Thái Ất Kể Giờ

Bezos hỏi WB: Vì sao ông chia sẻ bí kíp giàu chậm, đơn giản, nhưng đám đông không theo?

WB: À, đợi suy nghĩ tí đã... Alooo Musk, vì sao cậu ko chia sẻ bí kíp giàu nhanh, mỗi lúc cậu nói mỗi kiểu, lại toàn dùng ám hiệu, icons tào lao,... nhưng đám đông đu bám nhiều vậy?

Musk: À, đợi cháu hỏi anh Trump. Này anh, sao anh lại chọn đu trend cùng em, đưa em lên sân khấu chánh trị... rồi giờ quay lưng, hạ bệ em?

Trump: Đơn giản, tôi vì lợi ích nước Mỹ. Xung quanh tôi là hội người giàu, trong đó có cả Bezos, Zuckerberg,... Lúc trước là tôi cần cậu hơn cậu cần tôi. Bây giờ, gió đổi chiều, là cậu cần tôi hơn tôi cần cậu.

Bezos: À, giờ thì tôi đã hiểu, cảm ơn ông WB. Tôi bán cổ phiếu, lấy tiền ăn chơi với giới siêu giàu... sướng cái thân. Huy chương, tôi nhường lại cho Musk. Danh tiếng, địa vị, tôi nhường lại cho anh Trump.

View attachment 9547
Tôi nhân 100k lần trong 14 năm, tỷ suất lợi nhuận kép của tôi khoảng 227% / năm. Tôi sở hữu 80k BTC, người ta ước tính tôi có 8 tỷ đô, từ đầu tư thuần tuý... người ta gọi tôi là Bitcoin Jesus.
Trúng số thôi, ko có bí kíp làm giàu, chậm hay nhanh, hay siêu tốc?

IMG_0342.jpeg
 
IDC, SIP, LHG:
Tương tự Ngân Hàng, lĩnh vực BĐS KCN cũng có những vũ điệu khác nhau, khó lòng nắm bắt để hiểu đâu là yếu tố cốt lõi?

Về doanh thu: Ông thì thực hiện bút toán 1 lần (IDC), ông thì bút toán vào khoản khách hàng trả trước rồi sau chuyển sang doanh thu chưa thực hiện (SIP). Do vậy, tạm chưa chưa biết mô hình doanh thu thế nào mới là Khả Tín, Khả Đoán?

Về biên lợi nhuận: Nếu không xét được doanh thu, ta xét đến biên lợi nhuận. Trong đó, biên lợi nhuận gộp của LHG cao nhất và ổn định nhất. Tiếp theo, là IDC, biên lng đang tăng dần trong vài năm gần đây. Cuối cùng là SIP, biên lng thấp nhất và đi ngang.

1751696264854.png1751696278968.png1751696291470.png

Về FCF: Mỗi doanh nghiệp mỗi kiểu, nhưng nếu nhìn IDC và LHG, có thể có điểm chung gì đó ở cột mốc 2019. Trước 2019 FCF giảm dần đều, sau 2019 FCF lại tăng dần đều, chỉ khác biệt ở 2024, IDC có sự bức phá, còn LHG vẫn cắm đầu. SIP thì thôi không bàn, vì cái skill book từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn ở 2020, đồng thời FCF 2024 giảm như LHG (nhưng chưa âm).
1751696716331.png1751696727479.png1751696739793.png

=> Tạm phán đoán, IDC sẽ dễ có MOAT hơn SIP, LHG. Cần nghiên cứu để thấy bức tranh rõ nét hơn ???

Note:
1. Thông qua nghiên cứu SIP, thấy doanh nghiệp này cũng có bài tạm ứng cho nhân viên đi gom đất. Tuy nhiên, không thấy ghi chú rõ là nhân viên này có cần cắm tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu DN, như bên VHM hay không?
2. Tra cứu AI về chuyên môn kế toán: Doanh nghiệp bắt đầu hoặc đã thực hiện một phần nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa hoàn thành, thì khoản tiền này được chuyển sang tài khoản "Doanh thu chưa thực hiện". Câu hỏi: Vì lí do khách quan, DN thực hiện 1 phần, rồi bỏ đó luôn, không thực hiện nữa, hoặc tạm đóng băng chờ thời, thì DN có phải trả lại tiền / đền bù thiệt hại cho KH không? Xem HĐ ký kết ở phụ lục nào để hiểu rõ?
3. Tại sao biên ln hđkd của SIP lại cao hơn biên lng nhiều vậy? Trong khi biên ln hđkd của IDC lại thấp hơn biên lng?
 
Last edited:
VGI:
Mẫu hình lý tưởng, tăng trưởng cả về mặt kinh doanh lẫn FCF. Nếu nhìn qua lăng kính EPS, PE hiện tại có hơi cao. Nhưng nếu nhìn qua FCF, PCF ở giá 5x đợt Tariff, quả là một món hàng đáng để cân nhắc (trả giá PCF = 10, cho một món hàng tăng trưởng, liệu có xứng đáng?).
View attachment 9463View attachment 9462
VTP:
Trái ngược VGI, VTP lại là một mô hình khó đoán định. Doanh thu tăng trưởng mạnh đến 2020, sau đó tụt thảm và gần như đi ngang. Biên lng, ln hđkd, lnst, có tăng trưởng nhẹ trong 3 năm gần đây, nhưng quá nhỏ (1.8% - 2%). Nợ vay / TVCSH tăng cao, nhưng ROE, ROA tụt giảm từ mức cao 2020. FCF đạt đỉnh 2021, rồi giảm dần, 2024 có tăng trưởng trở lại, nhưng FCF / cô phần thấp quá (kể cả EPS), PCF hiện nay 121.000 / 3.563 = 33.9 lần (nếu trả giá 7 lần mới tham gia, thì giá về khoảng 24.941 vnđ / cổ phiếu, gần vùng đáy 2023).
1751709633636.png1751709770287.png1751710037883.png
 
Sở dĩ lập bảng phân tích BDS KCN, và VTP, bởi vì, chuyên gia bên Mão tư vấn (hóng nhiều quá, quên nguồn ở đâu, tìm lại sau):
* Bản chất của tariff chưa được rõ ràng, nếu mức 40% transhipping nêu trên truyền thông, chỉ dành riêng cho TQ thì kết quả đàm phán là một điều tuyệt vời cho VN. Ngược lại, nếu mức 40% transhipping này, dành cho tất cả các QG (tránh skill vỏ sò 2-3 lớp của TQ), kết quả đàm phán lại mang phần tiêu cực.
=> Chờ nội dung chi tiết, ko vội vàng kết luận Tích Cực như lời anh Nhùn đăng trên X.
 
PHP:
Khi lập xong bảng tính, vừa nhìn vào đồ thị DThu, biên ln, Roe/Roa, Nợ vay/TVCSH, mình vô cùng ấn tượng, kiểu mẫu của một mô hình kinh doanh tuyệt vời. Nhưng khi nhìn sang FCF, lại thấy 2023 có hiện tượng thâm hụt (kiểm tra thì thấy đầu tư mở rộng cảng 3-4 Lạch Huyện), 2024 vẫn đầu tư tiếp, nhưng mới giải ngân được 1/2, vẫn còn 1/2 chưa giải ngân theo kế hoạch (dự 2025 tiếp tục?).

Về doanh thu có chút dè chừng, năm 2024 tăng hơn 20%, nhưng thấy sản lượng chỉ tăng nhẹ, chủ yếu là biên lng tăng, giá bán tăng. Biên lng này có còn giữ được trong vài năm sắp tới không, hay là hồi quy về mức trung bình? DN có ghi chú, việc nạo vét thêm 5-8m, sẽ giúp cảng Nam Đình Vũ của đối thủ cạnh tranh, có ưu thế lớn ở khu vực cảng biển Hải Phòng.

1751779007761.png1751779049962.png1751779025646.png

Ngoài ra, khi chú ý đến khoản mục nợ vay và lãi vay, thấy có dấu hiệu bất thường. Cụ thể, từ 2020 chi phí lãi vay giảm 1/4, lãi vay trên tổng nợ vay cũng thấp tẹt? Kiểm tra bctc thấy BLĐ có chú thích rõ (ảnh đính kèm): Do chính sách thay đổi liên tục. Tới 2019 cty ghi nợ theo VND, trả lãi theo VND, nhưng sau 11NQ-CHP thì cty ngừng trích chi phí lãi vay. Thắc mắc: Lãi vay từ cầu cảng 4-5 Chùa Vẽ, là vay ODA nên được ưu đãi, nhưng vay tính bằng YEN hay VND, có phải bút toán chênh lệch tỉ giá không? Đọc nội dung giải trình, vẫn chưa hiểu rõ? Từ từ ngâm cứu tiếp...
1751778972404.png

=> Góc nhìn cẩn trọng, trong bối cảnh tariff hiện nay, hiệu quả của Lạch Huyện 3-4 đến đâu, cần có thời gian kiểm chứng. Do vậy, tạm thời dùng CF năm 2022 làm căn cứ để tính PCF. Trả giá 7 lần, thì khoảng giá để tham gia là: 7*2.088 = 14.616đ (nếu cộng ngược cổ tức 800 đ /cổ phiếu, thì giá mới sẽ là 15.416đ, tương ứng vùng đáy 2022).
 
Last edited:
Được biết, hồi cuối tháng 5, Gelex đã hoàn tất giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc bởi Cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc gia của Ý (SACE) trị giá 79 triệu USD (khoảng hơn 2.000 tỷ đồng).
...
Hiện, GEE đang được giao dịch ở vùng 96.500 đồng/đơn vị. Tạm tính theo mức giá này, giá trị khoản thế chấp 45 triệu cổ phiếu GEE của Gelex tương đương hơn 4.300 tỷ đồng, cao gấp đôi giá trị khoản vay 79 triệu USD nói trên.
***
=> Ngoài FCF, ta còn có các phương pháp định giá chuẩn xác, thực tế hơn. Ví dụ GEE, hoặc VIC. Một bên là cầm cố, một bên là góp vốn, không nhất định phải quay tay / bán bớt, để tạo dòng tiền???... Mấy cái này ko thấy sách CFA nhắc đến nhiều, nhưng anh CC lại hay nhắc đến??? Làm sao để biết được mấy cái này trước khi Báo đăng tin?
 
Lặn một thời gian, xem kết quả tu tập và đầu tư, theo phái cổ điển, sẽ ra sao?
Dán tâm vào rừng xanh, vào du phượt, hoặc vào đâu, để có an lạc?
 
Lặn một thời gian, xem kết quả tu tập và đầu tư, theo phái cổ điển, sẽ ra sao?
Dán tâm vào rừng xanh, vào du phượt, hoặc vào đâu, để có an lạc?
Đi đâu nữa, chuẩn bị chốt mớ lãi rồi hãy đi :))
 
Hành trình đi tìm Bồ Tát Di Lặc, lạc trôi đến Indonesia. Ở đây có nhiều dấu hiệu, được mô tả trong kinh điển: Thời kỳ mạt pháp, người bị xúc vật ăn thịt,...

1. Phật giáo đã suy tàn, giờ manh nha phục hưng, nhờ người gốc Hoa.
2. Trăn khổng lồ nuốt người nông dân 61 tuổi.
3. Cá sấu ăn thịt cậu thanh niên, khi đi câu cá.

...
...
Tra cứu đến di tích Borobudur, thấy có ghi chú về Sudhara hành giả (Thiện Tài): “Bằng sự nhận thức thì Thiện Tài thấy Vô Yểm Túc tàn nhẫn, nhưng theo trực giác lại cảm nhận bên trong vua có cái gì bất khả tư nghì, không thể nói được.
=> Rất giống tình huống giữa mình vs Ma Vương?!
 
Last edited:
Hành trình đi tìm Bồ Tát Di Lặc, lạc trôi đến Indonesia. Ở đây có nhiều dấu hiệu, được mô tả trong kinh điển: Thời kỳ mạt pháp, người bị xúc vật ăn thịt,...

1. Phật giáo đã suy tàn, giờ manh nha phục hưng, nhờ người gốc Hoa.
2. Trăn khổng lồ nuốt người nông dân 61 tuổi.
3. Cá sấu ăn thịt cậu thanh niên, khi đi câu cá.

...
...
Tra cứu đến di tích Borobudur, thấy có ghi chú về Sudhara hành giả (Thiện Tài): “Bằng sự nhận thức thì Thiện Tài thấy Vô Yểm Túc tàn nhẫn, nhưng theo trực giác lại cảm nhận bên trong vua có cái gì bất khả tư nghì, không thể nói được.
=> Rất giống tình huống giữa mình vs Ma Vương?!
Đọc xong lại thấy câu chuyện Vua Vô Yếm Túc, là Pháp Trị tái hiện, là một loại nguỵ trang cho Tần Thuỷ Hoàng?
Tiến đến đoạn Thiện Tài gặp Di Lặc Bồ Tát (chú dẫn theo kinh Hoa Nghiêm), mình bị một cảm giác lo lắng chế ngự.

Câu hỏi: Phải chăng, Ma Vương real, đang biến hình thành Di Lặc fake??? Bồ Tát giết người, vẫn có thể thành Phật? Lại còn sống trên tinh thần hoà quyện cái thiện lương, nhưng sao ko thấy thiện lương của người bị mình giết hại???
 
Này các Tỷ kheo, vua Sankha sẽ cho thiết lập cung điện mà vua Mahà Panāda đã thiết lập. Sau khi thiết lập, vua trú tại đó. Sau vua lại bố thí cung điện ấy, dâng cúng cho các vị Sa môn, Bà-la-môn, các hàng bần cùng, du đãng, ăn xin, cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình dưới sự chỉ đạo của Thế Tôn Metteyya, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Vị này xuất gia như vậy, sống một mình, biệt lập, tinh tấn, trì chú, chuyên tâm, chẳng bao lâu chứng được vô thượng phạm hạnh, mà vì mục đích này các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Với vô thượng phạm hạnh này, ngay trong hiện tại, vị này tự tu, tự chứng, đạt đến và an trú.
***
Đoạn trên là trích trong Kinh Trường Bộ số 26 - Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống.

Nội dung chính, xoay quanh tuổi thọ và sắc đẹp của loài Người, vì hành bất thiện, nên giảm dần tới đáy, chạm đáy ở 10 tuổi. Họ phải trốn vào rừng sâu, để sống sót. Sau đó, từ rừng sâu, chạy ra gặp nhau, mừng rỡ vì mình còn sống...họ hiểu ra mình phải hành thiện. Thế là, tuổi thọ, sắc đẹp của loài Người, vì hành thiện, nên tăng trưởng trở lại, chạm đỉnh ở 8 vạn tuổi.

=> Metteyya ra đời, thuyết pháp. Vị vua nào đó, từ bỏ vương vị, từ bỏ gia đình, cạo đầu đi tu... tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác!
 
Đọc xong lại thấy câu chuyện Vua Vô Yếm Túc, là Pháp Trị tái hiện, là một loại nguỵ trang cho Tần Thuỷ Hoàng?
Tiến đến đoạn Thiện Tài gặp Di Lặc Bồ Tát (chú dẫn theo kinh Hoa Nghiêm), mình bị một cảm giác lo lắng chế ngự.

Câu hỏi: Phải chăng, Ma Vương real, đang biến hình thành Di Lặc fake??? Bồ Tát giết người, vẫn có thể thành Phật? Lại còn sống trên tinh thần hoà quyện cái thiện lương, nhưng sao ko thấy thiện lương của người bị mình giết hại???
Bất kỳ bài viết nào về vị Bồ Tát từ bi này — người sẽ là Đức Phật tiếp theo trên thế gian này, và hiện đang là một vị Bồ Tát Giác Ngộ trên cõi trời Đâu Suất — thật không may, phải che giấu những khía cạnh không hay ho của những kẻ “đóng giả” Đức Di Lặc giáng trần. Dĩ nhiên, không có gì không hay ho về Đức Di Lặc — vị Bồ Tát từ bi và cao quý nhất trong tất cả các vị Bồ Tát.

Tuy nhiên, thật không may, nhiều nhà độc tài, lãnh đạo quân sự, lãnh đạo tôn giáo, và những kẻ cơ hội khác đã tự xưng là Đức Di Lặc giáng trần để cứu độ tất cả chúng ta. Họ chỉ là những khoảnh khắc đáng tiếc trong lịch sử — bị các nhà lãnh đạo Phật giáo trong quá khứ phủ nhận là sai lầm. Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều điều:
  • Năm 613, nhà sư Hạng Hải Minh tự xưng là Di Lặc và thậm chí còn tranh giành danh hiệu và quyền lực.
  • Năm 690, Võ Tắc Thiên, hoàng hậu nhiếp chính của thời kỳ Võ Trụ, tự xưng là Di Lặc.
  • Thế kỷ thứ 10: Gung Ye, một lãnh chúa của Triều Tiên, tự xưng là Di Lặc và là một vị vua trị vì ngắn ngủi. Ông ra lệnh cho thần dân phải thờ phụng mình.
  • Những người khác bao gồm Lu Zhongyi, L. Ron Hubbard, Samuel Aun Weor, Adi Da, v.v. [1]
 
Bất kỳ bài viết nào về vị Bồ Tát từ bi này — người sẽ là Đức Phật tiếp theo trên thế gian này, và hiện đang là một vị Bồ Tát Giác Ngộ trên cõi trời Đâu Suất — thật không may, phải che giấu những khía cạnh không hay ho của những kẻ “đóng giả” Đức Di Lặc giáng trần. Dĩ nhiên, không có gì không hay ho về Đức Di Lặc — vị Bồ Tát từ bi và cao quý nhất trong tất cả các vị Bồ Tát.

Tuy nhiên, thật không may, nhiều nhà độc tài, lãnh đạo quân sự, lãnh đạo tôn giáo, và những kẻ cơ hội khác đã tự xưng là Đức Di Lặc giáng trần để cứu độ tất cả chúng ta. Họ chỉ là những khoảnh khắc đáng tiếc trong lịch sử — bị các nhà lãnh đạo Phật giáo trong quá khứ phủ nhận là sai lầm. Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều điều:
  • Năm 613, nhà sư Hạng Hải Minh tự xưng là Di Lặc và thậm chí còn tranh giành danh hiệu và quyền lực.
  • Năm 690, Võ Tắc Thiên, hoàng hậu nhiếp chính của thời kỳ Võ Trụ, tự xưng là Di Lặc.
  • Thế kỷ thứ 10: Gung Ye, một lãnh chúa của Triều Tiên, tự xưng là Di Lặc và là một vị vua trị vì ngắn ngủi. Ông ra lệnh cho thần dân phải thờ phụng mình.
  • Những người khác bao gồm Lu Zhongyi, L. Ron Hubbard, Samuel Aun Weor, Adi Da, v.v. [1]
Thường sau khi đắc đạo mới lấy hiệu đúng không anh :))))
 
Thường sau khi đắc đạo mới lấy hiệu đúng không anh :))))
Tiền kiếp, đã định rồi Thầy, đủ Duyên sẽ hội ngộ. Metteyya chính là Ajita tái sanh, cá nhân mình tầm hiểu tới thời điểm này là vậy. Chưa rõ đúng hay không đúng!
***
Tân tỳ-khưu Ajita rúng động, tự nghĩ:“Thật là chuyện hy hữu, diệu kỳ, phi thường thay! Tất cả các ngài đều là những bậc thánh nhân vô lậu, đều là những vị đại A-la-hán, đại thần thông lực – đi tìm không ra cái bát! Còn ta là ai, ta là gì, một kẻ phàm phu thiểu trí, vô năng, tham sân phiền não dẫy đầy - đức Thế Tôn lại bảo ta hãy đi tìm bát? Cái thấy biết bất khả tư nghì của đức Tôn Sư chắc là có duyên cớ gì đây, vậy ta hãy nghe lệnh ngài!”

Nghĩ thế xong, tâm tư Ajita phát sanh phỉ lạc chưa từng có, đến đảnh lễ đức Phật rồi bước ra hiên, ngó lên không trung, phát lời đại nguyện: “Nếu tôi xuất gia theo giáo pháp của đức Thế Tôn – mà vì lý do kiếm tìm hỷ mãn tứ sự, tham cầu hỷ đắc danh vọng, lợi dưỡng – thì xin cho cái bát đừng trở lại tay tôi! Nhược bằng, tôi xuất gia có tâm thành tín, trong sạch, cần cầu nỗ lực tấn tu phạm hạnh, mục đích diệt trừ tham sân phiền não, chứng đắc đạo quả vô thượng, độ mình, độ người – thì xin cho cái bát hãy rơi xuống tay tôi!”

Sau lời nguyện, điều phi thường xảy ra: Không biết từ đâu đó, cái bát của đức Phật đã nằm trên tay của thanh niên tân tỳ-khưu Ajita!

Hội chúng trông thấy hiện tượng kỳ diệu, vô cùng hoan hỷ! Riêng lệnh bà Gotamī thì bao nhiêu thương thân tủi phận đều tiêu tan, một ý nghĩ như ánh sáng tuệ bừng lên: “Chỉ một vị tân tỳ-khưu mà oai lực đã như thế - huống hồ là uy đức của hội chúng tăng đoàn gồm có cả đức Phật? Ồ! Ta đã hiểu giá trị của tập thể thí rồi!”
 
Từ trước, mình đã tự hỏi: Điểm giống nhau giữa ông Stephen Hawking và Bụt. Tại sao lá số (dẫu ảo) vẫn có những dấu hiệu Không Vong tương đồng???

Nay, không còn là kinh điển, không còn là suy đoán, cảm giác, hoặc huyền bí, lá số... Tác phẩm Vũ Trụ trong một Nguyên Tử, tác giả Đức Dalai Lama 14, đã có lời giải đáp. Tuy quan điểm trong tác phẩm này, chưa hoàn toàn thuyết phục được cá nhân, nhưng khả dĩ, sau 30.000 năm nữa, Bồ Tát Di Lặc sẽ tái sinh (ghi chú trong tác phẩm). Ngài sẽ thuyết pháp theo hướng Khoa Học Tâm Thức, là hướng đi tương tự Học Thuyết Lượng Tử trong Khoa Học Vật Chất.
***
Quy luật về số 3, lần nữa xuất hiện: Vật Chất, Tâm Thức, và Các thể cấu hợp Trừu Tượng. Nguyên nhân cốt lõi, nguyên nhân bổ trợ... Tánh Không, tự tánh không tồn tại độc lập, hằng hữu, mà biến đổi liên tục (Khác với Dịch Kinh, biến đổi của tánh Không là ngẫu nhiên, trong khi biến dịch của Dịch Kinh là theo quy luật).

Câu hỏi của ông Lạt Ma rất hay, nhưng ấn tượng nhất: "Vì sao khi mới sanh ra, trẻ sơ sanh đã biết bú sữa?" Ý thức của trẻ sơ sinh từ đâu mà đến?
 
Last edited:
Thay đổi ở mục số 2, như sau:
Bụt (Buddha ko gọi là Phật) không là Triết, bởi lẽ nó không thoả các gạch đầu dòng trong sách định nghĩa về Triết Học.
***
Cái Ta theo cách nói của Người, ko phải thực, ko vĩnh hằng, do dó ko Hữu Luân. Cái Ta này là do Ngủ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) bồi đắp mà thành.

Cái Ta theo cách nói của Bụt (cảm quan cá nhân, với trình độ tu học hiện tại), mới là thực, là vĩnh hằng, và Hữu Luân (sáu cõi: Trời, Thần, Người, Súc Sinh, Quỷ Đói, Địa Ngục).

Hữu Luân vào cõi nào, do nghiệp và duyên quyết định. Tuy nhiên, phải phân biệt nhân quả và nhân duyên.
* Nhân quả: Gieo hạt nho, ko thể hái quả bưởi; tương tự gieo nghiệp ác ko thể đòi vào cõi Trời, Thần.
* Nhân duyên: Gieo hạt nho cũng ko chắc hái được quả nho, vì còn nhiều yếu tố tác động khác làm cho hạt nho chết yểu. Phải gieo thật nhiều hạt nho, ở nhiều nơi khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, đủ duyên chắc chắn sẽ hái quả nho (mà ko lo hái phải quả bưởi). Tương tự, phải gieo nghiệp thiện qua nhiều đời nhiều kiếp, chắc chắn sẽ được vào cõi Trời, Thần (ko sợ đoạ cõi Quỷ đói, Địa ngục).
Ngâm cứu sang Phật Giáo Tây Tạng (Dalai Lama 14 thuyết pháp), lần nữa xác nhận, cái sự hiểu của mình về Phật Giáo Nguyên Thuỷ:

Hỏi. Cái gì tái sinh? Có phải là tâm thức cá nhân tan vào dòng tâm thức lớn hơn, rồi từ đó hiện ra trở lại?

Ðáp. “Cái tôi” tái sinh.

=> Phật Giáo Tây Tạng sẽ dẫn đường cho mình đến với thế giới của Di Lặc Bồ Tát. Điều này đúng hay không đúng? Hãy tạm gác lại Phật Giáo Nguyên Thuỷ, dấn thân vào con đường này, trải nghiệm con đường này một thời gian!!!
 
Back
Top