Rảnh rỗi ngồi giải bài tập CBL, trả bài anh
@KK24 và anh
@datpt154 :)
1. Tên: CBL - Count Back Line - Đường đếm ngược (Việt hóa)
2. Mục đích: Để đi tìm điểm đảo chiều và điểm entry trong một downtrend.
3. Cấu tạo: Gồm 03 cây nến/bar (Lại là số 3 huyền diệu)
- Bắt đầu từ cây nến có giá trị thấp nhất trong ngày - cây nến 1, tìm lên đỉnh cây nến đó rồi chiếu sang ngang bên tay trái (thế nên gọi là đếm ngược) cho đến khi gặp cây nến tiếp theo có đỉnh cao hơn cây nến 1 thì lấy làm cây nến 2.
- Từ đỉnh của cây nến 2, tiếp tục chiếu sang ngang bên trái cho đến khi gặp cây nến có đỉnh cao hơn cây nến 2 thì lấy làm cây nến 3.
- Từ đỉnh của cây nến 3 lại kẻ một đường ngang về phía bên phải gọi là đường CBL.
- Điểm entry là khi có một cây nến giao dịch đóng cửa phía trên đường CBL này.
- Điểm stoploss là mức giá thấp nhất của cây nến 1. Khi giá đóng ở mức cao hơn vào những ngày sau đó thì dời stoploss lên giá thấp nhất của các cây nến tiếp theo (bên tay phải) - trailing stoploss.
- Trong quá trình đếm ngược từ 1-2 hoặc từ 2-3 nếu có những cây nến có giá trị cao nhất thấp hơn giá trị của cây nến 1/2 thì bỏ qua không tính đến.
4. Cách sử dụng:
- Lặp đi lặp lại quá trình vẽ CBL nếu như cây nến đóng cửa của ngày giao dịch tiếp theo có giá trị thấp hơn giá trị thấp nhất của ngày trước đó.
- Điều kiện xác nhân là giá phải break qua cả cái down trendline và CBL line.
5. Lưu ý:
- Đường CBL cũng chẳng phải là cây đũa thần, khi sử dụng phải luôn có stoploss
, nó có thể là tín hiệu báo đảo chiều sớm, nhưng để xác nhận trend đã đảo chiều hay chưa thì phải kết hợp dùng thêm GMMA (Lời của đại sư Daryl Guppy).
- Ưu điểm của CBL là tính đơn giản, nhưng nhược điểm lại là độ trễ do phải giao dịch sau ngày có cây nến xác nhận đóng cửa trên đường CBL và nếu so với giá đáy thì thường giá đã đi khoảng 10% (cái này là em mới test qua vài cổ phiếu giao dịch tại VN).
Nếu có thiếu sót gì mong các anh chỉ bảo thêm. Hết.