Việc dịch là "không giới hạn" có lẽ không nên nói là lỗi kiến thức của người dịch, mà chỉ thuần túy do quan điểm dịch thuật khác nhau mà thôi. Khi chọn dịch cụm từ open-end này, dịch thoát nghĩa là không giới hạn cho một series bài về QE3, nhóm BTV dịch đã thảo luận rất kỹ cũng như đọc lại cẩn thận các paper gốc của Micheal Woodford.
Việc chọn dịch thoát nghĩa thành không giới hạn hàm ý muốn nhấn mạnh rằng, khác với QE1 và 2 có giới hạn về cả số lượng và thời hạn, QE3 không có giới hạn cho cả 2 cái này, mà sẽ được thực thi cho đến khi nào đạt đến mục tiêu NGDP kỳ vọng. Lý do là do QE1và 2 , do có giới hạn về mặt số lượng và thời gian định trước, đã không làm được nhiệm vụ dẫn hướng kỳ vọng khi nền kinh tế rơi vào liquidty trap.
Có thể phương án được chọn này không làm thỏa mãn nhiều người, nhưng ít nhất nó được chọn trên cơ sở đã xem xét và tìm hiểu rất cẩn thận và nghiêm túc.
Nói thêm luôn là bác giailang nói "dạng chính sách này thường chỉ dùng trong các điều kiện đặc biệt. Có thể thấy quyết định QE3 là có lợi cho chính quyền Obama, và không nên tuyệt đối hóa sự độc lập của FED đối với chính quyền như một số người nghĩ." Đoạn về độc lập của FED với chính quyền thì tôi không lạm bàn. Nhưng dạng chính sách này thì nói luôn là lần đầu áp dụng. Ý tưởng open-end là ý tưởng đã được các nhà kinh tế học trọng tiền ủng hộ thị trường tự do (market monetarist) đề cập tới, nhưng chỉ đến lần này, khi Woodford công khai ủng hộ, thì Fed mới quyết định mạo hiểm thực thi một chính sách chưa áp dụng bao giờ. Cũng vì vậy, paper của Woodford được các economist và các báo lớn, từ businessweek, ft, nyt, wsj, ... đánh giá có lẽ là paper quan trọng nhất năm nay, và đã thay đổi quan điểm chính sách của FED. Bác nào muốn đọc paper gốc của Woodford đợi một hai hôm nữa, tôi đăng bản tóm tắt và bản dịch nhé.