QE3 khác QE1,2 như thế nào? Khi nào QE3 kết thúc? QE3 ảnh hưởng giá vàng? Sep 14, 2012 10:33 AMPublicPageviews
54 0
Câu hỏi rất hay. Đồng tình với Huyền Trang là QE luôn hỗ trợ cho giá vàng tuy nhiên để có câu trả lời chính xác chúng ta cần làm rõ một vài vấn đề như sau:
1/ Lịch sử các gói QE 1,2 tác động đến giá vàng như thế nào? và bằng cách nào? Yếu tố nào trong 2 gói QE tác động đến giá vàng lớn nhất
2/ Gói QE3 khác với QE1,2 như thế nào?
3/ Khi nào QE3 chấm dứt
Chúng ta xem xét từng vấn đề một:
Vấn đề 1:
Nói qua về QE: QE=Quantity Easing là tên gọi ngắn gọi của chương trình mua tài sản quy mô lớn (LSAP = Large Scale Asset Program). Đây là chương trình Fed thực hiện mua TÀI SẢN (asset) và bơm tiền ra nền kinh tế. QE chỉ được thực hiện nếu hội đủ 2 điều kiện: lạm phát thấp và công cụ lãi suất hết tác dụng (chạm 0%). Các bạn nhớ cho là phải hội đủ 2 điều kiện này. Nếu một trong 2 điều kiện không thỏa mãn lập tức QE bị dừng lại. Khi thực hiện QE nhà đầu tư
kỳ vọng những điều sau sẽ ảnh hưởng đến giá Vàng:
- Trong ngắn hạn: lãi suất USD sẽ được duy trì ở mức thấp trong 1 thời gian dài. Nghĩa là NĐT có thể yên tâm carry trade với đồng USD. Vay USD bán đi để chuyển sang tài sản khác rủi ro ro hơn nhưng lợi suất cao hơn làm cho USD giảm giá.
- Về dài hạn: tăng cung USD ra nền kinh tế từ đó tạo áp lực gia tăng lạm phát.
Các gói QE1,2 đã đẩy giá vàng tăng vọt từ mức 803 usd lên trên 1.914 usd. Chúng ta sẽ chia thành 2 giai đoạn QE1 và QE2. Để đánh giá tác động của QE lên giá vàng chúng ta cũng nên xét đến bố cảnh kinh tế tại từng thời điểm thực hiện QE vì chắc chắn giá vàng không chỉ chịu tác động bởi QE.
- QE1:
o Fed bắt đầu thực hiện QE1 tháng 11/2008 với quy mô 600 tỷ usd và thực hiện mua tài sản MBS, trái phiếu chính phủ, nợ ngân hàng. Đặc điểm của gói QE 1 là cố định quy mô số tiền là 600 tỷ đồng, thực hiện mua vào cuối mỗi quý và tài sản mua là rất rộng từ MBS đến trái phiếu chính phủ, nợ ngân hàng. Ngoài ra Fed còn cho phép các ngân hàng được dùng các khoản nợ làm tài sản đảm bảo để vay tiền từ Fed. Bối cảnh kinh tế của QE1 (11/2008) là thị trường tài chính chao đảo sau sự sụp đổ của Ledman Brother. Lúc đó bóng ma sụp đổ hệ thống toàn bộ hệ thống tài chính bao trùm khắp thế giới. Tất cả các thị trường tài sản đều sụt giảm mạnh (chứng khoán, Dầu, hàng hóa đồng, nhôm, niken,…) trừ Vàng và đồng USD. Chúng ta nhớ là trong giai đoạn này Vàng và USD cùng tăng – điều hy hữu xảy ra trong lịch sử và cũng chưa lặp lại vì Vàng và Usd luôn biến động ngược chiều.
o Tác động đến giá vàng: Tháng 11/2008 khi bắt đầu thực hiện USD index ở mức 76,2 đến cuối năm 2009 lên mức 88,1 và Vàng tăng từ 803 usd lên 1.184 usd. Như vậy khi thực hiện QE1, USD không giảm mà lại tăng, trái với kỳ vọng về mặt lý thuyết, nhưng vàng vẫn tăng? Vậy vàng tăng giai đoạn này có phải do QE1 hay không?
Tôi cho rằng QE1 không làm cho vàng tăng. Vàng tăng thời điểm đó do sự Hedging của các quỹ ETF, các NHTW, các NĐT lớn mua vào để xem nó tài sản an toàn trong thời kỳ khủng hoảng.
Vàng lúc đó là thứ duy nhất mang lại niềm tin cho tất cả mọi người – kể cả NHTW các nước trong điều kiện cuocj khủng hoảng 2008 đang đến đoạn gay cấn nhất, lo sợ nhất và hoang mang nhất.
- QE2:
o Tháng 6/2010 Fed thông báo sẽ có QE2, tháng 11/2010, Fed đưa ra gói QE2 với quy mô 600 tỷ usd để mua trái tín phiếu. QE2 được thực hiện đến quý II/2011. Gói QE2 có đặc điểm là số tiền, tài sản và thời gian hoàn toàn xác định, nó khác QE1 ở loại tài sản Fed sẽ mua chỉ là tín phiếu chứ không mua tất cả các loại tài sản. Lượng NĐT nắm giữ tín phiếu lớn tập trung là các NH đầu tư vì vậy QE2 như là một cách bơm tiền trực tiếp vào hệ thống ngân hàng. Bối cảnh kinh tế lúc nào đã rất khác giai đoạn QE1. Nhờ vào sự đồng tâm hiệp lực của cả thế giới tại hội nghị G20 tháng 3/2009, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản đã đồng loạt đưa ra các gói kích thích kinh tế và hợp tác giải quyết khủng hoảng nhờ đó mà kinh tế hồi phục trở lại từ quý II/2009. Đến hết 2009 đến đầu 2010, GDP Mỹ đã có thời kỳ tăng trưởng trên 3%/năm. Tuy nhiên, sang giữa 2010 kinh tế Mỹ lại có dấu hiệu suy giảm, ko ổn định nên Fed quyết định đưa tiếp gói QE2.
Tuy nhiên thị trường tài chính toàn cầu đã ổn định hơn rất nhiều, CK DJ đã tang từ mức 6.400 điểm lên hơn 10.000 điểm.
o Tác động đến giá vàng: thời điểm từ khi kết thúc QE1 đến khi công bố có QE2 từ 12/2009 đến 6/2010 giá vàng loanh quanh ở mức 1.100-1.200 usd. USD Index ở vùng 88.689 cao nhất kể từ 2009. Ngay sau khi công bố tin QE2 (6/2010) cho đến khi kết thúc QE2 vào quý II/2011 vàng đã bật tăng mạnh từ mức 1.128 usd lên đỉnh 1.914 usd còn USD index giảm mạnh từ 88.689 xuống 72.773. Như vậy chúng ta thấy rất rõ ảnh hưởng của QE2 tới USD và Vàng. QE2 đã làm USD giảm mạnh, hoạt động carry trade USD diễn ra mạnh mẽ, các NĐT đã tận dụng lãi suất USD thấp duy trì trong thời gian dài để vay USD bán đi mua đồng tiền khác có lãi suất cao hơn (Rupee Ấn Độ, Won của Hàn Quốc, EUR…) và các tài sản có Yield cao hơn như chứng khoán, hàng hóa. Đồng thời QE2 đã làm giá vàng tăng rất mạnh mẽ từ 1.128 usd/ounce lên mức cao nhất trong lịch sử của vàng là 1.914 usd/once. Như vậy chúng ta khẳng định QE2 đã là nguyên nhân làm giá vàng tăng mạnh.
2/ Vấn đề 2:
QE3 khác với QE1,2 như thế nào (chi tiết gói QE3 xin xem post trước đó). Tôi xin khẳng định là khác biệt khá lớn.
- Bối cảnh tài chính, kinh tế thế giới của QE3 khác QE1,2 khi mà QE3 thực hiện trong điều kiện khủng hoảng nợ công Châu Âu đang diễn ra và đến hồi quyết liệt. Nước Mỹ sắp bước vào cuộ bầu cử tổng thống mà nó sẽ quyết định đến gói hỗ trợ thuế 600 tỷ USD – cái mà người ta gọi là FISCAL CLIFF. Nếu Obama thắng cử gói hỗ trợ này sẽ chấm dứt, nghĩa là chính sách tài khóa sẽ hết nới lỏng. Vì vậy Fed muốn tiếp tục hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng nên đưa ra QE3. (như vậy bạn sẽ có thể đặt câu hỏi nếu Mitt Rommey thắng cử, vẫn tiếp tục 600 tỷ thuế thì QE3 sẽ như thế nào?).
- QE3 khác với QE1,2 về số tiền, thời hạn và tài sản mua. QE3 được đưa ra dưới dạng Open-ended (kết mở), nôm na là không biết lúc nào Fed kết thúc QE3, khác với 1, 2 là có thời gian kết thúc rõ ràng. Khác với QE1,2 quy mô xác định là 600 tỷ USD, QE3 không xác định tổng số tiền mà chỉ xác định mua hàng tháng với số tiền 40 tỷ USD/tháng, nhưng
mua có điều kiện. Vì thế chúng ta có thể hiểu QE3 có thể là 40 tỷ, 80 tỷ, 480 tỷ, ….Tại sao lại thế? Rõ ràng Fed muốn thời hạn kết thúc QE3 thuộc về thị trường, nhà đầu tư và nền kinh tế và phụ thuộc vào….cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2012. Một tính toán vô cùng khôn ngoan. Nên nhớ, nếu Rommey thắng cử, Ben sẽ bị xa thải và QE3 sẽ chấm dứt. Đưa ra cái gọi là Open-ended cũng là để phòng xa nếu Rommey có thắng cử. Bối cảnh cần lưu ý nữa là QE3 được thực hiện song song với OT (operation twist) với quy mô 85 tỷ usd/tháng.
Vấn đề 3/ Khi nào QE3 chấm dứt
Như tôi phân tích ở vấn đề 2, QE3 sẽ chấm dứt nếu:
1/ Nếu Mitt Rommey thắng cử thì QE3 sẽ chấm dứt ngay tại phiên họp FOMC đầu tiên kể từ ngày Ben bị sa thải.
2/ Nếu Obama thắng cử, QE3 sẽ chấm dứt khi có 1 hoặc 1 vài đk sau xảy ra:
- Lạm phát có xu hướng tăng và Fed nhận định kỳ vọng lạm phát dài hạn sẽ trên 2%/năm. Để biết điều này các bạn hay theo dõi TIPS.
- Kinh tế hồi phục, thị trường lao động hồi phục vững chắc với số việc làm (non-farm employment change hàng tháng khoảng 150.000 việc làm) liên tục trong nhiều tháng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh dưới 8%.
- Khi cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu được giải quyết tốt, kinh té TQ hạ cánh mềm và tăng trưởng trở lại. Tại Mỹ, thị trường nhà ở hồi phục tốt, sản xuất công nghiệp (Munufacturing PMI) tăng tốt. Tất nhiên yếu tố này là vô cùng cảm tính, không thể lượng hóa.
- Khi thị trường cho rằng QE3 sẽ bị chấm dứt. Yếu tố này theo tôi là quan trọng nhất, chính xác nhất vào bao trùm các yếu tố trên.
Viết đến đây cũng khá dài, sợ các bạn chê cười nên tôi xin phép được tóm gọn thế này:
- QE3 là gói QE mơ hồ, không rõ ràng và …luôn luôn ở trạng thái “đột tử”.
- QE3 chắc chắn sẽ là gói QE cuối cùng. Bởi FOMC đã nói trong Fed Munite, trong TH thực hiện QE3 mà kinh tế không cải thiện, Fed sẽ dùng thêm các giải pháp khác. Các bạn phải rất lưu ý câu này (xin xem bản dịch Fed Munite) post trước đây.
- QE3 được thực hiện với kỳ vọng gây ra lạm phát cao trong tương lai gần của cả nhà hoạch định chính sách và thị trường.
- Ben rất “hâm mộ” QE, Ben quyết tâm hạ tỷ lệ thất nghiệp (tôi xin phân tích điều này trong bài post sau). Nếu thị trường lao động cải thiện, kể cả kinh tế có trồi sụt Ben cũng sẽ dừng QE3.
Vì các đặc tính trên, tôi cho rằng trong ngắn hạn QE3 chắc chắn sẽ làm giá vàng tăng, nhất là trong bối cảnh EU vừa thực hiện LTRO lại tiếp tục cam kết mua không giới hạn trái phiếu chính phủ các nước con nợ, cộng với việc chính phủ TQ kích thích kinh tế. Về dài hạn, chỉ cần tín hiệu QE3 dừng lại, Vàng sẽ bị bán tháo. Vì QE là cuối cùng nên tôi tin sóng vàng này sẽ là con sóng cuối cùng.
Và thưa các trader, các bạn biết đấy con sóng cuối để chốt lời luôn là con sóng hung dữ nhưng hấp dẫn nhất. Chúc các bạn thành công!
Source: blog.yahoo.com/vetcon