Đánh giá khả năng ra QE3 năm 2012

Theo như phân tích ở trên thì có thể tóm tắt như sau:
1. QE3 sẽ chết trong vòng mấy tháng kế tiếp và dẫn đến gold giảm. Vấn đề là ở chỗ từ giờ đến lúc đó lão gold già sẽ đi như thế nào và khi trade gold thì gần như ở VN ít ai có thể chịu được vài tháng.

2. USD đang yếu và sẽ mạnh lên trong vài tháng tới??? Nếu mà cả TG lại bắt trước Fed như hồi QE1 thì sao nhỉ??? tất cả đều tung các thể loại hỗ trợ cho nền kinh tế bản địa thì sao nhỉ??? Có lẽ đến lúc đó thì $ index và gold có lẽ lại chạy cùng nhau. Vậy thì vấn đề gold không xuống cũng phải tính đến. Vi dụ điển hình nhất là BOJ đã phát tín hiệu về đồng Yên quá mạnh rồi và thứ 4 này có cuộc họp, nhiều khả năng sẽ có một gói gì gì đó và không loại trừ khả năng cả TG bắt đầu bắt chước.

... Một vài suy nghĩ...

1/ Một vài tháng đối với trader cũng là cả ngàn cơ hội rồi phải không bạn?

2/ Chắc chắn sẽ không có chuyện cả thế giới theo QE3 của Mỹ như QE1 đâu vì bạn nên nghĩ lại hoàn cảnh ra đời QE1 là tháng 11/2008 khi mà TG chìm trong khủng hoảng, hoảng loạn (panic)...sau khi Lehman Brother phá sản vào 9/2008. Bạn có thể xem bài viết so sánh QE1,2 và QE3 (http://blog.yahoo.com/vetcon/articles/1155386/index). Đọc xong bài này chắc bạn sẽ hình dung rõ hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích của từng gói QE. Mặc dù cùng có tên là QE nhưng mỗi gói lại có mục đích khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau.

3/ Tôi xin giải thích thêm cho bạn là tại sao khi Fed đưa ra QE1 thì các nước kích thích theo.
Quay trở về trước thời điểm khủng hoảng 2008 nổ ra năm 2007 lạm phát tăng mạnh ở tất cả các nước Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc...do giá dầu bị đẩy lên 147 usd/thùng. Tại thời điểm này NHTW các nước liên tục tăng lãi suất (Fed tăng lên trên 5%, TQ tăng lãi suất, ECB tăng trên 3%) để đối phó với lạm phát (Việt Nam cugnx vậy), nói ngắn gọn là thắt chặt tiền tệ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, rất nhanh ngay sau đó, 16/9/2008 Lehman Brother phá sản (sai lầm lớn nhất của Fed trong lịch sử), cả TG tài chính rúng động và rơi vào hoảng loạn, lãi suất LIBOR của USD tăng lên 9%/năm (overnight rate), CDS tăng rất mạnh, Fed phải swap hơn 3000 tỷ usd cho tất cả các NHTW từ Nhật, Châu Âu, Anh để cứu thanh khoản trên toàn thế giới, BTC Mỹ tung ra gói TARP 700 tỷ,.... Phải mất 3 tháng để thị trường tạm ổn định (9/2008 đến 11/2008) nhưng kinh tế toàn thế giới lại bước vào thời kỳ suy thoái toàn diện.
Vì vậy tháng 11/2008, Fed quyết định hạ lãi suất xuống mức thấp nhất (0-0.25%) đồng thời thực hiện QE1 với quy mô 600 tỷ. Nói ngắn gọn là chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng và QE1 là bơm thẳng tiền vào Bank để bank cho vay. Tiếp sau đó, tại hội nghị G20 (3/2009) TG lúc này chìm hẳn vào suy thoái ở tất cả các nền kinh tế lớn vì vậy sau cuộc họp G20 đã đưa ra các chương trình hành động rất rõ ràng trong đó có việc thống nhất kích thích nền kinh tế để ngăn chặn đà suy thoái. ĐẤY LÀ NGUYÊN NHÂN VÀ SAU QE1 thì một loạt các nước đưa ra QE.

Còn b.giờ, QE3 mục đích là giải quyết thất nghiệp. Chắc chắn các nước sẽ không thực hiện QE giống như thời kỳ QE1. Trung Quốc đã kích thích kinh tế bằng nới lỏng dần tiền tệ, bơm tiền vào đầu tư hạ tầng (làm đường). Châu Âu thực hiện LTRO. Anh thực hiện kích thích rồi. Nhưng mỗi nước có cách làm riêng của mình và tôi khẳng định nước nào cũng tính đến rủi ro lạm phát và dùng các kỹ thuật "bơm-hút" tiền hợp lý để không gây ra lạm phát.

4/ Bạn cho rằng và suy đoán là Gold và USD cùng tăng là sai lầm lớn đấy

Bạn hãy xem lại bài so sánh các QE1,2 và QE3 tôi cũng đã chỉ ra gói QE1 ko phải là nguyên nhân làm cho vàng tăng vì giai đoạn đó cả Gold và USD index đều tăng. Lý do thì rất đơn giản thôi là NĐT mất hoàn toàn niềm tin vào các thị trường tài sản, tháo chạy khỏi mọi thứ trừ Vàng và USD. Thời điểm đó lợi suất trái phiếu Zero Coupon Bond còn bị âm, nghĩa là mua trái phiếu với giá cao hơn mệnh giá (face value). Tóm lại cả thế giới NĐT tháo chạy khỏi tài sản rủi ro (chứng khoán, hàng hóa dầu, titan, đồng,...) để hedging vào Gold và USD vì thế cả Gold và USD đều tăng nhưng việc này chỉ duy trì vài tháng (xem bài viết của tôi ở đường link).

Nhưng bối cảnh b.giờ khác hoàn toàn. Không có hoảng loạn, ko có hedging. Thậm chí ngược lại, các NĐT tháo chạy khỏi USD để chuyển sang tài sản rủi ro với lợi suất cao hơn vì TIN TƯỞNG LS USD SẼ DUY TRÌ ĐẾN 2015.

Chắc chắn quy luật Gold - USD sẽ vẫn duy trì rất khăng khít. Bạn nên chú ý bộ 3: USD-Gold-EUR trong trading nhé. Và hãy nhớ Gold chỉ là kết quả của cặp kia thôi.

Vài điều chia sẻ
 
Xin có 1 vài gạch đầu dòng thiển cận:

- QE3 được planned để phục vụ trc tiên là mục tiêu chính trị, sau đó hỗ trợ kinh tế như các bác đã pt ở trên. Bản thân việc ko xác định rõ ràng cụ thể con số cũng như thời hạn thực hiện - kết thúc đã cho thấy tính chết yểu của gói, nhưng cũng đồng nghĩa & có thể ngầm hiểu rằng - tùy tình hình để or kéo dài or biến thể.

- QE3 dc tung ra chỉ mang lại sự thỏa mãn kỳ vọng cực ngắn hạn. Dù ko có nhiều đồng dạng & tính chất như 1 & 2, nhưng hệ quả sẽ tương đương nếu nó dc triển khai đủ thời gian để gây tác động.

Do đó vàng sẽ dập dình quanh mức này và tăng lên - ko vì bản thân của QE3 nữa - mà vì cái viễn cảnh hệ quả của nó mang đến cho nền KT trong trung & dài hạn.

Khi nền KTTG ổn định & phát triển, các nước sẽ nghĩ đến global, toàn cầu hóa và phát triển cả về chiều rộng & sâu. Ngược lại - thì lúc này, tư tưởng bảo hộ sẽ manh nha quay về. Nếu tình hình tiếp tục ko tiến triển như dự đoán / tính, thì e rằng sắp tới chúng ta sẽ "được" nhìn thấy những động thái / chính sách mang tính chất phòng vệ này & nó sẽ trở thành "phong trào" khởi đầu từ các nước có thể lực khỏe đến TB - yếu.

Xu hướng phá giá đồng nội tệ và xuất khẩu CPI sẽ trở nên mạnh mẽ. VN ở bối cảnh hiện tại sẽ ko còn sức đề kháng như thời 2008 để con thuyền thoát khỏi sự chòng chành bởi những con sóng lớn đến từ TQ & TG.

Tuy vậy, đây chỉ là 1 vài liên tưởng có chiều hướng tiêu cực :)) Tin là sẽ có những yếu tố khách quan & tích cực khác tác động lên & thay đổi cục diện.

Có rất nhiều đồn đoán QE3 là mục tiêu chính trị, nhưng đọc lại nhiều câu chuyện lịch sử của Fed, tìm hiểu cơ chế tổ chức của Fed thì rõ ràng Fed rất độc lập và tôi tin chắc chắn QE3 không PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH CHÍNH TRỊ (đây là kiểu suy luận của người Việt Nam :D). Xin mọi người hãy nhớ, bài học sâu sắc các nhà đầu cơ lớn rút ra là: "không đánh cược với Fed". Không đi ngược lại nhưng cũng không đi theo quá nhanh.

QE3 ra đời hoàn toàn là do Bernake nôn nóng giải quyết vấn đề thất nghiệp và cho rằng cần kích thích kinh tế hơn nữa để giải quyết thất nghiệp.

Tôi nghĩ, chúng ta không nên "suy luận thái quá" vấn đề của Fed. Xin hãy đọc kỹ Fed Munite, phân tích kỹ để tìm ra ý của Fed trong đó. Mọi hành động của Fed đều được công bố nhẹ nhàng trước khi đưa ra. Xin đừng đánh cược với Fed
 
1/ Một vài tháng đối với trader cũng là cả ngàn cơ hội rồi phải không bạn?
Dù rằng entropy văn phong của bác không giống với entropy của bác VC, nhưng tư duy thì khá giống. Và rất khác với người trước đây sử dụng nick VC_VN khi mới chuyển về tên miền mới.

Cảm ơn bác vì tư duy mạch lạc, phản biện dựa trên căn cứ rõ ràng. Tất nhiên, về logic chung thì hợp tác G20 ràng buộc khá chặt các thành viên, nhưng một lúc nào đó sự can thiệp của CB cũng không đồng nhất lắm với thỏa thuận chung. Để khi nào rảnh, tui sẽ upload lên đây các tài liệu để bác và bà con tham khảo, bao gồm các chủ đề sau:
1./Sự can thiệp của các CB
2./Chính sách tài khóa và giám sát tài chính
Lúc đó, tui nhờ bác lược dịch và phân tích dùm, tui tin bác thừa vốn kiến thức và kinh nghiệm để giúp bà con.
Trân trọng,
 
Xin đừng đánh cược, đi ngược với “Fed”

Hiện nay có khá nhiều người cho rằng QE3 ra đời với mục đích chính trị là ủng hộ OBAMA, nhưng nếu chúng ta đọc lại lịch sử các quyết định của Fed thì chưa thấy tổng thống nào gây áp lực được lên Fed. Gần nhất thời Alan Greenspan.
Tìm hiểu lịch sử ra đời, cơ chế hoạt động thì Fed rất độc lập với chính trị. Chủ tịch Fed luôn là người có học vấn uyên thâm, lòng tự trọng, kiện định rất lớn.
Tôi chỉ xin đưa ra lập luận nhỏ thế này.
Giả sử QE3 là mục tiêu chính trị để ủng hộ OBAMA, nếu thế thì khi vote cho QE3 chắc chắn tỷ lệ phản đối phải cao vì trong số 11 vị chủ tịch Fed các bang tham gia vào VOTE (có cả người của cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ) nhưng tỷ lệ VOTE phản đối chỉ là 1/11 (Lacker phản đối). Chỉ 1 chi tiết nhỏ thôi tôi khẳng định QE3 không phục vụ OBAMA.
Cách suy luận này là hoàn toàn suy diễn theo kiểu “việt nam”. Với lối suy luận này mọi người đưa ra khẳng định QE3 sẽ chết yểu, sẽ rất nhanh,…là hoàn toàn thiếu cơ sở.
Có rất nhiều nhà đầu cơ nổi tiếng thế giới mất toàn bộ tài sản vì đánh cược, đi ngược với Fed và bài học mà 100% các NĐT hiện nay rút ra là: “không đánh cược, đi ngược với Fed”. Xin các bạn nhớ cho để không mắc phải sai lầm.

Tôi xin trích lại một câu đã viết trong post trước: “ Việc công bố QE3 thì Fed đã chính thức thay vào chiếc đầu đĩa 1 cái đĩa nhạc mới QE3 thay cho đĩa QE2 đã hết, điều đó đồng nghĩa với việc mọi người cả cũ và mới (những người đang nhảy và đã ra nghỉ) sẽ tiếp tục “xông vào sàn diễn” lắc lư với điệu nhạc mới một cách rất hào hứng với những suy nghĩ ….đêm nay không bao giờ kết thúc. Nhưng rõ ràng, cuộc vui nào cũng có ngày tàn, càng sát về sáng cuộc vui các kết thúc sớm. Nếu muốn bạn cứ việc nhảy, nhưng hãy nhớ bài học cô gái lọ lem khi đồng hồ điểm lúc ....12h


Xin đừng đánh cược với Fed


Source: blog.yahoo.com/vetcon
 
Cảm ơn những bài viết rất hữu ích cho các Traders. Phân tích rất sâu sắc!
Em xin phép được lưu lại để suy ngẫm và làm tài liệu tham khảo.
 
Xin đừng đánh cược, đi ngược với “Fed”

Hiện nay có khá nhiều người cho rằng QE3 ra đời với mục đích chính trị là ủng hộ OBAMA, nhưng nếu chúng ta đọc lại lịch sử các quyết định của Fed thì chưa thấy tổng thống nào gây áp lực được lên Fed. Gần nhất thời Alan Greenspan.
Tìm hiểu lịch sử ra đời, cơ chế hoạt động thì Fed rất độc lập với chính trị. Chủ tịch Fed luôn là người có học vấn uyên thâm, lòng tự trọng, kiện định rất lớn.
Tôi chỉ xin đưa ra lập luận nhỏ thế này.
Giả sử QE3 là mục tiêu chính trị để ủng hộ OBAMA, nếu thế thì khi vote cho QE3 chắc chắn tỷ lệ phản đối phải cao vì trong số 11 vị chủ tịch Fed các bang tham gia vào VOTE (có cả người của cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ) nhưng tỷ lệ VOTE phản đối chỉ là 1/11 (Lacker phản đối). Chỉ 1 chi tiết nhỏ thôi tôi khẳng định QE3 không phục vụ OBAMA.
Cách suy luận này là hoàn toàn suy diễn theo kiểu “việt nam”. Với lối suy luận này mọi người đưa ra khẳng định QE3 sẽ chết yểu, sẽ rất nhanh,…là hoàn toàn thiếu cơ sở.
Có rất nhiều nhà đầu cơ nổi tiếng thế giới mất toàn bộ tài sản vì đánh cược, đi ngược với Fed và bài học mà 100% các NĐT hiện nay rút ra là: “không đánh cược, đi ngược với Fed”. Xin các bạn nhớ cho để không mắc phải sai lầm.

Tôi xin trích lại một câu đã viết trong post trước: “ Việc công bố QE3 thì Fed đã chính thức thay vào chiếc đầu đĩa 1 cái đĩa nhạc mới QE3 thay cho đĩa QE2 đã hết, điều đó đồng nghĩa với việc mọi người cả cũ và mới (những người đang nhảy và đã ra nghỉ) sẽ tiếp tục “xông vào sàn diễn” lắc lư với điệu nhạc mới một cách rất hào hứng với những suy nghĩ ….đêm nay không bao giờ kết thúc. Nhưng rõ ràng, cuộc vui nào cũng có ngày tàn, càng sát về sáng cuộc vui các kết thúc sớm. Nếu muốn bạn cứ việc nhảy, nhưng hãy nhớ bài học cô gái lọ lem khi đồng hồ điểm lúc ....12h


Xin đừng đánh cược với Fed


Source: blog.yahoo.com/vetcon

Cảm ơn các chia sẻ & pt của bác.

Xin cho em hỏi, QE3 đc sinh ra với mục tiêu giải quyết thất nghiệp, khi con số thất nghiệp giảm đi, liệu QE3 có rút về vì mục tiêu đã đạt được? theo đánh giá của bác, thời gian để Fed đạt được kết quả của họ?

Tk bác in adv
 
Cách suy luận này là hoàn toàn suy diễn theo kiểu “việt nam”. Với lối suy luận này mọi người đưa ra khẳng định QE3 sẽ chết yểu, sẽ rất nhanh,…là hoàn toàn thiếu cơ sở.
Có rất nhiều nhà đầu cơ nổi tiếng thế giới mất toàn bộ tài sản vì đánh cược, đi ngược với Fed và bài học mà 100% các NĐT hiện nay rút ra là: “không đánh cược, đi ngược với Fed”. Xin các bạn nhớ cho để không mắc phải sai lầm.

Tôi xin trích lại một câu đã viết trong post trước: “ Việc công bố QE3 thì Fed đã chính thức thay vào chiếc đầu đĩa 1 cái đĩa nhạc mới QE3 thay cho đĩa QE2 đã hết, điều đó đồng nghĩa với việc mọi người cả cũ và mới (những người đang nhảy và đã ra nghỉ) sẽ tiếp tục “xông vào sàn diễn” lắc lư với điệu nhạc mới một cách rất hào hứng với những suy nghĩ ….đêm nay không bao giờ kết thúc. Nhưng rõ ràng, cuộc vui nào cũng có ngày tàn, càng sát về sáng cuộc vui các kết thúc sớm. Nếu muốn bạn cứ việc nhảy, nhưng hãy nhớ bài học cô gái lọ lem khi đồng hồ điểm lúc ....12h”

đây là suy diễn việt..của bác Rxx hiiiiiiiiiiii
vì giang hồ nó chuẩn bị đập DJ theo kế hoạch.......nên thằng FED này mới tung ra đòn hoả mù này (*mua CP) nhưng nhỏ giọt 40ty/thị trường mẽo hàng chuc ngàn tỷ
kết quả thì hôm qua DJ vẫn rớt...phát.....nhưng không biết có rớt lun không?
 
Cảm ơn các chia sẻ & pt của bác.

Xin cho em hỏi, QE3 đc sinh ra với mục tiêu giải quyết thất nghiệp, khi con số thất nghiệp giảm đi, liệu QE3 có rút về vì mục tiêu đã đạt được? theo đánh giá của bác, thời gian để Fed đạt được kết quả của họ?

Tk bác in adv
Để trả lời câu hỏi của bạn thì mình chưa đủ trình độ. Mình chỉ có vài suy nghĩ chia sẻ thế này:

1/ Mình tin (ý kiến cá nhân mình) nếu thất nghiệp giảm (chỉ số non-farm employmebt change tăng đều quan trọng hơn) về mức <7% (theo đánh giá thì đây là mức thất nghiệp tự nhiên của Mỹ) thì chắc chắn Fed sẽ công bố ngừng QE3. Nhưng nếu bạn là 1 trader thì chắc chắn bạn cần đánh giá đến xu hướng của thát nghiệp nhiều hơn và thị trường sẽ discount dần khả năng này, giống như QE3 thị trường Gold đã tăng và ổn định từ tháng 6. Theo mình bạn cũng nên xem xét thêm các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc dừng QE3 hoặc đôi khi với dân đầu cơ chỉ cần những tin tức nói rằng QE3 không có tác dụng giảm thất nghiệp (ví dụ vậy).

2/ Đêm qua, Fed Chicago có đưa ra Economic Letter của 2 tác giả Leduc và....(quên) họ đưa ra 1 kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của tâm lý bất ổn (uncertainty) đến tăng trưởng và thất nghiệp. Họ dựa trên các số liệu về các chỉ số tâm lý (so sánh độ lệch về kết quả khảo sát giữa 2 thời điểm trước và sau khi ra tin kinh tế vĩ mô) kết hợp với chỉ số VIX để từ đó đo lường được mức độ tâm lý bất ổn của người tiêu dùng. Kết quả công bố là tâm lý người tiêu dùng Mỹ bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng 2008 và do sự bi quan vào chính sách tiền tệ (khi mà lãi suất đã giảm về 0%-nghĩa là ko còn dư địa giảm thêm) đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 1%-2%, và họ khẳng định nếu không vì tâm lý bất ổn tiêu dùng của người Mỹ thì tỷ lệ thất nghiệp b.giờ chỉ là 6%-7% mà thôi.
Mình không dám bình luận về kết quả này, nhưng ngay sau khi ra tin khoảng 10 phút Gold đã giảm luôn 15 usd. Mình suy luận và phán đoán như sau:
- Nếu nghiên cứu đó là đúng, thì rõ ràng giải bài toàn thất nghiệp bây giờ phải là những chính sách giảm đi tâm lý bất ổn của người tiêu dùng. Đó mới là "toa thuốc" đúng cho căn bệnh thất nghiệp. Và đâu đó mình thấy trong QE3 cũng có hơi hướng này, không rõ ràng (John Nadler còn gọi QE=Questionable Easing là vì thế) về định lượng nhưng có mức độ cam kết rất cao từ Fed, giúp cho rất nhiều người tin tưởng về sự hỗ trợ nền kinh tế của Mỹ - So you are? right?
- Nghiên cứu này cũng gợi mở những kết luận trước đây rằng là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của Mỹ (với cơ cấu kinh tế, dân số như hiện nay) sẽ là 8% chứ không phải 7% (????) Nếu đúng thế QE3 dùng làm gì???

Suy luận thì là vậy thôi, nhưng mình khuyên bạn: nhạc vẫn chơi thì ta vẫn nhảy. Nhưng nhớ thật tỉnh táo, học thật kỹ bài học cô gái lọ lem bạn nhé.

Chúc bạn kiếm được nhiều tiền

Source: blog.yahoo.com/vetcon
 
Các bác giải thích thế nào về việc QE3 mới ra được vài hôm mà hôm qua Chứng khoán toàn thế giới đã có dấu hiệu xỉu rồi..........?
 
Các bác giải thích thế nào về việc QE3 mới ra được vài hôm mà hôm qua Chứng khoán toàn thế giới đã có dấu hiệu xỉu rồi..........?
Cả vàng nữa, tin ra là sút rồi....
 
@bác Vietcurrency_vn: tk bác đã giải thích. có 1 số thắc mắc qua bài pt của bác. nhưng trc khi hỏi, em sẽ tự tìm hiểu thêm, có gì ko rõ qua sự tìm lọc đó, xin nhờ bác diễn giải hộ sau.
 
Em cũng cho rằng hiện tại cửa lên của CKTG sáng hơn cửa xuống. Vì FED nói như vậy là muốn bảo kê Market, và có trời mà biết FED sẽ làm gì và làm như thế nào, tốt hơn hết là đừng chống lại nó. Hành vi của trader hiện nay là hoài nghi, không chắc chắn điều gì và chờ đợi thêm động thái của FED, vì vậy take profit và đứng ngoài market, chơ đợi và xua quân khi thấy xu hướng rõ hơn. Các big dog không có dự đoán Market, họ chỉ follow market. Em cho rằng đợt break sắp tới đây sẽ rất mạnh và dứt khoát.
 
2/ Chắc chắn sẽ không có chuyện cả thế giới theo QE3 của Mỹ như QE1 đâu vì bạn nên nghĩ lại hoàn cảnh ra đời QE1 là tháng 11/2008 khi mà TG chìm trong khủng hoảng, hoảng loạn (panic)...sau khi Lehman Brother phá sản vào 9/2008. Bạn có thể xem bài viết so sánh QE1,2 và QE3 (http://blog.yahoo.com/vetcon/articles/1155386/index). Đọc xong bài này chắc bạn sẽ hình dung rõ hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích của từng gói QE. Mặc dù cùng có tên là QE nhưng mỗi gói lại có mục đích khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau.
Diễn biến GD hôm nay có xu hướng $ index tăng, gold tăng. Mặc dù EU xuống nhưng gold vẫn tăng. :D
 
Back
Top