Camus
Active Member
Ngày thứ Tư đen tối, hay còn gọi là cuộc khủng hoảng sterling, được nhắc đến trong lịch sử thị trường tài chính là ngày 16 tháng Chín năm 1992. Đồng GBP của UK chỉ sau 2 năm gia nhập đã bị buôc phải rút ra khỏi European Exchange Rate Mechanism (ERM - Cơ chế tỷ giá của châu Âu). George Soros, ông bạn già của chúng ta sau vụ này bỗng rũ bùn đứng dậy chói lòa. Tại sao và tại sao? Cụ thể diễn biến của vụ này như sau:
- Năm 1979 mấy chú EU quyết định áp dụng ERM nhằm để tránh sự biến động mạnh về tỷ giá, giữ được sự ổn định tiền tệ trong lòng châu Âu cũng như tiến tới việc sử dụng một đồng tiền chung sau này, đồng euro. Thời điểm này, Đức đang là nền kinh tế đầu tàu ở châu Âu có mức lãi suất thấp, lạm phát thấp nên bọn khác lấy đồng Deutsche Mark là bản vị để làm mỏ neo cho các đồng tiền khác tham gia ERM.
- Em UK lúc đầu tinh vi sờ ti con lợn nhựa, iem là hót gơn, iem đếch thèm tham gia ERM nhá. Sau thấy bọn kia giao hoan tập thể ngon, bộ, rẹ nên từ năm 1987 bắt đầu âm thầm đú theo, kín đáo neo (shadow) đồng tiền của mình với Deutsche Mark . Đến năm 1990 thì cô ả hết sĩ diện, bắt đầu van xin gia nhập.
- Bọn rân chơi kia thấy em này xinh và tai tiếng như Paris Hilton nên cũng thích. Ờ, đồng ý, bọn anh chơi đẹp đấy nhưng ở trên đời chẳng có gì gọi là bữa trưa miễn phí. Tiền các anh không thiếu, chủ yếu em phải ngoan. Nếu em muốn gia nhập giới thượng lưu thì em phải chấp nhận mốc tỷ giá 2.95 DM đổi lấy 1 bảng, biên độ giao dịch là 6% xoay quanh mốc kia, ok? UK ham vui nên nhận lời, mặc dù theo đánh giá mức tỷ giá trên làm cho đồng bảng Anh quá mạnh. Thời điểm đấy tỷ lệ lạm phát ở UK cao gấp 3 lần ở Đức, lãi suất tầm 10%. Ai học kinh tế cũng biết môt điều căn bản là đồng tiền mạnh có hại cho nền kinh tế vì nó làm cho sức cạnh tranh của xuất khẩu yếu đi, ngược lại nhập khẩu tăng lên. Chính điều này dẫn tới việc UK nhanh chóng rơi vào khủng hoảng kinh tế.
- Đúng thời điểm nền kinh tế UK đang đen tối như đũng quần chị Dậu thì bên Đức lại xảy ra lạm phát do hậu quả của việc thống nhất hai miền Đông Tây. Lạm phát tăng cao trong khi lãi suất thấp, không có gì ngạc nhiên là bọn Ngân hàng TW Đức nó tăng lãi suất lên để kiềm chế lạm phát. Lãi suất tăng lên đồng nghĩa với việc đồng DM tăng giá trị. Những đồng tiền khác trong ERM vì thế cũng phải tăng giá theo. Em UK buộc phải giữ lãi suất cho vay ở mức cao tương ứng với mức lãi suất của Đức để thỏa mãn yêu cầu khi gia nhập. Bọn cá mập traders và hedge funds, đầu trò là chuẩn men Soros, ngay lập tức ngửi thấy mùi máu tanh ở đây.
- Cái ngày đấy trong tháng cuối cùng đã đến. Tháng Chín 1992, tỷ giá bảng Anh/ mark Đức chạm xuống đáy biên độ giao dịch. Bọn trader ngay lập tức bán đồng bảng Anh, mua đồng mark Đức nhằm phá giá đồng bảng Anh. Để duy trì được đồng tiền ở giá trị cao, đáp ứng quy tắc khốn nạn kia, BoE (Bank of England) buộc phải can thiệp bằng cách tung tiền ra để mua bảng Anh.
- Do sợ biến động tỷ giá dẫn đến làm ăn thua lỗ, một loạt công ty của UK cũng vội vã lao vào bán đồng bảng Anh, mua ngoại tệ để bảo hiểm những hợp đồng làm ăn với nước ngoài. Việc này càng gây thêm áp lực cho BoE. BoE quyết định tăng lãi suất từ 10% lên 12% để giữ giá đồng tiền. Nhưng đến lúc này thì đã muộn, đồng tiền bị coi là rẻ rúng trong khi niềm tin là một cái gì đó rứt chi là xa xỉ. Bọn trader và các công ty càng mạnh tay hơn trong việc bán đồng bảng Anh, bất chấp việc BoE dọa sẽ tăng lãi suất lên 15% vì thằng nào cũng biết làm như vậy BoE chẳng khác gì học mấy chú Samurai háo danh, rút kiếm mổ bụng bán cháo lòng.
- Đến ngày 16 tháng Chín năm 1992, em gái đú UK sau khi bị vùi hoa dập liễu tơi tả quá, chính thức tuyên bố từ giờ đường đứa nào đứa đấy đi, bà mày đây đéo việc gì phải giữ cái khung tỷ giá khốn nạn kia làm gì nữa nhá. UK rút khỏi ERM, đồng bảng Anh mất giá 15% so với đồng mark Đức vài tuần sau đó. BoE lỗ tầm 3 tỷ bảng Anh, trong đó riêng thằng cáo già Soros nó chén đâu chừng hơn 1 tỷ nên bị gắn ngay biệt hiệu “Người bóc tem BoE”.
Mặc dù nước Anh đã phải hứng chịu sự tủi hổ trên thị trường tài chính khi bị Soros (đúng hơn là Stan Druckenmiller) và đồng bọn hấp diêm đồng thời Soros bị chỉ trích thậm tệ ở thời điểm đấy. Nhưng gần đây rất nhiều người lên tiếng đề nghị dựng tượng Soros ở quảng trường Trafalgar (ngay trước bảo tàng quốc gia Anh) vì đã có công giúp nước Anh thoát khỏi một vũng bùn nhớp nhúa mang tên EU mà Đức đang muốn rút ra nhưng không có lối thoát ở thời điểm hiện tại...
- Năm 1979 mấy chú EU quyết định áp dụng ERM nhằm để tránh sự biến động mạnh về tỷ giá, giữ được sự ổn định tiền tệ trong lòng châu Âu cũng như tiến tới việc sử dụng một đồng tiền chung sau này, đồng euro. Thời điểm này, Đức đang là nền kinh tế đầu tàu ở châu Âu có mức lãi suất thấp, lạm phát thấp nên bọn khác lấy đồng Deutsche Mark là bản vị để làm mỏ neo cho các đồng tiền khác tham gia ERM.
- Em UK lúc đầu tinh vi sờ ti con lợn nhựa, iem là hót gơn, iem đếch thèm tham gia ERM nhá. Sau thấy bọn kia giao hoan tập thể ngon, bộ, rẹ nên từ năm 1987 bắt đầu âm thầm đú theo, kín đáo neo (shadow) đồng tiền của mình với Deutsche Mark . Đến năm 1990 thì cô ả hết sĩ diện, bắt đầu van xin gia nhập.
- Bọn rân chơi kia thấy em này xinh và tai tiếng như Paris Hilton nên cũng thích. Ờ, đồng ý, bọn anh chơi đẹp đấy nhưng ở trên đời chẳng có gì gọi là bữa trưa miễn phí. Tiền các anh không thiếu, chủ yếu em phải ngoan. Nếu em muốn gia nhập giới thượng lưu thì em phải chấp nhận mốc tỷ giá 2.95 DM đổi lấy 1 bảng, biên độ giao dịch là 6% xoay quanh mốc kia, ok? UK ham vui nên nhận lời, mặc dù theo đánh giá mức tỷ giá trên làm cho đồng bảng Anh quá mạnh. Thời điểm đấy tỷ lệ lạm phát ở UK cao gấp 3 lần ở Đức, lãi suất tầm 10%. Ai học kinh tế cũng biết môt điều căn bản là đồng tiền mạnh có hại cho nền kinh tế vì nó làm cho sức cạnh tranh của xuất khẩu yếu đi, ngược lại nhập khẩu tăng lên. Chính điều này dẫn tới việc UK nhanh chóng rơi vào khủng hoảng kinh tế.
- Đúng thời điểm nền kinh tế UK đang đen tối như đũng quần chị Dậu thì bên Đức lại xảy ra lạm phát do hậu quả của việc thống nhất hai miền Đông Tây. Lạm phát tăng cao trong khi lãi suất thấp, không có gì ngạc nhiên là bọn Ngân hàng TW Đức nó tăng lãi suất lên để kiềm chế lạm phát. Lãi suất tăng lên đồng nghĩa với việc đồng DM tăng giá trị. Những đồng tiền khác trong ERM vì thế cũng phải tăng giá theo. Em UK buộc phải giữ lãi suất cho vay ở mức cao tương ứng với mức lãi suất của Đức để thỏa mãn yêu cầu khi gia nhập. Bọn cá mập traders và hedge funds, đầu trò là chuẩn men Soros, ngay lập tức ngửi thấy mùi máu tanh ở đây.
- Cái ngày đấy trong tháng cuối cùng đã đến. Tháng Chín 1992, tỷ giá bảng Anh/ mark Đức chạm xuống đáy biên độ giao dịch. Bọn trader ngay lập tức bán đồng bảng Anh, mua đồng mark Đức nhằm phá giá đồng bảng Anh. Để duy trì được đồng tiền ở giá trị cao, đáp ứng quy tắc khốn nạn kia, BoE (Bank of England) buộc phải can thiệp bằng cách tung tiền ra để mua bảng Anh.
- Do sợ biến động tỷ giá dẫn đến làm ăn thua lỗ, một loạt công ty của UK cũng vội vã lao vào bán đồng bảng Anh, mua ngoại tệ để bảo hiểm những hợp đồng làm ăn với nước ngoài. Việc này càng gây thêm áp lực cho BoE. BoE quyết định tăng lãi suất từ 10% lên 12% để giữ giá đồng tiền. Nhưng đến lúc này thì đã muộn, đồng tiền bị coi là rẻ rúng trong khi niềm tin là một cái gì đó rứt chi là xa xỉ. Bọn trader và các công ty càng mạnh tay hơn trong việc bán đồng bảng Anh, bất chấp việc BoE dọa sẽ tăng lãi suất lên 15% vì thằng nào cũng biết làm như vậy BoE chẳng khác gì học mấy chú Samurai háo danh, rút kiếm mổ bụng bán cháo lòng.
- Đến ngày 16 tháng Chín năm 1992, em gái đú UK sau khi bị vùi hoa dập liễu tơi tả quá, chính thức tuyên bố từ giờ đường đứa nào đứa đấy đi, bà mày đây đéo việc gì phải giữ cái khung tỷ giá khốn nạn kia làm gì nữa nhá. UK rút khỏi ERM, đồng bảng Anh mất giá 15% so với đồng mark Đức vài tuần sau đó. BoE lỗ tầm 3 tỷ bảng Anh, trong đó riêng thằng cáo già Soros nó chén đâu chừng hơn 1 tỷ nên bị gắn ngay biệt hiệu “Người bóc tem BoE”.
Mặc dù nước Anh đã phải hứng chịu sự tủi hổ trên thị trường tài chính khi bị Soros (đúng hơn là Stan Druckenmiller) và đồng bọn hấp diêm đồng thời Soros bị chỉ trích thậm tệ ở thời điểm đấy. Nhưng gần đây rất nhiều người lên tiếng đề nghị dựng tượng Soros ở quảng trường Trafalgar (ngay trước bảo tàng quốc gia Anh) vì đã có công giúp nước Anh thoát khỏi một vũng bùn nhớp nhúa mang tên EU mà Đức đang muốn rút ra nhưng không có lối thoát ở thời điểm hiện tại...
Last edited by a moderator: