Sự khác biệt giữa Flamenco guitar và Classical guitar
Về mặt âm nhạc giai điệu của Flamenco rất mạnh mẽ, phóng túng đôi khi là "hoang dã" điều này có lẽ do nguồn gốc và tập quán của người dân vùng miền nam Tây Ban Nha Andalucia nơi khai sinh ra dòng nhạc Flamenco, còn classic mang phong cách trữ tình, sâu lắng. Ta cũng biết rằng nhạc cổ điển được các nhà soạn nhạc sáng tác trong khoảng thời gian mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển nhiều, có lẽ vì vậy các tác phẩm Classic thường rất bay bổng, thể hiện sự ước mơ cao đẹp của con người vào thế giới tâm linh.
Về mặt kỹ thuật chơi thì Flamenco đặc trưng bởi tiếng ép dây hầu như cả bản nhạc, đồng thời là kỹ thuật Rasgh và Tremolo, ở đây tremolo cũng phải ép dây, ngoài ra Tremolo cũng rất đa dạng có thể chơi cả 5 ngón p c a m i , Classic thường chỉ chơi 4 ngón p a m i. Flamenco còn tận dụng hết những nơi có thể tạo ra âm thanh như thùng đàn, mặt đàn , cần đàn, ngoài ra còn có các dụng cụ bổ trợ cho người chơi...
Về âm sắc thì nhạc Flamenco âm thanh rất mạnh mẽ do ép dây, và tiếng "rít", tiếng "rít" ở đây được cố tình tạo ra chứ không phải do lỗi của người chơi, tiếng "rít" được tạo ra do ngón tay trái và tác dụng của dây đàn (Flamenco có loại dây riêng) có lần mình đã hỏi anh Snoopy Boy bên vim thì thấy anh ấy bảo Flamenco cũng dùng loại Low Tension nhưng khác với dây Classic, ngoài ra đàn Flamenco cũng mỏng hơn đàn Classic để tạo tiếng vang hơn và có phần hơi "đanh" tiếng, còn âm thanh Classic thì đa dạng tùy vào bản nhạc yêu cầu và khả năng xử lý của người nghệ sỹ, thông thường là rất trữ tình và ấm áp.
Còn về bản nhạc thì nhìn qua là biết ngay, nhạc Flamenco thì ký hiệu Rasgh rất nhiều và những đoạn chạy ngón với tốc độ cao và nhiều khi chỉ có một bè giai điệu ( không có bè Bass), còn nhạc Cổ điển thì ít nhất cũng phải có 2 bè, nhưng thông thường là phải 3 bè gồm bè Bass ( bề trầm) bè Trung và Bè giai điệu (treble), hơn nữa kết cấu bản nhạc Classic rất chặt chẽ, các đoạn hòa âm cũng như cách dịch chuyển của quảng tuân theo quy luật rất khắt khe còn Flamenco do bản chất phóng túng nên bản nhạc cũng thường không bị gò bó, nếu để ý kỹ thì sẽ thấy nhạc Flamenco đảo phách rất nhiều, người chơi cũng phải nắm được điều này mới tạo nên cái hồn của bản của Flamenco.
Muốn chơi Flamenco phải có móng tay đủ dày đê không bị gãy sau mỗi cú Rasgh, lực của bàn tay còn phải rất mạnh và người tập được Flamenco thì phải khổ luyện rất nhiều, muốn chơi được Flamenco thì trước hết phải thông thạo hết các kỹ thuật của Guitar cổ điển, điều trên cũng giải thích tại sao lại có ít người chơi được Flamenco và các tay Guitar Flamenco thường là Nam.
Còn về hai lối đánh p i hay p m i thì không có gì phải băn khoăn cả, nó như là một cách lựa chọn của người chơi thôi, chơi kiểu nào cũng được miễn là đúng bản nhạc, chuyện chơi pi hay pmi trước đây cũng đã thảo luận trong diễn đàn rồi, tôi không còn nhớ link, bạn có thể tự tìm lại vậy.
Flamenco ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với nguồn nhạc Flamenco chính thống. Ban đầu nó hoàn toàn không phải nhạc độc tấu hay song tấu mà là nhạc đệm cho các vũ công và ca sỹ hát, tiếng gõ bước chân xuống nền sân khấu nghe rất đặc trưng. Ngày nay, cùng với trào lưu nhạc hiện đại, Fla cũng thay đổi theo, xu hướng dễ nhận thấy là Pop hóa, các bản nhạc được chuyển soạn cùng với những kiến thức hòa âm của người Châu Âu mà ta thấy nó dễ nghe hơn rất nhiều.
Ta thường có quan niệm sai lầm là Flamenco không thể chơi được trên guitar cổ điển và ngược lại. Cả hai loại guitar này đều có cùng số dây, đều sử dụng dây nylon, đều được lên dây y hệt như nhau. Vì vậy câu hỏi không biết chúng có thể thế chỗ cho nhau hay không, nên đổi là không biết chúng nên thế chỗ cho nhau hay không? Đơn giản thôi, vấn đề là ở chỗ đàn nào thích hợp nhất cho công việc?
Sự khác biệt rõ ràng nhất là mầu sắc của phần hông đàn và lưng đàn. Guitar cổ điển phần này có mầu nâu đậm do sử dụng gỗ hồng đào hay mahogany, cây tốt nhất được làm bằng gỗ hồng đào của Brazil. Flamenco guitar nhạt mầu hơn, thường đổi từ mầu vàng trấu nhạt sang mầu gần đây là cam phớt nâu. Loại gỗ sử dụng là cypress của Tây Ban Nha, có mầu trắng khi chưa sơn. Mặt trước của đàn Flamenco thường bằng gỗ spruce xớ mịn, thường của Đức hoặc Canada. Mặt đàn classical thường bằng gỗ cedar hoặc spruce.
Đặc điểm khác biệt quan trọng nhất phải kể là tiếng đàn. Flamenco guitar có âm thanh đanh như kim loại, chất lượng nhất là tiếng treble. Ngược lại, đàn cổ điển có âm thanh ngọt ngào, tròn tiếng, chất lượng thiên về tiếng bass. Những khác biệt này chủ yếu là do guitar cổ điển làm bằng loại gỗ đặc chắc hơn, có cấu trúc bên trong cũng khác (nan hoa), và hộp cộng hưởng có bề dầy lớn hơn. Vì những lý do vừa nêu nên guitar cổ điển có trọng lượng nặng hơn. Một điểm đáng lưu ý khác nữa là action (khoảng cách giữa các dây đàn với bề mật phím) ở guitar cổ điển cao hơn.
Khác biệt nữa là miếng dán bảo vệ mặt đàn thường có trong Flamenco guitar trước các cú gõ Golpe của nghệ sĩ. Miếng Golpeador dán dưới dây (1), miếng Tapa dán trên dây (6). Với kỹ thuật sơn PU hiện đại, mặt đàn hiện nay khá cứng, cho phép không phải dán 2 miếng dán này nữa, tăng tính thẩm mỹ cho mặt đàn.
Để dây đàn bật nhanh và tiếng treble vang hơn, các nghệ sĩ Flamenco thường sử dụng dây nylon high-tension và miếng kẹp Capo (Cejilla).
Từ nguyên thủy cả hai loại guitar, cổ điển lẫn Flamenco, đều vặn lên dây bằng chốt gỗ, tương tự như vĩ cầm. Khi phát minh ra đầu vặn cơ khí, thì điều này đã thay đổi. Ngày nay tất cả các guitar cổ điển đều có đầu vặn lên dây bằng cơ khí, và cũng phổ biến trên Flamenco guitar. Tuy nhiên, các nghệ sĩ Flamenco truyền thống vẫn chơi đàn với chốt vặn gỗ, và không cho phép sự canh tân nào xâm lấn lãnh địa của sự thuần chất.
Nghệ sỹ Guitar theo dòng Flamenco - Carlos Montoya
Carlos Montoya , là một nghệ sỹ guitar theo dòng Flamenco nổi tiếng, một trong những sáng lập ra dòng nhạc Flamenco hiện đại ngày nay.
Ông sinh tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, con của một gia đình người Gypsy và là cháu trai của Ramón Montoya một nghệ sỹ Flamenco nổi tiếng và việc ông sinh ra để chơi Flamenco được xem là điều hiển nhiên nhưng có một trở ngại chính trên con đường đam mê dòng nhạc này chính là người cậu của ông. Ông cậu luôn xem đó là thứ cặn bã của xã hội và con đường mà Carlos đang đi là con đường của những kẻ bịp bợm. Carlos bắt đầu học guitar với mẹ của ông và người hàng xóm hành nghề hớt tóc dạo. Lúc 14 tuổi ông theo các nghệ sỹ múa và các ca sĩ biểu diễn trong các quán café ở Madrid, TBN.
Vào khoảng những năm 20 thế kỷ XX ông biểu diễn khắp châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á with the likes of La Teresina. Nhưng việc bùng nổ Thế chiến II đã buộc ông chạy sang Mỹ và trở nên thành công từ đây với vai trò là nhạc sỹ và thường xuyên lưu diễn với nghệ sỹ múa La Argentina. Giai đoạn yên bình ở thành phố New York trong thời điểm Thế chiến II (khoảng 1941), ông bắt đầu lưu diễn một mình, ông đã mang đến một phong cách biểu diễn mạnh mẽ, bốc lửa cho các dàn nhạc giao hưởng, các trường đại học và các ban nhạc.
Ông lưu diễn quanh năm nhưng chưa bao giờ quay trở lại quê hương Tây Ban Nha mà chỉ quay về với gia đình vào kỳ nghỉ Giáng Sinh hàng năm.
Montoya chơi nhạc theo phong cách riêng, ông nói: “Tôi không bao giờ chơi nhạc theo con đường mà mọi người đã chơi, điều đó là hiển nhiên, khắp năm châu lục và xa hơn nữa và chưa có nghệ sỹ Flamenco nào biểu diễn ở Houston Astrodome lại có đông đảo người xem như vậy. Không, tôi chơi nhạc bởi vì đó là tôi, đó mới là âm thanh thực của Flamenco. Và dường như tôi cảm giác những người ngoại đạo dễ chấp nhận, trong khi những người cuồng nhiệt với Flamenco đích thực thì không…nhưng đúng vậy.
Phong cách của ông đặc biệt không được đánh giá cao bởi những người theo dòng Flamenco chính thống, người được chú ý và không tỏa sáng như những người khác bao gồm bản thân Montoya và ông chú Ramón. Bản thân Carlos là nghệ sỹ Flamenco nổi tiếng theo lời dẫn của Zern và làm lu mờ luôn Currito de la Geroma. Là người không được yêu thích trong những người nổi tiếng về điều này có thể giải thích là do Montoya không theo dòng Fla chính thống và được xem là kẻ ruồng bỏ Fla chính thống vốn đã có lịch sử hàng trăm năm. Nhiều người cùng làm việc với ông cho rằng nhịp của ông không được hoàn hảo, tăng và giảm tốc độ gần như bất thường. Ông tự hào không tìm thấy người thứ hai đạt tốc độ Picados như ông, hiển nhiên điều này mang lại kết quả là nhịp điệu rất sâu lắng. Là người đam mê tốc độ ngoài sách vở, với lối kỹ thuật đánh nhanh, hoa mỹ mà không rối nằm ngoài kỹ thuật hòa âm.
Đó là nhánh rẽ Flamenco độc đáo nhất vốn chỉ là nhạc đệm phụ thuộc vào phần nhảy múa và cho chính cuộc sống và chính bản thân nó. Flamenco hiện đại được định nghĩa bởi công sức của Carlos Montoya.
https://www.facebook.com/doanhatao55504/posts/1439068986362887
--------------------------------------------------------
Nhạc hay như thế này và không phải ai chơi cũng được vậy mà có lúc nó được xem "là thứ cặn bã của xã hội"? :emoticon-00138-thinking: