Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

GDP Việt Nam có thể giảm 6.000 tỷ đồng mỗi năm vì Mỹ-Trung đối đầu
Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Mỹ - Trung ngay từ năm nay và sẽ ngày càng "ngấm" hơn trong 3 năm tới.
Báo cáo mới công bố của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội (NCIF - Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất sẽ làm GDP Việt Nam giảm 0,03% năm 2018; mức giảm tăng lên 0,09% vào 2019 và đạt đỉnh điểm sụt 0,12% vào 2020-2021. Mức tác động sẽ giảm dần các năm sau đó.

Quy mô nền kinh tế theo thống kê đến cuối năm 2017 đạt hơn 220 tỷ USD (tương ứng trên 5 triệu tỷ đồng). Với tốc độ tăng 6,8% năm nay, quy mô kinh tế năm 2018 khoảng 235 tỷ USD. Giả sử tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 6,5% mỗi năm trong 5 năm tới, quy mô kinh tế 2020 - 2022 lần lượt là 250,2 tỷ USD, 284 tỷ USD và 302 tỷ USD.

Với kịch bản Mỹ áp thuế 25% cho 34 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc, quy mô GDP Việt Nam năm 2018 theo NCIF, bình quân cả giai đoạn 2018 - 2022 căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ làm GDP Việt Nam giảm hơn 6.000 tỷ đồng mỗi năm.

Kịch bản khi Mỹ áp thuế 25% cho 34 tỷ USD hàng Trung Quốc

Năm GDP giảm
2018 1.650 tỷ
2019 5.300 tỷ
2020 7.500 tỷ
2021 8.000 tỷ
2022 7.800 tỷ
Bình quân năm 6.000 tỷ
Đơn vị: VND
 
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không phải là cơ hội
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ kéo dài và tác động lớn đến Việt Nam, theo đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi.
cuộc chiến nào trả trầy da tróc vảy, nhưng cơ hội không đến nhẹ nhàng...đây là cơ hội nhớn, để VN thay thế một số vị trí trong cái bánh thương mại toàn cầu
 
Việt Nam CÓ LÊN PHÁ...trước bài toán Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ

Trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc có thể phá giá đồng nhân dân tệ của họ như một đòn phản kích. Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam đã tỏ ra rất lo lắng và kêu gọi phá giá tiền đồng. Cơ bản họ lo hàng Trung Quốc giá rẻ hơn sẽ tràn vào Việt Nam và hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Sự lo lắng của các chuyên gia là rất đáng ghi nhận nhưng dường như là hơi thừa.

Một điều cần cân nhắc là cấu trúc kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn khác nhau. Nhìn vào cấu trúc kinh tế của Trung Quốc, thông qua bảng cân đối liên ngành của Trung Quốc, có thể thấy mức độ lan tỏa từ các nhân tố của cầu cuối cùng như tiêu dùng cuối cùng, đầu tư và xuất khẩu lan tỏa đến phía cung và giá trị gia tăng cao hơn Việt Nam rất nhiều. Trong khi ở Trung Quốc tiêu dùng cuối cùng lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,77; đầu tư lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,66 và xuất khẩu lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,8 thì các nhân tố này của Việt Nam lan tỏa tương ứng chỉ là 0,64; 0,54 và 0,4. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam lan tỏa mạnh đến sản lượng nhưng lan tỏa rất thấp đến giá trị gia tăng. Nếu Việt Nam chạy theo việc phá giá tiền đồng nhằm kích thích xuất khẩu thì chỉ có lợi cho những nước (có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam) chuyên nhập khẩu làm đầu vào cho sản xuất gia công; xuất khẩu theo kiểu này cơ bản là xuất khẩu hộ nước khác mà thôi. Điều này hoàn toàn khác với cấu trúc kinh tế của Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc lan tỏa đến thu nhập gấp đôi Việt Nam. Nhìn cấu trúc này có thể thấy Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thì họ có lợi còn Việt Nam thì không có lợi.

Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ khiến hàng hóa của nước này đã rẻ lại càng rẻ hơn và nhiều người cho rằng như thế hàng Việt Nam sẽ không cạnh tranh được và tình hình nhập siêu với Trung Quốc thêm trầm trọng. Theo tôi, điều này là không đáng lo ngại vì các lý do sau:

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 60% là nguyên vật liệu, trên 34% cho máy móc thiết bị và chỉ khoảng gần 6% cho tiêu dùng dân cư. Như vậy việc giá hàng nhập khẩu nguyên vật liệu của Trung Quốc giảm sẽ có lợi cho ta.

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế gia công, không có công nghiệp phụ trợ nên khi sản xuất hầu như phải nhập khẩu. Nếu không nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc thì cũng phải nhập từ nước khác nếu không muốn sản xuất ngưng trệ.

Nhiều ý kiến lo ngại xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi việc nước này phá giá đồng nhân dân tệ. Lo ngại này là có lý nhưng cần thấy rằng trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là của khu vực FDI. Hàng nông sản chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó xuất sang châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã 5-7%, chỉ khoảng vài phần trăm là xuất sang Trung Quốc. Tất nhiên vài phần trăm thì cũng là sản phẩm do sức lực của người nông dân Việt Nam làm ra, nhưng để sản phẩm của họ có thể cạnh tranh không, vấn đề không chỉ là... tỷ giá. Ngoài ra, việc giá trị xuất khẩu hay nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ tăng hoặc giảm còn phụ thuộc vào cơ cấu của xuất nhập khẩu theo nước và theo hàng hóa

Nền sản xuất của Việt Nam dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Tính toán cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ngày càng ít lan tỏa đến giá trị gia tăng mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu. Nếu tiền đồng mất giá 3% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng; chỉ số giá sản xuất (PPI) ngay chu kỳ sản xuất đầu tiên tăng 0,65%, trong chu kỳ sản xuất tiếp theo tăng 0,75%, tổng ảnh hưởng là 1,4% và GDP có thể giảm 2-2,27%.

Những dẫn chứng này có thể cho thấy nếu Việt Nam hốt hoảng phá giá tiền đồng mạnh thì bộ phận có lợi trực tiếp là khu vực FDI và gián tiếp là nước sở tại của các doanh nghiệp FDI đó. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, tuy có ảnh chút ít đến thành tích tăng trưởng GDP.
 
Việt Nam CÓ LÊN PHÁ...trước bài toán Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ

Trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc có thể phá giá đồng nhân dân tệ của họ như một đòn phản kích. Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam đã tỏ ra rất lo lắng và kêu gọi phá giá tiền đồng. Cơ bản họ lo hàng Trung Quốc giá rẻ hơn sẽ tràn vào Việt Nam và hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Sự lo lắng của các chuyên gia là rất đáng ghi nhận nhưng dường như là hơi thừa.

Một điều cần cân nhắc là cấu trúc kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn khác nhau. Nhìn vào cấu trúc kinh tế của Trung Quốc, thông qua bảng cân đối liên ngành của Trung Quốc, có thể thấy mức độ lan tỏa từ các nhân tố của cầu cuối cùng như tiêu dùng cuối cùng, đầu tư và xuất khẩu lan tỏa đến phía cung và giá trị gia tăng cao hơn Việt Nam rất nhiều. Trong khi ở Trung Quốc tiêu dùng cuối cùng lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,77; đầu tư lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,66 và xuất khẩu lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,8 thì các nhân tố này của Việt Nam lan tỏa tương ứng chỉ là 0,64; 0,54 và 0,4. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam lan tỏa mạnh đến sản lượng nhưng lan tỏa rất thấp đến giá trị gia tăng. Nếu Việt Nam chạy theo việc phá giá tiền đồng nhằm kích thích xuất khẩu thì chỉ có lợi cho những nước (có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam) chuyên nhập khẩu làm đầu vào cho sản xuất gia công; xuất khẩu theo kiểu này cơ bản là xuất khẩu hộ nước khác mà thôi. Điều này hoàn toàn khác với cấu trúc kinh tế của Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc lan tỏa đến thu nhập gấp đôi Việt Nam. Nhìn cấu trúc này có thể thấy Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thì họ có lợi còn Việt Nam thì không có lợi.

Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ khiến hàng hóa của nước này đã rẻ lại càng rẻ hơn và nhiều người cho rằng như thế hàng Việt Nam sẽ không cạnh tranh được và tình hình nhập siêu với Trung Quốc thêm trầm trọng. Theo tôi, điều này là không đáng lo ngại vì các lý do sau:

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 60% là nguyên vật liệu, trên 34% cho máy móc thiết bị và chỉ khoảng gần 6% cho tiêu dùng dân cư. Như vậy việc giá hàng nhập khẩu nguyên vật liệu của Trung Quốc giảm sẽ có lợi cho ta.

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế gia công, không có công nghiệp phụ trợ nên khi sản xuất hầu như phải nhập khẩu. Nếu không nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc thì cũng phải nhập từ nước khác nếu không muốn sản xuất ngưng trệ.

Nhiều ý kiến lo ngại xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi việc nước này phá giá đồng nhân dân tệ. Lo ngại này là có lý nhưng cần thấy rằng trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là của khu vực FDI. Hàng nông sản chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó xuất sang châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã 5-7%, chỉ khoảng vài phần trăm là xuất sang Trung Quốc. Tất nhiên vài phần trăm thì cũng là sản phẩm do sức lực của người nông dân Việt Nam làm ra, nhưng để sản phẩm của họ có thể cạnh tranh không, vấn đề không chỉ là... tỷ giá. Ngoài ra, việc giá trị xuất khẩu hay nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ tăng hoặc giảm còn phụ thuộc vào cơ cấu của xuất nhập khẩu theo nước và theo hàng hóa

Nền sản xuất của Việt Nam dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Tính toán cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ngày càng ít lan tỏa đến giá trị gia tăng mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu. Nếu tiền đồng mất giá 3% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng; chỉ số giá sản xuất (PPI) ngay chu kỳ sản xuất đầu tiên tăng 0,65%, trong chu kỳ sản xuất tiếp theo tăng 0,75%, tổng ảnh hưởng là 1,4% và GDP có thể giảm 2-2,27%.

Những dẫn chứng này có thể cho thấy nếu Việt Nam hốt hoảng phá giá tiền đồng mạnh thì bộ phận có lợi trực tiếp là khu vực FDI và gián tiếp là nước sở tại của các doanh nghiệp FDI đó. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, tuy có ảnh chút ít đến thành tích tăng trưởng GDP.
Kte V chưa có chiếu sâu, hiện mới chỉ là dạng hình, dạng bóng, là % sức ld nhỏ nhoi, là cái nhỏ trong cái chuỗi SX toàn cầu. nhất biến ứng vạn biến, chỉ có thời gian mới tạo cơ hội để DN V dành được % GTGT cao hơn trong sản phẩm
 
Mời lão @thietkieutam cho bài vĩ mô bình tình hình long tranh hổ đấu mừng 4rum hoạt động trở lại.
Chuyên gia MBS: Thị trường đã tạo xong đáy, VnIndex sẽ hướng tới vùng 1.200 – 1.300 điểm vào cuối năm
photo1527998901534-15279989015341349782938.jpg

 
vĩ mô thế giới:
+ từ tháng 5/2018 mỹ chính thức công khai đại chiến với kẻ thác thức - challenger-name "giấc mộng trung hoa"
+ từ 5/2018-8/2018: mỹ TQ chính thức tăng thuế 50 tỷ các mặt hàng nhập khẩu
+ tuy nhiên xuất siêu vẫn tăng, khả năng 2 con dê nhường nhau rất khó
túm lại là cuộc chiến này khó dập tắt do mỹ thì cứ nhập siêu hoài, TQ thì nhận mình giờ là voi trắng không phải thỏ trăng xinh xinh. muốn phệt thì qua phệt hiiiiiiii
nhận định:
cuộc chiến có thể âm ỉ giai đoạn đầu 5 năm, thời gian qua media cũng đã làm cái việc là để pà con sống chung với lũ...xác định mùa lũ là nguy hiểm, nhưng thống kê là người miền tây lại sống khẻo mùa nước ..lũ
 
Ông Andy Ho: Cơ hội trên thế giới không có nhiều nên Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn
Khá thận trọng về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tác động của đồng USD, song ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư Tập đoàn VinaCapital cho rằng so sánh với các nước Đông Nam Á, cơ hội đầu tư ở Việt Nam vẫn hấp dẫn.

Bên lề hành lang Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VIEF 2018) chuyên đề thị trường vốn - tài chính, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư Tập đoàn VinaCapital đã trả lời phỏng vấn NDH về góc nhìn thị trường chứng khoánthời gian tới và giải pháp để doanh nghiệp có thể huy động vốn.
Nói gọn như tay CEO vinacaptital là giờ ở đâu cũng khó khăn cả, mà VN là nơi hiếm còn cơ hội..đầu toi. VNI cuối năm 1200-1300
Nay lại có ông S pếch kiu nơ DVC cũng phán thế
nghe mà máu...mới các bố cháu ..xem xét hiiiiii
tái bút:
À mà giờ không Long thì Phút....come on!
 
Last edited:
Việt Nam CÓ LÊN PHÁ...trước bài toán Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ

Trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc có thể phá giá đồng nhân dân tệ của họ như một đòn phản kích. Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam đã tỏ ra rất lo lắng và kêu gọi phá giá tiền đồng. Cơ bản họ lo hàng Trung Quốc giá rẻ hơn sẽ tràn vào Việt Nam và hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Sự lo lắng của các chuyên gia là rất đáng ghi nhận nhưng dường như là hơi thừa.

Một điều cần cân nhắc là cấu trúc kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn khác nhau. Nhìn vào cấu trúc kinh tế của Trung Quốc, thông qua bảng cân đối liên ngành của Trung Quốc, có thể thấy mức độ lan tỏa từ các nhân tố của cầu cuối cùng như tiêu dùng cuối cùng, đầu tư và xuất khẩu lan tỏa đến phía cung và giá trị gia tăng cao hơn Việt Nam rất nhiều. Trong khi ở Trung Quốc tiêu dùng cuối cùng lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,77; đầu tư lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,66 và xuất khẩu lan tỏa đến giá trị gia tăng 0,8 thì các nhân tố này của Việt Nam lan tỏa tương ứng chỉ là 0,64; 0,54 và 0,4. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam lan tỏa mạnh đến sản lượng nhưng lan tỏa rất thấp đến giá trị gia tăng. Nếu Việt Nam chạy theo việc phá giá tiền đồng nhằm kích thích xuất khẩu thì chỉ có lợi cho những nước (có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam) chuyên nhập khẩu làm đầu vào cho sản xuất gia công; xuất khẩu theo kiểu này cơ bản là xuất khẩu hộ nước khác mà thôi. Điều này hoàn toàn khác với cấu trúc kinh tế của Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc lan tỏa đến thu nhập gấp đôi Việt Nam. Nhìn cấu trúc này có thể thấy Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thì họ có lợi còn Việt Nam thì không có lợi.

Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ khiến hàng hóa của nước này đã rẻ lại càng rẻ hơn và nhiều người cho rằng như thế hàng Việt Nam sẽ không cạnh tranh được và tình hình nhập siêu với Trung Quốc thêm trầm trọng. Theo tôi, điều này là không đáng lo ngại vì các lý do sau:

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 60% là nguyên vật liệu, trên 34% cho máy móc thiết bị và chỉ khoảng gần 6% cho tiêu dùng dân cư. Như vậy việc giá hàng nhập khẩu nguyên vật liệu của Trung Quốc giảm sẽ có lợi cho ta.

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế gia công, không có công nghiệp phụ trợ nên khi sản xuất hầu như phải nhập khẩu. Nếu không nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc thì cũng phải nhập từ nước khác nếu không muốn sản xuất ngưng trệ.

Nhiều ý kiến lo ngại xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi việc nước này phá giá đồng nhân dân tệ. Lo ngại này là có lý nhưng cần thấy rằng trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là của khu vực FDI. Hàng nông sản chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó xuất sang châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã 5-7%, chỉ khoảng vài phần trăm là xuất sang Trung Quốc. Tất nhiên vài phần trăm thì cũng là sản phẩm do sức lực của người nông dân Việt Nam làm ra, nhưng để sản phẩm của họ có thể cạnh tranh không, vấn đề không chỉ là... tỷ giá. Ngoài ra, việc giá trị xuất khẩu hay nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ tăng hoặc giảm còn phụ thuộc vào cơ cấu của xuất nhập khẩu theo nước và theo hàng hóa

Nền sản xuất của Việt Nam dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Tính toán cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ngày càng ít lan tỏa đến giá trị gia tăng mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu. Nếu tiền đồng mất giá 3% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng; chỉ số giá sản xuất (PPI) ngay chu kỳ sản xuất đầu tiên tăng 0,65%, trong chu kỳ sản xuất tiếp theo tăng 0,75%, tổng ảnh hưởng là 1,4% và GDP có thể giảm 2-2,27%.

Những dẫn chứng này có thể cho thấy nếu Việt Nam hốt hoảng phá giá tiền đồng mạnh thì bộ phận có lợi trực tiếp là khu vực FDI và gián tiếp là nước sở tại của các doanh nghiệp FDI đó. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, tuy có ảnh chút ít đến thành tích tăng trưởng GDP.
Theo quan điểm cá nhân thì nhìn vào chi tiết của TW thì Vịt có khi sẽ được hưởng lợi nhưng có tận dụng được hay không thì lại là chuyện khác.
Phá Vịt là tất yếu để còn hút ếch về trả nợ ăn xài khi mà nội lực không được xây dựng nền tảng tốt. Điều này chỉ làm Vịt càng lún sâu vào sự phụ thuộc với Tập.
Vài lời chém gió, các thầy chắc đã có kế hoạch hết cả rồi.
 
Theo quan điểm cá nhân thì nhìn vào chi tiết của TW thì Vịt có khi sẽ được hưởng lợi nhưng có tận dụng được hay không thì lại là chuyện khác.
Phá Vịt là tất yếu để còn hút ếch về trả nợ ăn xài khi mà nội lực không được xây dựng nền tảng tốt. Điều này chỉ làm Vịt càng lún sâu vào sự phụ thuộc với Tập.
Vài lời chém gió, các thầy chắc đã có kế hoạch hết cả rồi.
Chuẩn, bao lần bị cơm sườn cho ăn dưa bở rồi. Đợt này may có bạch trưởng lão nên khá hơn nhiều. Nhiệm kỳ tới mong bạch trưởng lão ở lại tiếp để chấn chỉnh nốt. Bên Mã, 9x tuổi vẫn phải ra chính trường khi không chịu nổi đám rác rưởi phá hoại đất nước.
 
Theo quan điểm cá nhân thì nhìn vào chi tiết của TW thì Vịt có khi sẽ được hưởng lợi nhưng có tận dụng được hay không thì lại là chuyện khác.
Phá Vịt là tất yếu để còn hút ếch về trả nợ ăn xài khi mà nội lực không được xây dựng nền tảng tốt. Điều này chỉ làm Vịt càng lún sâu vào sự phụ thuộc với Tập.
Vài lời chém gió, các thầy chắc đã có kế hoạch hết cả rồi.
thì đã nói V chỉ là dạng hình bóng thôi. thực ra phá 3% là đến ngưỡng của đợt này rồi hiiiiiiiii
bởi vì V có đặc điểm nếu đã phá thì không thu lại được, chỉ có banh ra thôi. do vậy 3% là 1/2 giao động của tung của đó. đang hy vọng tung nó có lại 3-4% là bằng nhau :2cool_sad:
 
Mỹ càng tăng thuế nhập khẩu, càng thâm hụt thương mại?
Tổng thổng Trump muốn lấy lại cho nước Mỹ những lợi ích bị cướp mất thì chưa rõ ràng, song thiệt hại của người tiêu dùng Mỹ thì đã nhìn thấy...
Tăng thuế nhập khẩu, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng kỷ lục

Theo số liệu Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 5/9, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng lên 50,1 tỷ USD trong tháng 7 do nhập khẩu tăng mạnh, xuất khẩu giảm mạnh vì đồng USD tăng cao, còn hàng hoá Mỹ gặp khó vì đáp trả thuế quan ở nhiều nước.

Cụ thể, nhập khẩu của Mỹ trong tháng 7 đã tăng 0,9% lên 261,2 tỷ USD, mức kỷ lục cả về sức mua hàng hóa lẫn dịch vụ. Xuất khẩu giảm 1% xuống còn 211,1 tỷ USD, với số lượng hàng hóa công nghiệp và dầu mỏ đạt mức kỷ lục.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp thâm hụt thương mại của Mỹ tăng sau khi xuất khẩu tăng vọt trong tháng 5 vừa qua, giúp bù đắp được ảnh hưởng từ các biện pháp thuế quan nhằm vào sản phẩm xuất khẩu của Mỹ.

trump-cang-tang-thue-nhap-khaumy-cang-tham-hut-thuong-mai_6183891.jpg

Tổng thống Trump càng siết chặt hàng rào thuế quan dường như càng bất lực

Doanh thu mặt hàng đậu tương của Mỹ giảm 700 triệu USD do các biện pháp thuế quan từ Trung Quốc, trong khi nhập khẩu dầu mỏ đạt mức cao nhất trong 4 năm lên 23,6 tỷ USD, với mức giá trung bình cao nhất trong 4 năm là 64,63 USD/thùng.

Kim ngạch xuất khẩu xe hơi của Mỹ sang Trung Quốc, một mặt hàng bị Mỹ đánh thuế 25%, cũng giảm 36% vào tháng 7. Kim ngạch xuất khẩu máy bay của Mỹ cũng giảm 1,6 tỷ USD.

Tổng thể xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm 8,2% so với đầu năm. Các biện pháp đánh thuế mạnh tay của Bắc Kinh vào những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ khiến thâm hụt thương mại giữa hai nước ngày càng lớn.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng 1,6%. Do đó dù Tổng thống Trump đã cam kết sẽ nỗ lực để giảm bớt thâm hụt thương mại, song tỉ lệ này giữa Mỹ và Trung Quốc đã tăng 5,2% và đến nay đạt mức 34,14 tỉ USD.

Mỹ đã áp đặt mức thuế lớn đối với 34 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng 7/2018 nhằm buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ, song Trung Quốc đã đáp trả tương ứng. Giờ đây, mức thuế cao đang khiến hàng hoá Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó thâm hụt thương mại của Mỹ với EU trong tháng 7 vừa qua cũng tăng lên mức kỷ lục là 17,6 tỷ USD, thâm hụt thương mại của Mỹ với Canada cũng tăng lên 3,1 tỷ USD.

Thực tế này trái ngược với những tuyên bố của Tổng thống Trump khi quyết định áp đặt thuế quan, nên dù thâm hụt thương mại với Mexico giảm xuống 5,5 tỷ USD cũng không giúp Mỹ tránh được mức thâm hụt thương mại kỷ lục.

Trước đó, với lý do an ninh quốc gia, Tổng thống Trump đã áp mức thuế 25% và 10% lần lượt đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ EU, Canada, Mexico và nhiều quốc gia khác. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/6/2018.

Đặc biệt, Mỹ đã áp mức thuế quan đối với số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD. Thậm chí Tổng thống Trump còn đe doạ sẽ áp thuế lên lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chưa biết việc tăng thuế tiếp theo với Trung Quốc - nếu được áp đặt - có giúp Tổng thống Trump lấy lại những gì nước Mỹ bị đối tác "cướp mất" hay không, song kể từ khi ôngTrump nắm quyền đến nay thì thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng tăng.

Còn nhớ tháng 12/2017 nhập khẩu của Mỹ đã từng tăng lên mức kỷ lục là 210,8 tỷ USD, khiến cho thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 12/2017 đạt mức 53,1 tỷ USD - điều chỉnh sau lạm phát thì lên tới 68,4 tỷ USD - cao nhất từ tháng 10/2008.

Nếu tính cả năm 2017, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng tới 12,1%, lên 566,0 tỷ USD - kỷ lục trong vòng 10 năm - tương đương 2,9% GDP, trong khi thâm hụt thương mại năm 2016 của Mỹ chỉ chiếm khoảng 2,7% GDP, theo Straits Times.

Đáng chú ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc - đối tác mà Tổng thống Trump luôn lên án và quyết tìm cách cắt giảm - đã tăng 8,1%, đạt mức kỷ lục ngay trong năm đầu tiên dưới thời chính quyền Trump, với giá trị lên đến 375,2 tỷ USD.

Những tưởng năm đầu tiên các biện pháp của Tổng thống Trump còn mang tính thăm dò nên chưa kết quả, song tiếp theo 7 tháng mà "lợi ích bị cướp" của Mỹ vẫn lập kỷ lục, có thể thấy biện pháp của vị tổng thống doanh nhân dường như chưa có hiệu quả.

Vì sao biện pháp lập hàng rào thuế quan của Trump không đạt kết quả?

Thâm hụt thương mại của Mỹ đạt mức kỷ lục là do kim ngạch xuất khẩu giảm và kim ngạch nhập khẩu tăng kỷ lục, trong khi lập hàng rào thuế quan, mục đích của Tổng thống Trump là hướng tới giảm nhập khẩu - tăng xuất khẩu.

Việc xuất khẩu của Mỹ giảm bị cho là tác động bởi đáp trả thuế quan và giá trị đồng USD tăng cao so với các đồng tiền khác, là điều dễ hiểu, song với nhập khẩu có cả một hàng rào thuế quan dựng lên là vẫn tăng kỷ lục là điều khó hiểu.

trump-cang-tang-thue-nhap-khaumy-cang-tham-hut-thuong-mai_6184477.jpg

Chi tiêu hộ gia đình tạo ra sự lệch pha trong nền kinh tế Mỹ


Đâu là nguyên nhân khiến biện pháp của Trump lại có kết quả trái chiều như vậy? Theo giới phân tích, tất cả nguyên nhân nằm ở ngay trong nước Mỹ và trong chính sách của vị tổng thống doanh nhân.

Chính sách của Mỹ vốn xem chất lượng tăng trưởng là tiêu chí quan trọng chứ không phải là tốc độ tăng trưởng, đóng góp của kinh tế tiêu dùng và dịch vụ được xem là có tính quyết định với tăng trưởng, chứ không phải kinh tế sản xuất và đầu tư.

Chất lượng tăng trưởng gắn liền với chất lượng sống của người dân, thể hiện cụ thể qua chi tiêu hộ gia đình. Đây được xem là căn nguyên tạo ra lệch pha trong nền kinh tế Mỹ và cũng là nguyên nhân khiến nhập khẩu của Mỹ tăng mạnh thời gian qua.

Có thể thấy rằng, trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama và cả trong nhiệm kỳ hiện tại của Tổng thống Trump, kích thích tiêu dùng nội địa là đã được xem là ưu tiên trong quản lý vĩ mô của chính phủ Mỹ.

Chính vi vậy, kinh tế Mỹ trong 1 thập kỷ qua được đánh giá giống như "một nền kinh tế tiêu dùng", mà chi tiêu hộ gia đình đóng góp tới hơn 70% vào chỉ số tăng trưởng kinh tế đã chứng minh điều đó.

Chỉ có điều, khi kinh tế sản xuất và đầu tư đóng góp nhỏ hơn vào chỉ số tăng trưởng kinh tế thì có nghĩa là tổng giá trị tài sản thực được tạo ra bởi các thành phần kinh tế Mỹ đã nhỏ hơn tổng giá trị những sản phẩm, dịch vụ đã người tiêu dùng Mỹ sử dụng.

Việc Mỹ liên tục thâm hụt thương mại trong một thời gian dài phải được nhìn nhận là kinh tế sản xuất - đầu tư của Mỹ đã có phần thua kém các đối tác, mà trong đó có tác động không nhỏ từ chính sách của chính phủ Mỹ.

trump-cang-tang-thue-nhap-khau-my-cang-tham-hut-thuong-mai_61851300.jpg

Việc chính phủ Mỹ kích thích vay tiêu dùng cu4gn góp phần khiến nhập khẩu của Mỹ tăng kỷ lục

Tổng thống Trump lên án các đối tác, đối thủ, đồng minh đã "cướp" nhiều lợi ích của người dân Mỹ, song nếu phân tích kỹ thì điều đó là chưa thể khẳng định, nhưng việc người Mỹ sử dụng nhiều hơn lợi ích mình làm ra thì có thể nhận diện.

Vị tổng thống doanh nhân đã chọn tăng thuế để lấy lại lợi ích Mỹ, tuy nhiên theo giới phân tích thì đó không phải là giải pháp căn cơ và có thể khiến kinh tế Mỹ "mất nhiều hơn được", bởi kinh tế Mỹ vẫn đang là nền kinh tế tiêu dùng.

Rõ ràng, vấn đề quan trọng của Mỹ là phải giải quyết sự lệch pha trong nền kinh tế, chứ không phải là những chính sách bảo hộ kiểu cực đoan khắc nghiệt như chính quyền Tổng thống Trump đã và đang thực hiện.

Những tín hiệu tích cực của kinh tế Mỹ dưới thời chính quyền Trump - thể hiện qua những kỷ lục được lập trên thị trường chứng khoán Mỹ-thang vũ biểu của nền kinh tế-phản ánh niềm tin của giới đầu tư, là bất ngờ với vị tổng thống doanh nhân.

Nhưng kinh tế Mỹ càng tích cực bao nhiêu thì thách thức với chính quyền ông Trump trong vai trò điều tiết vĩ mô càng lớn bấy nhiêu, trong đó đặc biệt là những hệ quy chiếu lệch pha với Mỹ và tỷ lệ thức trái chiều trong nền kinh tế Mỹ được xác lập.

Vì tiêu dùng nội địa đóng vai trò quyết định cho chất lượng và tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ, do vậy khi nền kinh tế Mỹ có tín hiệu tích cực đồng nghĩa tiêu dùng nội địa tăng mạnh, tức là việc mua sắm của người tiêu dùng tại Mỹ tăng cao.

Điều đó khiến cho nhu cầu nhập khẩu gia tăng và đây là bài toán khó nhất cho chính quyền Trump trong việc hoá giải tác động trái chiều từ việc lập hàng rào thuế quan, thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch.

trump-cang-tang-thue-nhap-khau-my-cang-tham-hut-thuong-mai_61855670.jpg
 
Nếu không che được gót chân Asin, Tổng thống Trump sẽ mất thế trong cuộc chiến thương mại

Bởi việc gia tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ khiến cho Mỹ không thể tránh khỏi bị thâm hụt thương mại - điều mà Tổng thống Trump luôn tìm cách cắt giảm, vì cho rằng lợi ích Mỹ bị "cướp mất" lớn nhất từ đây.

Và thực tế đã và đang chứng minh điều đó. Trong khi đó chính quyền Trump lại kích thích cho vay tiêu dùng càng khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Mỹ tăng cao, bất chấp giá cả tăng vì thuế nhập khẩu tăng.

Do vậy việc Tổng thổng Trump muốn lấy lại cho nước Mỹ những lợi ích bị cướp mất thì chưa có kết quả rõ ràng, song thiệt hại của người tiêu dùng Mỹ thì đã nhìn thấy - đó là giá cả tăng, thậm chí đắt đỏ.
việc chỉ đánh thuế 50 tỷ / so nền kinh tế 02 nước chẳng khác vặt cái lông râu trên mặt con sư tử. chả có tác dụng gì? ngoài biểu tượng ..dám
các DN TQ sẽ nhanh chóng XK thật nhiều (trong số 450 tỷ mặt hàng còn lại)...trước giờ G, chỉ làm cho xuất siêu gia tăng
tuy nhiên nếu 200 thậm chí 400 mà đánh ngay cấp kỳ, thì có thể tạo ra một hậu quả khủng khiếp cho nền kte thế giới
 
Thấy tây đồn là Trump - Tập oánh nhau, các nhà máy ngoại quốc đang rút các cơ sở bên Tầu chuyển sang DN Á hả các thầy, VN có lẽ được hưởng lợi tí ti, liệu có bù đắp được phần nào không các thầy?
 
Thấy tây đồn là Trump - Tập oánh nhau, các nhà máy ngoại quốc đang rút các cơ sở bên Tầu chuyển sang DN Á hả các thầy, VN có lẽ được hưởng lợi tí ti, liệu có bù đắp được phần nào không các thầy?
kích bản là vậy mà hiiii
Thor Trung sẽ dâng nước từ từ, giống như bản nhạc 30/4 đó. để các DN ..rút chạy. thằng nào không chạy là ..giáng chịu. mục đích là TQ land không phải là TB (DNTN) vì nó là tế bào của kte thị trường. do vậy màn 200 tỷ có thể là màn nhấn gas, vì dụ tăng 50 tỷ một lần /4 lần chẳng hạn.
Bản chất vấn đề là như sau:
1/ nói gì thì nói Mỹ chỉ nắm công nghệ hiện đại...vĩnh viễn không thể nắm nhân công rẻ, ưu đãi thấp. những cái này sẽ là món quà cho một vùng đất nào đó
Theo tôi nghĩ: vùng đó rất có thể là DNA. dNA đạt thiên thời địa lợi nhân hòa ...trong việc trở thành công xưởng của thế giới vì:
+ xu hướng đang là vậy, nếu được mỹ Ok thì nó chỉ nhanh + ổn định hơn thôi
+ DNA là vùng có địa lí đảo, tức là vùng tạp nhạp....1000 năm không thể xưng bá thiên hạ, chỉ cần 1 thằng nhớn kích động là liên minh đó tan như ..bèo
+ các lãnh đạo DNA đều có chí thú làm ăn, không màng chính trị
Được hưởng lợi thì DNA sẽ phồn vinh...nhưng không đe dọa vị thế của các đại ca...như nước nhớn: NHật, trung...vừa qua
2/ như vậy đại chiến lược hai gọng kìm: Công nghệ nước mỹ + nhân công, sp rẻ đã hình thành

vấn đề còn lại là V sẽ cố gắng ra sao...để có miếng ngon ngon...trong cơ hội này ...hiện Indo đang hưởng lợi nhất.
chắc hỏi thầy Chim hiiiii
 
Nếu kiên định và thành công, 5 năm sau...trung quốc có thể không còn là công xưởng của thế giới. kte nhà nước vẫn giữ tq khỏe...nhưng thu nhập GDP/người sẽ giảm.
Ngược lại thất bại...TQ với bản lĩnh đông á trượng phu, lấy gian nan làm động lực, hoàn toàn phát triển không phụ thuộc mỹ. thì cơ hội bá chủ thế giới của TQ diễn ra nhanh hơn có thể là 2040 thay vì 2050
 
Nhiều bài viết nói về những vướng mắc của Trump khi tăng thuế với TQ. Nhưng cứ nhìn trực quan chart của 2 nền kinh tế sau cú ra tay đầu tiên của Trump khi áp thuế 50 tỷ $. Rõ là nước cờ của Trump có hiệu quả, và ko lý do gì lão ko tiếp tục chiến lược này [emoji16]


Gửi từ SM-N920C của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
 
KHAI PHÁO
Bloomberg: Trump chỉ đạo triển khai kế hoạch áp thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

logo_content.png

Như Tâm/Theo Bloomberg

(NDH) Bloomberg đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/9 đã chỉ đạo các trợ lý triển khai kế hoạch áp thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay đã chỉ đạo các trợ lý triển khai việc áp thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, 4 nguồn thạo tin cho biết. Tuy nhiên, việc thông báo đợt thuế mới đã bị trì hoãn do chính quyền Trump còn cân nhắc điều chỉnh dựa trên những lo ngại được nêu ra trong giai đoạn lấy ý kiến công chúng – kết thúc ngày 6/9.

Ông Trump đã gặp các cố vấn thương mại hàng đầu, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, để thảo luận về chính sách thuế, theo các nguồn tin.

Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh ông Mnuchin đang dẫn đầu nỗ lực nối lại đàm phán thương mại với Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 13/9 xác nhận Bắc Kinh đã nhận lời mời từ Washington và hoan nghênh động thái này. Hai nước đang trong quá trình thảo luận chi tiết.

Tổng thống Trump trước đó tuyên bố trên Twitter cá nhân rằng Mỹ đang chiếm ưu thế trong đàm phán, Trung Quốc mới là bên đang chịu sức ép phải đạt được thỏa thuận. Tờ China Daily hôm nay cảnh báo Trung Quốc sẽ không đầu hàng trước những đòi hỏi từ Mỹ trong đàm phán thương mại.

Chính quyền Trump đã áp thuế lên tổng cộng 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ tháng 7. Bắc Kinh đáp trả tương đương. Ngoài kế hoạch áp thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, ông chủ Nhà Trắng còn dọa sẵn sàng áp thêm thuế với 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc “bất ngờ nếu ông muốn”.

Mỹ vẫn tìm cách gây sức ép với Trung Quốc để nước này giảm thặng dư thương mại và bảo vệ tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ. Những nỗ lực giảm căng thẳng song phương cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Giới chức Mỹ, Trung Quốc đã gặp nhau 4 lần, gần đây nhất là tháng 8, khi Thứ trưởng Tài chính Mỹ David Malpass tiếp Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwe tại Washington.
 
Back
Top