Forex calendar

Chiều qua có tin CPI của EU chỉ đạt 0.5%, thấp hơn mức dự kiến 0.6%. CPI tụt thấp và nhanh đang tạo sức ép cắt giảm lãi suất lên ECB. Còn nhớ, 2 đợt cắt giảm lãi suất gần đây nhất (tháng 5 và tháng 11/2013) đều sau khi có các đợt CPI tụt nhanh. Liệu tuần này ECB có tiếp tục giảm lãi suất nữa? Bác nào đang long EUR nên cẩn trọng.

2432pp1.png
 
Nếu phải dự đoán EU cắt giảm lãi suất lần nữa vào thời điểm này thì em nghĩ hơi khó bác. Bởi vì lãi suất của ECB hiện giờ là 0.25% rồi. Làm gì còn nhiều room để cắt nữa. Không lẽ ECB lại đưa rate về mức bằng BOJ? Hơn nữa, kinh tế EU đã và đang đi lên nhiều rồi. Viễn cảnh rate cut không còn là chủ đề hot.

Riêng cặp EUR/USD xu hướng lên vẫn được khẳng định. Bác nhìn chart và ngó sang GU cũng thế. Bác có nhớ đợt cắt rate hồi năm ngoái không, đợt đó đâu có làm EUR down mạnh, thậm chí lại lên? Vì thế EUR lên chuyến này thì những vấn đề như rate cut không làm nó ảnh hưởng, mà lên vì nội tại của EU đã thay đổi. Em vẫn bullish nó lắm, đang đợi dip xuống kiếm điểm đẹp để múc.
 
Last edited by a moderator:
Unemployment Claims 264K............ 286K ............. 287K
Industrial Production m/m .1%.............. 0.4% .......... -0.1%
Philly Fed Manufacturing Index ..........19.9 ...........22.5
Crude Oil Inventories ..........2.3M ...........5.0M

Đêm nay 3 news này sẽ chi phối US market. Nếu mà xấu, chỉ một chút thôi cũng làm chứng mẽo down thảm nhưng nó mà tốt thì không chắc đã tăng mạnh nhưng ít ra nó cũng phản ánh chỉ số Retail sales ra tối qua chỉ ngắn hạn theo chu kỳ thời vụ mà thôi vì sắp đến giai đoạn saleoff hàng năm của mẽo. Chúng ta cùng chờ đợi ....

Lưu ý thêm data dự trữ Oil của mẽo chỉ số này quyết định sắp tới kinh tế mẽo sẽ như thế nào. Theo kinh nghiệm mẽo chuẩn bị đón mùa hurricane và mùa đông sắp đến nên khả năng cao dự trữ Oil sẽ tăng.

USmarket_zps9a0fca4b.jpg
 
Last edited by a moderator:
CNY GDP q/y 7.3% 7.2% 7.5%
CNY Industrial Production y/y 8.0% 7.5% 6.9%
CNY Fixed Asset Investment ytd/y 16.1% 16.2% 16.5%

Ngon...
 
USD New Home Sales ......467........473K 466K
New home Sales mẽo đã tăng 18% trong 5 năm qua và hiện nay có dấu hiệu chững lại. Nếu data ra hôm nay mà xấu hơn dự đoán thì khả năng $index sẽ tạm dừng tăng.

Vậy là data đã ra không tốt như dự báo nhưng vẫn hơn kỳ trước.

Ps: Ai hay xem data ở forexfactory lưu ý đợt này data đưa ra rất hay sai nhé.
 
Last edited by a moderator:
8:30pm USD Core Durable Goods Orders m/m -0.2% 0.5% 0.4%

Vậy là data đã ra quá xấu so với dự đoán. Bình thường thì cái news này cũng không mấy quan trọng nhưng nó ra vào thời điểm này thì quả thật là signal quan trọng cho quyết định Fed vào tối mai. Với một loạt thông tin được đưa ra không mấy khả quan về kinh tế toàn cầu thời gian gần đây thì giới đầu tư hy vọng cuộc họp Fed ngày mai sẽ "có gì đó" liên quan đến hoãn kế hoạch nâng lãi suất.

Vậy là $index lại xuống. Chứng mẽo lại lên với kỳ vọng Fed lại bơm tiền. Nếu điều này đúng thì $ lại đổ về Emerging market nhưng điều này rất khó xảy ra. anyway.. cùng hope.
 
Last edited by a moderator:
10:00pm USD CB Consumer Confidence 94.5 87.4 89.0

Niềm tin lại tốt và $index lại tăng.
 
Last edited by a moderator:
30245fd.png


b4gmc7.png


Đêm nay sẽ có FOMC Statement, tóm tắt kết luận cuộc họp FOMC trong 2 ngày 17-18. Sau đó như thường lệ sẽ có phần trả lời phỏng vấn của bà Janet Yellen.

Người ta sẽ soi xem trong statement có bỏ chữ “patient” đi không. Nếu bỏ đi, thị trường sẽ diễn giải rằng Fed đã sẵn sàng cho việc bắt đầu nâng lãi suất, sớm nhất có thể vào cuộc họp tháng 6.

Mục tiêu của Fed là 1- thúc đẩy việc làm, và 2- ổn định lạm phát dài hạn quanh mức 2%. Tỉ lệ thất nghiệp hiện đang giảm khá đều, nhưng lạm phát cũng đang có xu hướng tụt thấp, mới nhất đã xuống dưới 0%. Tất nhiên Fed còn phải xem xét nhiều chỉ số khác, nhưng khả năng Fed sớm tăng lãi suất ngay từ tháng 6 là khá thấp.

Sau khi soi statement, người ta sẽ còn phải dỏng tai nghe bà Yellen trả lời phỏng vấn. Trong phần này có thể bà sẽ hé ra thêm được thêm thông tin ngoài statement. Phóng viên sẽ tìm cách vặn vẹo bà để có thể hiểu được Fed đang bận tâm vào điều gì để quyết nâng lãi suất.

Việc nâng lãi suất, hay đúng hơn là “bình thường hóa” chính sách tiền tệ là điều sẽ xảy ra, nhưng Fed đang cân nhắc thời điểm và cách thức làm để không ảnh hưởng xấu tới đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ hiện nay.
 
30245fd.png


b4gmc7.png


Đêm nay sẽ có FOMC Statement, tóm tắt kết luận cuộc họp FOMC trong 2 ngày 17-18. Sau đó như thường lệ sẽ có phần trả lời phỏng vấn của bà Janet Yellen.

Người ta sẽ soi xem trong statement có bỏ chữ “patient” đi không. Nếu bỏ đi, thị trường sẽ diễn giải rằng Fed đã sẵn sàng cho việc bắt đầu nâng lãi suất, sớm nhất có thể vào cuộc họp tháng 6.

Mục tiêu của Fed là 1- thúc đẩy việc làm, và 2- ổn định lạm phát dài hạn quanh mức 2%. Tỉ lệ thất nghiệp hiện đang giảm khá đều, nhưng lạm phát cũng đang có xu hướng tụt thấp, mới nhất đã xuống dưới 0%. Tất nhiên Fed còn phải xem xét nhiều chỉ số khác, nhưng khả năng Fed sớm tăng lãi suất ngay từ tháng 6 là khá thấp.

Sau khi soi statement, người ta sẽ còn phải dỏng tai nghe bà Yellen trả lời phỏng vấn. Trong phần này có thể bà sẽ hé ra thêm được thêm thông tin ngoài statement. Phóng viên sẽ tìm cách vặn vẹo bà để có thể hiểu được Fed đang bận tâm vào điều gì để quyết nâng lãi suất.

Việc nâng lãi suất, hay đúng hơn là “bình thường hóa” chính sách tiền tệ là điều sẽ xảy ra, nhưng Fed đang cân nhắc thời điểm và cách thức làm để không ảnh hưởng xấu tới đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ hiện nay.
welcome back... với một loạt thông tin ra thời gian gần đây và việc $index up quá nhanh, mạnh thì giới chuyên gia lo ngại sẽ có "khủng hoảng" tiềm ẩn vì soi lại lịch sử mỗi lần $index tăng như thế này đều chứa đựng rủi ro nhưng chính mấy ông đó cũng không thấy có rủi ro "tiềm ẩn" nào và cũng chỉ dự đoán 1 cánh rất cảm tính là Fed sẽ hoãn nâng lãi suất trong 2015.
 
Các sự kiện kinh tế đáng chú ý tuần này:

Phát biểu: Draghi vào thứ hai, Poloz thứ năm, Yellen và Carney vào thứ sáu.

Con số: PMI của Trung Quốc, EU; CPI của UK, Mỹ.

Trở lại FOMC statement hồi tuần trước. Fed đã bỏ chữ “kiên nhẫn” đi, nhưng đồng USD đã mất giá khá mạnh trong phản ứng ngay sau đó, do statement cũng như phần phỏng vấn sau đó của bà Yellen đã có những từ ngữ khiến thị trường cảm thấy Fed dovish hơn so với thị trường chờ đợi.

Vậy statement và phần phỏng vấn của bà Yellen cho thấy những gì?

Thứ nhất là Fed đã bỏ chữ “kiên nhẫn” đi, có nghĩa là Fed đã sẵn sàng nâng lãi suất lên rồi. Từ bây giờ, trên lý thuyết, Fed có thể quyết định nâng lãi suất mà không phải rào đón gì nữa.

Thứ hai, Fed vẫn còn lấn cấn với mục tiêu lạm phát, đúng như đã phân tích ở bài trước. Trong phần phỏng vấn, bà Yellen đã nói “Tỉ lệ thất nghiệp đã giảm nhanh hơn so với tôi mong đợi”. Tỉ lệ lạm phát hiện khá thấp, nhưng Fed cho rằng đó là do ảnh hưởng từ giá nhiên liệu giảm, và khi sự ảnh hưởng này “nhạt” đi thì lạm phát sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu 2%.

Thứ ba, thời điểm tăng lãi suất phụ thuộc vào các số liệu kinh tế, nhưng Fed loại trừ luôn khả năng tăng lãi suất vào đợt họp tháng 4. Tháng 5 Fed không họp, vậy tháng 6 vẫn là thời điểm sớm nhất trên lý thuyết mà Fed có thể tăng. Tuy nhiên, với việc giảm dự báo tăng truởng kinh tế, nhiều khả năng Fed sẽ chờ thêm các số liệu kinh tế quý 2 rồi mới quyết tăng, sớm là trong kỳ họp tháng 7.
 
Các sự kiện kinh tế đáng chú ý tuần này:

Phát biểu: Draghi vào thứ hai, Poloz thứ năm, Yellen và Carney vào thứ sáu.

Con số: PMI của Trung Quốc, EU; CPI của UK, Mỹ.

Trở lại FOMC statement hồi tuần trước. Fed đã bỏ chữ “kiên nhẫn” đi, nhưng đồng USD đã mất giá khá mạnh trong phản ứng ngay sau đó, do statement cũng như phần phỏng vấn sau đó của bà Yellen đã có những từ ngữ khiến thị trường cảm thấy Fed dovish hơn so với thị trường chờ đợi.

Vậy statement và phần phỏng vấn của bà Yellen cho thấy những gì?

Thứ nhất là Fed đã bỏ chữ “kiên nhẫn” đi, có nghĩa là Fed đã sẵn sàng nâng lãi suất lên rồi. Từ bây giờ, trên lý thuyết, Fed có thể quyết định nâng lãi suất mà không phải rào đón gì nữa.

Thứ hai, Fed vẫn còn lấn cấn với mục tiêu lạm phát, đúng như đã phân tích ở bài trước. Trong phần phỏng vấn, bà Yellen đã nói “Tỉ lệ thất nghiệp đã giảm nhanh hơn so với tôi mong đợi”. Tỉ lệ lạm phát hiện khá thấp, nhưng Fed cho rằng đó là do ảnh hưởng từ giá nhiên liệu giảm, và khi sự ảnh hưởng này “nhạt” đi thì lạm phát sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu 2%.

Thứ ba, thời điểm tăng lãi suất phụ thuộc vào các số liệu kinh tế, nhưng Fed loại trừ luôn khả năng tăng lãi suất vào đợt họp tháng 4. Tháng 5 Fed không họp, vậy tháng 6 vẫn là thời điểm sớm nhất trên lý thuyết mà Fed có thể tăng. Tuy nhiên, với việc giảm dự báo tăng truởng kinh tế, nhiều khả năng Fed sẽ chờ thêm các số liệu kinh tế quý 2 rồi mới quyết tăng, sớm là trong kỳ họp tháng 7.
Lâu không thấy anh lên VC tưởng anh bỏ fx rồi nhưng đọc những dòng trên có vẻ vẫn chinh chiến ác. :D
 
welcome back... với một loạt thông tin ra thời gian gần đây và việc $index up quá nhanh, mạnh thì giới chuyên gia lo ngại sẽ có "khủng hoảng" tiềm ẩn vì soi lại lịch sử mỗi lần $index tăng như thế này đều chứa đựng rủi ro nhưng chính mấy ông đó cũng không thấy có rủi ro "tiềm ẩn" nào và cũng chỉ dự đoán 1 cánh rất cảm tính là Fed sẽ hoãn nâng lãi suất trong 2015.
Khả năng Fed không tăng lãi suất trong năm 2015 là thấp. Hầu hết các thành viên FOMC đều dự đoán rằng cuối năm nay Fed fund rates sẽ trên 0.5%.
Lâu không thấy anh lên VC tưởng anh bỏ fx rồi nhưng đọc những dòng trên có vẻ vẫn chinh chiến ác. :D
Thỉnh thoảng mời các bác vào chém gió cùng cho vui.
 
Mai là ngày NFP. Ngòai con số NFP và tỉ lệ thất nghiệp, người ta còn soi cả con số giờ công trung bình. Có một điểm đặc biệt là mặc dù NFP trung bình trong 12 tháng gần đây rất cao, khoảng 260k, và tỉ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh xuống 5.5%, nhưng tiền giờ công trung bình tăng rất ít, từ $24.30 tháng 2/2014 lên $24.78 tháng 2/2015.

Iran hiện vẫn đang âm thầm đàm phán với nhóm P5+1. Tuy hiện chưa có tin gì mới, nhưng có khả năng là các bên sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó trong vài ngày tới, ảnh hưởng mạnh tới giá dầu.

Mặc dù Hi Lạp đã đạt được thỏa thuận gia hạn gói cứu trợ với nhóm Troika hồi tháng trước, nhưng chỉ ít giờ trước đây, có tin rằng bộ Tài chính Hi Lạp đã nói với các chủ nợ rằng họ sẽ cạn tiền vào ngày 9/4. Ngay sau đó Hi Lạp có phản ứng chối phắt tin đồn này, nên chưa rõ Hi Lạp hết tiền thật, hay đây là bài của họ để tạo sức ép ngược lên các chủ nợ. Có một điều chắc chắn là trong nửa cuối 2015, Hi Lạp có các khoản nợ tổng cộng khoảng 13 tỉ EUR đáo hạn, và nếu không đạt được thỏa thuận nào đó với nhóm Troika, Hi Lạp sẽ phá sản.
 
@apprentice, @chim_non: Bác nghĩ thế nào về việc đầu năm nay ECB tung ra gói kích thích khủng, kéo dài đến tận 9/2016. Trong khi Mỹ đã kết thúc QE3 được một thời gian rồi. Như vậy có thể làm EU về 1.00 không? Mời bác.
 
Những lý do EU có thể xuống nữa:
  • EU đã rơi suốt từ đỉnh 1.40 xuống 1.08 hiện nay, đã rất gần 1.00, phải có một sự thay đổi rất lớn về vĩ mô và phải xảy ra sớm mới có thể đảo ngược đà rơi trước khi chạm 1.00.
  • Thế nhưng Fed hầu như chắc chắn sẽ nâng lãi suất trong năm nay, trong khi ECB tung quả QE khủng, động cơ kéo cặp EU xuống vẫn còn nguyên đó.
  • Vấn đề Hi Lạp vẫn còn đó, chưa có tia sáng nào.
Những lý do nên thận trọng khi short EU:
  • EU đã rơi rất dài và rất lâu, hiện tỉ trọng long USD short EUR đều đang rất cao, nên chỉ cần có một tin nào đó làm cớ là các nhà đầu cơ sẽ unwind position, locking profit, cặp này có thể bật lên mạnh.
  • Việc Fed tăng lãi suất, ECB tung QE đã quá rõ, có thể đã priced in nhiều vào cặp EU.
  • Fed sẽ rất thận trọng khi tăng lãi suất để tránh đẩy lùi đà hồi phục đang rất mong manh của kinh tế Mỹ.
  • ECB muốn mua nhiều bond, nhưng bond ở châu Âu không sẵn như ở Mỹ, nên yield bond đang bị kéo rất thấp, khá nhiều bond yield âm rồi.
  • Để Hi Lạp phá sản rời khỏi eurozone là quyết định không dễ dàng với cả châu Âu và người Hi Lạp, nên vẫn có nhiều khả năng các chính trị gia sẽ thỏa hiệp được với nhau.
  • Kinh tế châu Âu đang có những tín hiệu tốt, đặc biệt là mảng xuất khẩu nhờ có đồng EUR yếu.
 
@apprentice @Phát Lộc @chim_non : Tất cả những tin liên quan đến chấm dứt QE3, cũng như khả năng FED sớm nâng lãi suất đã được price-in vào giá rồi. Đó là tại sao bác thấy USD lên sát 100 điểm. Theo thiển ý của em, hiện tại cần một câu chuyện mới để đẩy giá đi tiếp. Có thể câu chuyện đó là ECB tung QE khủng vào tháng 3 vừa rồi. Tuy nhiên, ảnh hưởng thực sự đến đâu thì cần phải theo dõi thêm....
 
Với con số NFP các tháng sau mà vẫn thấp như tháng này thì Fed sẽ phải nghĩ rất rất kỹ trước khi tăng lãi suất.
 
Back
Top