Cầu Son

Làm gì mà khoái Không vong quá vậy không biết? ĐKN cũng chỉ có một KV thôi, được cái chi giờ Sửu. Vương Khánh anh nhớ không lầm cũng 1 KV.
Ông dưới đây 2 KV làm trùm một ngôi chùa, Cào thích làm trụ trì hem?
Giáp Dần/ Ất Hợi/ Bính Dần/ Kỷ Hợi.
Dạ em không anh ạ, 1 Không Vong chân chính em còn không có nữa là... huống gì... Chữ Sửu đấy chỉ đủ sức dẫn em đến cái khác anh ơi, Bói toán học chẳng hạn. Đọc cái mà mình thấy phấn khích hấp dẫn hơn nhiều... Đây anh, 1 loạt bát tự nổi danh, cái ông 3 Không Vong thì anh biết rồi...
1. Cụ Thiên lương: 12/7/1910, giờ Mão. Canh Tuất / Quý Mùi / Mậu Dần / Ất Mão.
2. Cụ Hoàng Hạc: 4/8/1907, giờ Sửu. Đinh Mùi / Đinh Mùi / Ất Dậu / Đinh Sửu.
3. Cụ Hà Uyên: 22/10/1928, giờ Mão. Mậu Thìn / Nhâm Tuất / Ất Mùi / Kỷ Mão.
4. Nhân tử Nguyễn Văn Thọ: 15/12/1921. Tân Dậu / Canh Tý / Nhâm Tý / XXX.
...
Còn vài ông nữa, mà lười gõ quá. Ông nào làm trụ trì đâu ạ?
 
Last edited:
Dạ em không anh ạ, 1 Không Vong chân chính em còn không có nữa là... huống gì... Chữ Sửu đấy chỉ đủ sức dẫn em đến cái khác anh ơi, Bói toán học chẳng hạn. Đọc cái mà mình thấy phấn khích hấp dẫn hơn nhiều... Đây anh, 1 loạt bát tự nổi danh, cái ông 3 Không Vong thì anh biết rồi...
1. Cụ Thiên lương: 12/7/1910, giờ Mão. Canh Tuất / Quý Mùi / Mậu Dần / Ất Mão.
2. Cụ Hoàng Hạc: 4/8/1907, giờ Sửu. Đinh Mùi / Đinh Mùi / Ất Dậu / Đinh Sửu.
3. Cụ Hà Uyên: 22/10/1928, giờ Mão. Mậu Thìn / Nhâm Tuất / Ất Mùi / Kỷ Mão.
...
Còn vài ông nữa, mà lười gõ quá. Ông nào làm trụ trì đâu ạ?
Thì tùy cách cục mà KV là tốt hay xấu chứ không phải cứ KV là tốt đâu nhé. Anh co edit lại cái còm ở trên.
 
Thì tùy cách cục mà KV là tốt hay xấu chứ không phải cứ KV là tốt đâu nhé. Anh co edit lại cái còm ở trên.
Thì đúng rồi anh, nhưng kiểu gì thì cũng phải có Không Vong trợ lực, mới mong đạt cảnh giới cao trong môn Huyền Học... em không có, biết phải làm sao?
 
Thì đúng rồi anh, nhưng kiểu gì thì cũng phải có Không Vong trợ lực, mới mong đạt cảnh giới cao trong môn Huyền Học... em không có, biết phải làm sao?
Biết đâu có KV lại đi làm đại pháp sư chứ không phải trader, chịu hem?
 
Last edited:
- Lần này thì kiên quyết "đốt sách" Lục Nhâm của ông Quảng và ông Thi, 2 quyển sách này mới dừng lại ở mức lý thuyết cơ bản, muốn vận dụng vào thực tế e rằng khó...
- Ngày càng phải kính nể dân mê Thái Ất, Tàu Khự-a đúng là thâm nho... Sách hay về Thái Ất thì vừa ít, vừa khô khan, lại vừa che đi cái DỤNG, thử hỏi mấy ông thích mì ăn liền làm sao đủ KIÊN NHẪN để "nuốt trôi"? Tàu nó chỉ khen mỗi câu An Nam Lý Số hữu Trình Tuyền... cơ mà cụ Trình phải gọi cụ Thiệu Ung là tổ sư...
- Mấy cha tào lao trên mạng, cứ thích chê dân Tàu nó cà rốt, dân Đài Cảng, dân Việt ta mới là hay... Ôi, bọn cà pháo này, "nổ" to hơn sấm...:18:
 
Sáng vừa mới tung hô cụ Thiệu, tối lang thang phố chợ, tìm được bài viết về Steve Jobs, đọc xong lăn ra cười suýt ngất, chắc là Ngài hiển linh, động viên an ủi mình đây mà... Cái Sys hack cùi vậy, mà cũng có người trùng khớp ý bé, và cùng nắm tay nhau đâm đầu xuống vực. Chỉ tiếc, là cách luận khác xa, chứ mà luận giống nhau nữa thì... không có gì phải tiếc nuối!
Cảm ơn Ngài Thiệu đã hiển linh... Con xin theo Ngài đến chân trời góc biển... mặc kệ miệng lưỡi thế gian!
 
Anh tưởng Cào cũng dựa vào phương pháp của Thiệu Ung để chọn giờ Hợi và giờ Mùi?
- Dạ không anh, em dựa vào cái SYS cùi tự chế đấy ạ, ý tưởng bộc phát khi cho ông Thiết Bốc Tử giao lưu với ông Đoàn Kiến Nghiệp. Ông Thiết Bốc Tử có viết về trụ giờ trong tác phẩm Thiết Bản Thần Số (chỗ này chú rõ, Thiết Bản Thần Số mà Chu Tước Nhi dịch không phải của cụ Thiệu Ung), ông Đoàn Kiến Nghiệp có viết về năm sinh con cái phối hợp với cung Tử Tức. Hai ông này có vẻ "đồng ý" với nhau. Giờ em đã cắt lỗ cái SYS cùi này, vì nó còn nhiều chỗ khiếm khuyết quá...
- Về phương pháp của cụ Thiệu Ung (nếu thật sự là vậy???), em còn chưa thấu hiểu căn nguyên, nên chưa dám ti toe trên Phố chợ ạ!
 
Lược trích bài viết của ông VDTT (TS. Đằng Sơn), mặc dù không thấy hâm mộ ông VDTT cho lắm nhưng ủng hộ hoàn toàn 2 ý dưới đây:
1. Ông Tử Vân (Đài Loan) có một quy luật để định độ phù hợp của lá số: “Lá số dù có tín hiệu đời vẫn không chắc chắn có dữ kiện, nhưng đời đã có dữ kiện thì lá số chắc chắn phải có tín hiệu” => Ý đậm này phù hợp với tư tưởng Tam Tài trong Dịch họ Hùng: Thiên - Địa - Nhân là ngang nhau.
2. Các yếu tố như nhân dáng, tính tình v.v… không được coi là quan trọng và hiển hiện vì lệ thuộc quá nhiều vào yếu tố di truyền và những nhận xét theo cảm tính => Ý này rõ ràng là xác đáng, mặc dầu dân Tử Vi Việt Nam, kể cả cụ Lê Quý Đôn vẫn tung hô phải kết hợp cả Tướng lẫn Số thì mới chuẩn ý của Trần Đoàn tiên sinh. Dạo này phẫu thuật thẩm mỹ tràn lan, tương lai còn có thể thay thế cả cái đầu của người này vào thân của người kia... gặp những tình huống vầy, phải làm sao để kết hợp Tướng với Số? Nên giữ nguyên tắc dao cạo Ockham, Tướng là Tướng mà Số là Số, Tử vi là Tử vi, Tử Bình là Tử Bình...
Câu hỏi tu từ:
Từ thời đốt Mu Rùa, đến thời bói Cỏ Thi, rồi sau đó là Tung 3 đồng tiền... có áp dụng Nhân Tướng hay Ngày Tháng Năm Sanh không? Mê tín đến vậy, mà vẫn tồn tại vài ngàn năm, ít thấy thay đổi... các bậc Thánh Nhân truyền tay nhau tư duy và nghiên cứu từ đời này sang đời khác...lạ thặt?
 
Tiếp tục có những đề xuất mà cá nhân tự thấy phù hợp:
1. Tạm bỏ đi sự phân biệt Thấp Thổ và Táo Thổ, giữ nguyên gốc Âm Thổ và Dương Thổ. Trái dấu thì hút, cùng dấu thì đẩy, do vậy: Thìn xung Tuất vì cùng là Dương Thổ, Sửu xung Mùi vì cùng là Âm Thổ. Bất luận Tuất Mùi là táo thổ đi "tố công" Thìn Sửu là thấp thổ. Có như vậy thì mới giữ được cái ý nghĩa của Ngũ Vận - Lục Khí.
2. "Lưu niên là Quân, Đại Vận là Thần", Tam Mệnh Thông Hội đã viết. Sách vở ngày nay lại viết: Vận cát mà Lưu niên hung bất luận hung (Vậy có thể hiểu Vận là Quân, Lưu niên là Thần...Pls check???). Thực tế kiểm nghiệm cá nhân thấy chưa ứng hợp. Tạm theo Tam Mệnh Thông Hội: Vận cát mà Lưu niên hung phải luận là hung.
3. Mang cái lý luận ngũ hành điên đảo, áp vào món Tứ Trụ, không thấy có sách nào đề cập??? Kết hợp với "tố công" phương thức của Manh Phái, thì cái món Tứ Trụ tả pín lù tự chế, đã "gọt" được nhiều vấn đề...
Trích Tượng Ngôn Phá Nghi:
Ngũ Hành Điên Đảo 五 行 顛 倒
4 quẻ: Ly, Chấn ở phía phải, Khảm Đoài ở phía trái. Ở phía dưới bên phải có 2 hàng chữ: Ngũ Hành Bất Thuận Hành, Long tòng hỏa lý xuất; phía dưới bên trái có 2 hàng chữ: Ngũ Hành điên đảo thuật, Hổ hướng Thủy trung sinh.)
Ngũ Hành Thuận sinh là Mộc sinh Hỏa, Kim sinh Thủy.
Ngũ Hành Điên Đảo là Hỏa sinh Mộc, Thủy sinh Kim.
 
Ngài Thiệu lại hiển linh phù hộ, cả ngày hôm nay con ngâm cứu cuốn Kinh Dịch và Hệ Nhị Phân của tác giả Hoàng Tuấn, đã thấy sáng tỏ nhiều điều. Qua đây, con cũng xin giới thiệu đến Hội chán mì ăn liền, nếu có thời gian thì cũng nên mang ra tham khảo!
 
Ô hô hô... Kinh Dịch chẳng qua là một cuốn sách bói... Hơn 1 năm ròng rã truy tìm tung tích, cuối cùng cũng đã được thở phào... Hú lên cái, cho nó giống thằng điên... ô hô hô
 
Ô hô hô... Kinh Dịch chẳng qua là một cuốn sách bói... Hơn 1 năm ròng rã truy tìm tung tích, cuối cùng cũng đã được thở phào... Hú lên cái, cho nó giống thằng điên... ô hô hô
Trước đó Cào nghĩ nó là gì?
 
Trước đó Cào nghĩ nó là gì?
Thì trước đó em cũng nghĩ nó là sách bói ạ... thế nên em mới thấy mình giống thằng điên...:21:
- Bắt đầu là Phục Hy 8 quái đơn, em nghĩ Dịch là chữ Tượng Hình, sau đọc đến Văn Vương 64 quái trùng, em lại nghĩ Dịch là môn bói toán. Rồi đi tìm xem công cụ Bói Dịch, ứng dụng thử thế nào? Cuối cùng thấy nên đốt sách... Tiếp đến, đọc Thập Dực thì lại nghĩ Dịch là Triết học (nghi ngờ đã bị cấy vào tư tưởng của Nho Gia), cố đọc một hồi thì cũng thấy nên đốt sách... Rồi lại mông lung, tự hỏi Dich là cái chi chi? Tồn tại cả mấy ngàn năm mà không sụp đổ, Thiên Tài đời nào cũng có người ngâm cứu, thậm chí dành cả cuộc đời chỉ để hiểu Dịch, lạ thật?
- Đến tối qua, mới khai thông được Dịch là cái chi? Học Dịch để làm gì? Thì ra, cuối cùng cũng là để bói... ông nào nghiên cứu khoa học đỉnh cao, khi bế tắc thì lại phải bói...:21:
- Đã gọi là bói, thì ngôn từ như Văn Vương, Chu Công, như Khổng Tử... thì chỉ có giá trị hạn chế... bất khả tư nghị... phải dùng đến chữ Đạo của Lão Tử mới thâm nhập được vào bên trong. Đúng như cụ Thiệu đã nói, Khổng Tử chưa làm sáng tỏ được Dịch là vậy!
 
Last edited:
Rất nhiều sách viết theo kiểu "cắt dán" rồi đem bán kiếm xèng... hậu quả để lại: Một tầng lớp Mệnh lý xi cà que ra đời, vì sở thích mì ăn liền mà lao vào Man Thư. Phải chi, cái tầng lớp này chịu khó tìm hiểu một ít kiến thức nền tảng như: Thiên văn, Lịch pháp, Luật Lã, Đông Y, Kinh Dịch... rồi hẳn mò sang Tử Vi, Hà Lạc... thì có lẽ ông Hi Di sẽ đỡ thấy tủi thân... a hu hu... Dầu không còn lạ gì với mấy chuyên gia Phố ảo, nhưng sao vẫn thấy hơi buồn... gõ mấy dòng... rồi thôi, đi ngủ !!!
 
Một lần nữa, cụ Thiệu lại phù hộ, hiển linh, đưa đường dẫn lối... Có phải là do tối qua cụ thấy con buồn ??? Dẫu lý do là gì, cũng xin cảm tạ cụ đã cho con tìm được người này. Con xin phép, được giới thiệu đến Hội chán mì ăn liền, coi như là trung gian chuyển tiếp hộ cụ Thiệu vậy:
- Học xong cơ bản về Thiên văn, Lịch Pháp, Luật Lã, Đông Y, Kinh Dịch... thì có thể từ từ gia nhập vào môn Thái Ất. Sách cơ bản, có thể tham khảo Thái Ất Thần Kinh (dù còn nhiều sai sót, không hiểu vì sao?), sau đó hãy tìm đến những bài viết về Thái Ất của cố GS.TS Trần Quang Vũ, với nickname Karajan.
...
- Giáo sư Trần Quang Vũ nguyên chủ nhiêm (Chức vụ tương đương) khoa Vật Lý Thiên Văn Đại học tổng hợp Áo quốc. Khi về hưu , ông tham gia giảng dạy ở Harvard. Không biết duyên số thế nào ông lại tham gia các trang web lý học với nick Karajan...Rất tiếc ông đã mất vì bệnh tim vào năm 2008.
- Ông sinh năm Mậu Dần – 1938 – vốn là con quan thượng thư đồng liêu với tổng thống Ngô Đình Diệm trong triều đình Bảo Đại. Ông được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp học bổng cho du học tại Áo vào năm 1960. Ông là người rất giỏi môn Thái Ất và ông tham gia diễn đàn lý học với những kiến thức về Thái Ất của ông
...
Lược trích từ bài viết của anh Thiên Sứ
 
5 cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử thế giới
Khảo sát sơ bộ, dưới góc nhìn của Thái Ất kể năm, chưa cần nhìn đến Ất bàn, thì đoán rằng: Ảnh hưởng của khủng hoảng năm 1973 và năm 2008 có lẽ là kinh hoàng nhất dưới con mắt Huyền Học ???
1. 1772
Chủ toán: 7 [Đoản số, Vô thiên số ] - Khách toán: 27 [Trường số, Tam tài số ] - Định toán: 16 [ Trường số, Tam tài số ]
2. 1929
Chủ toán: 10 [Đoản số, Vô nhân số ] - Khách toán: 32 [Trường số, Vô địa số ] - Định toán: 17 [ Trường số, Tam tài số ]
3. 1973
Chủ toán: 6 [Đoản số, Vô thiên số ] - Khách toán: 1 [Đoản số, Vô thiên địa số ] - Định toán: 1 [ Đoản số, Vô thiên địa số ]
4. 1997
Chủ toán: 25 [Trường số, Tam tài số ] - Khách toán: 10 [Đoản số, Vô nhân số ] - Định toán: 32 [ Trường số, Vô địa số ]
5. 2008
Chủ toán: 1 [Đoản số, Vô thiên địa số ] - Khách toán: 7 [Đoản số, Vô thiên số ] - Định toán: 7 [ Đoản số, Vô thiên số ]

Câu hỏi mở:
Đây có phải là 1 ứng dụng thiết thực của bộ môn Thái Ất??? Nếu đúng vậy, thì Thái Ất xứng đáng ngôi vị Số 1 trong Tam Thức... đó là điều không cần bàn cãi thêm... Nếu không, thì có môn nào hơn được Thái Ất?
 
Last edited:
Back
Top