giailang
Well-Known Member
Trước hết, ta hãy cùng nhau đọc bài từ media về chủ đề này
http://vneconomy.vn/20120410114354322P0C6/chi-phi-tai-co-cau-he-thong-ngan-hang-het-bao-nhieu.htm
Như bài đã nêu, cho đến giờ chưa có câu trả lời. Đúng ra là toàn bộ hệ thống ngân hàng chưa từng gặp câu hỏi này một cách rốt ráo trong hoàn cảnh cấp bách như vậy bao giờ.
Vì vậy trong bài này tôi không kỳ vọng có được lời giải rốt ráo, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau xem xét cách ước tính để tiếp cận đến lời giải.
Trước hết, chúng ta sẽ cùng nhau liệt kê các thành phần của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung:
Theo nghĩa thô sơ, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là sắp xếp lại, sáp nhập những tổ chức tín dụng (ngân hàng và phi ngân hàng) yếu kém nhưng vẫn có thể họat động được, thực hiện thủ tục giải thể các tổ chức quá nhỏ yếu và có tổng dư nợ nhỏ không ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Mục đích cơ bản của tái cấu trúc là thay đổi cơ chế làm việc của các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao trình độ quản trị hệ thống(tài chính và phi tài chính), tăng hiệu suất, giảm thiểu rủi ro trong tòan bộ các họat động nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vốn cho tòan hệ thống.
Trước khi đi vào chi tiết, ta hãy xét đến nguyên nhân của quyết định tái cấu trúc, bắt đầu từ các tế bào của hệ thống:
Các tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng nhờ thu hút, kết nối, phân bổ dòng vốn, trong đó tín dụng là phương tiện cơ bản và có tỷ trọng lớn nhất, do vậy, không có nợ mới cũng đồng nghĩa với không tạo ra được giá trị gia tăng, hay còn gọi là vốn chết(hoặc không có vốn). No debt, no money.
Tình trạng nợ xấu phát sinh khi bên vay không có khả năng thanh tóan cho TCTD trong thời gian kéo dài, làm đứt mạch luân chuyển của dòng vốn trong khi khỏan nợ ngày một lớn lên nhưng giá trị của tài sản không tăng tương ứng.
TCTD yếu đi vì cho vay không thu hồi được, dẫn đến mất thanh khỏan, nợ lòng vòng, đảo nợ, tăng hệ số nhân tiền, tăng chi phí đầu vào đầu ra... Do tính liên thông của dòng vốn, hiện tượng trên dễ lan truyền như một bệnh dịch từ tổ chức tín dụng này sang tổ chức tín dụng khác và cuối cùng tạo nên áp lực cho nền kinh tế.
Để làm sạch bảng cân đối của một TCTD, trước tiên phải xử lý nợ xấu của TC đó.
Để sáp nhập nhiều TCTD, sau khi đã có phương án xử lý nợ, cần có giải pháp quản trị để liên kết chặt chẽ các cấu phần là những TCTD cũ vào trong một cơ thể mới, sao cho hệ thống mới họat động thống nhất và đồng bộ. Với các TCTD buộc phải giải thể, cần xử lý các quan hệ tín dụng của TC đó trước khi giải thể.
Trên hết, có các TCTD tốt chưa chắc đã có một hệ thống tài chính tốt, và vì thế, ở tầm vĩ mô của quá trình tái cơ cấu, khái niệm quản trị hệ thống một lần nữa lại được đưa vào áp dụng ở cấp cao hơn trên bình diện liên tổ chức; nhằm điều tiết, cân đối họat động của các TCTD sau tái cơ cấu một cách nhịp nhàng để hậu thuẫn cho nền kinh tế.
Như vậy chúng ta đã phần nào hình dung được ý niệm về tái cấu trúc hệ thống NHTC, mặc dù có thể còn thiếu so với những gì đang được triển khai, song nó cũng nêu được các nét cơ bản đủ để chúng ta xây dựng mô hình tối giản của chi phí tái cấu trúc.
<còn tiếp>
http://vneconomy.vn/20120410114354322P0C6/chi-phi-tai-co-cau-he-thong-ngan-hang-het-bao-nhieu.htm
Như bài đã nêu, cho đến giờ chưa có câu trả lời. Đúng ra là toàn bộ hệ thống ngân hàng chưa từng gặp câu hỏi này một cách rốt ráo trong hoàn cảnh cấp bách như vậy bao giờ.
Vì vậy trong bài này tôi không kỳ vọng có được lời giải rốt ráo, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau xem xét cách ước tính để tiếp cận đến lời giải.
Trước hết, chúng ta sẽ cùng nhau liệt kê các thành phần của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung:
Theo nghĩa thô sơ, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là sắp xếp lại, sáp nhập những tổ chức tín dụng (ngân hàng và phi ngân hàng) yếu kém nhưng vẫn có thể họat động được, thực hiện thủ tục giải thể các tổ chức quá nhỏ yếu và có tổng dư nợ nhỏ không ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Mục đích cơ bản của tái cấu trúc là thay đổi cơ chế làm việc của các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao trình độ quản trị hệ thống(tài chính và phi tài chính), tăng hiệu suất, giảm thiểu rủi ro trong tòan bộ các họat động nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vốn cho tòan hệ thống.
Trước khi đi vào chi tiết, ta hãy xét đến nguyên nhân của quyết định tái cấu trúc, bắt đầu từ các tế bào của hệ thống:
Các tổ chức tín dụng là những doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng nhờ thu hút, kết nối, phân bổ dòng vốn, trong đó tín dụng là phương tiện cơ bản và có tỷ trọng lớn nhất, do vậy, không có nợ mới cũng đồng nghĩa với không tạo ra được giá trị gia tăng, hay còn gọi là vốn chết(hoặc không có vốn). No debt, no money.
Tình trạng nợ xấu phát sinh khi bên vay không có khả năng thanh tóan cho TCTD trong thời gian kéo dài, làm đứt mạch luân chuyển của dòng vốn trong khi khỏan nợ ngày một lớn lên nhưng giá trị của tài sản không tăng tương ứng.
TCTD yếu đi vì cho vay không thu hồi được, dẫn đến mất thanh khỏan, nợ lòng vòng, đảo nợ, tăng hệ số nhân tiền, tăng chi phí đầu vào đầu ra... Do tính liên thông của dòng vốn, hiện tượng trên dễ lan truyền như một bệnh dịch từ tổ chức tín dụng này sang tổ chức tín dụng khác và cuối cùng tạo nên áp lực cho nền kinh tế.
Để làm sạch bảng cân đối của một TCTD, trước tiên phải xử lý nợ xấu của TC đó.
Để sáp nhập nhiều TCTD, sau khi đã có phương án xử lý nợ, cần có giải pháp quản trị để liên kết chặt chẽ các cấu phần là những TCTD cũ vào trong một cơ thể mới, sao cho hệ thống mới họat động thống nhất và đồng bộ. Với các TCTD buộc phải giải thể, cần xử lý các quan hệ tín dụng của TC đó trước khi giải thể.
Trên hết, có các TCTD tốt chưa chắc đã có một hệ thống tài chính tốt, và vì thế, ở tầm vĩ mô của quá trình tái cơ cấu, khái niệm quản trị hệ thống một lần nữa lại được đưa vào áp dụng ở cấp cao hơn trên bình diện liên tổ chức; nhằm điều tiết, cân đối họat động của các TCTD sau tái cơ cấu một cách nhịp nhàng để hậu thuẫn cho nền kinh tế.
Như vậy chúng ta đã phần nào hình dung được ý niệm về tái cấu trúc hệ thống NHTC, mặc dù có thể còn thiếu so với những gì đang được triển khai, song nó cũng nêu được các nét cơ bản đủ để chúng ta xây dựng mô hình tối giản của chi phí tái cấu trúc.
<còn tiếp>