TAFA Ver.01

07/04/2012: MACD
- Market chỉ là một chiến trường giửa 2 đối thủ, một bên là Buyers và một bên là Sellers. Kết quả cuối cùng là cái price trên chart. Khi phe Buyers thắng thì prices đi lên, ngược lai thì prices đi xuống. Khi 2 cái lực nầy bất phân thắng bại thì prices sẽ đi ngang (consolidation or sideway). Vì vậy dùng các indicators là để đo lường sức mạnh của 2 cái lực nầy để mà dự đoán đường đi của prices trong tương lai. MACD indicator có 2 đặc điểm là : Nó vừa là Trend Follower (biến chuyển theo prices trên chart).Vừa là Momentum (đo lường sự biến đổi trong sentiment) của 2 phe Buyers và Sellers. MACD gồm có 2 versions : MACD chính và MACD Histogram.
- MACD indicator : Gồm có 2 thành phần chính:

  • 1.Main Line: Tạo nên do 12-period EMA minus 26-period EMA.
  • 2.Signal Line: Đó là 9-period EMA of the MACD Main Line.
Trên đồ thị biểu diển của MACD điều cần chú ý là đường 0 Line. Đây là đường phân chia giữa Bull và Bear. Khi MACD ở trên đường nầy là Bull Market, ngược lại là Bear Market. Và đường nầy cũng chính là resistance hay support đối với MACD.
Áp dụng :

  • 1-Buy khi main line từ dưới vượt qua để lên trên (crossover up) đường signal line.
  • 2-Sell khi main line từ trên vượt qua để xuống dưới (crossover down) đường signal line.
Chú ý: Nếu những sự vượt qua nầy (crossover up or down) xảy ra gần đường 0 ine thì dấu hiệu buy or sell càng mạnh, càng chính xác hơn. Và một khi MACD main line tiến gần đến đưòng 0-line thì ta sẽ thấy prices dao động nhiều lên vì sắp sửa đổi chiều từ bull sang bear hay ngược lại.
- MACD Histogram : MACD Hist. chẳng qua chỉ là khoản cách giữa Main Line và Signal Line mà thôi (Main Line - Signal Line). Được biểu hiện trên đồ thị bằng các positive bars và negative bars.Sự thay đổi từ positive sang negative hay ngược lai của các bars tai 0-line có nghĩa là lúc đó main line crossover signal line. Cùng một đặc tính như MACD nhưng MACD Hist có cái lợi là giúp ta dễ nhìn bằng mắt thường. Với độ dài ngắn thay đổi của các bars cho ta dễ dàng ước lượng khoản cách giữa main line và signal line. Và cũng từ đó giúp ta dễ dàng nhận ra Positive và Negative Divergence. Một signal rất là quan trọng trong trading vì thường sẽ cho ta big profit.
- MACD+MACD Hist.
Cái chart nầy đặt chồng MACD lên trên MACD Hist để hiểu rỏ hơn sự tương quan giữa MACD và MACD Hist.

07/04/2012: STOCHASTIC
SLOW STOCHASTIC : Stochastic là một oscillator indicator (không trending mà chỉ move trong một giới hạn, limited range). Slow Stochastic là một trong 3 stochastic gồm có Fast, Full and Slow Stochastic. Nhưng tốt nhứt là nên dùng Slow vì ít bị False Signals hơn. Stochastic cho ta biết điều kiện (condition) của market. Nghĩa là cho ta biết trạng thái những buy orders và sell orders như thế nào; đã đạt đến mức climax chưa ở 2 levels gọi là overbought (Level 80) và oversold (level 20).Vi vậy 2 levels nầy rất quan trọng cần phải để ý khi phân tích chart. Áp Dụng :

  • 1-Buy khi main line crosses up trigger line và vượt khỏi level 20 từ phía dưới.
  • 2-Sell khi main line crosses down và vượt khỏi level 80 từ phía trên.
  • 3-Ngoài ra Stochastic cũng có thể dùng để tìm positive và negative divergence nữa.
07/04/2012: TRADING SYSTEM
Đây là một system rất đơn giản nhưng lại rất hiệu nghiệm. Không những cho good profit mà còn giúp cho loại trừ những trường hợp đưa đến thất bại (trade failure).

System nầy gồm có :
  • 1-Hai Exponential Moving Averages - 13 EMA và 20 EMA. Hai EMA nầy cho ta biết được trạng thái của market đang trending (up or down) hay là đang sideway.
  • 2-MACD Hist (11,25,8) cho ta biết sentiment của buyers và sellers.
  • 3-Slow Stochastic (5,3,3) cho ta biết market condition (overbought or oversold).
 
@TuanMinh, @MrM, @NPT, @Samsonite: các cụ del hộ mấy cái post phát hề, em đang biên tập lại cho nó liền mạch.
9/04/2012: PATTERNS
@Jeffrey- Gold cũng vậy, hiện đang có inverted HS nè, ai cũng chỏ nó lên 2200$. Bạn thử hỏi xem, gold lên 2200 thì kinh tế sẽ ra sao ?
Thôi đi đừng có quá tin vào mấy ông bình luận lung tung vì dựa trên mấy pattern nhưng lại đọc pattern tật lất. Cứ thấy giống giống thì đã cho là Inverted H&S rồi từ đó mà tuyên bố loạn xà ngầu. Muốn thật sự là một H&S thì phải được confirm bằng volume nữa chứ không có đơn giản thấy cái hình giống là được. Khảo sát volume rất là quan trọng khi xác định một H&S và lại càng đóng một vai trò crucial đối với inverted H&S, nếu không thì pattern H&S rất là đáng nghi ngờ.Vàng từ khi tạo Top đến giờ chỉ có một pattern là Bearish Diamond Top mà thôi. Và vàng đã đi đúng như vậy.
Pleiku gold 2.png
 
11/04/2012: TO SEE OR NOT TO SEE
Biết nói như vậy nhưng lại làm ngược. Tui hỏi như vậy là để coi thử trả lời như thế nào chứ không phải là tui không biết đâu. Hãy học lại cho kỷ trước khi phát ngôn lung tung làm cho mấy Newbies muốn học hỏi lại điên cái đầu.
  • 1- Trước hết tui nói cho biết market không có nhà cái nhà con gì hết, chỉ có traders và investors mà thôi. Market chỉ là trung gian cho những người nầy giao dịch mà thôi . Stock market và Forex market khác nhau và giống nhau và vận hành như thế nào thì học lại đi, tui thấy là chưa được thấu đáo đâu đó. Specialist (là của NYSE chứ không phải là Nasdaq như cậu nói đâu), Market Maker mới là của Nasdaq. Nhiệm vụ của 2 người nầy là gì ? đối với cậu là "nhà cái" ?. Tui thấy cậu hỏi VCurrency trade lâu năm sao không thấy nói về nhà cái ?. Ông ta không nói là bởi vì nó đâu có nhà cái.Thật là bậy bạ. Khi nào rảnh tui sẽ nói về chuyện nầy nhiều hơn.
  • 2-Cậu nói lung tung và đưa ra một lô cách tính lớp 2 về timeframe, nhưng tui thấy không hiểu một tý gì về nguyên tắc và cách xử dụng multiple timeframe hết. Những người trade theo TF 1 phút thì tham khảo H4 để làm gì ? ; những người trade theo monthly thì coi H4 làm gì ?. Vì sao phải như vậy ?. Lý do H4 là một magic TF ?.
Hai vấn đề cần phải học lại.
 
11/04/2012:
Originally Posted by Jeffreyvnlk
Bạn kêu mệt vì nhìn chart ? Thì tôi đang giúp bạn chỉ ra nguyên nhân thủ phạm chính là cái h4 . K hiểu bạn còn đòi hỏi gì nữa ?
Việc đầu tiên không cần chart là lấy high low chia cho số pips trong spread, lấy khoảng 14 ngày. Chia ra xem chơi đồng nào là hiệu quả nhất
Việc thứ hai là lấy open/ closed chia cho cái wick trên wik dưới (high and open, low and close) để xem chiến trận giằng co 2 bên ra sao.Toàn những việc của excel, không liên quan đến chart, Hao hao giống Jessie Livermore khi xưa tape reading
Rồi bạn mở chế độ table view ra, quan sát và trade.Hình của nói giống bảng giao dịch điện tử chứng khoán. mt4 không có chế độ này thì phải
K có chart nên trong đầu phải tưởng tượng ra nhiều thứ
Việc của bạn bây giời là tập nhìn ra được h5. Một dang virtual chart trong đầu

- Nhà cái tui đã trả lời rồi.
- Cái quan niệm nầy thì đúng không có sai và cũng không mới mẽ gì. Có điều sự áp dụng của cậu thì nó xưa như trái đất vậy. Bộ mới từ hang Pắc- Pó ra thế giới văn minh hay sao mà lost như vậy. Ông Wilder mà thấy còn dùng excel sheet của các đệ tử thì chắc ổng khóc đấy vì ổng đã làm cho indicator gọi là ATR rồi mà vẩn không chịu học. Đây nè tui trích cho một đoạn tui làm cho cháu ngồi mà học đi, đừng có vung vít phát ngôn bá láp nữa mất công tui phải chửi. Đọc không hiểu thì hôm nào quởn tui sẽ viết ra bằng tiếng Việt cho, hơi lâu vì nhiều khi có những chử tui không biết tiếng Việt nói như thế nào.
Average True Range (ATR) is a volatility indicator. It is also used as part of other trading systems such as Starc Bands and Keltner Channels.
- Nghe nói trước đây có ông VCurrency nào đó cũng nhiều nhiệt tâm muốn giúp đở cho nhiều người nhưng cứ bị những tên dốt mà lại cứ muốn show off phá thối nên rồi phải nản. Đây là một chổ có tính cách chuyên môn, biết hay không biết nó rõ ràng minh bạch chứ không phải như mấy topic chính trị mà nói sao cũng được. Cứ nói tầm bậy sẽ rất hại cho những người mới như Luca3879 chẳng hạn. Tui không bao giờ chấp nhận và sẽ truy bài tới nơi đừng có đùa. Không biết thì học chẳng ai cười chê mà ngược lại người ta còn quý mến và nể nang.
 
11/04/2012: Update huyền thoại Vietstock
quote_icon.png
Originally Posted by Luca3879

Cháu mới tham gia thị trường, hiện tại kiến thức của cháu về phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản còn rất hạn hẹp, cháu cũng chưa biết mình nên bắt đầu từ đâu, học cái gì trước, cái gì sau. Mong bác Pleiku chỉ giúp cháu. cháu xin cám ơn.
Update:

- Em không muốn dập tắt mơ ước nhỏ nhoi của cụ. Nhưng em nói thật nhé : cụ đừng có mò vào forex làm gì mà tốn tiền, tốn sức khoẻ.
- Cái nghề gì cũng đòi hỏi phải có tố chất, năng khiếu bẩm sinh. Nếu như muốn làm ca sĩ thì phải có giọng hát chẳng hạn. Nếu như những nghề khác, chỉ cần nhìn sơ qua là biết ngay có năng khiếu hay không. Chẳng hạn như khi muốn làm ca sĩ, hát "sống" vài câu (nghĩa là hát không nhạc đệm, không thiết bị phụ trợ) là người ta có thể đánh giá được năng khiếu ngay.
- Nhưng cái nghề trader lạ lắm :). Download về một cái trading station vớ vẩn nào đó (phổ biến là MT4). Paper trade dăm ba ngày, tiền (demo) vào ào ào. Ai cũng nghĩ mình có thể trở thành một pro-trader (thế mới hài).
- Nhưng chỉ khi đã đốt vào đó kha khá tiền. Tốn vào đó kha khá thời gian. Người ta mới ngậm ngùi nhận ra rằng : trading không phải là cuộc chơi dành cho họ.
 
12/04/2012: Stock market vs Forex market
Stock market và FX market tuy rằng cơ cấu tổ chức có khác nhau nhưng nguyên tắc vận hành của market thì cũng như nhau mà thôi :
  • 1-Đây là một loại Auction market . Giá cả của mặt hàng không cố định như ở các siêu thị mà là nó luôn luôn thay đổi tùy theo cung và cầu (supply & demand) thể hiện qua số buy và sell orders.
  • 2-Market phải luôn luôn di chuyển không được ngừng nghỉ một phút nào.
  • 3-Market không care bất cứ ai lớn hay nhỏ, lời hay lổ cũng như giá cao hay thấp của các mặt hàng (stocks, currencies….).
  • 4-Phải fill những orders càng nhiều chừng nào tốt chừng nấy, cho cả buyers và sellers thỏa mãn cho nhiều người. Hãy tưởng tượng market như là một cục nam châm, bị thu hút bởi những orders. Nhiều người bị stop out trước khi thấy market di chuyển theo hướng của mình thì thường lên án là nhà cái nầy nọ. Nhưng thực ra thủ phạm thực thụ chính là sự hiệu quả của một market theo kiểu đấu giá (efficient auction market) mà thôi chứ không ai cố tình gian lận gì bạn cả. Bởi vì nơi đó đã tập trung một số lớn buy or sell orders (a clusters of orders) và một auction market có hiệu quả thì không thể bỏ rơi một số lớn orders như vậy mà không fill được. Và một khi ở đậy không còn order nữa thì market di chuyển tới chổ khác đang có orders. Market chỉ đơn giản làm cái công việc (its job) là có thể fill những orders nhiều chừng nào hay chừng nấy cho buyers và sellers.

Stock Market :
Lấy thí dụ như New York Stock Exchange (NYSE) hay Nasdaq chẳng hạn. Đậy là một auction market nhưng hoàn toàn tập trung (totally centralized). Tất cả những orders buy hay sell của một stock đăng ký trên market từ những brokerages đều gởi đến và qua tay của một single clearing firm. Vì vậy mọi buyers và sellers đều gặp nhau tại một nơi duy nhứt là NYSE hay Nasdaq để mà trade một stock tại một thời điểm nào đó. Làm việc tại những market nầy có những Specialist và Market Makers còn gọi là Floor Traders. Những người nầy vừa làm cái job của họ là matching nhũng ask/bid của các traders từ mọi nơi gởi đến vừa phải là một trader với một account riêng của mình như mọi người chúng ta. Lý do là như trên đã nói, market phải luôn luôn di chuyển không được đứng yên một chổ. Cho nên những lúc còn vắng vẻ thì họ phải trade lai rai thường là in/out quanh quẩn ở những pivot points để duy trì sự di động của market cho đến lúc làn sóng orders ào đến (vì vậy tui mới nói pivot point rất quan trọng cho traders, cần nên chú ý).
Forex Market :
Khác với stock market , forex market là một OTC (over-the-counter) market. Không có tập trung và rất là phân tán (decentralized). Nói một cách khác là forex market không có một địa điểm trung ương để mà trade. Traders có thể chọn lựa giữa những firms cung cấp dịch vụ trade-clearing. Những dealers nầy có khả năng và được phép thực hiện những cái trade độc lập với nhau. Tuy nhiên những nguyên tắc của một auction market thì cũng như nhau mà thôi. Giá cả tuy có khác nhau chút đỉnh là tùy theo cách ấn định spread commission của mổi dealer nhưng giá chính là vẩn căn cứ theo các trung tâm tài chánh chính như London, Tokyo hay New York. Thực hiện trade cho chúng ta có 3 loại broker tùy theo bạn chọn :

  • 1-Market Makers với Dealing Desk. Với loại nầy trade của bạn sẽ thực hiện ngay tại firm. Họ hành động như là một trader nghịch chiều với bạn. Ví dụ bạn gởi tới một order sell 1 lot USDJPY thì họ bắt buộc phài buy 1 lot của bạn ở giá bid lúc đó, cho dù họ thấy bạn sell quá đúng ngay tại đỉnh đi nữa. Sở dĩ họ chịu làm như vậy vì tính theo xác xuất 90% traders là losers và họ làm ngược lại thì sẽ là winners. Hơn nữa họ còn có nhiều cách để hedge một số positions. Và cũng vì cách làm ăn như vậy mà ta thấy có trường hợp những anh nhỏ ít vốn mà lại gặp một trader khách hàng quá giỏi thì mấy ảnh đầu hàng và yêu cầu người nầy get out.
  • 2-Loại thứ hai là broker NDD (no dealing desk) . Tại đây thì họ dùng các liquidity providers cung cấp bid/ask nối vào platform để thực hiện trade cho bạn. Loại nầy nhiều khi còn cung cấp market depth (số lượng lot đang ở giá bid và ask). Họ thu commission bằng spread do họ định.
  • 3-ECN broker thì họ chuyển order của bạn vào hệ thống ECN (electronic communications network). Đây là một marketplace bao gồm rất nhiều liquidity providers, banks,market makers…Tại đây trade của bạn sẽ được thực hiện với một giá tốt vì rất nhiều cạnh tranh.
Nói tóm lại market là như vậy, không có chuyện nhà cái nhà con, rất đàng hoàn minh bạch, mọi người đều bình đẳng. Đồng ý là cũng có những vụ manipulate trong market, nhứt là mấy ông hedge fund, nhưng đó là bất hợp pháp và không thể xảy ra hàng ngày được đừng nói chi từng giờ từng phút như nhiều người nói được. Ngoài ra số lượng tiền trade trong fx market quá lớn, muốn làm cho market di chuyển theo ý mình không phải là chuyện dể. Hơn nữa Big money thì cũng có hàng ngàn chứ không phải một và mấy ông nầy cũng không phải cùng sống chết với nhau, làm bậy thì cũng sẽ bị anh khác thịt ngay.
 
15/04/2012: CURRENCY PERFORMANCE
- Chuẩn bị cho tuần tới thì cũng nên coi trong 21 ngày qua các đồng tiền đối với nhau như thế nào để từ đó có một khái niệm sơ khởi nên trade cặp nào cho có lợi hơn

15/04/2012: TRADE THEO ĐÀN (Herd Traders)
- Traders có thể chia ra làm nhiều nhóm căn cứ vào khi nào và cách thức họ thực hiện một cái trade. Professional traders là những người bắt đầu trade đầu tiên, rồi kế tiếp là những new traders nhưng đã có trình độ khả dĩ, sẽ có ngày trở thành pro-traders, và cuối cùng là những traders theo bầy đàn (herd traders).
- Herd Traders là gì?
+ Herd Traders là một nhóm traders họ thực hiện giao dịch sau các nhóm khác. Nhóm nầy được gọi là “herd following Traders” , họ trade dựa trên những informtions như media, new report, hoặc những tips trên các websites để mà quyết định cho sự giao dịch của mình. Những traders nầy có tư tưởng bầy đàn, một khi thấy một số nhảy vào market thì sẽ hùa nhau nhảy theo. Họ trade hoàn toàn theo emotion, khi thấy prices move nhanh và lớn thì sợ mất cơ hội và rất phấn khởi vì nghỉ rằng có thể kiếm nhiều tiền. Vì vậy họ enter trade ngay trong khi rất ít người, nếu không muốn nói là hoàn toàn không ai, chịu nhìn vào chart. Giống như một đàn cừu đang bình yên ăn cỏ, bổng có một anh bị sói rượt chạy về một hướng nào đó, thế là cả đàn hùa nhau chạy theo. Và tui dám chắc trong cái đàn cừu đó có những anh cừu tuy chạy bán sống bán chết nhưng thật ra là chẳng biết chạy vì chuyện gì.
+ Như trên tui đã nói, herd traders là nhóm enter market sau cùng vì vậy nhóm nầy thường là buy ở đỉnh và sell ở đáy. Cái lý do tại sao như vậy là bởi vì họ chỉ thuần túy căn cứ trên market dynamics. Khi toàn thể nhóm nầy vào hết rồi thì không còn trader nào nữa để tiếp tục buying hay selling. Thế cho nên khi toàn thể herd vào rồi thì market bắt đầu reverse hay consolidate. Và mấy anh chị thuộc nhóm nầy từ một shortterm traders, nếu không stop out kịp thời thì sẽ trở thành longterm investors và đi theo chu kỳ như hai cái biểu đồ dưới đây. Và cái chuyện nầy cứ lặp đi lặp lại mãi cho đến khi cháy account.
 
21/04/2012: CÚ NHẢY NGOẠN MỤC
Peter sống trên đảo ở ngoại ô, anh làm việc trong phố, sáng đi tối về. Có điều bất tiện là nếu bị lỡ phà anh sẽ phải chờ một tiếng đồng hồ mới có chuyến sau. Hôm trước, khi vừa ra bến, Peter thấy phà đã cách bến khoảng 5 mét. Quyết định không đợi đến chuyến sau, anh làm một cú nhảy dài hết sức mạo hiểm lên thành phà. Thành công, Peter đứng dậy, phủi bụi trên quần áo và hãnh diện nói với một người vừa chứng kiến cú nhảy ngoạn mục:
- Cũng được đấy chứ nhỉ!
- Vâng,
- người kia đáp
- nhưng lẽ ra anh nên đợi thêm vài phút nữa. Phà sắp cập bến rồi mà.

KaKa có thấy mình giống anh chàng Peter trong chuyện nầy không!!!!
 
10/03/2012: Update huyền thoại Vietstock
quote_icon.png
Originally Posted by ForexNews

Giỡn chơi một chút (vì thể nào cũng có cụ nghi ngờ em là update "dzỏm" :))
Em đố cụ nào tìm được một trader : vừa tài giỏi, vừa đẹp trai mà lại ... vừa đê tiện (giống như em nhá)
he he
Cụ nào đã có hân hạnh đọc những bài em viết trong quá khứ, thì chỉ ngửi văn là biết ngay update "xịn" đã hạ sơn nhá
Thôi chào các cụ, em đi mây về gió tiếp đây
05/04/2012: Update huyền thoại Vietstock

quote_icon.png
Originally Posted by ForexNews

Theo tôi thì Trong khối OPEC gồm rất nhiều member, nhiều nước thì tỷ lệ 47% đó so với tỷ lệ riêng 25% nhập cảng từ Canada..thì Cnda vẫn là nước hàng đầu cung cấp dầu cho Mỹ chứ...Hơn nữa sau này Mỹ không còn nhập cảng dầu cuả Iran,số ít cuả Iraq....thì số lượng nhập cảng dầu cuả Canada còn cao hơn 25% nhiều..
Cụ đọc lại giải thích của em ở post trước nhé.
Mấy cái kiến thức cơ bản này, em học cách đây gần chục năm ở trading desk của Nippon Steel Corp. Em cũng dexh tin lắm vào đạo hạnh của cái thằng giảng bài cho em nghe, nhưng em thấy nó nói cũng có lý :)
quote_icon.png
Originally Posted by Pleiku


Như bạn đã biết dầu thô (crude oil) còn được gọi là “vàng đen”. Người ta có thể sống không có vàng , nhưng ở thời đại ngày nay người ta không thể sống khi không có dầu. Dầu cũng như là một chất thuốc chạy trong mạch máu của nền kinh tế thế giới. Canada là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhứt trên thế giới. Xuất cảng khoản 2 triệu thùng dầu một ngày sang Hoa Kỳ. Điều nầy đã biến Canada thành một nước hàng đầu cung cấp dầu cho Mỹ. Và do nhu cầu khổng lồ về dầu của Mỹ từ Canada đã tạo nên một nhu cầu về đồng Dollar Canada. Vì vậy khi giá dầu trên thế giới tăng cao thì cũng kéo theo một sự gia tăng nơi Dollar Canada và làm sụt giá cặp tiền USDCAD. Ngoài ra cũng nên nhớ rằng 85% xuất cảng của Canada là vào Mỹ, nên cặp USDCAD cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mức độ tiêu thụ của Mỹ một khi giá dầu tăng cao. Nếu US nhu cầu tăng, các nhà sản xuất sẽ đặt hàng nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu và vì thế giá dầu sẽ cao hơn và đưa đến sụt giảm đối với cặp USDCAD. Và ngược lại khi US nhu cầu giảm xuống. Đó là lúc tốt nhứt để short USDCAD.
Em xin lỗi vì đã cắt ngang cụ Pleiku nhá.
Lý do tăng/giảm của đồng đô la Canada không phải bắt nguồn từ nguyên nhân Canada là nước hàng đầu cung cấp dầu cho US đâu (US nhập khẩu 25% nhu cầu dầu từ Canada). Nếu lý luận kiểu như vậy thì đồng Dinar của mấy nước OPEC sẽ phải nhảy lambada mạnh hơn CAD nhiều :) (US nhập khẩu 47% nhu cầu dầu từ OPEC).
quote_icon.png
Originally Posted by Dân Ngu


Phải công nhận Update học hành tới nơi tới chốn, kiến thức cơ bản rất tốt, rất khâm phục bạn. :o
Bác Trưởng đang di dời bài cũ bên kia về đây để tiện tra cứu, mấy bài viết của bạn rất hay bạn nên chuyển về đây nữa cho thêm phong phú.
he he he
- Cụ đã có lời động viên, thì em viết nốt nguyên nhân vì sao đồng đô la Canada nhảy múa (chứ không phải đồng Dinar :) )
- Dầu mỏ được khai thác trong tự nhiên tồn tại dưới 2 dạng : dầu tích trữ thành túi dầu/ dầu lẫn trong các tạp chất khác.
- Dầu tích trữ thành túi là phổ biến (giá thành khai thác rẻ), còn dầu lẫn trong các tạp chất khác thì ít phổ biến (giá thành khai thác đắt).
Trên thế giới thì nhiều nơi có dầu lẫn trong tạp chất, nhưng trữ lượng thấp nên không có ai đầu tư khai thác cả, duy nhất chỉ có Canada là dầu lẫn trong tạp chất tập trung với trữ lượng lớn (dầu Canada gọi là "dầu cát" - dầu lẫn trong cát, trữ lượng khoảng 170 tỷ thùng, vùng có trữ lượng cao nhất của Canada là Alberta). Để thấy được trữ lượng "dầu cát" của Canada lớn cỡ nào, ta có thể so sánh với Saudi Arabia (230 tỷ thùng)
Khi giá dầu lớn hơn giá thành sản xuất "dầu cát" nhiều lần thì mọi chuyện vẫn OK. Canada vẫn có thể sản xuất và xuất khẩu ngon lành.
Khi giá dầu giảm về sát giá thành sản xuất "dầu cát", mọi chuyện vẫn OK vì Canada vẫn có thể bán dầu cho US (US bắt buộc phải nhập khẩu một phần nhu cầu dầu từ Canada, bởi vì Canada có vị trí địa kinh tế chiến lược : nằm sát nách US. Nếu nhu cầu dầu của US mà phụ thuộc hoàn toàn vào mấy nước xa lắc lơ như OPEC thì khi có chiến tranh hay thảm hoạ xảy ra thì US tèo chắc luôn vì không có đường vận chuyển). Khi giá dầu giảm dưới giá thành sản xuất "dầu cát" thì các mỏ dầu của Canada xin mời nằm "đắp chiếu" nhá. Làm sao mà địch nổi với cái bọn OPEC : giá nào cũng bán vì giá thành sản xuất quá rẻ (thậm chí chỉ cần cắm cái cọc xuống cát là dầu phun lên toé loe :) ). Cho nên sức khoẻ của đồng đô la Canada phụ thuộc nhiều hơn vào giá dầu thế giới, hơn là đồng Dinar của OPEC, nguyên nhân bắt nguồn từ giá thành sản xuất.
04/04/2012: Update huyền thoại Vietstock
quote_icon.png
Originally Posted by nguyentrongsuu

để có thể thắng trong forex , ko gì bằng ta phải biết lực lượng (buy hay sell )bên nào mạnh hơn mà ta nhảy vào cùng họ tại thời điểm ta mở trade

- Cụ hiểu sai về chuyện thắng/thua trong trading rồi :), thắng/thua trong trading không có phụ thuộc vào việc dự đoán đúng hay sai đâu
mà phụ thuộc vào việc bet tiền của cụ (dân cờ bạc thì gọi dân dã là - "đi tiền", còn dân trading gọi là money management)
- Dự đoán đúng/sai thì cỡ sư tổ như John Paulson cũng chỉ đoán đúng > 50% chút xíu thôi, nhưng cái giỏi của những tay tổ như J.P là bet tiền không run tay khi biết những cái big deals nào đang trúng và sẽ tiếp tục trúng.

 
Last edited:
@TTN, @chim_non
Chị, anh lúc nào rảnh rỗi, có thể gạch cho em mấy dòng về việc tại sao CTD quá vượt trội so với HBC? Ngoài sự khác biệt về cấu trúc tài sản, lĩnh vực xây dựng công nghiệp vs xây dựng dân dụng...thì những yếu tố nào tạo nên sự khác biệt đến thế ạ? Trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của HBC cao hơn hẳn CTD, nhưng kết quả thì lại thật thảm hại:thankyou:
 
@TTN, @chim_non
Chị, anh lúc nào rảnh rỗi, có thể gạch cho em mấy dòng về việc tại sao CTD quá vượt trội so với HBC? Ngoài sự khác biệt về cấu trúc tài sản, lĩnh vực xây dựng công nghiệp vs xây dựng dân dụng...thì những yếu tố nào tạo nên sự khác biệt đến thế ạ? Trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp của HBC cao hơn hẳn CTD, nhưng kết quả thì lại thật thảm hại:thankyou:
Anh @chim_non mua cả 2 cổ đấy thì biết, chị chỉ ngó qua chứ chưa đọc kỹ.
Cái này em nhầm, CTD là >7.5%, HBC chỉ khoảng 5% thôi.
CTD vốn chủ sở hữa lớn, Nợ /vốn chỉ > 1 tý , còn HBC nợ/ vốn xấp xỉ 6, lãi ngân hàng ăn hết 1 phần lớn nữa rồi.
Doanh thu cũng thấp bằng 1/2 trong khi vốn lớn gần gấp đôi
Số vòng quay tài sản của CTD cũng gấp 2.5 lần so với HBC (CTD vào khoảng 1.6, HBC khoảng 0.65)
......
 
Last edited:
@TTN, @chim_non
Em góp mấy cái đồ thị cho dễ nhìn ạ, em mới ngẫm tới đây thôi:
1. Doanh thu HBC tụt dốc mạnh năm 2013, CTD thì 2013 đã quay đầu đi lên. Ngoài ra, cơ cấu doanh thu khác biệt giữa CTD & HBC.
CTD HBC 1.png
2. Xuất phát điểm từ 2010, tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu thuần của HBC gấp đôi CTD; nhưng lại có sự giảm dần theo thời gian, và đến Q3/2015 thì HBC quay về bằng với CTD. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận ròng của cổ đông công ty mẹ, thì HBC giảm kinh hoàng, đến Q3/2015 vẫn chưa bắt kịp được CTD
CTD HBC 2.png
3. HBC vay nợ tăng liên tục trong khi CTD thì không. Từ 2010 tổng vay vợ của HBC là 550 tỷ, thì đến 2015 là 2230 tỷ. Kết quả, lãi vay phải trả quá nhiều. Giả sử, nếu HBC không vay nợ như CTD, thì lợi nhuận HBC mang về cho cổ đông có thể tăng gấp đôi so với hiện tại. Vậy HBC tại sao phải vay nhiều đến thế? Liệu có giảm vay nợ đi được không?
CTD HBC 3.png
 
@TTN, @chim_non
Em góp mấy cái đồ thị cho dễ nhìn ạ, em mới ngẫm tới đây thôi:
1. Doanh thu HBC tụt dốc mạnh năm 2013, CTD thì 2013 đã quay đầu đi lên. Ngoài ra, cơ cấu doanh thu khác biệt giữa CTD & HBC.
View attachment 2268
2. Xuất phát điểm từ 2010, tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu thuần của HBC gấp đôi CTD; nhưng lại có sự giảm dần theo thời gian, và đến Q3/2015 thì HBC quay về bằng với CTD. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận ròng của cổ đông công ty mẹ, thì HBC giảm kinh hoàng, đến Q3/2015 vẫn chưa bắt kịp được CTD
View attachment 2269
3. HBC vay nợ tăng liên tục trong khi CTD thì không. Từ 2010 tổng vay vợ của HBC là 550 tỷ, thì đến 2015 là 2230 tỷ. Kết quả, lãi vay phải trả quá nhiều. Giả sử, nếu HBC không vay nợ như CTD, thì lợi nhuận HBC mang về cho cổ đông có thể tăng gấp đôi so với hiện tại. Vậy HBC tại sao phải vay nhiều đến thế? Liệu có giảm vay nợ đi được không?
View attachment 2270
Lãnh đạo tài giỏi, tâm huyết và tỉnh táo hay không chính là cái điểm 3 này đây. Nhìn Book value của CTD so với HBC thế nào, và book value ấy vẫn tăng mạnh dù trả cổ tức = tiền mặt cho CĐ từ 20 tới 50%.
CTD đã dần đủ khả năng làm tổng thầu trọn gói từ Design đến Building, cả trong và ngoài nước nữa.
 
Em đang xét yoy mà chị TTN. Xem xu hướng yoy chứ em không đọ từng quý ạ, 2015 em công thêm Q4/2014, với giả định là kết quả như nhau ! Em lại trật rồi hả chị? :102:
3 quý liền kề thì tỷ suất lợi nhuận gộp/ doanh thu ông CTD gấn 1.5 lần. Các năm trước thì có lẽ em đúng.
Nhìn thì thấy có 2 vấn đề phải giải quyết là
+ Đẩy nhanh tốc độ thi công
+ Tích cực thu hồi công nợ.
qua đó giảm lãi vay, tăng năng lực sản xuất là tiền đề để thúc đẩy doanh thu.Hiện nay 1 đồng tài sản mới tạo ra được 0.65 đ doanh thu là thấp quá, trong khi CTD 1 đồng tài sản tạo ra 1.6 đ doanh thu.
Vốn gấp đôi mà doanh thu bằng 1/3, nợ gấp 1.7 lần thì chả thằng đỉnh cao thằng vực sâu.
 
3 quý liền kề thì tỷ suất lợi nhuận gộp/ doanh thu ông CTD gấn 1.5 lần. Các năm trước thì có lẽ em đúng.
Nhìn thì thấy có 2 vấn đề phải giải quyết là
+ Đẩy nhanh tốc độ thi công
+ Tích cực thu hồi công nợ.
qua đó giảm lãi vay, tăng năng lực sản xuất là tiền đề để thúc đẩy doanh thu.Hiện nay 1 đồng tài sản mới tạo ra được 0.65 đ doanh thu là thấp quá.
Vốn gấp đôi mà doanh thu bằng 1/3, nợ gấp 1.7 lần thì chả thằng đỉnh cao thằng vực sâu.
Uki chị tay to...để em lưu vào máy, sau này nhìn lại cặp này xem sao :113:
 
Back
Top