Chuyện xứ cờ hoa

TiCan

Well-Known Member
Chuyện về xứ sở này thì nhiều lắm, nhưng giống như là ngắm một con voi lớn, mỗi người thường sẽ có góc nhìn khác nhau và vì thế đôi khi có cảm nhận khác nhau khá nhiều. Người định cư khác với khách ghé thăm đôi ngày, người đã từng mắt thấy tai nghe tay sờ ... thì cũng khác luôn với người chỉ mới xem TV, đọc truyện, nghe kể ... Và ngay cả những người đã có cùng trải nghiệm cũng có cái nhìn khác nhau.

Cho dù có cái nhìn ở góc nào, có cảm nhận ra sao đi nữa thì cũng có một thực tế là chuyện về xứ này khá hấp dẫn với nhiều người. Thread này mở ra để thu gom những mẩu chuyện trà dư tửu hậu như thế đọc cho nó đỡ buồn... ngủ trong lúc TT trầm lắng :)
 
Nói chuyện với người về từ xứ cờ hoa, hầu như ai cũng đã từng nghe nhắc đến con số 911. Theo lời kể thì cứ có chuyện khẩn cấp chỉ cần nhấc điện thoại lên, bấm 911 sẽ công hiệu như là lời kêu gọi "bụt ơi" trong truyện cổ tích vậy đó :)

Đã từng chứng kiến vài vụ gọi 911 và thấy nó xảy ra đúng như được nghe kể: chì vài phút sau đã thấy xe cảnh sát đến đậu ngay trước cửa, theo sau là xe cứu hỏa với đầy đủ nhân sự và dụng cụ dập lửa bất chấp là lời gọi 911 chỉ thông báo đau ốm, tai nạn ... chứ không hề nhắc đến cháy, lụt ! Kế nữa là xe cứu thương. Tất cả đều chớp đèn lia lịa trong im lặng, không một tiếng còi hụ nào hết. Thường thì cảnh sát sẽ vào đánh giá tình hình trước xong rồi mới đến nhân viên cứu thương. Nếu xe cứu thương tới trễ hơn thì các anh cứu hỏa sẽ cáng đáng giúp trong khi đợi. Thường thì người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe và sơ cứu ngay tại chỗ, sau đó mới đưa lên cáng ra xe cứu thương chở đi bệnh viện. Thân nhân không được đi cùng xe cứu thương mà phải xách xe chạy theo sau. Cần phải lưu ý là khi chạy theo xe cứu thương thì nhớ đi hai người để còn có thể theo vào carpool khi cần. Xe cứu thương chở đến bệnh viện sẽ được vào ngay cấp cứu giống như những gì vẫn thường thấy trên phim ...

Đó là những gì vẫn thường nghe kể và vẫn thường thấy trong phim ảnh. Đúng là xe cảnh sát đến còn nhanh hơn cả gọi taxi ở VN, đúng là cả một đội hùng hậu cùng kéo đến với những nhân sự vô cùng chuyên nghiệp, đúng là bệnh viện sạch đẹp tiện nghi mỗi người nằm riêng một phòng với đầy đủ thiết bị tối tân, đúng là vào đến nơi là được kiểm tra chi tiết từ trên xuống dưới khỏi lo sót miếng nào ... Chỉ có điều, phần tiếp theo của câu chuyện thì ít ai được nghe kể đầy đủ. Khoảng 2 tuần sau đó, hóa đơn cho vụ việc sẽ về nhà. Nếu chỉ đơn giản là bị cảm cúm rồi xỉu vì chóng mặt, vào bệnh viện xét nghiệm lung tung, truyền một ít nước biển rồi về nhà ngay trong buổi với đơn thuốc là một vỉ Tamiflu thì tiền bệnh viện khoảng $700 USD , tiền xe cứu thương (không rõ là có bao gồm mấy cái xe cứu hỏa hay không) khoảng ... $1000-2000 ! Thông thường thì bảo hiểm sẽ chia sẻ một phần (tùy theo gói đã mua), nhưng nói gì thì nói con số trên hóa đơn sẽ làm choáng váng rất nhiều người. Cầm cái hóa đơn thể nào cũng hiểu ngay tại sao xe nó đến nhanh quá vậy, tại sao mà nhân sự nhiệt tình và tốt quá vậy cho mà xem !

Có người nghe đến đây thể nào cũng nghĩ vậy thì bệnh hoạn có chuyện gì cố chở thẳng vào bệnh viện luôn cho nó đỡ cả ngàn tiền xe cứu thương lãng nhách. Đúng là như thế, nhưng có điều cần lưu ý: xe cứu thương thì được chạy thẳng vào khu vực cấp cứu và được ưu tiên xử lý ngay, còn tự chở đến thì trừ trường hợp là máu me tùm lum trông thật kinh dị để nhân viên y tế quyết định là trường hợp khẩn cấp, tất cả đều phải xếp hàng. Đừng tưởng là bệnh viện ở xứ cờ hoa mà không quá tải đâu nhé, vẫn thường xuyên có chuyện phải chờ đợi cả buổi, thậm chí cả ngày mới đến phiên đấy. Không phải là bác sỹ không chịu khám, nhưng vì quy tắc là mỗi bệnh nhân nằm riêng một phòng với toàn bộ thiết bị dành riêng cho người ấy, khi hết phòng rồi phải xếp hàng chờ mà thôi.
 
Last edited:
Vậy là cụ Tí phải bỏ thói quen ông già Noel (*đi cửa sau) gây bất ngờ. nếu nhỡ gia chủ nó cuống bấm 9 1 1 thì dù là AE chắc 50t phải cưa đôi quá hiiiiiii
Nó bấm 911 là phúc 70 đời đấy, thường thì vác súng ra độp cho chết thẳng cẳng luôn. Ở bên đó nếu bị xâm nhập gia cư bất hợp pháp có quyền bắn nếu cảm thấy tình hình nghiêm trọng. Mà đã bắn thì nên bắn cho ... chết luôn chứ không nên bắn bị thương. Thằng ăn cướp vào nhà mình bắn chết nó thì thôi, bắn nó không chết thì nó có thể thuê luật sư bắt mình ... nuôi bệnh suốt đời đấy :(
 
Nó bấm 911 là phúc 70 đời đấy, thường thì vác súng ra độp cho chết thẳng cẳng luôn. Ở bên đó nếu bị xâm nhập gia cư bất hợp pháp có quyền bắn nếu cảm thấy tình hình nghiêm trọng. Mà đã bắn thì nên bắn cho ... chết luôn chứ không nên bắn bị thương. Thằng ăn cướp vào nhà mình bắn chết nó thì thôi, bắn nó không chết thì nó có thể thuê luật sư bắt mình ... nuôi bệnh suốt đời đấy :(
TKS!
Coi mấy cái cao bồi nó cũng nói thế
 
Nghe kể là sau phẩu thuật, bệnh không được nằm lâu như ở Việt Nam. Có trường hợp nhanh chóng xuất viện ngay sau khi tỉnh dậy hoặc chỉ năm lại một buổi? Không phải vì thiếu chỗ nằm (dù điều này cũng có thể có), mà do bảo hiểm không muốn chi trả nhiều hơn?
 
Nghe kể là sau phẩu thuật, bệnh không được nằm lâu như ở Việt Nam. Có trường hợp nhanh chóng xuất viện ngay sau khi tỉnh dậy hoặc chỉ năm lại một buổi? Không phải vì thiếu chỗ nằm (dù điều này cũng có thể có), mà do bảo hiểm không muốn chi trả nhiều hơn?

Một mặt là vì các chi phí dịch vụ y tế có giá rất cao vì thế không mấy ai dám "cù nhầy" với nó. Mặt khác thì hình như là cách thức điều trị hiệu quả đến mức không cần phải nằm lâu thì phải. Chuyện bệnh viện, thuốc men ... tui cũng chỉ biết tới đó thôi. Chắc phải chờ người khác góp thêm chuyện về đề tài này :)
 
Nghe thấy oải ...
Oải thật đó bác. Khi nghe người phương xa về nói về miền đất hứa thấy sao mà tuyệt vời quá, nhưng cũng giống cái vụ gọi 911 ở trên, có những điều ít khi được nghe nhắc đến ... Thí dụ như chuyện về con nít:

1. Con nít, mấy đứa cũng vậy, cứ dưới 12 tuổi là không được ở nhà một mình. Hàng xóm phát hiện ra mà báo 911 (thường là như vậy) thì khi đó sẽ có nhiều "ban ngành đoàn thể" kéo đến "làm việc" và đem đứa nhỏ đi. Nghe nói đã có trường hợp cha mẹ sau đó bị phạt và không được nhận lại con (vì đã tái phạm cái vụ này). Chuyện nghe cứ như đùa như mà có thật.

2. Không được để con ở nhà một mình, nhưng oái ăm thay là cái giờ học của chúng nó: tiểu học thường tan trường khoảng 14:30 , trung học thường trễ hơn khoảng 30 phút. Cái giờ đó có mấy ai kịp đi làm về để đón chúng nó ? Học trò có xe bus đưa đón rất tốt (sẽ kể sau), nhưng dưới 12 tuổi mà ở nhà không có người lớn thì cũng không xong. Thuê người như ở VN thì "hao" lắm, không mấy ai chịu nổi. Vì thế chuyện thu xếp để đưa đón con đi học, trông nom con cái ở nhà nó khó khăn gian khổ hơn ở VN rất nhiều ...
 
Last edited:
Chuyện bên Mỹ (Nguồn từ email)

4a157ffdb2424451aad72bc1994ced53.jpg

Cái xứ gì đâu thiệt lạ kỳ
Có xe hơi đẹp chẳng chịu đi


24f6ec85545f46f4b19b6ddd05e1942d.jpg


Còng lưng ra sức đạp xe đạp
Để giữ cho người khỏi mau . . đi


eb51a465dd6e4b269dc49e3458f3b145.jpg


Cái xứ gì đâu thiệt lạ đời
Nhà rộng phòng to bỏ không chơi


f300649ecdb94affaa6bc5fd3656932f.jpg


Kéo nhau bồng bế ra bên suối
Nằm đất nhìn lên đếm sao trời


a9296165386a42348a154bf4ecb8d184.jpg


Cái xứ gì đâu chán gớm ghê
Thịt thà gà vịt đến ê hề


87b01469d6594d0f9dd4be680064a7e2.jpg


Thèm lắm đi ngang không dám liếc
Chỉ sợ mai này bác sĩ chê


f6bb7d02c0ea4bfeb769b9adba02b4f9.jpg


Cái xứ gì đâu lạ ghê ta
Biết bao vải vóc với lụa là


447d8b2d0d98447d9206f5e814f52235.jpg


Thế mà ngoài đường bao nhiêu kẻ
Áo quần thiếu vải hở luôn da


8e677d6954de425aab37f0e70fc0ac0e.jpg


Cái xứ gì đâu thiệt lạ lùng
Nhà băng nắm hết của cải chung


557c2f585e2a40aa82714267b72414fa.jpg


Làm được đồng nào không đút túi
Giao hết nhà băng , chẳng dám dùng



55351193-1294730244_chuyen-la-4.jpg




Cái xứ gì đâu ngán làm sao
Phương phi to lớn mặt hồng hào

12be42a56a3d4431b5da55620814d20d.jpg

Sợ béo nhịn ăn thành que củi
Rõ thật xứ gì chán biết bao


687aaa98f84a47e292d49eb907a0a2f1.jpg


Cái xứ gì đâu , nghĩ ngán thầm
Tiếng Việt cháu con cứ như câm


c0bcd6b0f6624c5993f1ad69a4548b72.jpg


Ông ,bà , Cô chú kêu " You" tuốt
Chào hỏi kêu " Hi" mỗi một âm


4a71e28954324eeba41ff732749e5678.jpg


Cái xứ gì đâu lạ lắm đây
Sát nhân trộm cướp cả một bầy


abdae58b514b4104946c7dc5e66ab887.jpg


Ra toà mặc Vest trông bảnh chọe
Trong tù tập tạ khoẻ phây phây


0d56e664b71f4f56ad4481a95eb8a061.jpg


Cái xứ gì đâu chẳng xài tiền
Chỉ dùng thẻ nhựa cà liên miên


81b32be4a9484b10ae052853d0ff215d.jpg


Không có một đồng trong cái ví
Thẻ cà thì chục cái mới nguyên
 
728a8d04a23547348bca3f3dde08c0a6.jpg


Cái xứ gì đâu giả qúa trời
Phụ tùng thân thể gỉa khơi khơi


a2f390f4ae564423bc1bafd96c21ec04.jpg


Chẳng riêng hình dáng làm cho giống
Tình nghĩa bên trong cũng dở hơi


16ba674618d84332aa1a57f247b9dcea.jpg


Cái xứ gì đâu thấy nực cười
Chó được cưng nuôi sướng hơn người


f64e90e017344d759470fc01754bb738.jpg


"Rựa Mận" mất tiêu không thấy bóng
"Lòng dồi " đi kiếm đỏ con ngươi


4196b7ac42ea42c384a1a2a97f6a318f.jpg


Cái xứ gì đâu bắt đủ bằng
Nghề gì cũng phải có Ba Tăng


7fbd8123ae2c40319d3ba9f437d8d550.jpg


Câu cá lòng tong bằng không có
Lơ mơ bị phạt đến nhăn răng


b0067c8e751a4c1aae5dfa1e7db2e35d.jpg


Cái xứ gì đâu thiệt lạ lùng
Đàn bà hách dịch , phán lung tung


69a518ded81f476989d94c7ad8539733.jpg


Gởi hết Trung Đông học một khóa
Để biết đàn ông qúy vô cùng


4eafb9c8bdfd40c7a8ba11b8b7a48663.jpg


Cái xứ gì đâu lạ lắm thôi
Trả thù khủng bố tận xa xôi


f38be26b05d24b8aa559bda34a1cec1a.jpg


Thức ăn thả xuống cùng bom đạn
Vừa nhai vừa núp đạn trên đồi


88b39d410d8a4c90a4c1635e3d8f9102.jpg


Chỉ có xứ này mới thế thôi
Cái xứ cờ Hoa bấy lâu rồi


407cb67f59774370b0bc33b4b84876ef.jpg


Không có chiến tranh cùng đói khát
Nên giờ mới lắm cái lôi thôi ...
 
Oải thật đó bác. Khi nghe người phương xa về nói về miền đất hứa thấy sao mà tuyệt vời quá, nhưng cũng giống cái vụ gọi 911 ở trên, có những điều ít khi được nghe nhắc đến ... Thí dụ như chuyện về con nít:

1. Con nít, mấy đứa cũng vậy, cứ dưới 12 tuổi là không được ở nhà một mình. Hàng xóm phát hiện ra mà báo 911 (thường là như vậy) thì khi đó sẽ có nhiều "ban ngành đoàn thể" kéo đến "làm việc" và đem đứa nhỏ đi. Nghe nói đã có trường hợp cha mẹ sau đó bị phạt và không được nhận lại con (vì đã tái phạm cái vụ này). Chuyện nghe cứ như đùa như mà có thật.

2. Không được để con ở nhà một mình, nhưng oái ăm thay là cái giờ học của chúng nó: tiểu học thường tan trường khoảng 14:30 , trung học thường trễ hơn khoảng 30 phút. Cái giờ đó có mấy ai kịp đi làm về để đón chúng nó ? Học trò có xe bus đưa đón rất tốt (sẽ kể sau), nhưng dưới 12 tuổi mà ở nhà không có người lớn thì cũng không xong. Thuê người như ở VN thì "hao" lắm, không mấy ai chịu nổi. Vì thế chuyện thu xếp để đưa đón con đi học, trông nom con cái ở nhà nó khó khăn gian khổ hơn ở VN rất nhiều ...
vậy phải cho children đi nội trú ?
chứ ở nhà mà dạy đúng theo phương pháp (*không đánh, chửi) chắc không có thời gian do phải cày 2,3 job? như thế 1 tuần gặp mặt 1 lần thành gia ký ức ba má lại nhạt nhòa
 
Câu chuyện hay quá anh Tí, nhưng em chưa đi Mỹ, chắc chỉ kể chuyện Mỹ Tho thôi, ko biết có bị mắc rules của chủ thớt ko nhỉ...
 
driving-behind-school-bus.jpg

Ở VN đi đường mà thấy cảnh ở trên thì cứ việc lách qua trái mà chạy thẳng, nhưng ở bên Mỹ mà làm thế thì tội còn nặng hơn vượt đèn đỏ. Xe đưa rước học trò có mức độ ưu tiên cao và luôn được tất cả các phương tiện giao thông khác phải nhường nhịn và dè chừng. Tất cả đều sơn một màu một kiểu giống nhau và đều có giá trị như một cái đèn hiệu giao thông di động trên đường.
School_Bus___Back_by_RosalineStock.jpg

First_Student_IC_school_bus_202076.jpg


Có nhiều nơi đưa đón học trò rải rác trong các khu dân cư, cạnh công viên gần nhà hay lề đường cạnh một khu phố, chả có bảng hiệu hay mái che nhà đợi gì hết. Đúng giờ có mặt, đúng giờ khởi hành. Với học trò còn nhỏ, xe đưa đến cổng trường sẽ phải đợi cô giáo ra đón thì bác tài mới mở cửa cho học trò xuống, thấy rất là an toàn. Chặng đường từ nhà đi ra nơi xe bus đưa đón hàng ngày cũng khá an toàn. Trong các khu dân cư, mọi loại xe cộ đều phải ưu tiên cho người đi bộ và đều phải chú ý dè chừng đám con nít. Nhìn từ xa thấy có người đứng ở ngã ba ngã tư là lo mà rà thắng dừng lại chờ người ta qua đường xong rồi mới đi tiếp ...
 
‘Xử’ lái xe say: Câu chuyện nước Mỹ

Luật DUI của Mỹ - để chai rượu mở trong xe không uống vẫn có thể bị bắt


DUI (Driving or operating Under the Influence) trong tiếng Anh là điều khiển phương tiện bị ảnh hưởng bởi chất cồn (rượu, bia, ma túy). Mỗi lần vi phạm DUI đều được ghi vào “lý lịch” là tội phạm (criminal record).

Luật về lái xe của hầu hết các nước đều cấm người quá chén ngồi sau tay lái, trừ các nước đạo Hồi vì họ kiêng các loại đồ uống có cồn. Tuy nhiên, tịch thu phương tiện hay tạm giữ phương tiện thì tùy thuộc vào từng quốc gia.

Tại Mỹ có 50 tiểu bang, mỗi nơi có luật riêng về xử lý lái xe ảnh hưởng bởi uống rượu. Nhưng có điều chắc chắn, nếu uống rượu bia vượt mức cho phép mà còn cầm lái là phạm luật. Xin chia sẻ những gì biết tại tiểu bang Virginia, nơi người viết sống 11 năm qua.

Nhà tôi ngay cạnh đường lớn. Thỉnh thoảng thấy xe cảnh sát lập lòe, bắt một xe táp vào lề đường vào nửa đêm thì hoặc là trường hợp vượt tốc độ hoặc do có độ cồn cao, hoặc đang bị treo bằng do từng uống rượu, bị phạt mà còn cố tình lái xe.

Vượt tốc độ ăn vé ít nhất vài trăm đô, có khi tới cả ngàn nếu tái phạm, bị bấm lỗ (trừ điểm) hoặc tước bằng nhưng xe thì không bị cẩu. Nhưng thấy xe bị cẩu thì hầu như do lái xe say điều khiển. Người điều khiển bị xích tay trong khi khám người trông ghê ghê. Xe bị đưa về trung tâm, chủ xe “tha hồ” trả tiền bến bãi. Người say không thể tiếp tục lái vì sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường, họ tự thuê taxi mà đi về nhà. Nếu nặng thì lên xe của cảnh sát vào thẳng tại tạm giam.

Ai học lái xe bên Mỹ đều phải thi lý thuyết, trong đó có những câu hỏi liên quan đến phần điều khiển phương tiện vi phạm DUI, nếu trong máu có chứa cồn vượt quá 0,08% hoặc cao hơn. Luật này áp dụng cho lái xe đường bộ, đường thủy.

Nếu lái xe gây tai nạn mà cảnh sát phát hiện có độ cồn cao quá mức cho phép, họ có thể bị bắt trong vòng 03 tiếng mà không cần lệnh của tòa án. Nếu bị bắt 03 lần trong vòng 05 năm vì DUI thì không có quyền đóng tiền để tại ngoại trong lúc chờ ra tòa. Luật này áp dụng cho cả lái xe 04 bánh và hai bánh.

Khi phát hiện hiện tượng xe chạy ngoằn ngoèo, không bình thường do DUI, hoặc do người tham gia giao thông nghi ngờ và báo, cảnh sát có quyền dừng xe. Dù kiểm tra độ cồn của lái chưa vượt mức cho phép (0.08%), nhưng thấy bất kỳ một chai bia, chai rượu đã mở trong xe, cũng bị coi là vi phạm DUI và mức độ xử lý như lái xe say rượu.


Xử lý hành chính ra sao?

Lần đầu vi phạm DUI, bằng lái xe bị treo trong 07 ngày, lần thứ hai bị treo tối đa trong 60 ngày trong lúc đợi ra tòa. Lần thứ ba thì treo bằng hoàn toàn. Trong lúc đợi ra tòa, người bị treo bằng không có quyền lái xe. Nhưng ra tòa xong, nộp phạt, chịu án, thì có thể lái xe một cách hạn chế.

Lần đầu vi phạm DUI, phạt ít nhất 250 USD, treo bằng một năm. Lần thứ hai tăng gấp đôi (500 USD), treo bằng 03 năm, có thể bị tù tới 01 năm. Nếu thêm một lần chống cảnh sát trong thời gian 10 năm sẽ bị phạt ít nhất 10 ngày đi tù, nếu là 05 năm thì ít nhất 20 ngày đi tù. Sang Mỹ thì đừng chống cảnh sát nếu bạn vi phạm, nhất là say rượu, cứ tra tay vào còng cho được việc.

Lần thứ 3 sẽ nặng hơn, phạt tới 1.000 USD, ít nhất 06 tháng tù, và xe bị tịch thu (forfeiture) nếu người lái xe là chủ duy nhất.


Vi phạm DUI lần thứ 04 sẽ bị tù ít nhất 01 năm ngồi tù thêm các tội danh khác như mức cồn cao hơn 0.20% trong máu, hoặc tái phạm trong vòng 10 năm thử thách, thì thời gian ngồi tù và tiền phạt sẽ cao lên rất nhiều.

Trong lúc bằng bị treo mà cố tình lái xe sẽ bị buộc tội rất nặng, có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc phạt tới 2.500$, hoặc cả hai, tù và phạt tiền.

Nếu vi phạm DUI lần đầu, tòa yêu cầu có cái khóa cài vào xe để chứng tỏ người này lái xe với sự hạn chế. Xe thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc chung với ai đều bị gắn khóa. Cảnh sát nhờ vào cái khóa này mà biết được lái xe đang trong thời gian thử thách. Tiểu bang Ohio gắn biển 0000 đặc biệt mầu vàng chứng tỏ tay xế này từng say rượu.

Khóa đã gắn mà cố tình bỏ ra coi như vi phạm luật. Và thế là lái xe một cách hạn chế (đi làm, đi chợ… nhưng không được lái xe ngoài giờ trừ lúc cấp cứu) cũng bị tước nốt.

Ai có thể phạt lái xe say rượu?

Cảnh sát có thể bắt lái xe, cẩu xe vì sự an toàn của hệ thống giao thông, nhưng phạt bao nhiêu, tù thế nào thì cảnh sát không có quyền. Đó là việc của tòa án. Tam quyền phân lập chính là chỗ này.

Tôi từng bị phạt vé vượt tốc độ một lần trong đời. Đang xuống dốc chỗ đó hạn chế tối đa là 45km, nhưng xe trôi nhanh lên 55 km/giờ, bị cảnh sát tuýt còi. Hỏi phạt bao nhiêu, cứ ra tòa sẽ rõ. Đợi 02 tháng mới đến lượt, họ phạt 100$ lần đầu, án phí 60$, tổng cộng 160$, nhưng không bị bấm lỗ.

Hôm đó, các vụ vi phạm nhỏ như vượt tốc độ, vượt đèn đỏ, tòa chỉ gõ búa và tuyên bố bao nhiêu tiền. Nhưng say rượu có luật sư đi theo. Như vậy vi phạm DUI, ngoài chuyện bị phạt tiền, có khi bị tù, đôi khi phải trả tiền phí cho luật sư hàng ngàn đô la mỗi giờ.

Tịch thu phương tiện hay giam giữ phương tiện trong một thời gian là do tòa án quyết định. Cảnh sát giao thông chỉ làm nhiệm vụ đưa xe về nơi qui định. Họ có thể làm chứng về hành vi của người lái xe có chấp hành hay chống đối.

Như vậy, nếu lái xe vi phạm DUI, cảnh sát bắt, tòa án phán quyết, với tình tiết tăng nặng dần nều tiếp tục vi phạm, từ phạt tiền, phạt tù, lao động công ích, vi phạm 03 lần trở lên mới tịch thu xe.

Vĩ thanh

Nước Mỹ có 320 triệu dân nhưng có tới 350 triệu xe lưu thông. Hàng năm có khoảng 20 ngàn người chết và khoảng gần 300 ngàn bị thương do liên quan đến rượu cồn. Tuy nhiên trong thời gian 2001-2010 con số này không có xu hướng tăng lên vì luật về DUI rất khắt khe.

Vì thế, sang Mỹ bạn muốn ngồi sau tay lái, đừng uống một giọt cồn nào. Nếu thích rượu, hãy sử dụng taxi hay metro, hoặc đi cùng nhóm bạn, cử một người nhịn để lái xe. Nếu bị bắt, bạn không còn cơ hội vào Mỹ lần nữa vì lái xe mà say xỉn bị coi là tội phạm.

Đối với Việt Nam, quản lý tầm quốc gia đừng đợi tỷ lệ tai nạn giao thông quá cao mới phát hiện ra sự không bình thường. Vì sự an toàn của người đi đường, chúng ta cần ủng hộ những giải pháp mạnh mẽ của chính quyền.

Tuy nhiên, cảnh sát giao thông và tòa án phải đảm bảo xử đúng người, đúng tội, minh bạch, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hệ thống thực thi pháp luật và tòa án cần đi theo hướng văn minh của thế kỷ 21. Nếu còn nạn mãi lộ thì chuyện xử lý lái xe say chỉ tăng thêm thu nhập cho cảnh sát đứng đường. Tòa án không phân minh sẽ làm giàu cho người gõ búa.

Hiệu Minh

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/225115/-xu--lai-xe-say--cau-chuyen-nuoc-my.html
 
Back
Top