Đánh giá khả năng ra QE3 năm 2012

Em cũng cho rằng hiện tại cửa lên của CKTG sáng hơn cửa xuống. Vì FED nói như vậy là muốn bảo kê Market, và có trời mà biết FED sẽ làm gì và làm như thế nào, tốt hơn hết là đừng chống lại nó. Hành vi của trader hiện nay là hoài nghi, không chắc chắn điều gì và chờ đợi thêm động thái của FED, vì vậy take profit và đứng ngoài market, chơ đợi và xua quân khi thấy xu hướng rõ hơn. Các big dog không có dự đoán Market, họ chỉ follow market. Em cho rằng đợt break sắp tới đây sẽ rất mạnh và dứt khoát.

Cụ thể bác cho rằng đợt Break sắp tới đây là đợt nào? Vì sao bác nghĩ sẽ mạnh?
 
Michael Woodf, nhà kinh tế học đứng sau gói nới lỏng QE3
Nghiên cứu của giáo sư Michael Woodford, nhà kinh tế học tiền tệ cự phách của đại học Columbia là cơ sở cho gói QE3 lần này.
Gói nới lỏng định lượng mà chủ tịch Ben Bernanke đưa ra lần này được tuyên bố là "không giới hạn". Như thường lệ, chủ tịch Fed cũng thường đăng đàn để bảo vệ lý lẽ cho các biện pháp nới lỏng định lượng mà ngân hàng này sử dụng để đối phó với suy giảm kinh tế và làm căn cứ cho khả năng đưa ra kích thích sau đó.

Tuy nhiên, đằng sau phát biểu lần này của ông Bernanke là nghiên cứu của chuyên gia Michael Woodford thuộc Đại học Columbia. Woodford có thể coi là người đã làm thay đổi phương pháp ứng phó suy thoái kinh tế của Fed.

Giới chuyên môn đánh giá, có lẽ bài viết của Woodford lần này sẽ là nghiên cứu quan trọng nhất trong năm nay của giới học thuật.

Woodford được biết đến là một chuyên gia hàng đầu về tiền tệ. Bản phân tích dài 87 trang của ông, với tiêu đề "Các phương pháp điều tiết chính sách khi lãi suất sát mức 0%" là lý giải thêm về việc tại sao Fed ngừng đặt mục tiêu lạm phát (khoảng 2%/năm) và bắt đầu chuyển sang đặt mục tiêu GDP danh nghĩa (NGDP).

Trước Woodford, nhiều học giả khác cũng đã từng đưa ra ý tưởng về đặc mục tiêu NGDP tuy nhiên không đủ thuyết phục Fed thay đổi chính sách.

NGDP bao hàm cả đặt mục tiêu lạm phát và tăng trưởng thực tế. Do đó, nếu lạm phát tăng cao trong khi tăng trưởng chậm lại, đặt mục tiêu NGDP sẽ giúp đưa ra biện pháp ứng phó. Ngược lại, nếu chỉ đặt mục tiêu lạm phát như Fed từng làm nhiều năm qua thì sẽ nỗ lực ứng phó không đủ để ngăn suy thoái.

Việc Woodford tán thành đặt mục tiêu NGDP càng làm tăng độ tin cậy của phương pháp này. Nó trả lời cho những câu hỏi như Fed có thể làm gì khi mục tiêu NGDP cho thấy đã đến lúc họ cần hành động?

Theo Woodford, phương cách chính để Fed có thể thúc đẩy kinh tế đó là thay đổi kỳ vọng vào nền kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu chỉ duy trì lãi suất thấp mà không đưa ra các tiêu chuẩn như NGDP có nguy cơ hủy hoại niềm tin do nó có thể bị hiểu là dấu hiệu cho thấy kinh tế đang suy giảm.

Woodford cũng cho rằng, ngân hàng trung ương nên kết hợp giữa cam kết mục tiêu NGDP rõ ràng với hành động chính sách nhanh chóng (nới lỏng định lượng). Khi đó, chương trình mua tài sản không chỉ đơn thuần mua trái phiếu chính phủ mà cả các tài sản như chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp thì hiệu quả mới nhanh chóng.

Ông nhấn mạnh, ngân hàng trung ương có nhiều cách để thúc đẩy tăng trưởng như kích thích tài khóa (giảm thuế hoặc tăng chi tiêu).

Rõ ràng, Fed đã không sử dụng kích thích tài khóa, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy Fed đã sử dụng phương pháp đặt mục tiêu NGDP.

Fed vừa công bố gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) nhưng không giống với 2 gói trước đó là, Fed cam kết sẽ mua không giới hạn trái phiếu cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 7% hoặc lạm phát trên 3%. Điều này gần như đồng nghĩa với việc đặt mục tiêu NGDP. Thực tế, trong cuộc họp mới đây, giới chức Fed đã bàn khả năng áp dụng các chính sách “phi truyền thống”, trong đó có NGDP.
 
Fed vừa công bố gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) nhưng không giống với 2 gói trước đó là, Fed cam kết sẽ mua không giới hạn trái phiếu cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 7% hoặc lạm phát trên 3%. Điều này gần như đồng nghĩa với việc đặt mục tiêu NGDP. Thực tế, trong cuộc họp mới đây, giới chức Fed đã bàn khả năng áp dụng các chính sách “phi truyền thống”, trong đó có NGDP.
Chính sách bơm xiền......kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 7%, e là khó thành...vì QE 1,2 thâm hậu hàng chục lần ...chẳng ăn thua. kết quả-hậu quả có thể là lạm phát 3% (*từ bỏ chiến lược lạm phát thấp dưới 2%) sẽ xuất hiện nhanh ở mẽo.....rùi 4% ....10% thành Vn mới hiiiiiiiiiiiiii

NB: khi lạm phát cao....thì các quỹ hưu trí, bảo hiểm, trust fund thành đớp fund.......sẽ nhanh chóng thành giấy nộm, và giải tán

Vậy QE 3 chẳng khác củ sâm......để kéo dài ....một cái gì đó >> đẩy trách nhiệm cho bộ leader mới. có lợi cho "O bà má" và "Ben..." two biggest spendsor of American. và lời hứa giảm thất nghiệp .....đã bay theo khói lam chiều
 
Last edited by a moderator:
Mời bác phân tích thêm ý nghĩa của cụm từ "Không giới hạn". Nhiều chuyên gia cho rằng nghe thì hoành tráng, dài hạn vậy thôi chứ thực tế thời gian có thể không kéo dài được như QE2..... Bác nghĩ sao?
 
Mời bác phân tích thêm ý nghĩa của cụm từ "Không giới hạn". Nhiều chuyên gia cho rằng nghe thì hoành tráng, dài hạn vậy thôi chứ thực tế thời gian có thể không kéo dài được như QE2..... Bác nghĩ sao?

Vừa hay có Atlanta Fed President Lockhart trả lời luôn: Fed will buy bonds until U.S. employment improves. FOMC September 13 easing was a forceful effort to spur growth.

Các bác nghĩ sao về cái chart này:

24e9c3o.png
 
Last edited by a moderator:
Bác choa!
Em có lời đề nghị, không biết các có vui lòng không?
Gần để trên media có đưa một số bài nói về một cuộc chiến tền tệ đang diễn ra. Trong cuộc chiến đó CB nào có lợi thế và điểm hạn chế của nó là gì để chung ta có một cái nhìn bao quát hơn.
Em đề nghị bác cho một bài đánh giá vị thế của các CB hiện nay được không? và các bác còn nán lại với các monitor cùng thảo luận cho xôm.
 
Mời bác phân tích thêm ý nghĩa của cụm từ "Không giới hạn". Nhiều chuyên gia cho rằng nghe thì hoành tráng, dài hạn vậy thôi chứ thực tế thời gian có thể không kéo dài được như QE2..... Bác nghĩ sao?

Không giới hạn, thực chất là biên dịch viên tạm dịch thoát chữ "open-end" , nghĩa là Fed cam kết sẽ kích thích cho đến khi đạt được NGDP target theo lời khuyên của Micheal Woodford.

Chính xác thì Michael Woodford trong paper mới nhất của mình đề cập đến việc 2 lần kích thích QE1 và 2 để dẫn hướng cho kỳ vọng (của nền kinh tế) khi đối mặt với tình trạng lãi suất gần như bằng 0% (interest-rate lower bound), đã không có tác dụng khi nền kinh tế rơi vào liquidty trap. Vì vậy Woodford đề nghị Fed đưa ra một open-end commitment với gói QE3. Sự ủng hộ của Woodford có ý nghĩa quyết định đến việc Ben Bernanke mạo hiểm cho một biện pháp chưa có tiền lệ.
 
Không giới hạn, thực chất là biên dịch viên tạm dịch thoát chữ "open-end" , nghĩa là Fed cam kết sẽ kích thích cho đến khi đạt được NGDP target theo lời khuyên của Micheal Woodford.

Chính xác thì Michael Woodford trong paper mới nhất của mình đề cập đến việc 2 lần kích thích QE1 và 2 để dẫn hướng cho kỳ vọng (của nền kinh tế) khi đối mặt với tình trạng lãi suất gần như bằng 0% (interest-rate lower bound), đã không có tác dụng khi nền kinh tế rơi vào liquidty trap. Vì vậy Woodford đề nghị Fed đưa ra một open-end commitment với gói QE3. Sự ủng hộ của Woodford có ý nghĩa quyết định đến việc Ben Bernanke mạo hiểm cho một biện pháp chưa có tiền lệ.

Thực ra đây là lỗi về kiến thức của người dịch. Open-end nên dịch là chưa chốt hạn hoặc giới hạn mở. Còn thuật ngữ không giới hạn khiến cho người đọc tưởng là vô hạn (infinity). Tại sao lại là chưa chốt hạn? Hạn chót của kỳ bơm vốn được mở ngỏ đến bất kỳ lúc nào đạt được mục tiêu của chính sách - đó là chính sách mở; để phân biệt với chính sách có kỳ hạn áp dụng từ đâu đến đâu. Loại chính sách này giúp cho chính quyền không bị áp lực chốt của kỳ hạn dẫn đến các quyết định tức thời gây sốc cho nền kinh tế họăc bị rơi vào tình trạng lúng túng do không đạt mục tiêu vào sát thời điểm của chính sách có kỳ hạn. Do vậy, dạng chính sách này thường chỉ dùng trong các điều kiện đặc biệt. Có thể thấy quyết định QE3 là có lợi cho chính quyền Obama, và không nên tuyệt đối hóa sự độc lập của FED đối với chính quyền như một số người nghĩ.

Ước tính độ trễ của chính sách theo điều kiện của hoa kỳ, hoàn toàn có thể sau một kỳ 3 tháng, mục tiêu đã đạt được một cách ổn định thì tức khắc người ta chấm dứt QE3.
 
Bác choa!
Em có lời đề nghị, không biết các có vui lòng không?
Gần để trên media có đưa một số bài nói về một cuộc chiến tền tệ đang diễn ra. Trong cuộc chiến đó CB nào có lợi thế và điểm hạn chế của nó là gì để chung ta có một cái nhìn bao quát hơn.
Em đề nghị bác cho một bài đánh giá vị thế của các CB hiện nay được không? và các bác còn nán lại với các monitor cùng thảo luận cho xôm.

Để bác hình dung về can thiệp ngoại hối; theo thói quen, trước hết tôi sẽ dẫn các nguồn chính thống thể hiện góc nhìn của Ngân hàng Trung ương về vấn đề này. Sau đó, sẽ là quan điểm của các ngân hàng, là những bên trực tiếp tham gia hoặc chịu ảnh hưởng lớn nhất của chính sách can thiệp ngoại hối, và cuối cùng, nếu thời gian cho phép, tôi sẽ đưa các nguồn khác như đánh giá của các nhà bình luận, của trader.

1. Tài liệu thảo luận của ECB(2006) về phân tích cấu trúc thị trường dưới tác động của can thiệp ngoại hối.
2. Tài liệu của BIS(Bank for Intl Settlements): Can thiệp thị trường ngoại hối: phương pháp và chiến thuật
3. Tài liệu của Ngân hàng Trung ương Canada về Can thiệp ngoại hối(2010)
4. Tài liệu thảo luận về Can thiệp ngoại hối của nhà nước vủa Trung tâm nghiên cứu chính sách kinh tế(CEPR)
5. Bình luận của Frenken về can thiệp ngoại hối của Nhật đối với cặp USDJPY
6. Bài của WSJ về can thiệp ngoại hối kiểu âm thầm của Nhật

Đây là một chủ đề rộng và lý thú, tuy nhiên tui không đủ thời gian để tổng hợp lại. Các bác tự đọc và rút ra cho mình những vấn đề quan tâm.
 
Thực ra đây là lỗi về kiến thức của người dịch. Open-end nên dịch là chưa chốt hạn hoặc giới hạn mở. Còn thuật ngữ không giới hạn khiến cho người đọc tưởng là vô hạn (infinity). Tại sao lại là chưa chốt hạn? Hạn chót của kỳ bơm vốn được mở ngỏ đến bất kỳ lúc nào đạt được mục tiêu của chính sách - đó là chính sách mở; để phân biệt với chính sách có kỳ hạn áp dụng từ đâu đến đâu. Loại chính sách này giúp cho chính quyền không bị áp lực chốt của kỳ hạn dẫn đến các quyết định tức thời gây sốc cho nền kinh tế họăc bị rơi vào tình trạng lúng túng do không đạt mục tiêu vào sát thời điểm của chính sách có kỳ hạn. Do vậy, dạng chính sách này thường chỉ dùng trong các điều kiện đặc biệt. Có thể thấy quyết định QE3 là có lợi cho chính quyền Obama, và không nên tuyệt đối hóa sự độc lập của FED đối với chính quyền như một số người nghĩ.

Ước tính độ trễ của chính sách theo điều kiện của hoa kỳ, hoàn toàn có thể sau một kỳ 3 tháng, mục tiêu đã đạt được một cách ổn định thì tức khắc người ta chấm dứt QE3.

Việc dịch là "không giới hạn" có lẽ không nên nói là lỗi kiến thức của người dịch, mà chỉ thuần túy do quan điểm dịch thuật khác nhau mà thôi. Khi chọn dịch cụm từ open-end này, dịch thoát nghĩa là không giới hạn cho một series bài về QE3, nhóm BTV dịch đã thảo luận rất kỹ cũng như đọc lại cẩn thận các paper gốc của Micheal Woodford.

Việc chọn dịch thoát nghĩa thành không giới hạn hàm ý muốn nhấn mạnh rằng, khác với QE1 và 2 có giới hạn về cả số lượng và thời hạn, QE3 không có giới hạn cho cả 2 cái này, mà sẽ được thực thi cho đến khi nào đạt đến mục tiêu NGDP kỳ vọng. Lý do là do QE1và 2 , do có giới hạn về mặt số lượng và thời gian định trước, đã không làm được nhiệm vụ dẫn hướng kỳ vọng khi nền kinh tế rơi vào liquidty trap.
Có thể phương án được chọn này không làm thỏa mãn nhiều người, nhưng ít nhất nó được chọn trên cơ sở đã xem xét và tìm hiểu rất cẩn thận và nghiêm túc.

Nói thêm luôn là bác giailang nói "dạng chính sách này thường chỉ dùng trong các điều kiện đặc biệt. Có thể thấy quyết định QE3 là có lợi cho chính quyền Obama, và không nên tuyệt đối hóa sự độc lập của FED đối với chính quyền như một số người nghĩ." Đoạn về độc lập của FED với chính quyền thì tôi không lạm bàn. Nhưng dạng chính sách này thì nói luôn là lần đầu áp dụng. Ý tưởng open-end là ý tưởng đã được các nhà kinh tế học trọng tiền ủng hộ thị trường tự do (market monetarist) đề cập tới, nhưng chỉ đến lần này, khi Woodford công khai ủng hộ, thì Fed mới quyết định mạo hiểm thực thi một chính sách chưa áp dụng bao giờ. Cũng vì vậy, paper của Woodford được các economist và các báo lớn, từ businessweek, ft, nyt, wsj, ... đánh giá có lẽ là paper quan trọng nhất năm nay, và đã thay đổi quan điểm chính sách của FED. Bác nào muốn đọc paper gốc của Woodford đợi một hai hôm nữa, tôi đăng bản tóm tắt và bản dịch nhé.
 
Last edited by a moderator:
Việc dịch là "không giới hạn" có lẽ không nên nói là lỗi kiến thức của người dịch, mà chỉ thuần túy do quan điểm dịch thuật khác nhau mà thôi. Khi chọn dịch cụm từ open-end này, dịch thoát nghĩa là không giới hạn cho một series bài về QE3, nhóm BTV dịch đã thảo luận rất kỹ cũng như đọc lại cẩn thận các paper gốc của Micheal Woodford.

Việc chọn dịch thoát nghĩa thành không giới hạn hàm ý muốn nhấn mạnh rằng, khác với QE1 và 2 có giới hạn về cả số lượng và thời hạn, QE3 không có giới hạn cho cả 2 cái này, mà sẽ được thực thi cho đến khi nào đạt đến mục tiêu NGDP kỳ vọng. Lý do là do QE1và 2 , do có giới hạn về mặt số lượng và thời gian định trước, đã không làm được nhiệm vụ dẫn hướng kỳ vọng khi nền kinh tế rơi vào liquidty trap.
Có thể phương án được chọn này không làm thỏa mãn nhiều người, nhưng ít nhất nó được chọn trên cơ sở đã xem xét và tìm hiểu rất cẩn thận và nghiêm túc.

Nói thêm luôn là bác giailang nói "dạng chính sách này thường chỉ dùng trong các điều kiện đặc biệt. Có thể thấy quyết định QE3 là có lợi cho chính quyền Obama, và không nên tuyệt đối hóa sự độc lập của FED đối với chính quyền như một số người nghĩ." Đoạn về độc lập của FED với chính quyền thì tôi không lạm bàn. Nhưng dạng chính sách này thì nói luôn là lần đầu áp dụng. Ý tưởng open-end là ý tưởng đã được các nhà kinh tế học trọng tiền ủng hộ thị trường tự do (market monetarist) đề cập tới, nhưng chỉ đến lần này, khi Woodford công khai ủng hộ, thì Fed mới quyết định mạo hiểm thực thi một chính sách chưa áp dụng bao giờ. Cũng vì vậy, paper của Woodford được các economist và các báo lớn, từ businessweek, ft, nyt, wsj, ... đánh giá có lẽ là paper quan trọng nhất năm nay, và đã thay đổi quan điểm chính sách của FED. Bác nào muốn đọc paper gốc của Woodford đợi một hai hôm nữa, tôi đăng bản tóm tắt và bản dịch nhé.
Rất cảm ơn bạn đã nhanh chóng giải thích. Không nhiều thì ít, tiên lượng về phản ứng dây chuyền của chính sách tiền tệ của FED tạo nên các đáp ứng dội lại từ các đồng tiền khác và ảnh hưởng của tương tác đó đối với nền kinh tế hoa kỳ trong bối cảnh khủng hỏang kinh tế thế giới kéo dài đã góp phần dẫn đến việc để ngỏ cả thời hạn cũng như khối lượng được bơm.

Bạn nên dịch và đăng tòan văn bài của ông Woodford để bà con tham khảo. Ngòai ra, nếu có thể, bạn nên tổng hợp các tài liệu về tác động của can thiệp ngoại hối và đăng bài để bà con thấy được bức tranh của thế giới hiện nay dưới tác động của chính sách tiền tệ sau khi QE3 được công bố.
 
Mời bác phân tích thêm ý nghĩa của cụm từ "Không giới hạn". Nhiều chuyên gia cho rằng nghe thì hoành tráng, dài hạn vậy thôi chứ thực tế thời gian có thể không kéo dài được như QE2..... Bác nghĩ sao?

Cái QE3 này thực ra nó định tính.....không định lượng như QE1,2 nên thế giới thắc mắc nó là đúng:

1/ cơ sở lý luận: FED đồng ý tưởng..trìu tượng, là niềm tin vào kte của người dân mẽo bị mất, dạng quá bán. học thuyết này chủ yếu là ....cứu niềm tin, khi niềm tin trở lại.......thì mọi người, nhà nhà đầu tư...số tiền thực ra (*tưởng tượng) đổ vào kte có thể là n lần số 40 tỷ/tháng.
+ rõ hơn là FED tham gia thị trường như một MM dễ hướng bà con đi theo
.
phản biện: tôi cho rằng đây là 1 ý tưởng hay nhưng nó ...dường như phản lại tư tưởng gốc (*kte thị trường của người mỹ), không đơn giản khi ứng viên công hoà gọi Ben là "kẻ phản quốc". hay như TT ford đã có câu nổi tiếng..."hãy để nó chết đi"....tôi cũng nghĩ cái này hay, nhưng áp tại mỹ....thì bị dị ứng. vì 40 tỷ kia so với GDP10.000 tỷ, hay cả NYSE, NAFDAQ thì đâu có bao nhiêu??? vì vậy......một câu hỏi xảy ra......là công bằng không? FED sẽ mua ai? hay lại mua mấy cty sân sau....của đảng dân chủ? mà kte thị trường.....Dn cảm thấy không công bằng....thì nó sẽ không mở rộng Sx. vậy xin hỏi.......làm sao giảm thất nghiệp?
.
2/ mục tiêu QE3: là giảm thất nghiệp xuống 7% nhưng lạm phát không quá 3% (*hiện nay là 2%)
+ đúng là mục tiêu quá cao cả....tươi đẹp, ai chẳng ủng hộ......nhưng xin hỏi, nó có khả thi không??? với lập luận ở trên thì e là khó. hậu quả của việc bơm này......chắc chắn làm lạm phát tăng, do vậy......mục tiêu là thất nghiệp....nhưng kết quả lại nhận được có khi là lạm phát
.
3/ không giới hạn?:
Đây là ngầm ý...ý tưởng ở trên, nên việc dịch không hẳn sai.........bởi FED ra 40 tỷ/tháng max. nhưng họ còn kỳ vọng thị trường....ra tiền theo một con số n*40 tỷ....do vậy không xác định
về thời gian, thì giới phân tích e là đến tháng 11 là tốt đa......còn lý thuyết là không biết khi nào
 
Last edited by a moderator:
.............................

3/ không giới hạn?:
Đây là ngầm ý...ý tưởng ở trên, nên việc dịch không hẳn sai.........bởi FED ra 40 tỷ/tháng max. nhưng họ còn kỳ vọng thị trường....ra tiền theo một con số n*40 tỷ....do vậy không xác định.
về thời gian, thì giới phân tích e là đến tháng 11 là tốt đa......còn lý thuyết là không biết khi nào

Nghĩa là bác cho rằng sau Bầu cử là đâu lại vào đấy.... :confused::confused:
 
Vừa hay có Atlanta Fed President Lockhart trả lời luôn: Fed will buy bonds until U.S. employment improves. FOMC September 13 easing was a forceful effort to spur growth.

Các bác nghĩ sao về cái chart này:

24e9c3o.png

Tôi thực sự không hiểu ý nghĩa cái chart này lắm. Mời bác cho vài dòng?
 
Nghĩa là bác cho rằng sau Bầu cử là đâu lại vào đấy.... :confused::confused:

với trader thì đến tháng 12 là quá dài hiiiiiiiiii

còn kte/l sử mỹ ...sẽ do người mỹ tạo lên......nếu vote Obama...thì Qe sài tiếp.....còn vote bên cong hoa thì....chinh sach mới. chờ thui

cái này, là đất của bác choa, lời bác ấy chính xác vì là người trong cuộc hiiiiiii
 
với trader thì đến tháng 12 là quá dài hiiiiiiiiii

còn kte/l sử mỹ ...sẽ do người mỹ tạo lên......nếu vote Obama...thì QE sài tiếp.....còn vote bên cong hoa thì....chinh sach mới. chờ thui

cái này, là đất của bác choa, lời bác ấy chính xác vì là người trong cuộc hiiiiiii

Bác nào có hiểu biết về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế XIN MỜI đứng ra giải thích giúp câu trên. Vì sao?

Với những diễn biến gần đây thì khả năng lớn Obama được tiếp nhiệm kỳ tới. Tôi đoán 70% trúng.
 
Vụ Perry chỉ trích Bernanke là kẻ phản quốc thực ra khá hài hước. Các nhà chính trị phần lớn là chả hiểu gì, và chỉ trích nhiều khi chỉ để có cái để nói mà thôi. Còn việc gắn QE3 với Obama thì tôi e là hơi nghi ngờ. Thực ra nếu bác nào đọc nhiều về Quantity theory of Money thì sẽ thấy QE hiện tại thuần túy là các thao tác mang tính kỹ trị.

Hầu hết những ngừoi ủng hộ QE3 đều là những học giả có xu hướng chỉ trích chính phủ, mà một trong những cái tên nổi bật là Krugman. Bản thân các gói QE triển khai lần này cũng gần như là chưa có tiền lệ ở Mỹ. Thực ra QE lần đầu được đưa ra là ở Nhật Bản sau đợt khủng hoảng 10 năm trước
 
Tôi thực sự không hiểu ý nghĩa cái chart này lắm. Mời bác cho vài dòng?

Adjusted monetary base bao gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi của các tổ chức tài chính trong két của Fed banks. Nhìn chart thì thấy, cứ mỗi khi Fed tung QE ra, thì AMB lại tăng vọt, chứng tỏ tiền Fed tung ra lại quay về nằm im trong két của Fed. Có thể cái này lý giải tại sao Fed bơm tiền ác liệt nhưng lạm phát vẫn thấp, mọi thứ vẫn ì trệ, và có lẽ Lockhart đúng, QE không phải là thuốc để chữa bệnh unemployment.
 
Adjusted monetary base bao gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi của các tổ chức tài chính trong két của Fed banks. Nhìn chart thì thấy, cứ mỗi khi Fed tung QE ra, thì AMB lại tăng vọt, chứng tỏ tiền Fed tung ra lại quay về nằm im trong két của Fed. Có thể cái này lý giải tại sao Fed bơm tiền ác liệt nhưng lạm phát vẫn thấp, mọi thứ vẫn ì trệ, và có lẽ Lockhart đúng, QE không phải là thuốc để chữa bệnh unemployment.

OK. Đây là cách giải thích rất có lý về TÁC DỤNG va BẢN CHẤT của QE đối với kinh tế. Nhưng tôi không đồng ý với bác về việc đó là nguyên nhân mà lạm phát vẫn thấp.... vì Mỹ chưa bao giờ trực tiếp chịu hậu quả của các lần QEs............
 
Back
Top