AMcenter - Đào Tạo PTKT Chuyên Nghiệp tại TP HCM

Những thỏa thuận hối đoái trong thị trường ngoại hối
Giao dịch giao ngay là phương thức phổ biến nhất với những người tham gia thị trường Ngoại hối. Phần lớn trong số họ không nghĩ đến câu hỏi vậy còn phương thức giao dịch nào khác trên thị trường hay không.

Tôi cho rằng việc tìm hiểu về các hoạt động hối đoái khác trên thị trường là rất cần thiết vì thị trường Ngoại hối hoạt động như một thể thống nhất và tiền có thể dễ dàng chảy từ hình thức hối đoái này sang hình thức hối đoái khác tùy thuộc vào hoàn cảnh của thị trường và tỷ lệ giữa rủi ro và lợi nhuận.

Hợp đồng giao ngay là hợp đồng hối đoái được thanh toán ngay lập tức (thanh toán và giao hàng trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày giao dịch). Khoảng trên 2/3 các hợp đồng hối đoái là hợp đồng giao ngay. Tỷ giá mà chúng ta vẫn thường nói đến từ đầu đến giờ thực ra chính là tỷ giá giao ngay, tức là tỷ giá hối đoái tại một thời điểm xác định. Việc giao hàng (ở đây là ngoại tệ) trong vòng 2 ngày làm việc có nghĩa là số dư trên tài khoản sẽ được ghi nợ và ghi có ngay tại thời điểm giao dịch, nhưng ngoại tệ [đóng vai trò hàng hóa] sẽ được chuyển trong vòng hai ngày làm việc. Tuy nhiên, một nhà kinh doanh vì lợi nhuận trên thị trường sẽ không cần nghĩ đến điều đó bởi sớm hay muộn thì anh ta cũng sẽ đóng trạng thái giao dịch của mình và do vậy, việc chuyển tiền thật sự không quá quan trọng với anh ta. Nếu ngày giao hàng rơi đúng vào ngày nghỉ, nó sẽ được thực hiện vào ngày giao dịch tiếp theo. Tất cả các hợp đồng đều được thực hiện trực tiếp với sự trợ giúp của hệ thống giao dịch qua máy tính, không giống các giao dịch trao đổi khác, nơi mà giá cả được xác định thông qua đấu giá.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts) là hợp đồng hối đoái có thời hạn trong đó việc trao đổi được xác định vào một ngày cụ thể trong tương lai với một tỷ giá cố định sẵn. Ví dụ, một hợp đồng được ký kết ngày hôm nay nhưng ngày giá trị lại là một thời điểm khác trong tương lai. Thời hạn của hợp đồng kỳ hạn thường là dưới một năm.

Hợp đồng kỳ hạn thường là công cụ bảo hiểm rủi ro được sử dụng để ngăn ngừa biến động tỷ giá. Một hợp đồng kỳ hạn cho phép cố định giá một ngoại tệ từ trước và giảm chi phí trao đổi tiền tệ. Ví dụ, các nhà sản xuất lớn chỉ quan tâm đến quá trình sản xuất chứ không tham gia vào các hoạt đồng đầu cơ ngoại tệ, đơn giản vì đó không phải là lĩnh vực chuyên môn của họ và họ cũng hoàn toàn không cần làm điều đó vì mục đích lợi nhuận. Như thế có nghĩa là việc cố định tỷ giá tiền tệ bằng các hợp đồng kỳ hạn cho phép các công ty trong lĩnh vực sản xuất quản lý tài chính tốt hơn và dự báo kết quả sản xuất kinh doanh của mình một cách chính xác hơn. Trong hợp đồng kỳ hạn, một đồng tiền có lãi suất thấp hơn được dùng để đổi lấy một đồng tiền có lãi suất cao hơn cộng thêm một khoản thặng dư (forward premium) và một đồng tiền có lãi suất cao hơn được dùng để đổi lấy một đồng tiền có lãi suất thấp hơn trừ đi một khoản khấu trừ (forward discount). Do vậy, tỷ giá kỳ hạn được tính bằng tỷ giá giao ngay cộng thêm một khoản thặng dư hoặc trừ đi một khoản khấu trừ. Nó cho phép các nhà kinh doanh đầu cơ vào các hợp đồng kỳ hạn bằng cách bán hoặc mua các hợp đồng kỳ hạn với hy vọng kiếm lời nhờ sự chệnh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Tuy nhiên, các hợp đồng kỳ hạn không được kí kết trực tiếp trên thị trường Ngoại hối, chúng là những hợp đồng riêng lẻ được thỏa thuận giữa các ngân hàng và khách hàng của mình. Các hợp đồng kỳ hạn cũng có thể là hàng hóa trao đổi để kiếm lời. Các hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc mua bán đã được thỏa thuận xong nhưng ngày giá trị lại là một thời điểm khác được gọi là hợp đồng tương lai. Quy mô lô cũng như thời hạn của các hợp đồng tương lai phải tuân theo tiêu chuẩn (thường là 3 tháng), đó là quy tắc trên thị trường Ngoại hối.

Hoán đổi ngoại tệ là một thỏa thuận ngoại hối nhằm trao đổi một lượng nhất định một đồng tiền nào đó lấy một đồng tiền khác cho đến một thời điểm xác định trong tương lai. Ví dụ, hoán đổi cặp EUR/USD có nghĩa là đồng euro được trao đổi với đô-la Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một tháng, sau đó việc hoán đổi ngược lại sẽ diễn ra. Các thỏa thuận kiểu này đặc biệt phổ biến trong thanh toán liên ngân hàng và chiếm tới 95% tổng số hợp đồng hoán đổi tiền tệ.

Về lý thuyết, đồng tiền hoán đổi sẽ không được mua hay bán mà chỉ dùng để đổi thành một đồng tiền khác trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất gắn với các đồng tiền khác nhau cũng khác nhau, đó là lý do vì sao một trong các bên tham gia giao dịch phải bồi thường phần chênh lệch lãi suất để tránh nguy cơ lỗ cho tất cả các bên. Ví dụ, nếu bạn chuyển đổi euro thành đô-la Mỹ và gửi số tiền này vào một ngân hàng, thì mức lãi suất ngân hàng này trả cho tiền gửi bằng euro có thể thấp hơn mức lãi suất tiền gửi bằng đô-la Mỹ. Do đó, khi đóng trạng thái của giao dịch này, để thu lại số tiền ban đầu bằng euro thì một bên tham gia giao dịch phải bù đắp sự chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.

Trên thực tế, một hợp đồng hoán đổi ngoại tệ thường bao gồm 2 hợp đồng, một hợp đồng giao ngay và một hợp đồng kỳ hạn cùng giá trị. Trong giao dịch được đề cập đến ở trên, hợp đồng hoán đổi sẽ bao gồm một hợp đồng giao ngay bán euro mua đô-la Mỹ và một hợp đồng kỳ hạn bán đô-la Mỹ mua euro trong vòng một tháng và được thực hiện đồng thời.

Quyền chọn ngoại hối hay quyền chọn ngoại tệ là các hợp đồng cho phép người mua quyền chọn được mua hay bán một lượng ngoại tệ nào đó tại một mức giá cho trước trong một khoảng thời gian nhất định. Họ có quyền nhưng không bị bắt buộc phải thực hiện việc mua hay bán đó trong tương lai. Người mua có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình. Việc tùy ý sử dụng quyền của người mua khiến cho hợp đồng quyền chọn tiền tệ trở nên rất hấp dẫn, tất nhiên là người mua phải trả phí cho quyền của mình, nghĩa là người mua quyền chọn tiền tệ phải trả một khoản tiền không bồi hoàn cho người bán theo các điều khoản định trước.

Nếu người mua chọn thực hiện quyền của mình thì quyền chọn tiền tệ có thể khiến anh ta phải chịu lỗ trong trường hợp tỷ giá biến động theo xu hướng bất lợi nhưng đồng thời, nó cũng cho phép anh ta kiếm được số lãi nhiều hơn nếu tỷ giá thay đổi theo chiều hướng có lợi cho anh ta. Đặc điểm nổi bật của quyền chọn với vai trò là hợp đồng bảo hiểm rủi ro là người bán quyền chọn tiền tệ cũng phải chịu những rủi ro đáng kể. Nếu người bán quyền chọn tính toán không chính xác, anh ta sẽ phải chịu một khoản lỗ còn lớn hơn mức phí của quyền chọn thu được. Đó là lý do vì sao người bán quyền chọn thường hạ thấp mức chênh lệch trong quyền chọn tiền tệ và nâng cao mức phí cho quyền chọn này – điều không hề dễ chấp nhận đối với người mua.

Tính chất của quyền chọn được thể hiện ở ngày hết hạn thực hiện quyền, tỷ giá tiền tệ và phí quyền chọn. Khách hàng có quyền tùy chọn mức giá thực hiện bằng việc thỏa thuận với một ngân hàng, nhưng cần nhớ rằng phí hòa hồng mà anh ta phải trả cho ngân hàng cũng phụ thuộc vào mức giá thực hiện đó.

 
HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ NHÂN VẬT NỔI TIẾNG TRONG THI TRƯỜNG NGOẠI HỐI :115::115::115:

Tôi nghĩ ngoài George Soros ra, không có nhà kinh doanh xuất chúng nào khác trên thị trường Ngoại hối. Ông là chủ của công ty đầu tư Quantum với tổng tài sản đang quản lý hiện lên tới trên 20 tỷ đô-la Mỹ. Tài sản cá nhân của ông ước tính đã lên tới trên 8 tỷ đô-la.

George Soros thực hiện giao dịch khổng lồ nhất của mình vào ngày 16 tháng Chín năm 1992 (ngày được gọi là “Thứ Tư đen tối”) khi Đảng Bảo thủ đang cầm quyền của nước Anh quyết định rời khỏi Hệ thống tiền tệ chung châu Âu. Khi đó, ông đã bán một khối lượng lớn đồng Bảng Anh tương đương khoảng 10 tỷ đô-la Mỹ và kiếm lời nhờ sự mất khả năng ứng phó của Ngân hàng Trung ương Anh trong việc hỗ trợ đồng nội tệ trước diễn biến không có lợi trên thị trường. Cuối cùng, Ngân hàng này buộc phải hạ giá đồng tiền của mình. Soros kiếm được khoảng 1,1 tỷ đô-la lợi nhuận nhờ đó và trở nên nổi tiếng với thành tích là “người đàn ông phá hỏng Ngân hàng Trung ương Anh Quốc.”

Người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất
Larry Williams là người có rất nhiều thành tích trong kinh doanh. Ông đã hai lần biến 10.000 đô-la thành 1.000.000 đô-la. Những câu chuyện như thế rất hiếm khi xảy ra. Nếu may mắn bạn có thể kiếm lời 100-150% với mức rủi ro có thể chấp nhận được, nhưng kết quả đó vẫn còn là khá khiêm tốn so với những gì Larry Williams đã làm.

Liz Cheval là chủ tịch công ty Tài chính EMC, hiện sống ở Chicago, bang Illinois. Bà từng là nhân viên của một cơ quan chính phủ. Hiện tại bà đang quản lý một quỹ với giá trị trên 100 triệu đô-la.

Bill Dunn là Chủ tịch của công ty Dunn Capital, tại Stuart, bang Florida. Ông từng là giáo viên và giờ đây đang quản lý tài sản lên tới 900 triệu đô-la.

John Henry là chủ tịch của công ty John Henry and Co, tại Boca Raton, bang Florida. Ông từng làm việc trong ngành nông nghiệp và giờ đây quản lý khoảng 1 tỷ đô-la Mỹ. Năm 1984, ông chỉ có vẻn vẹn 16.313 đô-la trong tài khoản.

Nhà kinh doanh thành công đồng thời là một giảng viên cao học Alexander Elder từng chia sẻ một vài lời khuyên với độc giả của mình trong cuốn sách: “Giao dịch để mưu sinh” mà tôi đã đề cập đến nhiều lần. Sau đây là một trích đoạn:

Các giao dịch của bạn phải dựa trên những nguyên tắc rõ ràng đã được đặt ra từ trước. Bạn phải phân tích những cảm giác của mình trong khi thực hiện giao dịch, và chắc chắn rằng những quyết định mình đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Bạn cần xây dựng phương pháp quản lý tiền bạc sao cho không khoản thua lỗ nào có thể khiến bạn khánh kiệt và phải rời khỏi cuộc chơi.

Hãy bắt đầu lưu giữ một cuốn nhật ký kinh doanh – thứ ghi lại toàn bộ các giao dịch bạn đã thực hiện, trong đó nêu rõ lý do bạn quyết định tham gia hoặc rời khỏi thị trường. Hãy tìm kiếm nhịp điệu lặp đi lặp lại của những lần thành công và thua lỗ. Những ai không học hỏi từ quá khứ sẽ lặp lại sai lầm của nó trong tương lai.

Đừng bao giờ thay đổi kế hoạch một khi trạng thái giao dịch của bạn đã được mở.

Bạn chỉ có thể thành công trong kinh doanh nếu coi nó là một mục tiêu nghiêm túc để theo đuổi. Kinh doanh theo cảm xúc nghĩa là tự sát. Để đảm bảo thành công, hãy thực hành những phương pháp quản lý tiền hợp lý và chặt chẽ. Một nhà kinh doanh giỏi theo dõi tình hình tài chính của mình kỹ càng như một thợ lặn chuyện nghiệp luôn cẩn thận với nguồn cung cấp không khí của anh ta vậy.

“Đừng mạo hiểm tất cả tiền bạn có” là nguyên tắc quan trọng nhất của nhà kinh doanh.

Những nhà kinh doanh thành công nhìn nhận thua lỗ như những người thích uống rượu nhưng không hề nghiện rượu. Họ chỉ uống một chút rồi thôi. Nếu những nhà kinh doanh này liên tục thua lỗ, họ sẽ nhận thấy ngay tín hiệu cho thấy có gì đó không ổn: đã đến lúc dừng và suy nghĩ lại về những phân tích cũng như phương pháp kinh doanh của mình. Những kẻ thất bại không bao giờ dừng lại được – họ tiếp tục dấn thân vào thị trường bởi họ bị mê hoặc bởi sự thích thú khi tham gia trò chơi và bởi niềm hy vọng sẽ giành thắng lợi lớn.

Một nhà kinh doanh chuyên nghiệp dùng đầu óc của mình để suy nghĩ và vì vậy, luôn luôn bình tĩnh. Chỉ có những kẻ không chuyên mới trở nên quá hưng phấn hoặc quá buồn bã vì kết quả kinh doanh của mình. Phản ứng theo cảm xúc là điều quá xa xỉ và bạn không bao giờ đủ giàu có để nuôi dưỡng nó cả.

Một nhà kinh doanh ở trong trạng thái bình tĩnh và thoải mái có thể tập trung tìm kiếm những cơ hội tốt và an toàn nhất.

Dấu hiệu rõ ràng nhất của trò cá cược là sự mất khả năng chống chọi lại sự thôi thúc phải đánh cược. Nếu bạn cảm thấy mình đang giao dịch quá nhiều mà kết quả lại không tốt thì hãy dừng việc này lại khoảng một tháng. Việc đó sẽ cho bạn cơ hội đánh giá lại phương pháp kinh doanh của chính mình.

Công chúng luôn cần những thần tượng, và vì thế những thần tượng mới sẽ luôn xuất hiện. Nhưng là một nhà kinh doanh thông minh, bạn phải hiểu rằng trong dài hạn, sẽ không có nhân vật xuất chúng nào có thể khiến bạn trở nên giàu có. Bạn phải tự làm lấy điều đó thôi!


Trong lời kết luận, A. Elder nói rằng “các nhà kinh doanh thường gặp vấn đề với việc bóp cò súng
– mua hoặc bán khi mà những phương pháp phân tích của họ mách bảo họ điều đó.”


Sợ đặt lệnh là vấn đề nghiêm trọng nhất mà một nhà kinh doanh nghiêm túc thường mắc phải.“Giờ bạn đã có phần mềm giao dịch, đã học được nguyên tắc quản lý tiền, biết các nguyên tắc tâm lý của việc cắt lỗ. Giờ đây bạn phải thực sự bắt tay vào kinh doanh thôi,” A. Elder kết luận.
 
Mối quan hệ của tỷ giá đô-la và các thị trường chứng khoán.

Sự suy yếu của đồng đô-la Mỹ dẫn tới nhiều tác động tiêu cực. Một tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của các tập đoàn đa quốc gia với mức vốn hóa thị trường lớn và được niêm yết trong danh sách các cổ phiểu của Chỉ số Công nghiệp Dow Jones, trên thực tế, là bằng các đồng ngoại tệ khác trước khi được quy đổi sang đô-la Mỹ. Vì vậy, rõ ràng là các nhà đầu tư cần giảm bớt lượng tiền rót vào các tập đoàn đa quốc gia khi đồng đô-la Mỹ có dấu hiệu giảm giá so với các đồng tiền khác.

Tuy vậy, có một thực tế khá thú vị cần được xem xét ở đây, đó là: dữ liệu lịch sử của các thị trường tài chính cho thấy, đôi khi có những giai đoạn, thị trường chứng khoán lại tăng điểm khi đồng đô-la Mỹ yếu đi. Về một khía cạnh nào đó, điều này mâu thuẫn với nguyên lý kinh tế vĩ mô: một nền kinh tế phát triển tốt sẽ giúp cho thị trường chứng khoán đi lên và đến lượt mình, một thị trường chứng khoán tăng giá sẽ làm cho đồng nội tệ mạnh lên. Điều này đi ngược lại các học thuyết kinh tế cổ điển nhưng có thể dễ dàng giải thích được. Đầu tiên, tỷ giá hối đoái của đồng đô-la không chỉ phản ánh tình hình nền kinh tế Mỹ mà hơn nữa, nó còn là sự so sánh một cách tương đối nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế các quốc gia khác. Quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán vì nó cho phép các tập đoàn đa quốc gia tăng nguồn thu nhập từ thị trường nước ngoài lên mức cao hơn nguồn thu từ quốc gia nơi mà tập đoàn đó đặt trụ sở. Do đó, chúng ta có thể thấy giá cổ phiếu vẫn có thể đi lên khi mà tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ đi xuống vì giá cổ phiếu phản ánh giá trị tổng thể của một tập đoàn trong khi tỷ giá hối đoái lại phản ánh sức mạnh tương đối của hai hay nhiều nền kinh tế.

Trong những năm giữa thế kỷ hai mươi, các nhà kinh doanh có thể nắm bắt chính xác diễn biến của đồng đô-la Mỹ chỉ bằng cách theo dõi biểu đồ của các chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, gần đây, mối quan hệ này đã không còn rõ ràng như trước. Thị trường chứng khoán và thị trường Ngoại hối thường cùng biến động sau khi một thông tin kinh tế quan trọng nào đó được công bố. Ví dụ, thông tin về cắt giảm lãi suất chắc chắn sẽ khiến cho thị trường chứng khoán đi lên vì giảm lãi suất nghĩa là các khoản vay sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn với các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư cũng có cơ hội mua thêm cổ phiếu bằng tiền vay với lãi suất thấp hơn từ các ngân hàng. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng khiến cho tỷ giá hối đoái của đồng đô-la Mỹ phải chịu áp lực trong ngắn hạn.
 
Ảnh hưởng của chỉ số việc làm tới tỉ giá hối đoái

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa những người thất nghiệp và những người đang có việc làm trong phạm vi một quốc gia. Bạn có thể theo dõi tỷ lệ này bằng cách sử dụng hai chỉ số việc làm chính:

  • Đề nghị trợ cấp Thất nghiệp Lần đầu (Initial Jobless Claims);
  • Bảng lương Phi nông nghiệp(Nonfarm Payrolls – NFP).
Số lượng đơn Đề nghị trợ cấp Thất nghiệp Lần đầucho thấy có bao nhiêu người đang trong quá trình tìm kiếm việc làm đã đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Bộ Lao động Mỹ là cơ quan chịu trách nhiệm công bố số liệu này vào thứ Năm hàng tuần

Số lượng đơn Đề nghị trợ cấp Thất nghiệp Lần đầu ↓ = ↑Tỷ giá hối đoái





Chỉ số này chỉ tác động rất ít lên tỷ giá hối đoái bởi hai lý do. Một là nó được công bố hàng tuần, mà diễn biến của nó trong khoảng thời gian ngắn như vậy thì thường không nhiều khó gây được sự chú ý. Hai là bản thân số lượng đơn đề nghị này cũng không quan trọng bằng số việc làm mới được tạo ra. Sự gia tăng của số lượng người nhập cư và quá trình tự động hóa mạnh mẽ đều làm giảm nhu cầu về nhân công (nhưng làm tăng năng suất lao động) và tác động rất mạnh tới chỉ số thất nghiệp.

Bảng lương Phi nông nghiệp NFP là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất của Mỹ. Nó được công bố mỗi tháng một lần. Nó phản ánh rất rõ nét thị trường lao động Mỹ và được các nhà kinh doanh cũng như các nhà phân tích theo dõi sát sao. Số lượng việc làm mới tăng cao là dấu hiệu cho thấy kinh tế đang tăng trưởng bởi nó chứng tỏ các công ty đang thuê thêm người để đáp ứng nhu cầu của mình về lao động để hoàn thành cácđơn đặt hàng của khách hàng. Cùng với NFP, hai chỉ số quan trọng khác cũng được công bố đó là:

  • Mức tiền công Trung bình Giờ(Average Hourly Earnings) là giá trị tuyệt đối trung bình của mức tiền công theo giờ và phần trăm tăng lên của nó trong một khoảng thời gian nhất định
  • Số giờ làm việc Trung bình tuần (Average Workweek).
Dữ liệu về cả ba chỉ số trên đều được công bố hàng tháng vào ngày thứ Sáu đầu tiên. Bộ Lao động Mỹ là cơ quan chịu trách nhiệm về các chỉ số này (http://stats.bls.gov). Thực tế đã cho thấy, tỷ giá hối đoái có thể thay đổi tới 125 điểm phần trăm chỉ vài giờ sau khi NFP được công bố. Điều này khiến cho báo cáo NFP trở thành một trong những chỉ số có tác động lớn nhất tới thị trường.

Bảng lương Phi nông nghiệp ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Tỷ lệ thất nghiệp ↓ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Việc phân tích báo cáo NFP cho thấy những thay đổi quan trọng nhất đang diễn ra tại khu vực nào của nền kinh tế. Gần đây, chúng ta thấy những thay đổi mạnh mẽ diễn ra trong cấu trúc của thị trường lao động tại các nền kinh tế phát triển. Chỉ trong vòng vài thập kỷ, vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm sút, nhường bước cho sự lên ngôi của thương mại và dịch vụ. Tiền công trung bình của một lao động có kỹ năng trong ngành tài chính và sản xuất cao hơn của một lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và dịch vụ. Kết quả là, số lượng việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, tài chính và xây dựng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế hơn là số việc làm mới trong các ngành nghề khác. Do vậy, những thay đổi trong báo cáo NFP chắc chắn sẽ tác động tới ứng xử của các thành phần tham gia vào thị trường Ngoại hối.
 
Cách xác định chính xác xu hướng của thị trường


Tỷ giá hối đoái của các đồng tiền thường thay đổi một cách bất thường và nhiều khi cho chúng ta cảm giác là việc dự đoán chính xác xu hướng ngắn hạn của chúng là điều không thể. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể gạn lọc được những thông tin hữu ích từ mớ hỗn độn này? Đầu tiên, ta cần học cách phân biệt thị trường ở trạng thái ổn định (consolidating market) và thị trường ở trạng thái biến động - trend market- (theo chiều hướng đi lên – up-trend – hoặc đi xuống – down trend).


Việc này thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng sự thực thì không phải thế, tuy ở cùng một trạng thái nhưng thị trường có thể có những biểu hiện rất khác nhau ở những giai đoạn khác nhau, như chúng ta thấy trên hình dưới đây. Một xu hướng đi lên trong dài hạn của thị trường thường bao gồm rất nhiều giai đoạn tăng trưởng và suy giảm ngắn hạn nối tiếp nhau.

2014-07-03_11-47-35.png


Кратковременное падение – Suy giảm trong ngắn hạn

Кратковременный рост – Tăng trưởng trong ngắn hạn

Долговременный рост – Tăng trưởng trong dài hạn

2014-07-03_11-54-27.png


Thị trường có thể:

  • Không có chiều hướng rõ ràng và không ổn định;
Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, giá cả có thể không biến động theo một xu hướng rõ ràng nào, thay vào đó, nó chỉ dao động trong một khoảng hẹp. Đây chính là giai đoạn A trong hình dưới đây (từ 27/04/2006 đến 15/10/2006). Nếu bạn bán hoặc mua đồng euro vào ngày 27 tháng Tư năm 2006 với giá 1.2490, bạn sẽ thấy nửa năm sau đó, giá của đồng euro vẫn quay về mức này sau nhiều biến động thất thường.

  • Không có xu hướng rõ ràng nhưng ổn định;
Giá cả hầu như chỉ dao động quanh một mức nhất định trong một thời gian dài, nó không biến động và, như bạn thấy trên hình, nó tạo thành một đường gần như nằm ngang. Tình trạng này xuất hiện hoặc là khi không có sự kiện kinh tế chính trị đặc biệt nào diễn ra và các thành phần tham gia thị trường không có cơ sở để đưa ra các quyết định giao dịch hoặc trong các dịp nghỉ lễ khi khối lượng giao dịch sụt giảm đáng kể. Nhìn chung, tình trạng này hiếm khi xuất hiện và nếu xem xét trong một khoảng thời gian dài thì hầu như không bao giờ xảy ra.

  • Có xu hướng rõ ràng và ổn định
Giá cả thay đổi theo một chiều hướng nhất định mà không có điều chỉnh đáng kể nào theo hướng ngược lại. Đặc điểm của thị trường kiểu này là, khối lượng giao dịch sẽ ở mức thấp nếu như có sự thống nhất trong quan điểm về xu hướng của thị trường. Đây chính là các giai đoạn B và E trong hình dưới.

  • Có xu hướng rõ ràng nhưng không ổn định
Giá cả thay đổi theo một chiều hướng nhất định với nhiều lần điều chỉnh đáng kể nào theo hướng ngược lại. Diễn biến thị trường từ giai đoạn A đến giai đoạn E trong hình dưới đây được coi là một xu hướng đi lên mặc dù nó rất thiếu ổn định. Các giai đoạn C và D cũng có tính chất tương tự.

Tại bất cứ thời điểm nào, giá cả cũng đều được xác định bởi cung và cầu trên thị trường. Nhưng nhìn chung, đây chỉ là cách tiếp cận đã được đơn giản hóa tối đa. Bạn cần phân tích chỉ số cung/cầu cũng như vai trò của mỗi thành phần tham gia thị trường trong việc xác định giá cả nhằm hiểu rõ ràng và đầy đủ hơn về các yếu tố tác động đến thị trường

Потенциальные продавцы – Người bán tiềm năng

Имеющие короткую позицию – Những người đã bán ra (Short-sellers)

Цена ASK – Giá mua

Цена BID – Giá bán

Имеющие длинную позицию – những người đã mua vào (long position traders)

Потенциальные покупатели – Người mua tiềm năng

Về lý thuyết, bất cứ thành phần nào tham gia vào thị trường, một khi đã mở một trạng thái giao dịch thì đều trở thành người quan sát thụ động đối với thị trường bởi khi đó, họ không còn khả năng tác động tới các diễn biến của thị trường mà họ chỉ có thể làm một điều duy nhất là đóng trạng thái của mình lại. Không ai biết chắc mức giá thỏa đáng của một đồng tiền tại một thời điểm nhất định là bao nhiêu, nhưng có một điều chắc chắn đúng là nếu lượng người mua nhiều hơn người bán thì giá cả sẽ đi lên. Mặt khác, nếu giá cả bắt đầu tăng lên hoặc giảm xuống, những người đang ở vị thế bất lợi sẽ tìm cách loại bỏ những trạng thái giao dịch thua lỗ của mình (điều này lý giải vì sao một số nhà kinh doanh lại bán ra trong khi đáng ra nên mua vào). Đến một thời điểm nào đó, áp lực mua vào và bán ra sẽ cân bằng. Số lượng người mua giảm vì những ai muốn mua thì đã mua vào. Nhưng số lượng người bán thì lại tăng lên – đây là những người đã thực hiện lệnh mua, giờ đây quyết định chốt lời và những người đang đợi giá cả chạm mức nhất định nào đó. Giá cả ngừng tăng, dao động quanh mức nào đó rồi sau đó bắt đầu đi xuống, thường là với tốc độ nhanh không kém gì lúc tăng lên vì trước những dấu hiệu đi xuống đầu tiên của thị trường, những nhà kinh doanh theo chiều hướng ngược lại sẽ nhanh chóng đóng trạng thái của mình để chốt lời. Như chúng ta thấy, tâm lý thị trường quyết định tất cả.

2014-07-03_12-05-38.png

2014-07-03_14-25-58.png

2014-07-03_14-25-31.png


Giá cả tại một thời điểm nào đó là sự phản ánh của tất cả các thông tin liên quan mà tất cả mọi người có được vào thời điểm đó. Do mỗi người lại có những đánh giá khác nhau về tác động của thông tin, thị trường hiếm khi ở trạng thái hoàn toàn ổn định. Ngoài những yếu tố mang tính đầu cơ, tỷ giá tiền tệ còn bị tác động bởi nhu cầu thanh toán cho các hoạt động kinh doanh trong thế giới thực cũng như chính sách quản trị rủi ro của các định chế lớn.

Tuy nhiên, tin tức mới là yếu tố chính gây ra những biến động lên xuống nhanh chóng của giá cả, đôi khi với mức cách biệt rất lớn giữa hai lần yết giá liên tiếp. Vậy lý do dẫn đến cách biệt lớn về giá cả là gì? Hầu như mỗi lần tình trạng này xuất hiện, nguyên do của nó đều là những biến đổi của các chỉ số kinh tế hoặc các sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn tới thị trường. Thông tin mới bao giờ cũng làm thay đổi kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường cũng như tỷ lệ cung/cầu, những yếu tố trực tiếp tác động lên giá cả. Tác động của những thông tin này còn được phóng đại lên khi nó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, xuất hiện trong các báo cáo phân tích và tư vấn của các chuyên gia. Người ta bỗng thấy ai ai cũng nói về nó, điều sẽ cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó trong dài hạn. Giá cả bắt đầu tăng ổn định khi ngày càng có nhiều người bị tác động bởi thông tin đó. Và họ phản ứng bằng cách tác động tới thị trường thông qua các hoạt động giao dịch của mình. Đó là lý do tại sao George Soros từng nói trong các cuốn sách của mình rằng việc nắm bắt được quan điểm đang chi phối thị trường còn quan trọng hơn là những thay đổi trong thực tế.

Những người tham gia thị trường được chia làm ba nhóm chính: người bán, người mua và người chưa quyết định sẽ bán hay mua. Người mua cố gắng mua vào với giá thấp nhất có thể; người bán cố bán ra với giá cao nhất có thể. Tuy nhiên, cả hai nhóm này sẽ sẵn lòng nhượng bộ cho nhau để giao dịch có thể diễn ra. Những người chưa quyết định thì quan sát thị trường với hy vọng hiểu được chiều hướng của giá cả và cố gắng gia nhập thị trường sao cho có lợi cho mình nhất. Chính sự thay đổi trong quan điểm của những người này lại thường là yếu tố quyết định chiều hướng giá cả.

Trong thực tế, việc nắm bắt xu hướng giao dịch của nhóm người chưa quyết định mua hay bán là chưa đủ. Vào bất cứ ngày giao dịch nào các nhà kinh doanh cũng đã có sẵn các trạng thái giao dịch, trạng thái đã mua (long position) trong trường hợp họ đã mua một loại tiền tệ nào đó hoặc trạng thái đã bán (short postion) trong trường hợp họ đã bán một loại tiền tệ nào đó. Xét trên phạm vi rộng, xu hướng giá cả còn được xác định bởi cả những nhà giao dịch này bởi họ sẽ phải quyết định thời điểm đóng trạng thái giao dịch của mình với kết quả có lãi hoặc thua lỗ. Những quyết định như vậy thường được đưa ra khi một cặp tiền tệ đạt tới các mức giá hỗ trợ hoặc kháng cự.
 
Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ là gì?
Mục tiêu chính của một ngân hàng trung ương là thực thi chính sách tiền tệ. Tại Mỹ, Ủy ban thị trường Mở Liên bang (Federal Open Market Committee – FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang chịu trách nhiệm về chính sách này.

Các chỉ số quan trọng được xem xét khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ là:

Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực. Tỷ lệ này được cho là tối ưu (không có rủi ro lạm phát) khi đạt khoảng 2-2,5% năm. Nếu GDP tăng trưởng quá nhanh thì Cục dự trữ Liên bang sẽ coi đó như một dấu hiệu cho thấy cần phải tăng lãi suất tái cấp vốn.

Hiệu suất Sử dụng. Hiệu suất Sử dụng tối ưu là khoảng 82-84%. Trong trường hợp này sẽ không có rủi ro lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp tương đối cao. Nếu hiệu suất sử dụng vượt quá 82- 84% thì Cục dự trữ Liên bang sẽ coi đó là dấu hiệu cho thấy cần tăng lãi suất tái cấp vốn.

Tỷ lệ việc làm và tỷ lệ thất nghiệp. Khoảng 140.000 việc làm mới được tạo ra mỗi tháng được coi là con số tối ưu. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5.0- 5.5% cũng được coi là bình thường. Ở mức này,
lương sẽ tăng cùng với tỷ lệ việc làm. Nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn 5.0-5.5% sẽ có nguy cơ xảy ra lạm phát.

Chỉ số Giá Tiêu dùng và Chỉ số Giá Sản xuất là hai chỉ số chính thúc đẩy lạm phát. Tỷ lệ trung bình tối ưu là khoảng 2.5% với mức biến động trong khoảng từ 2-3%. Lý do chính của việc tăng lãi suất tái cấp vốn là chính sách kiểm soát lạm phát của Fed.

Các nguồn lực Dự trữ và Số lượng đơn đặt hàng mới của các hàng hóa công nghiệp. Các nguồn lực Dự trữ liên tục giảm là dấu hiệu cho thấy sản lượng công nghiệp tăng trưởng quá nhanh và kết quả là nguy cơ lạm phát cao. Số lượng đơn hàng quá hạn cũng là một chỉ số tiêu cực bởi nó cho thấy các nhà cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu đang tăng mạnh. Xem xét những yếu tố này, Fed sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ chặt chẽ trước khi nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng.

Cung tiền. M2 trong tổng cung tiền tăng trưởng khoảng 3% được xem là tối ưu và nó đảm bảo sự ổn định giá cả cũng như tăng trưởng GDP. Nếu cung tiền tăng quá nhanh (trên 5% một năm). Cục dự trữ
Liên bang sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế tăng trưởng kinh tế quá nhanh.

Lãi suất điều hòa vốn qua đêm Thực được tính toán bằng cách lấy lãi suất của Fed trừ đi CPI cơ bản (Core CPI). Nếu lãi suất này ở trong mức 2,00-
2.75% thì chính sách tiền tệ của Fed được xem là trung hòa. Nếu nó dưới 2% tức là Fed đang thực hiện chính sách tiền tệ kích thích tăng trưởng kinh tế. Còn ngược lại, nếu nó ở trên mức 2,75% thì có nghĩa là Fed đang theo đuổi chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.
 
CUNG TIỀN VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÓ QUAN HỆ VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Ở nhiều quốc gia, báo cáo về lượng cung tiền đều do các ngân hàng trung ương phát hành. Lượng tiền lưu thông phụ thuộc vào mức lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất này tăng thì lượng cung tiền cũng tăng. Các ngân hàng trung ương kiểm soát tỷ lệ cung/cầu đối với đồng nội tệ bằng các công cụ của chính sách tiền tệ. Ví dụ, ngân hàng trung ương có thể quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng thương mại và in thêm tiền giấy và tiền xu (bơm thêm tiền vào lưu thông).

Cung Tiền được đặc trưng bởi các chỉ số tổng tiền: M0, M1, M2, M3.

M0 = tiền mặt trong lưu thông (tiền giấy và tiền xu);

M1 = M0 + tiền trong tài khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch;

M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm;

M3 = M2 + chứng khoán chính phủ.

Cung Tiền ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Các báo cáo về lượng cung tiền của Mỹ được Cục Dự trữ Liên bang công bố hàng tuần vào ngày thứ Năm và chúng không có nhiều ảnh hưởng tới thị trường Ngoại hối. Chỉ có các nhà đầu tư dài hạn là quan tâm đến chỉ số này và dùng chúng trong việc lập kế hoạch các khoản đầu tư trong thời hạn vài năm.

Trong những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thử tìm cách gây ảnh hưởng lên nền kinh tế Mỹ bằng cách thay đổi lượng cung tiền trên thị trường nội địa. Nhưng sau đó, họ đã từ bỏ chính sách này và quyết định sử dụng lãi suất tái cấp vốn như là công cụ cơ bản trong chính sách tiền tệ để kiểm soát nền kinh tế.

Về lý thuyết, khi lượng cung tiền tăng lên thì nó sẽ có những tác động tích cực lên nền kinh tế, nhưng trên thực tế, nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đúng. Nhìn chung các nhà kinh tế đều thống nhất với quan điểm rằng tăng cung tiền sẽ tạo động lực cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời nó cũng gây ra lạm phát; đến lượt mình, lạm phát làm tăng lãi suất và làm đồng nội tệ tăng giá. Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng việc tăng lượng cung tiền làm giảm lượng cầu tương ứng; và đến lượt mình, nó làm giảm sức mua của đồng nội tệ, nghĩa là khiến đồng nội tệ giảm giá.
 
TƯƠNG QUAN GIỮA BIẾN ĐỘNG GIÁ TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm, khi được hỏi, đều có thể dễ dàng đưa ra những điểm tương đồng cơ bản trong sự thay đổi giá cả của các công cụ tài chính khác nhau. Ví dụ, khi một công cụ tài chính nào đó được định giá tăng lên hay giảm đi thì các công cụ tài chính khác có quan hệ về mặt kinh tế với nó sẽ phản ứng theo chiều hướng mà chúng ta có thể dự báo được, nghĩa là một sự tăng lên hay giảm đi có thể được dự đoán một cách tương đối chính xác, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các công cụ tài chính này.


Tuy nhiên, sự tồn tại của các mối tương quan giữa chúng không có nghĩa là sự biến động cùng nhau chắc chắn sẽ xảy ra và đôi khi nó còn nằm ngoài quy luật thông thường. Mặc dù vậy,mối quan hệ phụ thuộc thường khá rõ ràng. Chúng ta hãy cũng xem xét một vài quan hệ điển hình.

Bảng dưới đây đưa ra dữ liệu tổng quát về quan hệ giữa các công cụ tài chính phổ biến và có tính thanh khoản cao nhất:

Các công cụ tài chính

Tương quan điển hình

Đồng đô-la Mỹ và vàng

Tương quan ngược chiều

Trong những giai đoạn mà nền kinh tế tăng trưởng tốt và lạm phát thấp tại Mỹ, các dòng vốn đầu tư nước ngoài (để mua chứng khoán và trái phiếu chính phủ) ảnh hưởng tích cực đến tỷ giá hối đoái của đồng đô-la. Khi đó các nhà đầu tư không nên tập trung vào vàng.

Và, ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm phát tăng lên, các thị trường tài chính không ổn định và các nhà đầu tư cố gắng tránh bỏ vốn vào các tài sản có tính rủi ro, vì thế họ bán chứng khoán và mua vàng. Lạm phát càng làm cho vàng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn bởikim loại quý, không giống như tiền giấy, không bao giờ mất giá mà chỉ tăng dần lên qua thời gian.

Đồng đô-la Mỹ và Trái phiếu Chính phủ Mỹ

Tương quan thuận chiều

Sự phát triển của thị trường trái phiếu là sự đảm bảo cho một đồng đô-la mạnh bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải quy đổi đồng tiền của mình thành đô-la để mua trái phiếu của chính phủ Mỹ. Trong các giai đoạn bất ổn về kinh tế - chính trị, trái phiếu được coi là kênh đầu tư an toàn (‘save heaven’ hay ‘flight-to-quality’).

Dầu thô – Trái phiếu Chính phủ Mỹ

Tương quan ngược chiều

Giá dầu thô tăng nhanh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá Trái phiếu Chính phủ Mỹ. Lý do là giá dầu tăng cao thường làm cho lạm phát cũng tăng theo. Bạn cần lưu ý là giá dầu tăng thường đồng hành với sự đi lên của giá vàng.

Các nguyên liệu thô – Trái phiếu Chính phủ Mỹ

Tương quan ngược chiều

Nếu giá các loại nguyên liệu thô trên thị trường tăng lên (cần theo dõi các chỉ số tương ứng) thì nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng cao. Và lạm phát, như đã được nhấn mạnh nhiều lần trước đây, sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường trái phiếu.

Hợp đồng tiền tệ tương lai – Chỉ số đồng đô-la Mỹ

Tương quan ngược chiều

Diễn biến giá của các hợp đồng tiền tệ tương lai thường có tương quan chặt chẽ với Chỉ số Đồng đô-la Mỹ. Nếu các hợp đồng tương lai của các loại tiền tệ cơ bản tăng giá thì Chỉ số Đồng đô-la Mỹ - được tạo thành từ một số loại tiền tệ quan trọng trên thế giới – sẽ đi xuống. Các nhà kinh doanh cần coi Chỉ số Đồng đô-la Mỹ là chỉ số cho thấy mức độ phụ thuộc của đồng đô-la vào các đồng tiền khác trên thế giới.

Ngũ cốc – Chỉ số Đồng đô-la Mỹ

Tương quan ngược chiều

Một đồng đô-la yếu sẽ có tác động tích cực lên giá ngũ cốc bởi các loại hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu đến các quốc giá khác trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
 
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI GIAO DỊCH LÚC NÀO VÀ Ở ĐÂU?

Thị trường ngoại hối là thị trường phi tập trung. Nó bao gồm tất cả các thành phần tham gia được kết nối với nhau bằng hệ thống thanh toán điện tử. Nó hoạt động suốt 24 giờ mỗi ngày và 5 ngày một tuần. Tuy nhiên, giờ làm việc thì được chia thành một vài múi giờ như sau:



Phiên giao dịch Châu Á, Tokyo

Giá trị giao dịch giao ngay tại đây chiếm khoảng 17% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Thanh khoản của thị trường tương đối thấp trong phiên giao dịch này. Tuy nhiên đây lại là phiên mở cửa đầu tiên trong ngày giao dịch và các nhà kinh doanh ở Châu Âu thường sử dụng dữ liệu kết quả của nó để phân tích thị trường. Giá trị giao dịch lớn nhất trong phiên này là của đồng Yên Nhật, theo sau là đô-la Australia và New Zealand.

Giá trị giao dịch tính theo các cặp tiền tệ:

USD/JPY – 69%, EUR/USD – 13%, EUR/JPY – 4%, các cặp tiền tệ khác – 14%.

Phiên giao dịch Châu Âu, London

Giá trị giao dịch giao ngay tại đây chiến khoảng 55% tổng giá trị toàn thị trường.

Đây là phiên giao dịch quan trọng nhất xét về khối lượng và mức độ hoạt động của những người tham gia. Nó có tính thanh khoản cao nhất. Phần lớn các nhà môi giới đều có đại diện hoặc công ty con tại London.

Phiên giao dịch Mỹ, New York

Giá trị giao dịch giao ngay tại đây chiếm khoảng 28%.

Phiên giao dịch Mỹ xếp thứ hai sau phiên giao dịch Châu Âu xét về khối lượng giao dịch.

Giá trị giao dịch lớn nhất được thực hiện tại phiên giao dịch của Châu Âu, khoảng từ 1 giờ chiều tới 5 giờ chiều giờ London. Sau 5 giờ chiều giờ London, tần suất hoạt động của thị trường giảm khoảng 50% và diễn ra chủ yếu ở California (Mỹ) vào cuối phiên, đây cũng là thời điểm chuyển giao giữa phiên giao dịch Mỹ và Châu Âu.

Theo truyền thống, biến động tỷ giá trong suốt phiên giao dịch tại Mỹ thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Mối tương quan giữa các thị trường này có thể nhận thấy một cách rõ nét nhất tại đây.

Việc biết giờ giao dịch của các thị trường tài chính khác nhau cũng hết sức quan trọng. Thời gian giao dịch được nêu trong bảng sau:

Thị trường

Giờ giao dịch (GMT)

Ngoại hối, Kim loại giao ngay

24 giờ, Thứ Hai đến Thứ Sáu

Chứng khoán Mỹ, CFD

4:30 chiều - 11:00 đêm,Thứ Hai đến Thứ Sáu

Năng lượng

2:00 sáng. - 9:30 tối, Thứ Hai đến Thứ Sáu

Hàng hóa tương lai

2:30 sáng. - 4:00 sáng, 5:30 chiều - 9:15 tối, Thứ Hai đến Thứ Sáu

Lợi thế của việc thị trường Ngoại hối hoạt động suốt 24 giờ là nó sẽ phản ứng ngay lập tức đối với những sự kiện có tác động lớn. Trong trường hợp có các tin tức bất lợi, nhà kinh doanh cũng không cần phải chờ đến giờ mở cửa của một phiên giao dịch nào đó để có thể đóng tất cả các trạng thái giao dịch của mình.
 
QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT KHÓA HỌC GIAO DỊCH NGOẠI HỐI CĂN BẢN :1178::1178::1178:

Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 3, AMcenter gửi tặng bạn KHÓA HỌC GIAO DỊCH NGOẠI HỐI CĂN BẢN hoàn toàn miễn phí.

Nội dung khóa học:

Buổi 1:Giới thiệu về Phân tích cơ bản.
Buổi 2: Cơ bản về ứng dụng khoa họcvà công nghệ trong giao dịch.
Buổi 3: Kiểm soát tâm lý giao dịch để chiến thắng thị trường.
Giảng viên: Arsenal

Thời gian: 9h00 -11h00 ngày 07, 14, 19/05/2015
Địa điểm: Tầng 2, Tòa nhà Vitranco, Số 1A, Ngõ 192 Thái Thịnh, Hà Nội.

Để đăng ký, hãy gửi thông tin cá nhân (bao gồm: họ tên,số điện thoại liên hệ) tới email: amcenter.vn@gmail.com
 
Back
Top