Bình luận Bình luận giao dịch hàng ngày - Lũ trẻ nôn nao ngóng giỏ quà !

Status
Not open for further replies.
good luck:115::115::115:
Yes!
Có thể chị cảm nhận đúng trend của TT sắp tới,nhưng vị thế em là Full MG CSTN rồi :)
Đỉnh của TT có thể là năm nay,thời điểm để xác nhận gãy trend và đảo chiều em chưa nhận thấy?
 
Tks chị nhắc nhở.Em đang gia tăng KL=mỗi ngày làm được bao nhiêu nộp CK mua PHR.:)
Em chưa thấy TT vào downtrend.
2017 em xin làm nhà đầu tư tới ít nhất tới tháng 4,em chọn sector CSTN-PHR.
Hay lắm anh HL, chỉ cần câu này thôi là em cảm thấy sướng run người.
Anh cho em thời gian 1 tuần, em bắt đầu lập Đệ Nhất Huyền Toán của bọn Tàu, tính toán vận hạn và lưu niên để gửi tặng đến anh (dựa trên thông tin anh đã trao đổi). Trễ nhất thứ hai tuần sau, em inbox gửi bài giải. Cảm ơn anh! :113:
 
Hay lắm anh HL, chỉ cần câu này thôi là em cảm thấy sướng run người.
Anh cho em thời gian 1 tuần, em bắt đầu lập Đệ Nhất Huyền Toán của bọn Tàu, tính toán vận hạn và lưu niên để gửi tặng đến anh (dựa trên thông tin anh đã trao đổi). Trễ nhất thứ hai tuần sau, em inbox gửi bài giải. Cảm ơn anh! :113:
Tks em.
Em còn nhớ anh có cmt Oil sẽ về 4x-trong lúc giá đang 5x, khi anh @CACO bet vào dòng P ko?Bây giờ oil 48$,đang trên đường về 40$.
 
Thị trường chứng khoán mấy năm trở lại đây xuất hiện một hiện tượng làm không ít nhà đầu tư băn khoăn. Đó là thực tế nhiều doanh nghiệp niêm yết có hoạt động kinh doanh ổn định, trả cổ tức ở mức cao, thậm chí tỷ lệ cổ tức/ thị giá cao gấp 1,5 lần đến 2 lần so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nhưng không có sự bứt phá đáng kể nào về giá và thanh khoản. Ngược lại, nhiều mã cổ phiếu dường như bị định giá cao so giá trị cơ bản, nhưng giá không ngừng bứt phá đỉnh cao mới và lôi cuốn ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia. Điều này được hiểu như thế nào?

Ngay trong thời điểm hiện tại, thống kê sơ bộ có 192 doanh nghiệp đang niêm yết có chỉ số PE nhỏ hơn 8 lần, tức là E/P là 12,5%, cao gấp ít nhất 1,5 lần so với lãi suất huy động của các ngân hàng. Trong số này có 134 mã cổ phiếu có thị giá nhỏ hơn giá trị sổ sách. Nhiều doanh nghiệp trong số này có lịch sử trả cổ tức cao, kinh doanh ổn định và các tỷ suất lợi nhuân, vốn ở mức trung bình, thậm chí mức cao trong ngành. Các phép định giá thông thường khác cũng có thể chỉ ra hàng loạt những cổ phiếu đang có “giá hời” như vậy.

Có một vấn đề khác nữa. Trong số 192 cổ phiếu này, chỉ có 4 mã có giao dịch trên 500 nghìn cổ phiếu mỗi phiên, trong khi có tới 167 cổ phiếu có thanh khoản dưới 100 nghìn cổ phiếu- thấp tới mức không chỉ các nhà đầu tư tổ chức, mà ngay cả các nhà đầu tư cá nhân cũng phải băn khoăn về rủi ro thanh khoản trước khi quyết định giải ngân. Tại sao thị trường lại “chối bỏ” những cổ phiếu định giá thấp như vậy?

Ở chiều hướng ngược lại, 10 năm trước, cổ phiếu SSI đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên với giá 285.000 đồng. Thị trường bùng nổ những năm 2006-07 là yếu tố khiến giá SSI trở nên ảo, và giá sẽ rơi ngay sau đó? Câu trả lời, thật đáng ngạc nhiên, SSI tăng giá gấp 2 lần trong 1 năm sau đó, và cũng có 1giai đoạn hạ nhiệt khi thị trường khủng hoảng năm 2009, trước khi tăng giá trở lại 3 lần vào năm 2010. SSI không phải là ví dụ duy nhất về việc mua cổ phiếu được định giá cao để rồi đem lại tỷ suất lợi nhuận lớn hơn nữa trong trung và dài hạn.

Câu trả lời dường như rõ ràng. Kỳ vọng của nhà đầu tư là yếu tố dẫn dắt giá cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu cao hay thấp không quan trọng bằng việc cổ phiếu đó có đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư hay không.
 
Sự khác biệt là gì? Nếu không phải là những chỉ số tài chính thông thường, thì kỳ vọng hợp lý về giá cổ phiếu dựa vào đâu?

Một trong những mã cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường, MSN của Tập đoàn Masan, công khai chính sách không trả cổ tức dưới mọi hình thức trong suốt 8 năm qua kể từ khi thành công ty đại chúng (chính sách này chỉ thay đổi lần đầu tiên vào cuối năm ngoái). Công ty cũng có chiến lược huy động vốn, chủ yếu trên thị trường quốc tế và qua các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, với quy mô từ 200 triệu USD mỗi năm và đã làm rất tốt điều này. Từ năm 2009, vốn điều lệ của công ty tăng từ 100 tỷ đồng lên 11,4 nghìn tỷ đồng thời điểm hiện tại. Niêm yết vào thời điểm đen tối nhất của thị trường, khi Vnindex chỉ còn 235 điểm, cổ phiếu MSN được giao dịch với mức giá 42 nghìn đồng, thuộc loại cổ phiếu có thị giá cao nhất. Nhưng 2 năm sau, MSN còn tiếp tục tăng giá 5 lần.

Điều thuyết phục cổ đông và các nhà đầu tư tiềm năng, không phải là những chỉ số tài chính bóng bẩy, hay kế hoạch cổ tức hấp dẫn. Thời điểm thị trường khủng hoảng toàn diện, làm sao có thể khiến nhà đầu tư chấp nhận PE trên 40 lần khi mới niêm yết và trên 80 lần 2 năm sau đó?

Một trong những lầm tưởng trên thị trường chứng khoán là cổ phiếu cứ lên mãi chắc chắn sẽ xuống.

Cổ phiếu BRK/A của Berkshire Hathaway, Inc. vào năm 2009 được giao dịch ở giá 70.000 USD và tăng lên 130.000 USD 1 năm sau đó. Nếu chờ đợi giá giảm để mua theo suy nghĩ thông thường, nhà đầu tư có lẽ đã mất một cơ hội lớn. BRK tăng lên 170.000 USD vào năm 2014 và 262.000 USD vào đầu năm nay, mà không có một đợt suy giảm nào đáng kể. Định luật vạn vật hấp dẫn không áp dụng được cho thị trường chứng khoán- không có lực hấp dẫn nào kéo giá cổ phiếu quay trở lại, trừ những yếu tố nội tại.

Điểm quan trọng cần nhận ra là giá cổ phiếu phản ánh hoạt động của công ty. Nếu một công ty được dẫn dắt bởi những nhà quản lý giỏi, một tập thể xuất sắc và một triết lý kinh doanh đúng đắn, thì chẳng có lý do gì mà giá cổ phiếu của nó không tăng liên tục. Đầu tư chứng khoán, khi đó không còn là bài tập tính tài chính và ra quyết định chỉ dựa trên những con số vô hồn.
 
Nay sinh nhật @kephongtran post tặng 1 bài, thay cho bó hoa,lời chúc, quà tặng và dzất nhiều thứ khác...
Kỳ vọng lớn nhưng thực chất vẫn phải quay về vấn đề nền tảng doanh nghiệp?

13 nhà khoa học trẻ thành lập Công ty FPT năm 1988 với mong muốn xây dựng “một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”. Và FPT thực sự đã làm lên kỳ tích, khi nhanh chóng quy tụ được những nhân tài đầy hoài bão, tin tưởng vào bàn tay và trí óc của mình, dám đương đầu với mọi thách thức.

Từ thời điểm sáng lập, đến giai đoạn giá cổ phiếu giao dịch OTC 22.000 đồng, sát ngày lên sàn vọt lên ngưỡng 40.000đồng và chỉ sau tiếng gõ chiêng, giá cổ phiếu đã vọt lên trên 400.000/CP trong phiên ngày 13/12 và lập đỉnh ở mức 665.000 đồng/CP sau đó. Ở mức giá này, chỉ số PE đâu đó khoảng 150 lần và P/BV vào khoảng 30 lần- một mức giá đắt khủng khiếp. Tài sản lớn nhất và khó định giá nhất của FPT là con người và bề dày văn hóa doanh nghiệp, những giá trị chung được chia sẻ qua nhiều thế hệ.

Đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, ngoài yếu tố nội tại doanh nghiệp, là không gian kinh tế đang mở rộng từng ngày. Đặc thù của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có DN Việt Nam, những vấn đề về trình độ quản lý, công nghệ, năng suất lao động chỉ có thể được cải thiện dần dần trong dài hạn. Do đó, tăng trưởng được coi là từ khóa khi lựa chọn đầu tư, xét từ quan điểm dài hạn của cả nhà đầu tư trong nước và quốc tế khi vào Việt Nam. Tăng trưởng đi trước, hiệu quả đi sau.

Những ngành thể gắn nhãn tăng trưởng là những ngành gắn kết với thị trường tiêu dùng nội địa sẽ bùng nổ khi dân số Việt Nam đang xấp xỉ con số 100 triệu dân và ngưỡng thu nhập đạt 1500 USD/đầu người/năm. Dưới góc độ đầu tư, nhận định này là có cơ sở vững chắc. 5 năm qua, nhưng doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhất và do đó giá cổ phiếu liên tục tăng và giữ ở mức cao đều đi theo định hướng này. VNM trong ngành sữa, Sabeco trong ngành bia nước giải khát, Thế giới di động, Masan, Vingroup là những ví dụ điển hình. Và không bao giờ có mức định giá rẻ.

Theo mạch nhận xét trên, có thể thấy ngành du lịch với tốc độ tăng trưởng 20% năm 2016 và có quy mô lên tới 35 tỷ USD là một lựa chọn tốt để đầu tư, với nhiều phân khúc như như lữ hành, vận chuyển khách du lịch, khách sạn… Đặc biệt, xu hướng này cũng khiến các ngành có mối liên kết cơ hữu, như bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng sẽ bùng nổ trong năm 2017 và những năm tới. VIC của Vingroup và FLC của Tập đoàn FLC là những mã nên có trong danh mục của nhà đầu tư, bởi ngoài vấn đề thương hiệu, thị phần và các yếu tố cơ bản của ngành, còn đáp ứng được các tiêu chí về thanh khoản, giao dịch.

Ngành xây dựng cũng là một điểm sáng, với sự hội tụ của 3 yếu tố là kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định, hồi phục từ thị trường bất động sản và triển vọng thu hút dòng vốn FDI. Là ngành luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung của nền kinh tế, nhưng cổ phiếu ngành xây dựng thường bị đánh giá thấp trong giai đoạn phục hồi do các vấn đề rủi ro về lãi suất và thu hồi công nợ. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh sẽ được cải thiện mạnh trong giai đoạn tăng trưởng và điều này khiến cổ phiếu ngành xây dựng đang ngành càng trở nên hấp dẫn hơn.
 
Last edited:
Post tặng @TTN vì trời mưa hay nắng vẫn chịu khó vào diễn đàn tán chuyện

Đơn giản hơn mọi lý thuyết định giá phức tạp: cung cầu quyết định giá cổ phiếu
Các lý thuyết định giá tài chính đúng ra là dzất có giá trị. Nhưng suy cho cùng, việc định giá phải dựa trên cơ sở khoa học và am hiểu cặn kẽ về doanh nghiệp, những giá trị mà họ theo đuổi, định hướng và tầm nhìn của nhà lãnh đạo và khát vọng của đội ngũ quản lý.

Cuối cùng thì giá cổ phiếu quyết định bởi cung cầu thị trường. Đằng sau cung cầu lại là nhiều câu chuyện khác có liên hệ phức tạp. Một cố phiếu có PE bằng 6 hay 8 lần có đáng để mua không? Chính xác hơn, nếu đầu tư vào cổ phiếu được coi là rẻ này sau này có thể tìm được người mua lại giá cao hơn không? Đừng mua cổ phiếu chỉ vì giá thấp, vì định giá hấp dẫn.

Đầu tư cổ phiếu là chấp nhận rủi ro.

Nhưng rủi ro cao hay thấp không gắn với giá cổ phiếu cao hay thấp- có vô vàn bằng chứng trên thị trường về điều này. Chấp nhận rủi ro cũng không phải là nhắm mắt đầu tư. Nhà đầu tư phải đi tìm hiểu về doanh nghiệp, về lĩnh vực kinh doanh, về ban điều hành. Quan trọng nhất là ban điều hành có nắm cổ phần trong công ty đó không, họ có cùng suy nghĩ như nhà đầu tư, có suy nghĩ về dài lâu không… Một cách đơn giản, nếu cổ phiếu có lượng cung hạn chế, lại được nắm giữ bởi các cổ đông lớn, ban điều hành và ít có cổ đông nào chịu bán ra là bởi kỳ vọng lớn đằng sau. Đừng băn khoăn bởi cung cầu là câu trả lời cuối cùng.
 
Lâu rồi cũng thấy diễn đàn nhàn nhạt nhưng vẫn cố gắng vì tin rằng trải qua hơn chục năm phát triển của thị trường, chắc hẳn sẽ còn đâu đó những con người có kiến thức và có tâm huyết, khi đến thời gian phù hợp họ sẽ sẵn lòng chia sẻ chứ nói thật cứ cái kiểu nhảy tưng tưng lên với khoe lãi khi giá chạy 1 đoạn xa rồi mà chả có phân tích nào ra hồn tôi ngán đến tận cổ.
 
Lâu rồi cũng thấy diễn đàn nhàn nhạt nhưng vẫn cố gắng vì tin rằng trải qua hơn chục năm phát triển của thị trường, chắc hẳn sẽ còn đâu đó những con người có kiến thức và có tâm huyết, khi đến thời gian phù hợp họ sẽ sẵn lòng chia sẻ chứ nói thật cứ cái kiểu nhảy tưng tưng lên với khoe lãi khi giá chạy 1 đoạn xa rồi mà chả có phân tích nào ra hồn tôi ngán đến tận cổ.

nếu mợ đi tìm 1 diễn đàn học thuật thì nhầm chỗ rồi....

Diễn đàn tuy nhạt, nhưng giống như quán trà đá vỉa hè, và chắc chắn không giống nghi thức trà đạo

Mà nó có cái hay ngồi trà đá ta vẫn có thể bàn chuyện trà đạo mà không cần mặc kimono và nhiều thứ cốc chén gọn gàng, mọi nhẽ
 
Đúng ra tôi đánh giá rất cao ngành du lịch. Tuy nhiên FLC thì lại là 1 cổ phiếu có vấn đề lớn về đạo đức của người đứng đầu, còn VIC thì dường như chưa cho thấy hiệu quả tương xứng. Đó là lý do dù đánh giá cao tiềm năng của ngành tôi vẫn đứng ngoài.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top