USD/triệu BTU ở mức giá dầu nhiên liệu là 270 USD/tấn) và 10% sản lượng còn lại áp dụng mức giá tương ứng 12,7% giá dầu Brent ( sản lượng khí mà PVN mua từ Petronas, 5,5 USD/triệu BTU khi giá dầu Brent ở mức 43 USD/thùng). Tuy nhiên, DCM vẫn đang chờ ký kết hợp đồng chính thức với PVN, sau khi PVN chốt sản lượng khí với Tổng CT Khí Việt Nam (GAS), Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và điều chỉnh dự báo nếu có các diễn biến mới liên quan đến vấn đề này.
* Kế hoạch sơ bộ và triển vọng cổ tức tiền mặt năm 2021 thận trọng như thường lệ. Ban lãnh đạo đặt kế hoạch lợi nhuận ròng năm 2021 đạt 300 tỷ đồng, thấp hơn 50% so với lợi nhuận ròng ước tính năm 2020 đề cập bên trên là 600 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng ban lãnh đạo của DCM thường đặt mục tiêu thận trọng trong các năm gần đây. Do đó, DCM đặt kế hoạch chia cổ tức tiền mặt ở mức 650-700 đồng/CP (lợi suất 5,2%-5,6%) trong năm 2020 và tương lai, so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 800 đồng/CP (lợi suất 6,3%).
* Ban lãnh đạo kỳ vọng nhà máy NPK mới sẽ bắt đầu hoạt động từ quý 1/2021. Khi DCM đã đối mặt với các khó khăn trong việc thực hiện chạy thử nhà máy NPK mới do các kỹ sư nước ngoài không thể nhập cảnh vào Việt Nam do dịch COVID-19, DCM đặt mục tiêu nhà máy NPK mới này sẽ bắt đầu hoạt động từ quý 1/2020 và kỳ vọng sản lượng bán đạt 150.000-160.000 tấn (tương ứng hiệu suất hoạt động 50%-53%) và đóng góp doanh thu khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng (15% tổng doanh thu của DCM). Diễn biến này khác với dự báo của chúng tôi cho rằng nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ quý 4/2020 với hiệu suất hoạt động 15% và ghi nhận khoản lỗ ròng 44 tỷ đồng. Ngoài ra, ban lãnh đạo có quan điểm tương đối tích cực về các sản phẩm NPK của công ty cũng như tin rằng chất lượng của các sản phẩm này là tương tự công ty cùng tập đoàn là DPM, dù khác biệt về công nghệ và chi phí vốn thấp hơn. Bên cạnh đó, trong chiến lược dài dạn của công ty, DCM đặt kế hoạch thực hiện M&A với 1 nhà sản xuất NPK khác để tăng công suất sản xuất NPK thêm 2,5 lần, từ 300.000 tấn lên 750.000 tấn, sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính để doanh thu của DCM tăng gấp đôi trong năm 2025 so với năm 2020.
* Ban lãnh đạo đang chờ đợi phê duyệt thay đổi thuế GTGT trong phiên họp Quốc hội hiện tại. DCM ước tính sẽ tiết kiệm được 70-230 tỷ đồng chi phí mỗi năm nếu đề xuất thay đổi thuế GTGT được thông qua, so với ước tính của chúng tôi là 230 tỷ đồng. Chênh lệch này chủ yếu do khác biệt trong giả định chi phí khí/giá urê, đến từ mức chênh lệch trong giả định giá dầu Brent của chúng tôi (50-55 USD/thùng) và của ban lãnh đạo (40-45 USD/thùng).
Hôm qua ban lãnh đạo DCM mời bác Võ trí Thành lên thuyết trình, ảnh nói 1 hồi thiệt là khó hiểu nhưng chốt lại câu cuối cùng: thay đổi thuế GTGT chắc chắn sẽ thông qua