Đánh cổ phiếu theo dòng tiền

Mai thì TT tăng rồi, mà có khi tăng mạnh (trừ khi DJ nay quá xấu). Nhưng ai mua hãy nghĩ đến T+4, quan điểm: cầm tiền nằm im (có thể chơi con GTK) cuồi tháng canh vào, chỉ mua khi có giá tốt hơn mức này, vừa rồi tôi có vào tý, nhưng bán hết thứ 4 tuần trước rồi; cầm cổ mà có giá tốt bán thảng tay, đừng để BBs bán trước. Đánh dấu kiểm chứng.
Vào dần 30%
Nếu mai tăng mạnh thì tất tay

100% mai tăng
 
sáng mai 9/11

Giữa phiên cũng ko xảy ra hiện tượng bán tháo khi thanh khoản thấp và hnx phá đáy hỗ trợ. Các cổ phiếu chỉ báo kls, vnd, ssi vẫn hoạt động tốt. Ngày mai nếu các cổ phiếu này tiếp tục tăng, thanh khoản cải thiện thì chúng ta có thể hy vognj vào 1 sóng hồi.
 
SCL: Kế toán trưởng đăng ký mua 500 nghìn cổ phiếu

(NDHMoney) Sàn HNX vừa thông báo giao dịch cổ phiếu của ông cổ đông nội bộ thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường (mã SCL-HNX).



Cụ thể, từ ngày 10/11 - 30/12, ông Phạm Văn Thanh - Kế toán trưởng SCL đăng ký mua 500.000 cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch là 60.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,67%.

Mục đích thực hiện giao dịch là nhằm phục vụ cho nhu cầu cá nhân, giao dịch dự kiến qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
 
Mai thì TT tăng rồi, mà có khi tăng mạnh (trừ khi DJ nay quá xấu). Nhưng ai mua hãy nghĩ đến T+4, quan điểm: cầm tiền nằm im (có thể chơi con GTK) cuồi tháng canh vào, chỉ mua khi có giá tốt hơn mức này, vừa rồi tôi có vào tý, nhưng bán hết thứ 4 tuần trước rồi; cầm cổ mà có giá tốt bán thảng tay, đừng để BBs bán trước. Đánh dấu kiểm chứng.
Vào dần 30%
Nếu mai tăng mạnh thì tất tay

100% mai tăng
Chẳng hiểu bác Tuvan định nói gì.
 
" Mọi việc bạn đều có thể làm, vấn đề là bạn có muốn làm hay không thôi"

nhà đầu tư ngắn hạn: thì khi HNX - Index xoay quanh mức 64-5-65 thì nên mua... và bán ra khi HNX-Index tiếp cận gần mốc 71...Vì HNX- Index có tăng thì có khả năng sẽ có điều chỉnh kỹ thuật tại vùng xoay quanh 71. Điều chỉnh tại 71 điểm rồi đi tiếp đến những mốc cao hơn hay giảm trở lại thì còn tuỳ tình hình. Tôi nghĩ là HNX- Index sẽ rất khó thủng mức 64.5... Do đó, theo tôi, không có lý do bán tháo lúc này.

Nhà đầu tư trung và dài hạn: Nếu có tiền mà mua cổ phiếu tốt, giá rẻ lúc này và để từ 3 đến 6 tháng tới thì theo tôi sẽ có lãi hơn gởi NH nhiều.
 
cuối phiên 8/11 lệnh vào cấp tập, một số mã CK nhăm nhe khởi nghĩa. Điều này cho thấy, có kìm nén thì cũng chỉ đến một mức độ nào đấy thôi. Sẽ có ngày toàn dân khởi nghĩa. Lúc đấy dù có muốn cũng không giữ được.
 
Nhật Bản - 20 năm suy thoái kinh tế


Từng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất và đạt được nhiều thành công nhất thế giới, nay Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái và chỉ tăng trưởng ở mức

[ Khu Shibuya ở Tokyo, Nhật Bản. Shibya nổi tiếng là một trong những trung tâm mua sắm và thời trang của Nhật Bản, đặc biệt của giới trẻ, đồng thời cũng là khu vực có cuộc sống về đêm rất sôi nổi và nhộn nhịp. (Flickr.com/Creative Commons).]

Khu Shibuya ở Tokyo, Nhật Bản. Shibya nổi tiếng là một trong những trung tâm mua sắm và thời trang của Nhật Bản, đặc biệt của giới trẻ, đồng thời cũng là khu vực có cuộc sống về đêm rất sôi nổi và nhộn nhịp. (Flickr.com/Creative Commons).

Thời hoàng kim

Sau khi Thế chiến thứ 2 chấm dứt, Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới tạo được mức tăng trưởng bền vững liên tục (hơn 10%/năm) từ giữa thập niên 1950 cho tới đầu thập niên 1970.

Việc kinh tế Nhật Bản liên tiếp tăng trưởng trong suốt các thập niên từ 50 đến 80 khiến mọi người kinh ngạc. Các nhà kinh tế đã gọi đây là “phép lạ Đông Á”, đồng thời họ xem Nhật Bản là một trong những nước thành công nhất trong lịch sử kinh tế.

Vào đầu thập niên 1980, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và giá trị các tài sản như địa ốc, chứng khoán tăng vọt.

Giáo sư Takeo Hoshi thuộc khoa Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ, cho biết giá bất động sản tăng nhanh tới nỗi có lúc người ta cho rằng cung điện hoàng gia ở Nhật trị giá bằng toàn thể đất đai tiểu bang California, Hoa Kỳ.



Giai đoạn suy thoái

Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, giá tất cả tài sản, trong đó có chứng khoán và địa ốc, bắt đầu tụt giảm và kinh tế nước này khởi sự suy thoái.

Vào năm 1991, giá chứng khoán giảm khoảng 50% và sau đó tiếp tục giảm trong suốt thập niên 1990 sang tận năm 2000. Giá đất đai cũng giảm nhưng chậm và nhẹ hơn giá chứng khoán. Tuy nhiên, tới giữa năm 2000, giá đất giảm trong khoảng từ 60 tới 70% so với lúc cao điểm.

Sự giảm giá địa ốc và chứng khoán kéo theo cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tới năm 1995, các ngân hàng nhỏ đã phải đóng cửa và tới cuối thập niên 1990, Nhật Bản chìm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Vào tháng 11/1997, cuộc khủng hoảng lên tới mức cao điểm và đến lúc này chính phủ Nhật phải ra tay hành động để cứu nguy.

Một trong những biện pháp chính phủ thực hiện là ban hành một cơ chế cho phép chính phủ tạm thời quốc hữu hóa các ngân hàng bị thua lỗ. Sau đó, chính phủ chấn chỉnh và vực dậy những ngân hàng này rồi bán lại cho tư nhân.

Trong giai đoạn kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nước này lại có nhiều thủ tướng khác nhau thay phiên nắm quyền lãnh đạo, do vậy các chính sách không được thực hiện một cách nhất quán và cương quyết đúng mức.

Chính phủ Nhật Bản vừa công bố gói kích cầu trị giá lên tới 18 ngàn tỷ Yen (khoảng hơn 250 tỷ đô-la Australia). Đây là gói kích cầu lớn nhất trong số chín gói Nhật Bản công bố trong thập niên qua.

Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng trong tình hình hiện nay, chính phủ Nhật Bản cần bơm thêm các gói kích cầu để ngăn không cho quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Châu Á này rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế.



Những mặt yếu kém của kinh tế Nhật Bản

Từ nhiều năm qua, các chính sách tài chính của Nhật Bản được thực hiện một cách uyển chuyển để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, nước này lại có mức nợ lớn nhất so với các quốc gia công nghiệp hóa tiên tiến khác.

Phương cách duy nhất để Nhật có thể duy trì mức nợ cao như vậy là nhờ mức lãi suất trong nước rất thấp. Nếu lãi suất tăng, Nhật sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc duy trì khoản nợ khổng lồ này.

Tình trạng thất nghiệp tại Nhật Bản lên cao tới mức kỷ lục - 3,5 triệu người Nhật hiện thất nghiệp. Đây là mức thất nghiệp cao nhất kể từ khi Nhật thực hiện các cuộc thống kê về thất nghiệp từ sau Thế chiến thứ 2 tới nay.

Từ thập niên 1990 tới nay, nạn thất nghiệp xảy ra rất trầm trọng, đặc biệt nơi người trẻ. Nhiều sinh viên ra trường không kiếm được việc làm, đồng thời nhiều người trẻ không giữ được việc làm toàn thời ổn định mà phải làm việc bán thời hoặc thất nghiệp theo từng giai đoạn khác nhau.

Tuy nhiên, hệ thống hỗ trợ gia đình tại Nhật cũng có nhiều nét khác nhiều nước Tây phương. Theo Giáo sư Kinh tế Charles Yuji Horioka tại Đại học Osaka, sau khi tốt nghiệp, nếu không kiếm được việc làm thì người trẻ vẫn tiếp tục sống chung với cha mẹ mình. Hình thức hỗ trợ gia đình này vẫn hiện hữu và tồn tại trong nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng có thể không mạnh mẽ bằng ở Nhật. Chính việc sống chung này đã giúp giảm nhẹ tác động xã hội do thất nghiệp gây ra.

Bên cạnh đó, tác động của tình trạng suy thoái đối với xã hội Nhật Bản không trầm trọng bằng Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

Trước tiên là vì chính phủ không cắt giảm các chi tiêu cho xã hội nhiều như các nước khác. Dĩ nhiên việc này khiến chính phủ bị thâm thủng ngân sách và các khoản nợ nần tăng cao.

Ngoài ra, để giúp người dân có thêm tiền, chính phủ đưa ra nhiều chương trình kích thích tài chính như cắt giảm thuế, giảm giá...



Bài học rút từ Nhật Bản

Bài học đầu tiên là chính sách tài chính. Hồi đầu thập niên 1990, các biện pháp kích cầu tài chính đã giúp kinh tế nước này hồi phục. Tuy nhiên, khi kinh tế bắt đầu phát triển, chính phủ đã phạm một sai lầm vào năm 1996 khi tăng thuế và cắt giảm chi tiêu quá nhanh.

Do đó, giới hữu trách cần phải nhận diện được các khó khăn tài chính diễn ra sau khi chính phủ bơm vào các biện pháp kích cầu. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp củng cố tài chính quá nhanh có thể đẩy kinh tế rơi trở lại vào tình trạng suy thoái. Đây là điều mà nhiều nước Châu Âu đang phải đối mặt hiện nay.

Bài học thứ nhì là chính sách tiền tệ, vốn từ trước tới nay vẫn chưa được chính phủ Nhật Bản thúc đẩy ở mức thích hợp.

Từ đầu thập niên 1990, Nhật Bản đã cắt dần mức lãi suất và cuối cùng tới mức lãi suất là con số không.

Tuy nhiên, chính phủ Nhật không mạnh dạn đủ để thử nghiệm những chính sách tiền tệ mới như mua vào các tài sản. Sau nhiều lần lưỡng lự, cuối cùng Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện chính sách mua tài sản này. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thực hiện rất tích cực việc mua vào các tài sản.

Bài học thứ ba là chính sách ngân hàng. Nhật Bản rất chậm chạp trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng. Vào giữa thập niên 1990, các khoản nợ khó đòi đã bắt đầu phát sinh nhiều. Tuy nhiên, phải mất tới bảy hoặc tám năm để chính phủ buộc các ngân hàng ra tay hành động để xóa các khoản nợ này.
 
colaido va cpi thang 11

em kô theo phe nào , em chỉ múc cho tin cpi tháng 11 , chấm hết

múc cho ngày 15-16 , cho tin cpi tháng 11 êm đềm

không tin thì tùy ...
 
Back
Top