sáng cà fê chủ nhật 6/11: Nhóm Gia Định Bank nhìn STB nghiên cứu thêm về giới Hoa Kiề
sáng cà fê chủ nhật 6/11: Nhóm Gia Định Bank nhìn STB nghiên cứu thêm về giới Hoa Kiều tại VN . Dòng tiền chạy qua lại bên trong STB...
Timofi Nguyen , anh phụ trách về nghiên cứu dòng tiền chạy qua lại trong giới kinh doanh nhất là khối nhà bank của khối Hoa kiều nhé. Nhóm sẽ hổ trợ anh.
Jenny có những dòng nghiên cứu đầu tiên về khối Hoa Kiều ...
thú vị thật...
Các đại gia Hoa Kiều vào năm 1901 tại VN... dòng tiền đầu tư cho Indochina đã len lỏi vào ba miền ...
Người Hoa đến khu vực Đàng Trong sau khi nhà Thanh lật đổ hoàn toàn nhà Minh vào năm 1644. Những người ra đi thuộc thành phần "phản Thanh phục Minh" và những người bị triều đình nhà Thanh *********. Người Hoa đến đàng trong và được Chúa Nguyễn đồng ý cho cư trú tại Cù Lao Phố và Đông Phố, (Gia Định) và một số địa điểm khác ở Nam Bộ. Cù Lao Phố là một cù lao trên sông Đồng Nai, ngày nay thuộc thành phố Biên Hòa. Người Hoa đã lập chợ buôn bán, phố xá đông đúc ở đây. Năm 1778, quân Tây Sơn đã ********* những người Hoa ở Cù Lao Phố do họ đã ủng hộ Nguyễn Ánh, việc ********* lại diễn ra vào năm 1782. Do đó, năm 1778, người Hoa từ Cù Lao Phố đã chuyển đến Chợ Lớn mà người Hoa gọi là "Đề Ngạn". Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc buôn bán của người Hoa phát đạt do họ có quan hệ tốt với giới cầm quyền Pháp tại Đông Dương, nổi bật nhất là Quách Đàm - một nhà buôn người Hoa xây Chợ Lớn. Cộng đồng người Hoa có quan hệ tốt với chính quyền , nhất là khối nhà băng vì quan hệ cho vay hay kéo nhóm lợi ích luôn luôn là một quan hệ sống còn ..
Hoa kiều ngày nay
Hiện tại tuy chỉ chiếm chưa đến 10% dân số ở TP.HCM, nhưng cộng đồng Hoa kiều đã chiếm 30% số doanh nghiệp (của 23.000 người gốc Hoa). Cộng đồng người Hoa thường tham gia buôn bán, sản xuất hàng tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ, nắm giữ một số lĩnh vực bán sỹ quan trọng như hàng kim khí, điện máy, vàng, vải...Một số doanh nghiệp do người Hoa nắm giữ nổi tiếng có thể kể đến như: Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (thương hiệu Biti's), Công ty thời trang Thái Tuấn, Công ty thực phẩm Kinh Đô ...
Cộng đồng này cũng là cầu nối quan trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của các quốc gia có người Hoa sinh sống như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore (nơi người gốc Hoa chiếm 70% dân số), Malaysia (người gốc Hoa chiếm 34% dân số nhưng lại nắm những lĩnh vực kinh tế then chốt), Thái Lan (người gốc Hoa chiếm 14% dân số). Vai trò của người Hoa đã được khẳng định khi chính quyền thành phố đã cho tổ chức Ngày hội văn hóa của người Hoa đầu năm 2007.
Cơ cấu dân số và ngôn ngữ
Hoa kiều tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Khách Gia và Hải Nam. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Hẹ. Dù định cư đã qua nhiều đời, Hoa kiều vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vẫn giữ được các phong tục tập quán truyền thống và vẫn sử dụng tiếng Hoa làm ngôn ngữ chính thức trong các giao dịch nội bộ.\
Jenny , nhóm đề nghị thứ hai hai em có thêm một nghiên cứu mới về dòng tiền của họ trong vụ mua STB 100 triệu cp sắp tới nhé.
Nhóm có nghe đến STB tức là nhóm bắt đầu quan tâm đến hệ thống Hoa kiều vận.. ngày còn học tại Anh quốc , Tim và Jen đã hiểu và kinh ngạc trước giới kinh doanh Hoa Kiều . Cú ý tưởng 100 tr STB này là một động thái đáng chú ý vô cùng hấp dẫn..
Hớp ngụm cà fê sáng nay . Timofy viết gửi nhóm.."
Một đặc điểm nổi bật ở người Hoa là tinh thần trọng thương mại, họ không chê một ngành nghề nào là nhỏ hay thấp kém. Họ chỉ coi việc kinh doanh là quan trọng, và trong kinh doanh thì sẵn sàng làm bất cứ việc gì ra lợi nhuận, rất cần cù và thực dụng. "
( Xem tiếp kỳ sau : các hoạt động thực dụng của doanh gia Hoa Kiều , nàng STB được nâng bi ra sao ).
hấp dẫn và thú vị - đón xem vào sáng sớm thứ hai 7/11.
"Cộng đồng Hoa kiều, người Hoa ở các nước khác nhau trên thế giới, tuy không có quan hệ mật thiết với Việt Nam như họ vốn có đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng thông qua các mối quan hệ họ hàng, thân tộc, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, đặc biệt là Hoa thương ở TP HCM, có thể liên kết với cộng đồng người Hoa thế giới để bắc cầu cho họ đầu tư vào Việt Nam.
Lực lượng “người Việt gốc Hoa” và cộng đồng người Việt ở nước ngoài hiện nay cũng là một thế lực kinh tế đầy tiềm năng đối với quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam một khi thu hút được lực lượng này quay về nước đầu tư".
(trích "Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á - hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay", TS. Châu Thị Hải, NXB Khoa học Xã hội, 2006)