Cuộc sống: Âm nhạc, du lịch...

Tặng @Cào Cào

View attachment 4577

Quena - bamboo flute
  • Quena (Quechua: qina, đôi khi cũng viết "kena" trong tiếng Anh) là nhạc cụ truyền thống của dãy Andes,South American. Thuờng làm bằng tre, sáo có 6 lỗ ngón bấm và một lỗ bấm ở ngón tay cái và trên cả hai đầu ống đều mở

  • Để tạo ra âm thanh, nguời thổi tì vào ống với thịt giữa cằm của mình và môi duới, và thổi một luồng không khí xuống, dọc theo các trục đuờng ống, trên đầu chữ V (theo tính toán học) vào cuối ống. Cây Tiêu thuờng tone G (nghĩa là bấm hết tất cả lỗ bấm , note nhạc thấp nhất sẽ là note G , âm thanh tạo ra rất ấm áp ,âm xì . Đây là nhạc cụ truyền thống đuợc gọi là Tarqueada
  • Quenacho (cung "kenacho" trong tiếng Anh) là một phiên bản khác, và

    hay hơn so với âm thanh trầm đuợc làm theo cùng một cách như Quena

    Tone chính là D,thấp hon 4 note so với Quena. Trong hầu hết nguời dân

    trong thị xã Andes thuờng hay nói câu “Vamos a ir a la quena ” (chúng tôi sẽ đi đến các quena) là câu nói nỗi tiếng để đe dọa các em nhỏ , vì Quena thường làm bang tre và loại vật liệu cứng….

  • Quena thông thuờng đuợc sử dụng cho âm nhạc truyền thống Andea. Trong thập niên 1960 và 1970 Quena đuợc tấu bởi nhiều nghệ sĩ Nueva Cancion (một thể loaị âm nhạc Latin American music và sau đó biến thể giữa nhạc dân gian Latin và nhạc Rock )

    và đuợc tấu cho những bài hát đặc biệt và không phải là nhạc cụ tiêu chuẩn nhưng một số nhóm như Illapu dùng Quena thuờng xuyên. Trong những năm 1980 và những năm 1990 một số nhóm post-rock Nueva Cancan cũng đã kết hợp Quena trong một số những bài hát của họ; đáng chú ý là Soda Stereo Cuando pase el Temblor và Los Enanitos Verdes trong Lamento Boliviano.

  • Quena tương đối phổ biến trong thế giới âm nhac

    Một số loại Sáo dọc thổi ở đầu ống như Quena:
  • Moseño :

    Loại moseño ( nguyên thuỷ gọi là Mohoseño ) là loại ống dài , hai ống sáo tre (dual-tube bamboo flute) với một âm thanh sâu lắng. Các ống có phụ trợ

  • Pinquillo:Pinquillo (cũng gọi pinkuyo hoặc pinkiyo), có cùng một thế bấm ngón như Quena, và tương tự như về hình thức cũng như cách so dùng không giống nhu quena thực tế, nó có một kênh (rãnh )không khí hoặc đầu thổi để điều khiển không khí

    • Sáo dọc Tarka cùng họ với Quena, như Recoder nhưng ngắn hơn ,có góc

    • cạnh và hình dạng ,đòi hỏi nguời chơi phải có luồng hơi mạnh để thổi , tạo nên âm thanh tròn đầy
  • Có những ý kiến về Quenas , đó là một khác cụ mang tính cách cá nhân,hầu hết các nhà hoạch định sản xuất Quenas để làm ra một nhạc cụ tốt ,và nguời tiêu thụ cũng tìm kiếm về khía cạnh âm thanh
  • Quena khoảng 40cm. Quena tùy vào tone “en La ” hoăc “in A ” hoăc gọi “ in minor A” vi tone rât thich hợp cho âm nhạc Andea

  • Huyệt khẩu hình U , tốt cho khối luợng và biến đổi âm sắc.

    Đầu ống thổi chử V khác đuợc thực hiện theo yêu cầu.

  • Hiện nay một số Quena đuợc làm bằng gổ và đầu miệng thổi đuợc dát bằng gỗ mun ,hoặc loại gỗ đỏ (loại gỗ cứng ở Argentina). Những cây Quenas làm với chất luợng cao cho nguời mới tập thổi ,trên miệng ống lỗ thổi đuợc làm bằng tre trúc và chèn thêm một miếng gỗ cứng ,tạo cho luồng hoi có khuynh huớng vào ống và các lỗ bấm đạt đuợc âm thanh cân bằng tối đa
Nguồn: Internet

Hôm nay thật sự thảnh thơi, thị trường ra sao cũng được...vì ngoài việc chờ hàng cập bến, thì có còn làm được gì nữa đâu...
Lọ mọ vào thưởng thức giai điệu Quena anh @Táo thổ tặng, thật là khoan khoái...khoan khoái...Thks Anh !!! :) :57:
 
Nỗi Buồn Flamenco

Flamenco, nhạc điệu dân lãng tử xứ Andalucia, đến nay chưa ai nắm rõ nguồn gốc. Thời Trung cổ có những người Bohemien xuất hiện ở Châu Âu đến từ Ấn Độ sang sống ở miền Nam Tây Ban Nha, cùng nơi đây có cả người Moore ( dân Ả Rập ở Bắc Phi chiếm Tây Ban Nha thế kỷ 17 ). Liệu những mối giao hòa này đã đẻ ra thứ âm nhạc – dù chỉ âm điệu có lúc đầy “ sóng gió bão bùng “ - vẫn toát ra cái chất u hoài vạn cổ? Có người đoán Flamenco không phải gốc Tây Ban Nha mà do chữ Ả Rập Flamenger nghĩa là tiếng hát dân miền quê. Gì thì gì! Đây là thứ âm nhạc ai nghe qua cũng cảm thấy hình như có cái nỗi buồn của mình trong đó. Sài Gòn trước 1975 có hai cây Flamenco, một ở ngoài “ ánh sáng “, một trong “ bóng tối “ thường được đồng nghiệp guitar hay nhắc đến: Trần Văn Phú và Phan Văn Cam Sành.

Ở Sài Gòn, dân chuyên chơi Flamenco (trước 1975) chỉ đếm được trên đầu ngón tay, bởi vì nó đòi hỏi tập luyện công phu, kỹ thuật và tư duy âm nhạc có phần khác với guitar classic
. Thậm chí trên thế giới có người còn nói rằng “Nếu bạn không phải là người Tây Ban Nha thì đừng đàn Flamenco“. Nhưng Phan Văn Cam Sành có nỗi đam mê khó tả, thậm chí là duyên là nợ đối với thứ âm nhạc này. Anh sinh năm 1941, đến với guitar bằng con đường tự học. Năm 1959, được xem như thời hoàng kim của thế hệ người Việt Nam đầu tiên chơi guitar classique với nhiều tay nổi tiếng như Lâm Tuyền, Hoàng Bửu… Thời điểm khó quên với Cam Sành khi anh được tiếp xúc với Lương Ngọc Chí (ở Lò heo Gia Định cũ, còn có biệt danh là Chí sứt môi) mà sau này vừa là anh, là bạn, là thầy của anh. Với đôi bàn tay điêu luyện của Chí và của những cọng dây đàn bằng ruột thú , các tác phẩm của nhạc sỹ Hoàng Bửu đã khơi dậy mãnh liệt trái tim khát khao được học của Cam Sành. Chàng trai trẻ, lúc này rời bỏ classique để làm lại từ đầu bởi Flamenco đòi hỏi tinh tế từng kỹ thuật, mới tạo nên được âm thanh như… trong dĩa. Những cọng dây gân câu cá được lắp vào cần đàn để thỏa ước mơ. Con đường từ Tân Thuận đạp xe lên lò heo trở nên thân thuộc với Cam Sành.

Sài Gòn lúc ấy có đĩa nhạc của David Moréno với Los Sitios de Zaragosa. Aires Moriscos, Malagueña… cùng tiếng đàn của Sabicas, Juan Serrano, Luis Maravilla... Các đĩa này được giới trẻ nghe đầy kính nể. Khi nhìn thấy những quyển tập ố vàng ghi chép chi chít chữ mới cảm thông được cái “ghiền“ của Cam Sành đối với Flamenco. Sách nhạc tuyển âm nhạc vốn hiếm ở Việt Nam, mượn được quyển nào của bạn bè, anh ngồi chép hàng tháng trời. Khi khả năng chín muồi. Cam Sành có thêm nguồn cảm hứng khác là ghi nhạc tử dĩa, thế là âm nhạc của Paco Peña, Juan Serrano, Sabicas… thành nốt hẳn hoi và được bạn bè em út chép lại, đến thời kỳ photo, các tiệm sách cũ có đủ, nhưng bản thân anh chẳng được xu nào. Đến nay dù mỏi gối lưng chồn, Cam Sành vẫn còn đó ngọn lửa nhiệt tình ghi lại danh tác, ghi để ghi, ai xin thì cho. Nhìn anh nâng niu trên 20 tuyệt tác phẩm chưa có dịp phổ biến mới thấy hết tấm lòng của Cam Sành đối với guitar Flamenco. Cuộc đời riêng trắc trở, nghể nghiệp mập mờ càng góp phần nung nấu cho sự nghiệp đam mê của anh.

Ngược lại, cây Flamenco bề nổi, khét tiếng một thời là Trần Văn Phú, lại có số phận khác. Sau khi tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ ở Huế năm 1969 về guitar, Trần Văn Phú vào Sài Gòn tiếp tục nghiên cứu cây đàn này, học tập với Đổ Đình Phương, Dương Thiệu Tước và Trương Huệ Mẫn. Đến năm 1975 anh được phân công phụ giảng cho thầy Dương Thiệu Tước. Trước đó, Trần Văn Phú làm xôn xao giới yêu đàn guitar, ở năm 1972, khi anh xuất bản cuốn Trémolo (nghệ thuật reo dây). Công trình này anh thực hiện suốt một năm trời (Nhà sách Khai Trí đã trả nhuận bút số tiền tương đương 7 cây vàng cho 10.000 quyển). Chỉ một thời gian sách hết sạch, đến nay chưa tái bản, có chăng được thiên hạ photo bán đầy dẫy ở các tiệm sách cũ. Là tín đồ Flamenco, anh biểu diễn, giảng dạy và sáng tác tất cả cho nó, theo các nhạc điệu như Malagueña, Soleares… Anh đã tạo nhiều thành công trong chương trình biểu diễn bằng các tác phẩm của mình sáng tác bên cạnh tác phẩm nước ngoài, bộ ba: Alegrias, Granadinas cùng với Danza Oriental (ghi lại của L. Maravilla ) đã làm phát quang tên tuổi Trần Văn Phú. Đến năm 1985, bước sang tuổi 38, cuộc sống gia đình không thể tồn tại bằng… tiếng đàn. Anh buộc phải “gác kiếm“, làm đủ thứ nghề để sinh sống. Nghề nghiệp lại gãy gánh giữa đường .

Hầu như đại đa số dân guitar đều như thế, cả tuổi thanh xuân dồn hết cho cây huyền cầm yêu quý, nhưng đến tuổi cần cơm, áo, gạo, tiền, buộc phải kiếm kế sinh nhai, rời bỏ môi trường thân yêu sang môi trường lạ lẫm, và không còn dịp để tụm ba tụm bẩy đàn cho nhau nghe, không còn thời gian để ôm đàn rèn chí. Dẫu sao họ cũng đã góp phần vào biểu đồ âm nhạc guitar Việt Nam, gây dựng cho thế hệ mai sau. Hy vọng lúc nào đó họ thực hiện được những ước mơ của mình.

Theo Hải Ninh

Nguồn: Internet

Mời các bác nghe bác Cam Sành độc tấu flamenco (video quay hơi mờ, chất lượng thu âm kém)
Lacumparista
Fiesta en Jerez
 
Last edited by a moderator:
Những tác phẩm mang tên REVERIE (mơ mòng)

Trong kho tàng âm nhạc cổ điển, đặc biệt là guitar, có rất nhiều tác phẩm được viết với nhan đề RÊVERIE (cơn mơ, giấc mơ, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã dịch là MƠ MÒNG).

...Gác xuân nọ MƠ MÒNG vẻ mặt,
Lầu hoa kia phảng phất mùi hương....
(Chinh phụ ngâm)

Đúng với nhan đề, những bài này thường được viết với tiết tấu hoặc khá phóng túng, hoặc da diết với kỹ thuật tremolo; và đặc biệt là thường có những chỗ chuyển cung xa tạo những màu sắc chấm phá rất táo bạo.

SUENO của TARREGA

Giống như bài Recuerdos de la Alhambra, Tarrega đã đề tựa là "bài tập tremolo". Trong đoạn INTRO, Tarrega đã sử dụng các hợp âm 6/9 bậc 5 rất tài tình, hay chuyển từ A trưởng sang F trường và Bb trưởng tạo một cảm giác rất tươi sáng.
Bài này do guitarist nữ LEE WONG JI biểu diễn
RÊVERIE của Regondi

Cũng giống như bài SUENO trên, bài này cũng được viết với đoạn intro đầu, sau đó là tremolo. Clip dưới đây do Lona Gandrabur biểu diễn. (Lona khiếm thị, nhưng cô rất thích nhảy tango)
SUENO DE LA FLORESTA (Giấc mộng vườn hoa) của A. Barrios

Bài này chắc anh @Táo thổ thích. Clip dưới đây do Berta Rojas biểu diễn.
Bài RÊVERIE , trích trong táp phẩm "six pièces originales pour guitar" của Napoleon Coste

Khác với những tác phẩm guitar trên, bài này được Coste viết dưới dạng Nocturne (dạ khúc) không sử dụng thủ pháp tremolo. Thay vào đó, chúng ta thấy có những đoạn arpege (rải dây). Ngay trong phần intro, chúng ta nghe liên tiếp nhiều đoạn chuyển cung xa đầy màu sắc. Tiết tấu thì được viết khá phóng túng.

Dưới đây là RÊVERIE do Brigitte ZACZEK, một nữ guitarist người Áo. Cô đã theo học guitar với A. Segovia và Alirio Diaz.
 
Những tác phẩm mang tên REVERIE (mơ mòng)

Trong kho tàng âm nhạc cổ điển, đặc biệt là guitar, có rất nhiều tác phẩm được viết với nhan đề RÊVERIE (cơn mơ, giấc mơ, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã dịch là MƠ MÒNG).

...Gác xuân nọ MƠ MÒNG vẻ mặt,
Lầu hoa kia phảng phất mùi hương....
(Chinh phụ ngâm)

Đúng với nhan đề, những bài này thường được viết với tiết tấu hoặc khá phóng túng, hoặc da diết với kỹ thuật tremolo; và đặc biệt là thường có những chỗ chuyển cung xa tạo những màu sắc chấm phá rất táo bạo.

SUENO của TARREGA

Giống như bài Recuerdos de la Alhambra, Tarrega đã đề tựa là "bài tập tremolo". Trong đoạn INTRO, Tarrega đã sử dụng các hợp âm 6/9 bậc 5 rất tài tình, hay chuyển từ A trưởng sang F trường và Bb trưởng tạo một cảm giác rất tươi sáng.
Bài này do guitarist nữ LEE WONG JI biểu diễn
RÊVERIE của Regondi

Cũng giống như bài SUENO trên, bài này cũng được viết với đoạn intro đầu, sau đó là tremolo. Clip dưới đây do Lona Gandrabur biểu diễn. (Lona khiếm thị, nhưng cô rất thích nhảy tango)
SUENO DE LA FLORESTA (Giấc mộng vườn hoa) của A. Barrios

Bài này chắc anh @Táo thổ thích. Clip dưới đây do Berta Rojas biểu diễn.
Bài RÊVERIE , trích trong táp phẩm "six pièces originales pour guitar" của Napoleon Coste

Khác với những tác phẩm guitar trên, bài này được Coste viết dưới dạng Nocturne (dạ khúc) không sử dụng thủ pháp tremolo. Thay vào đó, chúng ta thấy có những đoạn arpege (rải dây). Ngay trong phần intro, chúng ta nghe liên tiếp nhiều đoạn chuyển cung xa đầy màu sắc. Tiết tấu thì được viết khá phóng túng.

Dưới đây là RÊVERIE do Brigitte ZACZEK, một nữ guitarist người Áo. Cô đã theo học guitar với A. Segovia và Alirio Diaz.
Choài ơi, lục lạo trên Youtube mấy tháng nay cứ tưởng đã biết hết mấy em chơi guitar duyên dáng. Hôm nay, đột ngột @hayate show ra một em. :D Hôm nào cho cái CV bằng tiếng Việt đê.
 
Tặng @Cào Cào

Clip độc tấu Last Christmas do Ignor Prenyakov chuyển soạn, độc tấu và có hát chút. Cách độc tấu các tác phẩm chuyển soạn như Ignor hoặc SunghaJung thường được gọi chung là "Finger Style". Đây là một hình thức độc tấu tương đối khác với độc tấu "classic".

Lаst Сhristmas - Whаm - Igor Presnyakov - acoustic fingerstyle guitar
 
Choài ơi, lục lạo trên Youtube mấy tháng nay cứ tưởng đã biết hết mấy em chơi guitar duyên dáng. Hôm nay, đột ngột @hayate show ra một em. :D Hôm nào cho cái CV bằng tiếng Việt đê.
Nhiều lắm. Để hôm nào làm live show bóng hồng guitar cổ điển trong, ngoài nước :D
 
Nhiều lắm. Để hôm nào làm live show bóng hồng guitar cổ điển trong, ngoài nước :D
Thks cụ Te tặng nhạc, nghe hay nhưng chưa đúng với tâm trạng lúc này lắm nên có phần chưa cảm nhận được hết cái sự hay ho của tác giả.
Cụ có bản guitar nào phong cách mạnh mẽ hơn không cụ Te, cho em xin một bản, đang chờ cái Breakout nên thích cái gì đó kích thích, phá phách tí :D
Ps: Thế hôm nào, cụ Te cho AE thưởng thức cái món Guitar cây nhà lá vườn ấy nhỉ, em hóng suốt :D
 
Thks cụ Te tặng nhạc, nghe hay nhưng chưa đúng với tâm trạng lúc này lắm nên có phần chưa cảm nhận được hết cái sự hay ho của tác giả.
Cụ có bản guitar nào phong cách mạnh mẽ hơn không cụ Te, cho em xin một bản, đang chờ cái Breakout nên thích cái gì đó kích thích, phá phách tí :D
Ps: Thế hôm nào, cụ Te cho AE thưởng thức cái món Guitar cây nhà lá vườn ấy nhỉ, em hóng suốt :D
Em đàn cùi lắm :D
Thật ra em có 1 channel youtube mấy năm rồi. Nhưng xin giấu vì online em múôn chút riêng tư cho thỏai mái :D
 
Last edited by a moderator:
Thks cụ Te tặng nhạc, nghe hay nhưng chưa đúng với tâm trạng lúc này lắm nên có phần chưa cảm nhận được hết cái sự hay ho của tác giả.
Cụ có bản guitar nào phong cách mạnh mẽ hơn không cụ Te, cho em xin một bản, đang chờ cái Breakout nên thích cái gì đó kích thích, phá phách tí :D
Ps: Thế hôm nào, cụ Te cho AE thưởng thức cái món Guitar cây nhà lá vườn ấy nhỉ, em hóng suốt :D

@Cào Cào chắc phải nghe cái này mới đủ đô. Cái này mà trade fx time frame nhỏ, vừa nghe vừa xem giá chạy, phê lắm. :14.jpg:

Nguyên cái album The Energy Of Sound luôn.

 
Last edited by a moderator:
@Cào Cào chắc phải nghe cái này mới đủ đô. Cái này mà trade fx time frame nhỏ, vừa nghe vừa xem giá chạy, phê lắm. :14.jpg:

:gun_rifle::gun_rifle::gun_rifle:Sướng cái lỗ tai quá :Guitar::Guitar::Guitar:
Đang định off, thấy anh Táo gửi nhạc, nán lại nghe hết bài...phê phê con tê tê :heo09:
Bye anh Táo và cụ Te nhé, em off tí. :thankyou:
 
Hôm nay được nghe nhiều nhạc hay quá, cảm ơn bác @Táo thổ và bác @hayate nhiều lắm.
Bác @Táo thổ: cái clip thổi sáo ở trên em nghi 2 anh giai thu âm trong phòng thu quá, âm thanh trong vắt không có tí gì là biểu diễn ngoài đường. Chắc 2 anh giai biểu diễn trước phông màn hình đường phố rồi, phản ứng của khách bộ hành cũng cho thấy điều đó.
 
Hôm nay được nghe nhiều nhạc hay quá, cảm ơn bác @Táo thổ và bác @hayate nhiều lắm.
Bác @Táo thổ: cái clip thổi sáo ở trên em nghi 2 anh giai thu âm trong phòng thu quá, âm thanh trong vắt không có tí gì là biểu diễn ngoài đường. Chắc 2 anh giai biểu diễn trước phông màn hình đường phố rồi, phản ứng của khách bộ hành cũng cho thấy điều đó.

Đền cho @chim_non bài này :D

 
Back
Top