Chi phí tái cấu trúc ngân hàng hết bao nhiêu?

giailang

Well-Known Member
Trước hết, ta hãy cùng nhau đọc bài từ media về chủ đề này
http://vneconomy.vn/20120410114354322P0C6/chi-phi-tai-co-cau-he-thong-ngan-hang-het-bao-nhieu.htm

Như bài đã nêu, cho đến giờ chưa có câu trả lời. Đúng ra là toàn bộ hệ thống ngân hàng chưa từng gặp câu hỏi này một cách rốt ráo trong hoàn cảnh cấp bách như vậy bao giờ.

Vì vậy trong bài này tôi không kỳ vọng có được lời giải rốt ráo, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau xem xét cách ước tính để tiếp cận đến lời giải.

Trước hết, chúng ta sẽ cùng nhau liệt kê các thành phần của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung:

Theo nghĩa thô sơ, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là sắp xếp lại, sáp nhập những tổ chức tín dụng (ngân hàng và phi ngân hàng) yếu kém nhưng vẫn có thể họat động được, thực hiện thủ tục giải thể các tổ chức quá nhỏ yếu và có tổng dư nợ nhỏ không ảnh hưởng đến toàn hệ thống.

Mục đích cơ bản của tái cấu trúc là thay đổi cơ chế làm việc của các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao trình độ quản trị hệ thống(tài chính và phi tài chính), tăng hiệu suất, giảm thiểu rủi ro trong tòan bộ các họat động nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vốn cho tòan hệ thống.

Trước khi đi vào chi tiết, ta hãy xét đến nguyên nhân của quyết định tái cấu trúc, bắt đầu từ các tế bào của hệ thống:

Các tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng nhờ thu hút, kết nối, phân bổ dòng vốn, trong đó tín dụng là phương tiện cơ bản và có tỷ trọng lớn nhất, do vậy, không có nợ mới cũng đồng nghĩa với không tạo ra được giá trị gia tăng, hay còn gọi là vốn chết(hoặc không có vốn). No debt, no money.

Tình trạng nợ xấu phát sinh khi bên vay không có khả năng thanh tóan cho TCTD trong thời gian kéo dài, làm đứt mạch luân chuyển của dòng vốn trong khi khỏan nợ ngày một lớn lên nhưng giá trị của tài sản không tăng tương ứng.

TCTD yếu đi vì cho vay không thu hồi được, dẫn đến mất thanh khỏan, nợ lòng vòng, đảo nợ, tăng hệ số nhân tiền, tăng chi phí đầu vào đầu ra... Do tính liên thông của dòng vốn, hiện tượng trên dễ lan truyền như một bệnh dịch từ tổ chức tín dụng này sang tổ chức tín dụng khác và cuối cùng tạo nên áp lực cho nền kinh tế.

Để làm sạch bảng cân đối của một TCTD, trước tiên phải xử lý nợ xấu của TC đó.
Để sáp nhập nhiều TCTD, sau khi đã có phương án xử lý nợ, cần có giải pháp quản trị để liên kết chặt chẽ các cấu phần là những TCTD cũ vào trong một cơ thể mới, sao cho hệ thống mới họat động thống nhất và đồng bộ. Với các TCTD buộc phải giải thể, cần xử lý các quan hệ tín dụng của TC đó trước khi giải thể.

Trên hết, có các TCTD tốt chưa chắc đã có một hệ thống tài chính tốt, và vì thế, ở tầm vĩ mô của quá trình tái cơ cấu, khái niệm quản trị hệ thống một lần nữa lại được đưa vào áp dụng ở cấp cao hơn trên bình diện liên tổ chức; nhằm điều tiết, cân đối họat động của các TCTD sau tái cơ cấu một cách nhịp nhàng để hậu thuẫn cho nền kinh tế.

Như vậy chúng ta đã phần nào hình dung được ý niệm về tái cấu trúc hệ thống NHTC, mặc dù có thể còn thiếu so với những gì đang được triển khai, song nó cũng nêu được các nét cơ bản đủ để chúng ta xây dựng mô hình tối giản của chi phí tái cấu trúc.

<còn tiếp>
 
Em nói lung tung một chút ạ !!

Vịt Ngan vẫn đang lẫn lộn giữa Bank kiểu Mẽo-Anh và Bank kiểu Âu. Nói chung, thấy các cụ nhà ta hô hào tái cấu trúc nhưng theo em, đó là hành động "vá xăm xe" thì đúng hơn.

Theo em hiểu, tái cấu tức là phải đưa ra một mô hình làm định hướng rồi điều chỉnh/ nắn bóp các thành phần theo hướng đó.

Bên em cũng đang tái cấu trúc, nhưng đi họp em toàn tranh thủ ngủ
 
Em còn là sinh viên, nên có mấy điểm cơ bản chưa hiểu đưa ra mấy anh(chị) giúp với nhé!
Việc 3 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng âm là một điều rất xấu lúc này đúng không ạ? (bởi vì No debt thì no Money)
Việc NHNN liên tục giảm LS như vậy ( đang chuyển về 12%) là điều tốt hay xấu trong lúc này. vì em là sinh viên, nên cũng không biết là với mức lãi huy động như vậy thì Doanh nghiệp thực sư được vay tiền bây giờ đang phải trả lãi bao nhiêu?.
và 2 nhân tố: tăng trưởng tín dụng âm, và giảm lãi suất đó nó ảnh hưởng ra sao vào quá trình tái cấu trúc ?
 
Em nói lung tung một chút ạ !!

Vịt Ngan vẫn đang lẫn lộn giữa Bank kiểu Mẽo-Anh và Bank kiểu Âu. Nói chung, thấy các cụ nhà ta hô hào tái cấu trúc nhưng theo em, đó là hành động "vá xăm xe" thì đúng hơn.

Theo em hiểu, tái cấu tức là phải đưa ra một mô hình làm định hướng rồi điều chỉnh/ nắn bóp các thành phần theo hướng đó.

Bên em cũng đang tái cấu trúc, nhưng đi họp em toàn tranh thủ ngủ

Tái cấu trúc nói nôm theo mình có 2 dạng, 1 dạng là định hướng từ trên xuống dưới, cụ thể như là NHTW lọc ra/khoanh vùng những nhóm NH yếu, rồi tự bỏ chi phí để xử lý (NHTW bỏ tiền).
Dạng thứ 2 có vẻ là định hướng NHNN đang xử lý, là thông qua M&A giữa NH mạnh và NH yếu. NHNN chỉ đóng vai trò hỗ trợ 1 phần (hỗ trợ = tiền or chính sách). Mô hình này khá phổ biến ở Mỹ, đã có ghi rõ ràng trong Luật phá sản Mỹ. Cái này thì đỡ tốn hơn dạng thứ 1 nhưng lại take time và effort hơn.
 
Hàn lâm quá, em đánh dấu chiều tỉnh táo thì đọc rồi comment đại ca...
 
Em còn là sinh viên, nên có mấy điểm cơ bản chưa hiểu đưa ra mấy anh(chị) giúp với nhé!
Việc 3 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng âm là một điều rất xấu lúc này đúng không ạ? (bởi vì No debt thì no Money)
Việc NHNN liên tục giảm LS như vậy ( đang chuyển về 12%) là điều tốt hay xấu trong lúc này. vì em là sinh viên, nên cũng không biết là với mức lãi huy động như vậy thì Doanh nghiệp thực sư được vay tiền bây giờ đang phải trả lãi bao nhiêu?.
và 2 nhân tố: tăng trưởng tín dụng âm, và giảm lãi suất đó nó ảnh hưởng ra sao vào quá trình tái cấu trúc ?
Tăng trưởng tín dụng âm không phải lúc nào cũng xấu. Giống như một người vừa ăn quá no, nhịn một tí cơ thể mới đủ thời gian tiêu hóa hết lượng thực phẩm dư thừa, tái lập lại cân bằng bên trong của cơ thể. Tăng trưởng tín dụng âm có hai nguyên nhân:
+Do chính sách điều tiết
+Do thị trường mất khả năng hấp thụ nguồn vốn

Trong chính sách tiền tệ, cung ứng vốn là một nghệ thuật, và không phải lúc nào cũng bơm vốn ra thị trường một cách cơ học. Tựa như khi cho một người mắc bệnh thương hàn ăn, người ta không thể đưa các thực phẩm cao cấp mà phải dùng nước cháo loãng, vì thành ruột của người bệnh quá mỏng không thể hấp thụ được thức ăn cứng và khó tiêu, ăn vào sẽ bục thành ruột và khó xử lý hơn.

Chính sách tăng cung vốn năm 2009 đã tạo ra một loạt các hệ quả từ 2011 đến nay. Một mặt, đó là liều thuốc cứu sinh cho nhiều doanh nghiệp, mặt khác, với các doanh nghiệp không có khả năng tiêu thụ vốn, dòng tiền này làm tăng áp lực nợ của chính doanh nghiệp và của bên cho vay.

Cũng giống như bác sỹ khi chẩn bệnh, chính sách tiền tệ cũng có những biện pháp thăm dò, kiểm định đặc thù. Nếu như trong y tế người ta có các xét nghiệm hóa sinh, phép đo gắng sức(cho người bệnh đạp xe/ vận động để đo huyết áp, điện tim, điện não,thử máu) hay còn được dùng một từ chuyên môn gọi là Stress test; thì tiết cung trong chính sách tiền tệ (hút tiền về nhiều hơn so với cung ứng vốn trên các thị trường) chính là một trong các kỹ thuật vừa làm trung hòa tác động dư vốn do hậu quả của tăng cung trước đây, vừa là thời gian để kiểm định sức khỏe của toàn hệ thống.

Trong quý I/2012, chúng ta thấy tăng trưởng tín dụng âm, bộc lộ rõ thực trạng sức khỏe của nhiều doanh nghiệp mà trong kỳ hỗ trợ vốn 2009-2010 chưa thể hiện. Một phần vì luân chuyển hàng hóa của thế giới và trong nước tnhwxng năm trước đây tốt hơn, một phần vì tích tụ nợ xấu chưa bộc lộ do có nguồn bổ sung nhờ hỗ trợ lãi suất. Về hình thức, nền kinh tế còn hấp thụ được nguồn vốn. Nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp cảm thấy e ngại vay vốn, thu hẹp sản xuất, giãn việc làm, vì vay đươc thì kinh doanh cũng không đủ bù chi phí vốn. Ta hãy lấy ví dụ về loại hình doanh nghiệp điển hình sau:
+Công nghiệp nặng: bình quân lợi suất của khối sản xuất công nghiệp năng (trừ khoáng sản) là 10% năm trong điều kiện bình thường. Vậy trong điều kiện bình thường, lãi suất cho vay 8%/năm chỉ còn để lại cho doanh nghiệp một biên rất hẹp, chỉ có thể lấy doanh số lớn từ sản xuất đại trà để có được lợi nhuận.
+Dịch vụ: ước bình quân 30% năm, lãi suất 20% vẫn còn để lại biên lợi nhuận đủ rộng. Tuy nhiên, loại hình này phụ thuộc sức mua tiêu dùng, biên lợi nhuận lớn không có nghĩa là cơ hội tăng trưởng tốt. Một khi sức mua sút giảm, người dân hạn chế chi tiêu, ngành này sẽ sụt nhanh hơn ngành CNN.

Con số tăng trưởng âm mới chỉ trong một quý, chưa thể gọi là rất xấu, mà nó là chỉ báo tình trạng hấp thu nguồn vốn của nền kinh tế đang ở mức nhạy cảm. Tôi dùng chữ nhạy cảm vì các lý do sau:
+ Nếu tình trạng hấp thu vốn suy giảm kéo dài và nặng thêm trong 2 quý, nền kinh tế bị rơi vào trạng thái trì trệ định đốn, các chỉ báo kinh tế sẽ thể hiện sự bất thường kiểu giảm phát
: Giá hạ, doanh nghiệp đóng cửa tăng lên vì không bán được hàng
+ Nếu không thể cải thiện tình hình, sau giảm phát sẽ là lạm phát phi mã vì nền sản xuất bị tổn thương nghiêm trọng trong giai đoạn giảm phát, không còn hàng hóa/ dịch vụ cung ứng.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thời gian để ngăn chặn chuỗi nhân quả nói trên

Giảm lãi suất là một phương thuốc nhằm ngăn chặn chuỗi nhân quả nói trên, tuy nhiên đã là thuốc thi cần được sử dụng đúng với từng người bệnh và đúng liều, nếu không dễ dẫn đến tình trạng "Phúc thống phục nhân sâm...". Chính vì vậy, giảm LS cũng phải có tiến trình để không tăng áp lực nóng lên thanh khoản của hệ thống NH, vốn là vấn đề khá tế nhị hiện nay
 
giailang,
không biết a là sếp lớn ngân hàng, tv ủy ban tài chính quốc gia, hay Tiến sĩ giảng viên đại học mà bài phân tích của anh nghe tuyệt vời quá.
cảm ơn anh nhiều
 
giailang,
không biết a là sếp lớn ngân hàng, tv ủy ban tài chính quốc gia, hay Tiến sĩ giảng viên đại học mà bài phân tích của anh nghe tuyệt vời quá.
cảm ơn anh nhiều

Thấy giang hồ xì xào trong đám ấy có nhiều đệ của anh Giai lắm, không bik có phải không nữa :(
 
Chi phí tái cấu trúc ngân hàng- Bài 2- Xây dựng mô hình tối giản

Do thị trường công cụ phái sinh của VN còn chưa phát triển, tôi không bàn đến việc sử dụng công cụ phái sinh để xử lý và chuyển hóa các khỏan nợ xấu ở đây.

Ta sẽ cùng nhau điểm lại bài trước để lọc ra các yếu tố cấu thành nên mô hình tối giản để ước tính chi phí tái cấu trúc hệ thống NHTC:
...
Để làm sạch bảng cân đối của một TCTD, trước tiên phải xử lý nợ xấu của TC đó.
Để sáp nhập nhiều TCTD, sau khi đã có phương án xử lý nợ, cần có giải pháp quản trị để liên kết chặt chẽ các cấu phần là những TCTD cũ vào trong một cơ thể mới, sao cho hệ thống mới họat động thống nhất và đồng bộ. Với các TCTD buộc phải giải thể, cần xử lý các quan hệ tín dụng của TC đó trước khi giải thể.

Trên hết, có các TCTD tốt chưa chắc đã có một hệ thống tài chính tốt, và vì thế, ở tầm vĩ mô của quá trình tái cơ cấu, khái niệm quản trị hệ thống một lần nữa lại được đưa vào áp dụng ở cấp cao hơn trên bình diện liên tổ chức; nhằm điều tiết, cân đối họat động của các TCTD sau tái cơ cấu một cách nhịp nhàng để hậu thuẫn cho nền kinh tế.
...

Những phần bôi đậm trên là các cấu thành cơ bản của mô hình tính tóan. Để độc giả hình dung rõ hơn các yếu tố này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích từng cấu thành:

1. Xử lý nợ xấu - làm sạch bảng tài sản của TCTD:
Kỹ thuật xử lý nợ ở đây bao gồm:
-Cân đối bù trừ nợ (còn gọi là đối trừ nợ) khi có khỏan nợ chéo giữa 2 TCTD cho vay lẫn nhau. Ước tính thô là phép trừ đơn giản dư nợ giữa 2 TCTD, phần dư nợ còn lại là phần cần xử lý tiếp.
-Cấn trừ nợ: Khi TCTD cho vay có TSBĐ, thực hiện quy đổi TSBĐ ra giá trị tương đương tiền, lấy số dư nợ trừ đi giá trị quy đổi đó. Nếu giá trị quy đổi của TSBĐ nhỏ hơn dư nợ, phần chênh lệch là phần cần xử lý tiếp
-Bán nợ: Nợ xấu của TCTD được đấu giá hoặc thỏa thuận bán trên thị trường mua bán nợ. Trong trường hợp khỏan thu về nhỏ hơn dư nợ, phần chênh lệch được đưa vào danh mục cần xử lý tiếp.

Tổng dư nợ còn lại cần xử lý tiếp được cân đối với các khỏan dự phòng tài chính nếu có.
Trường hợp không thể cân đối bằng các khòan dự phòng, tổng này được coi là tổn thất tài chính của DN (write-down) (A)

2. Giải pháp quản trị- Chi phí củng cố tổ chức sáp nhập:
Về cơ bản, mỗi TCTD có một hệ thống quản trị riêng biệt từ hạ tầng kỹ thuật đến các quy định nội bộ. Họat động sáp nhập đòi hỏi các hệ thống hạ tầng phải kết nối với nhau một cách hòan hảo, đồng nhất, và có hệ thống quản trị thống nhất dựa trên nền tảng là hệ thống quy định nội bộ nhất quán. Do quy mô thay đổi, chiến lược kinh doanh/quản trị của DN mới cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Do vậy, chi phí thiết yếu là tích hợp hạ tầng, đào tạo lại nhân viên để thống nhất về quy định nội bộ, chi phí điều chỉnh thị trườngxây dựng chiến lược kinh doanh cho DN mới nhằm tận dụng mạng lưới khách hàng sẵn có của từng cấu phần, ổn định tâm lý khách hàng và khuếch trương thương hiệu/ hình ảnh đại diện mới. (B)

3. Xử lý các quan hệ tín dụng của TCTD bị giải thể
Bao gồm chuyển danh mục khách hàng/tài khỏan tiền gửi sang TCTD khác; cấu trúc lại nợ theo phương thức như đã nêu ở mục 1, nhằm đảm bảo chiết giảm tối đa dư nợ bị ghi là tổn thất. Trong trường hợp có TSBĐ còn dư lại sau quá trình xử lý nợ, có thể bán đấu giá để thanh tóan các nghĩa vụ của TCTD. Phần không xử lý được ghi vào tổn thất để tính chi phí. (C)

4. Chi phí củng cố toàn bộ hệ thống: Là chi phí để bảo đảm cho NHNN có thể điều tiết một cách hiệu quả đối với các TCTD trong và sau quá trình tái cấu trúc (D)

Như vậy, với 4 yếu tố cấu thành trên ta có mô hình tối giản của chi phí Tái cấu trúc hệ thống TCNH là

CPTCT= Tổng (Ai)+Tổng (Bk) +Tổng (Cj)+ D

với i, j, k là các tham số thể hiện chi phí ở từng tổ chức trong các hạng mục cấu thành 1,2,3 nói trên.
 
Khâm phục bác Giailang, cho hỏi bác làm nghề gì vậy, cho tôi học hỏi với !
Mong mọi đưa ra những nhận xét để cùng nhau tham khảo.
Riêng tôi thì quá chán nản với chính sách của mấy ông LĐ lắm rồi. Hiện tại thì tối tăm, tương lai thì mù mịt .
 
Khâm phục bác Giailang, cho hỏi bác làm nghề gì vậy, cho tôi học hỏi với !
Mong mọi đưa ra những nhận xét để cùng nhau tham khảo.
Riêng tôi thì quá chán nản với chính sách của mấy ông LĐ lắm rồi. Hiện tại thì tối tăm, tương lai thì mù mịt .

Tui làm trong một TCTD chờ đến lượt tái cơ cấu, khứa khứa.
 
Tui làm trong một TCTD chờ đến lượt tái cơ cấu, khứa khứa.

Công ty mua bán Nợ. Thoạt đầu nghe có vẻ như công ty làm từ thiện nhưng đây là mô hình công ty Siêu Lợi Nhuận. Ở một số nước trước đây cũng bị lâm vào tình cảnh như VN bây giờ có thể nói đến Achentina, Hàn quốc, gần hơn là Thái lan thì cách thức giải uyết nợ xấu của họ là thành lập công ty mua bán nợ. Mỗi nước thì mỗi khác, nước tiềm lực mạnh thì nhà nước làm chủ, nước yếu thì IMF làm chủ nhưng dù là ai làm chủ đi chăng nữa thì sau quá trình thanh lọc đó đều có những sự hồi phục mạnh mẽ. Cách giải quyết khủng hoảng Châu âu hiện tại cũng là một hình thức mua bán nợ xấu, tất nhiên mọi thứ đều có giá của nó.... Nhưng đứng ở khía cạnh người dân thì không thèm quan tâm đến ai lãnh đạo tao, quan trọng là tao cơm no, áo ấm, tinh thần thoải mái là tao ủng hộ. Chính vì lẽ đó mà dân Hy lạp có muốn rời khối europe đâu.

Quay lại với vấn đề VN tại sao phương án thành lập công ty mua bán nợ lại lằng nhằng và lâu như vậy ??? Mặc dù biết đó là cách duy nhất để giải quyết, có rất nhiều ý kiến cho rằng muốn mua bán nợ thì cũng phải có tiền chứ. Đúng vậy !!! Phải có tiền... Vậy hồi trước các ông có nhiều tiền thế bây giờ chạy đi đâu??? Vấn đề tiền nhiều không phải là lượng tiền lưu thông nhiều mà là tốc độ quay vòng của đồng tiền. NHNN nới lỏng chính sách với hệ thống NH thì tự khắc sẽ có tiền nhưng nếu làm vậy thì vô hình chung chúng ta lại quay lại thời kỳ những năm 06/07/08. Nếu biết vậy sao không soi lại lỗi của những năm đó mà đưa ra chính sách quản lý chặt. Xin thưa nói vậy nhưng làm khó lắm .... Tại sao lại khó ??? Nói rõ xem nào ... Xin thưa tất cả những vấn đế đó Chúng Tôi đều có thể làm được hết nhưng một mình Tôi thì không làm được.
 
Last edited:
Xin thưa tất cả những vấn đế đó Chúng Tôi đều có thể làm được hết nhưng một mình Tôi thì không làm được.
Được! Đi thẳng vào bản chất của vấn đề đó.
 
+Công nghiệp nặng (*đây là ám chỉ tập đoàn, TCTY như Vinaxx...) : bình quân lợi suất của khối sản xuất công nghiệp năng (trừ khoáng sản) là 10% năm trong điều kiện bình thường. Vậy trong điều kiện bình thường, lãi suất cho vay 8%/năm chỉ còn để lại cho doanh nghiệp một biên rất hẹp, chỉ có thể lấy doanh số lớn từ sản xuất đại trà để có được lợi nhuận.
+ BDS : cần rất nhiều tín dụng
Cả hai thằng này không có đầu ra, tuy nhiên thằng BDS có kích cỡ nho nhỏ 1 tỷ-4 tỷ là nhiều nên còn có cơ may. chứ tàu bè 01 con cả trăm tỷ...mua về làm gì? chất lượng ra sao?...thì chịu chết

Điều này có thể nói là tự thân 01 bank nhỏ là không xử lý được? và chẳng có thằng nào đang mang danh đại gia..mà tình nguyện ra đồn police ..tự thú tôi ...đã chết vì nợ xấu. có chăng..thì nó lượn lờ kêu..."ước gì em trẻ đẹp như xưa ..."

Phương án: cần 01 thằng to đứng ra, gọi là gỡ tảng thịt to..hóc trong họng, chứ thời này ai gỡ xương. đối tượng ..ngon chính là nợ BDS
 
Các vấn đề cần lưu tâm trong quá trình ...tái lạm

+ theo phương án sát nhập vài em lại, qua thực tế nổi lên vấn đề:

++ từ vụ đám cưới ba em: thì ta thấy bề ngoài ổn....lý do thì ba em đấy cùng chủ, ưu điểm là vốn lên 10.000 do vậy tự thân nó có thể ngậm được một số đáng kể nợ xấu..cho đến bình minh (*bản chất vấn đề nợ xấu chính là thị trường khai thông thì...nó sẽ từ từ hết, vấn đề là timing)

++ từ vụ trấn áp cưới hỏi hai em: qua tâm tình của đại ca bầu....thì trước sát nhập..nợ xấu 3%, sau khi xong kế hoạch sát nhập kiểm kê lại lên đến 30% [nay đã giảm còn 10%]. điều này đã chứng minh cái tính xấu của vịt ta là "ăn không được là đạp đổ.." cũng may đại ca bầu..theo tui là người ..có số má. không thì sau quả sát nhập này...đáng lẽ chỉ 01 em die, mà thành hai. như cưới phải em HIV vậy

DO vậy nếu NHNN có để ý, thì đề nghị chấm dứt phương án này....với mấy thằng còn lại..vì với NHNN nó còn chống, huống chi bọn đó không quen không biết. e là sau kế hoạch..tái lạm...là lúc VN phải hót xác..những thằng đó. vì nợ xấu từ 10% sau kế hoạch tái nạm...bay lên 30%, thì không những nó hết vốn, mà còn hết cửa sống..và kéo theo thằng khoẻ ..định ôm nó

Phương án sát nhập có lẽ phải...thành lập ban trung gian lâm thời..của NHNN từ bây giờ, nhằm kiểm soát toàn bộ hoạt động của NH yếu...cho đến khi tái lạm thành công
 
Last edited by a moderator:
+ Còn phương án lập cty nợ xấu..trước khi sát nhập, e là hại nhiều hơn lợi. quá trình tái lạm sẽ kéo dài vô thời hạn. vì :
++ khi các Nh đó đã sạch đẹp..thì nhu cấu nâng cao vốn không còn nữa. việc quản trị NH 4-5 ngàn tỏi với toàn lão đệ của mình không phải hạnh phúc nhất du?.
++ cũng chẳng có lý do gì để NHNN ép tui...phải sát nhập. điều này đang thành xu thế ..như hiện nay. bởi sau sát nhập..nhiều em CEO sẽ phải ..trăn kiến, chứ không đơn giản chỉ...là nhân viên đòi nợ
 
Cái này không nói mò được. Muốn xác định xem cái giá phải trả là bao nhiêu phải có căn cứ khoa học, dữ liệu đàng hoàng- các nước IQ cao nó thường dùng công cụ bank stress test (nôm na là oánh giá sức chịu đựng của ngân hàng) nhằm lượng hoá các rủi ro tín dụng đối với từng ngân hàng hoặc cả hệ thống khi có các sự kiện "cực độ và có khả năng xảy ra". Tuy nhiên câu hỏi đối với hệ thống ngân hàng VN là liệu có ai làm hay không và dữ liệu có đáng tin cây không?
 
Back
Top