Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Nếu Mỹ-Âu chia rẽ, Trung Quốc sẽ điều khiển lục địa già
Yên Chi
photo1532262425466-15322624254671787488472.jpg

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger nhận định, Trung Quốc đang dần đạt được mục tiêu và Mỹ sẽ trở thành cô đảo địa chính trị.
Ngày 20/7, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã trả lời phỏng vấn tờ Financial Times (FT - Anh) về một số vấn đề nóng trên thế giới.
Đối với cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki, Phần Lan, ông Kissinger nói: "Cuộc họp này phải được tổ chức. Tôi đã ủng hộ điều này trong nhiều năm nhưng chính quyền Mỹ lại lờ đi".
Khi nói về Tổng thống Donald Trump, ông Kissinger cho rằng Tổng thống Mỹ đương nhiệm có vai trò như một người khép lại một kỷ nguyên trong lịch sử.

Theo cựu Ngoại trưởng Mỹ, trong các lãnh đạo thế giới hiện nay, không ai khiến Tổng thống Trump cảm thấy phấn khích, trường hợp ngoại lệ duy nhất là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

"Tôi hiện nay vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng, [chính sách của Tổng thống Pháp] sẽ hiệu quả bởi ông ấy mới bắt đầu nhưng tôi đánh giá cao phong cách của ông ấy. Trong số các lãnh đạo châu Âu khác, [Thủ tướng Đức] Angela Merkel lại quá cục bộ. Cá nhân tôi cũng đánh giá cao và tôn trọng bà ấy nhưng bà ấy không phải là một nhân vật nổi bật", ông Kissinger nói.

Khi được hỏi nước Đức sẽ thế nào nếu Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi NATO, ông Kissinger từ chối đưa ra một câu trả lời trực tiếp nhưng nhấn mạnh, từ những năm 40 của thế kỷ 20, các nhà lãnh đạo châu Âu đã có ý thức rõ ràng về hướng đi của châu lục và hiện nay họ đang cố gắng tránh các rắc rối.

"Một người Đức nổi tiếng gần đây đã nói với tôi rằng, anh ta coi sự căng thẳng với nước Mỹ là cách để thoát khỏi nước Mỹ nhưng giờ anh ta lại phát hiện ra rằng, anh ta càng sợ một thế giới không có nước Mỹ hơn", FT dẫn lời Kissinger.


Trước câu hỏi, liệu Tổng thống Trump có thể gây sốc cho thế giới phương Tây, ông Kissinger cho rằng, điều đó thật hài hước nhưng không thể loại bỏ khả năng này.

Ông này nhấn mạnh thêm, sự chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu sẽ biến lục địa già trở thành "phần phụ của lục địa Á-Âu" và phụ thuộc vào Trung Quốc - quốc gia đang muốn khôi phục lại vị thế như một vương quốc trung tâm trong lịch sử, trở thành cố vấn hàng đầu của nhân loại.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger nhận định, Trung Quốc đang dần đạt được mục tiêu và Mỹ sẽ trở thành cô đảo địa chính trị.

Giới quan chức cấp cao của cơ quan Tình báo trung ương Mỹ CIA mới đây cảnh báo, Trung Quốc đang âm thầm khởi động một "cuộc chiến tranh Lạnh" và sẽ thay thế Mỹ, trở thành siêu cường hàng đầu thế giới.

Hãng tin CNN dẫn lời ông Michael Collins - quan chức CIA khẳng định, Trung Quốc mong muốn lôi kéo tất cả các nước trên thế giới nhằm cô lập Mỹ. Ông này cho hay, thông qua các phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông phát hiện, mối đe dọa từ Trung Quốc là thách thức lớn nhất của Mỹ.
 
Trung Quốc và cái giá của tham vọng

Mơ ước trở thành số một thế giới có thể phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến cả những món ăn trong bữa tối hằng ngày ở Trung Quốc

Không bao lâu nữa 1,4 tỉ người Trung Quốc sẽ cảm nhận được sự bó buộc mà Tổng thống Donald Trump của nước Mỹ bên kia bờ đại dương gây ra.

Điều đó hiển hiện trên bàn ăn của họ. Những món ăn ưa thích của người Trung Quốc - gà chiên ngập dầu, heo nấu 2 lần… - đều ngốn rất nhiều dầu (đa phần được ép từ đậu nành của Mỹ hoặc Brazil). Tương tự, heo và gà ở Trung Quốc đang được nuôi phần lớn bởi các loại thức ăn làm từ đậu nành nhập khẩu. Trong số các món ăn kể trên, chỉ có bắp cải là nguyên liệu duy nhất mà Trung Quốc tự lo được.

Tổng thống Trump gần đây đã áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với lý do nước này vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đáp trả tức thì, cũng đánh thuế 25% lên hàng hóa từ Mỹ (bao gồm đậu nành).

Kết quả là giá cả thức ăn ở Trung Quốc sẽ nhảy vọt, khiến cả nông dân lẫn thực khách nước này bị ảnh hưởng. Bất mãn cũng gia tăng ở chiều ngược lại, cụ thể là tại các bang nông nghiệp Mỹ vốn đã gặp nhiều khó khăn trong việc bán đậu nành và các nông sản khác sang đất nước đông dân nhất thế giới. Về lâu dài, ông Trump có thể mất đi sự ủng hộ của cử tri thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Một câu hỏi lớn là tại sao vòng luẩn quẩn "cái trứng, con gà" này lại xảy ra. Câu trả lời có lẽ nằm ở chính sách của ông Tập. Kể từ thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc duy trì đường lối đối ngoại ẩn mình, tự gọi mình là "nước đang phát triển" và không bao giờ cố chiếm lấy vị trí dẫn dắt. Thế nhưng, sau khi lên nắm quyền vào mùa thu năm 2012, ông Tập bắt đầu nói về "cuộc đại tái tạo Trung Quốc" - thường được nhắc đến với tên gọi "giấc mộng Trung Hoa".

Tới đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, ông Tập đi xa hơn khi lần đầu tiên đặt mục tiêu Trung Quốc bắt kịp Mỹ về mặt kinh tế vào năm 2035. Với việc Trung Quốc sửa hiến pháp để xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, ông Tập kỳ vọng thấy Trung Quốc trở thành số một thế giới vào năm 2035, khi ông 82 tuổi.

Ông Tập và ê-kíp của mình có thể không ngờ những lời ông nói lại góp phần châm ngòi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Thay vì che giấu móng vuốt, ông Tập lại vung ra và vung ra quá sớm.

chot-15327043831731718795319.jpg

Các món ăn đậm dầu mỡ của Trung Quốc sẽ tăng giá một khi đậu nành nhập từ Mỹ bị đánh thuế cao hơn Ảnh: INQUIRER

Cùng với kế hoạch hiện đại hóa, Bắc Kinh cũng tăng tốc sáng kiến "Made in China 2025" (tạm dịch: Sản xuất ở Trung Quốc năm 2025) với mục đích biến nước này thành trung tâm sản xuất công nghệ cao. Chính quyền Tổng thống Trump xem sáng kiến này là biểu tượng cho tham vọng giành lợi thế trong công nghệ thế hệ mới của Trung Quốc (ngay cả khi phải đánh cắp sở hữu trí tuệ để đạt mục đích). Ông Trump biết rõ ông không thể làm ngơ sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ hạ bệ Mỹ về mặt kinh tế chỉ trong vòng 17 năm nữa. Nhà tỉ phú này đã chạy đua vào ghế tổng thống Mỹ bằng lời hứa hẹn "Nước Mỹ trên hết".

Đã vậy, tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra không đúng thời điểm, bởi nó diễn ra không lâu sau khi hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung đạt các thỏa thuận kinh doanh trị giá 250 tỉ USD nhân chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 11-2017 của ông Trump. Các thỏa thuận này còn được xem là giải pháp giúp thu hẹp thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc.


Bị đánh động bởi tham vọng của Trung Quốc cũng như sự thiếu tiến triển trong thu hẹp thâm hụt thương mại, ông Trump chuyển sang tấn công vào mùa xuân năm nay. Có nhiều lý do để Trung Quốc rơi vào tình thế này. Họ đã buộc các công ty nước ngoài làm ăn trong thị trường Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ, đồng thời dựng lên nhiều hàng rào cản trở. Nhờ có lượng tiền dồi dào của nhà nước chống lưng, các công ty Trung Quốc ra tay thu mua công ty Mỹ, châu Âu để chiếm lĩnh các công nghệ then chốt, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tự động và công nghệ thông tin. Ngược lại, không dễ để các công ty Mỹ, châu Âu thu mua công ty Trung Quốc, bởi nước này đặt ra vô số quy định để ngăn chặn.

Thực ra, khi ông Tập để lộ móng vuốt của Trung Quốc, tuyên bố sẽ chiếm vị trí cường quốc kinh tế số 1 của Mỹ, có thể ông chỉ muốn thu hút sự ủng hộ trong nước. Nhưng Trung Quốc bắt đầu nhận ra cái giá phải trả cho những tuyên bố trên không hề thấp. Giá cả nguyên liệu thực phẩm leo thang thì sự bất mãn trong lòng người tiêu dùng Trung Quốc cũng dâng theo. Điều này có thể dẫn tới làn sóng tấn công các công ty Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc.

Lo ngại xã hội mất ổn định, giới lãnh đạo Bắc Kinh cẩn thận không làm căng thẳng quá mức cuộc chiến thương mại với Mỹ trên truyền thông trong nước. Theo thuật ngữ ngoại giao, Bắc Kinh có thể lại thu mình một lần nữa. Nhưng đó chỉ là bề mặt! Về cơ bản, ông Tập không thể rút lại mục tiêu to lớn đã đặt ra tại đại hội đảng, cũng như không thể hủy bỏ sáng kiến "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025".

HẢI NGỌC (Lược dịch theo tạp chí Nikkei Asian Review)
 
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Nếu Mỹ-Âu chia rẽ, Trung Quốc sẽ điều khiển lục địa già
"Thế nào cũng phải trồng trên mộ ta một cây tử đề có thể làm quan tài. Hãy móc mắt ta treo trên cửa phía đông của nước Ngô để cho nó thấy giặc Việt vào tiêu diệt nước Ngô."
Có thể so Kissinger với ngũ tử tư
Tại sao cuối cùng Mỹ Euro Nga lại lên thủ đánh TRung????

vì Mỹ phát động toàn cầu hóa trên nền tảng win -win
còn TRung quốc sử dụng toàn cầu hóa để khôi phục đế chế thiên triều , tức là chủ tớ (win -lose)
Bản chất toàn cầu hóa của 2 đại ca này là khác nhau, như sau:
+ Quy mô GDP mỹ 20.000 tỷ $
+ QUy mố GDP Euro + Nga cũng khoảng 18.000 tỷ $
Như vậy mình mỹ có thể sống chung với cả euro + nga, vì chia ra 1 nước euro như pháp đức cũng khoảng 2,3 ngàn tỷ USD. 1 nước như pháp đức thì thế mạnh kinh tế cũng chỉ 1 vài ngành, không phải 1 nền kinh tế đa ngành toàn diện như TQ
Nền kinh tế TQ đa ngành và một đặc điêm là dân số 1.3 tỷ thu nhập 8000 USD/người, nếu để đẩy lên 20000 USD/người thì mức sx của TQ sẽ tăng thế nào. không phải là ...hủy diệt (các dnsx) toàn thế giới
++ vậy vàn bài lịch sử chỉ ra là 1 mình không nước nào thắng nổi mỹ. trung.
....nhưng theo ai??? theo mỹ thì thấy rồi, có ăn rồi...còn theo trung quốc thì ....mịt mờ ...mà sri lanca có thể là ví dụ 10 điểm. hiiii
 
Last edited:
photo1532262425466-15322624254671787488472.jpg

và lão già gân Kiss nhảy ra đúng lúc, nói cho các nước biết cái chính lý đó....rằng mỹ trung ai làm vua thì bọn bây cũng không bao giờ là số 1, chỉ là chư hầu mà thui hiiiii
"Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Nếu Mỹ-Âu chia rẽ, Trung Quốc sẽ điều khiển lục địa già
rốt cuộc bon lục địa già hỉu ra...bực bội đóng thêm phí Nato....ai về nhà lấy hiiiiiiiii
 
Last edited:
Có thể so Kissinger với ngũ tử tư
Tại sao cuối cùng Mỹ Euro Nga lại lên thủ đánh TRung????

vì Mỹ phát động toàn cầu hóa trên nền tảng win -win
còn TRung quốc sử dụng toàn cầu hóa để khôi phục đế chế thiên triều , tức là chủ tớ (win -lose)
++ vậy vàn bài lịch sử chỉ ra là 1 mình không nước nào thắng nổi mỹ. .

....nhưng theo ai??? theo mỹ thì thấy rồi, có ăn rồi...còn theo trung quốc thì ....mịt mờ ...mà sri lanca có thể là ví dụ 10 điểm. hiiii
Trận này vốn dĩ thắng bại đã rõ, vấn đề kẻ bại trận có chơi bài "chó cùng cắn càn" không ? Hi vọng là không, để vịt ko bị vạ, để nhiều người còn thoát nghèo.
https://www.stockbiz.vn/News/2018/7...luoc-kinh-te-an-do-duong-thai-binh-duong.aspx sau khi bắt các nước đồng minh phải có sự lựa chọn, anh bắt đầu xây dựng, kiến thiết mang lại lợi ích theo kiểu win-win. Năm 2020 có khi lại thấy TPP hiện về
 
Last edited:
Tam quốc tk21: lịch sử lặp lại nhiều khi không ngờ
Mỹ Nga Trung. Mỹ Nga kỳ phùng địch thủ 45 năm từ 45-90, Nga như nhà Hán đang hùng cứ thiên hạ nhưng dần bị tào bang áp chế đến sụp đổ. Do vậy trong lòng người tào bang còn vô cùng ..e ngại khi tái bang giao với hậu hán quốc (nga). còn Trung như NGô nhân cơ hai hổ tương tranh nhảy lên xưng bá
Khốn thay Ngô Hán ngay từ thời lập quốc, Mao Đại ca khi đến sebia không chịu đi xe hỏa nhảy xuống đi bộ, nói phần đất này vốn của TQ. Như vậy theo di chỉ của Ngô chủ thì vùng serbia Nga phải được lấy về. chẳng khác gì vùng kinh châu trong tam quốc hiiiiii
Do vậy liên minh Nga TQ chẳng khác liên minh NGô Thục với cái phốt : Kinh Châu
 
TS Cao Thiện Văn vừa có bài nói chuyện gây chấn động thế giới mạng khi ông này phân tích về quan hệ Trung Quốc- Mỹ và phát biểu: "Chúng tôi thì đã già rồi, coi như không tính đến, nếu lần này xử lý không tốt quan hệ Trung – Mỹ thì những người trẻ 30 tuổi trở xuống hãy gội đầu cho tỉnh ngủ, chuẩn bị sống những ngày khốn khổ”.
Giữa lúc cuộc Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đang diễn ra gay gắt, ngày 28/7 vừa qua, Tiến sỹ Cao Thiện Văn, nhà phân tích hàng đầu của Công ty "An Tín Chứng khoán" (Essence Securities) đã có bài diễn thuyết trong hơn 70 phút tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty "Sơn Tây Chứng khoán".
Bài nói với chủ đề chính là quan hệ Trung – Mỹ và Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ này lập tức được đưa lên Youtube và tràn lan các trang mạng. Nhiều ý kiến đánh giá: mức độ bạo dạn của Cao Thiện Văn khiến người ta "há hốc miệng", nội dung "kích thích" nhất là ông Văn cho rằng: "Chúng tôi thì đã già rồi, coi như không tính đến, nếu lần này xử lý không tốt quan hệ Trung – Mỹ thì những người trẻ 30 tuổi trở xuống hãy gội đầu cho tỉnh ngủ, chuẩn bị sống những ngày khốn khổ".

Ngay sau khi buổi lễ này kết thúc, trên mạng lập tức xuất hiện các đoạn ghi âm cùng đủ loại bài tốc ký, phân tích về nội dung diễn thuyết của Cao Thiện Văn. Nhìn chung các ý kiến bình luận đều đánh giá Cao Thiện Văn đã nói ra những vấn đề mà mọi người đang lo ngại, hàm lượng thông tin rất cao...

Với việc D. Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi

Theo nhận xét của một người được nghe Cao Thiện Văn diễn thuyết hôm 28/7 thì bài nói của ông có thể tóm lại gồm mấy vấn đề chính:

Thứ nhất, tiến hành cái gọi là "Chiến tranh phản kích tự vệ" (phi nghĩa) với Việt Nam khi xưa là bản lập công về ngoại giao khiến Mỹ chấp nhận Trung Quốc;

Thứ hai, mở cửa đối ngoại, bản chất cốt lõi là mở cửa với Mỹ; đó là quyết sách quan trọng của Đặng Tiểu Bình vào thời kỳ then chốt;

Thứ ba, sau khi Liên Xô giải thể, giá trị chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ giảm thấp, Đặng Tiểu Bình đề ra Phương châm 16 chữ "Bình tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, ẩn mình chờ thời, quyết không đi đầu"; thực ra một lãnh tụ khác cũng đã đưa ra đề nghị tương tự "silence makes big money".

Thứ tư, năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO, Clinton khiến giới chủ chính trị Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do và quan niệm giá trị cũng tiếp cận tự do dân chủ kiểu Mỹ.

Thứ năm, 17 năm sau tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế Trung Quốc liên tục gia tăng, hình thái ý thức cũng ngày càng xa dần sự kỳ vọng của người Mỹ; ngày càng nhiều người Mỹ cảm thấy Clinton lừa họ, Trung Quốc đã từ đối tác biến thành đối thủ của Mỹ.

Thứ sáu, giờ đây nước Mỹ khí thế cuồn cuộn, chúng ta (Trung Quốc) chuẩn bị không đủ, cuộc giao tranh Trung – Mỹ lần này sẽ gây nêm hậu quả sâu xa cho Trung Quốc trong 30 tới 50 năm sau.

Thứ bảy, Nga – Mỹ gần đây ngày càng gần nhau, điều này phải hết sức cảnh giác.

Dưới đây, Viettimes xin trích dịch một số đoạn trong bài diễn thuyết dài 1 giờ 12 phút của ông Cao Thiện Văn:

Về quan hệ Trung – Mỹ trước kia và hiện nay

Cơ sở chính trị của việc duy trì mối giao lưu bình thường trong quan hệ Trung – Mỹ 40 năm qua nay đã không còn nữa. Quan hệ Trung – Mỹ sẽ bước vào thời kỳ vô cùng bất ổn, không xác định, đầy sự đối kháng trong thời gian dài, trung ương cần chuẩn bị tốt, đầy đủ cho điều này. Quay đầu lại xem xét thì thấy trung ương thực ra chưa chuẩn bị tốt, cho đến tận bây giờ có lẽ sự chuẩn bị của chúng ta vẫn chưa tốt. Ổn định Quan hệ Trung – Mỹ là ổn định đại cục cải cách mở cửa; khi Quan hệ Trung – Mỹ ổn định thì mọi việc khác trong nước khỏi lo.


TS Cao Thiện Văn: Đặng Tiểu Bình đem vận nước đánh bạc, rất mạo hiểm.

Từ đầu năm nay, xét về góc độ chính phủ trung ương và kinh tế vĩ mô Trung Quốc thì thấy, chúng ta gặp phải vấn đề khá lớn trên hai mặt: một là Quan hệ Trung – Mỹ xuất hiện cục diện chưa bao giờ có từ khi hai nước bắt đầu giao lưu năm 1972 đến nay; hai là chống đỡ giữ thăng bằng, may mà trong 2-3 tuần qua, trên tầng chính sách đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ, tạm ổn định được thị trường, nhưng vẫn tồn tại tính không xác định rất lớn.

Năm nay là tròn 40 năm Trung Quốc cải cách mở cửa. Nhìn lại 40 năm qua, sự tiến bộ về phát triển kinh tế và kỹ thuật là điều ai cũng thấy rõ, nhưng rất ít người nghĩ kỹ lại cuối năm 1978 khi ông Đặng Tiểu Bình mới chủ trì công tác đã nghĩ gì, làm những gì ảnh hưởng đến quyết sách chiến lược lâu dài; những quyết sách đó đã đặt cơ sở quan trọng cho 40 năm phát triển tốc độ cao của chúng ta.
 
Đặng Tiểu Bình sau khi được phục hồi đã làm một việc, đó là quyết định tấn công Việt Nam, ảnh hưởng đến mấy chục năm lịch sử sau đó của Trung Quốc. Trước năm 1979, Trung Quốc đã bỏ nhiều công sức giúp Việt Nam đấu tranh chống Mỹ; trong một thời gian dài quan hệ Trung – Việt như anh em một nhà. Đặng Tiểu Bình từng nói, Trung Quốc mở cửa đối ngoại là mở cửa với Mỹ, chứ không với Liên Xô, không với châu Âu cũng không với Mỹ La tinh.

Vấn đề là ở chỗ, tiền đề mở cửa với Mỹ là để Mỹ chấp nhận. Giữa Trung Quốc và Mỹ tồn tại rất nhiều vấn đề, bao gồm viện Triều chống Mỹ, giúp Việt Nam, làm sao Mỹ có thể chấp nhận Trung Quốc?

Đặng Tiểu Bình gây chiến tranh biên giới 1979 chính là lập công dâng lên Mỹ, khiến Mỹ vui vẻ giang rộng vòng tay và chấp nhận Trung Quốc. Sau khi Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Jimmy Carter, đã nói với Carter: chúng tôi quyết định đánh Việt Nam; sau đó Mỹ đưa cho một bản danh mục liệt kê những thứ trang bị quân sự Mỹ cung cấp cho Trung Quốc để gây chiến.

Đẳng cấp của số viện trợ quân sự Mỹ giành cho Trung Quốc khi đó vượt quá đẳng cấp Mỹ dành cho các đồng minh của họ; Mỹ nhanh chóng nâng cấp Trung Quốc thành quan hệ hữu hảo phi đồng minh, cho Trung Quốc được hưởng đãi ngộ cao hơn cả các nước đồng minh trên nhiều phương diện.

Vì sao Mỹ lại làm như thế? Có hai nguyên nhân: Một là, Mỹ bị xơi quả đắng ở Việt Nam nên căm thù; hai là, Mỹ và Liên Xô nước lửa không dung nhau về ý thức hệ, Việt Nam là anh em của Liên Xô; Trung Quốc phát động cuộc chiến biên giới năm 1979 cho thấy sự cắt đứt của Trung Quốc với Liên Xô và chuyển hướng sang Mỹ.

Điều này đã đặt cơ sở nền móng cho cải cách mở cửa của Trung Quốc; vì vậy cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình không phải được quyết định sau khi suy nghĩ giản đơn, mà là xem xét toàn diện cục diện toàn cầu và có sự mạo hiểm nhất định.


Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ năm 1979


Liên Xô không động binh với Trung Quốc bởi vì binh lực của họ bố trí ở biên giới Trung – Xô rất mỏng; kỳ thực Liên Xô không hiểu rõ về quan hệ Trung – Mỹ, sợ ném chuột vỡ bình quý, không dám ra tay hành động. Về phía Trung Quốc mà xét, đó là Đặng Tiểu Bình đem vận nước đánh bạc, rất mạo hiểm.

Việc khôi phục sự giao lưu Trung – Mỹ là sự lựa chọn được đưa ra dưới thời Mao Chủ tịch, nhưng Trung – Mỹ không bước vào thời kỳ trăng mật. Bàn tay của Đặng Tiểu Bình đã nhanh chóng thúc đẩy Quan hệ Trung – Mỹ tới mức độ rất cao. Nếu nhìn nhận lại 40 năm bang giao Trung – Mỹ, chúng ta có thể thấy có 2 bước ngoặt quan trọng đều liên quan chặt chẽ đến Đặng Tiểu Bình.

Bước ngoặt thứ nhất là lập quan hệ Trung – Mỹ, Trung Quốc và thế giới phương Tây đều khôi phục được giao lưu, bao gồm cử lưu học sinh, mua kỹ thuật tiên tiến. Với sự giải thể Liên Xô, Mỹ giành được thắng lợi triệt để trong Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc là quân cờ của Mỹ để đối phó Liên Xô, tính chiến lược quan trọng nhanh chóng giảm đi, quan hệ Trung – Mỹ lại đứng trước sự lựa chọn mới.

Trước sự tan vỡ của Liên Xô, Đặng Tiểu Bình đã đề ra chỉ thị 16 chữ quan trọng cho trung ương "Bình tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, ẩn mình chờ thời, quyết không đi đầu".

Sách lược đó đã làm cho Trung Quốc trong suốt thời gian dài không bị trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ; nếu đặt 16 chữ đó vào tình thế hiện nay mà xem xét thì cũng đặc biệt có ý nghĩa. Bước ngoặt thứ hai là, năm 1992, Đặng Tiểu Bình tuần thị phía Nam đã mở ra chương mới cho cải cách mở cửa, công cuộc cải cách mở cửa này có tác dụng rất quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ Trung – Mỹ.

Giở lại lịch sử nước Mỹ mà xem xét thì thấy, Mỹ có tình tiết truyền giáo thâm căn cố đế, nước Mỹ được lập nên bởi các tinh anh người da trắng. Mỹ hy vọng quảng bá quan niệm giá trị và lối sống của họ ra phạm vi toàn cầu; nếu quốc gia nào chấp nhận, ít nhất muốn tiếp cận hình thái ý thức của Mỹ, Mỹ sẽ vui lòng coi họ là bạn và giao lưu bình thường và giúp đỡ nước đó.

Sau đó chúng ta tiếp tục tìm hiểu chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình, xác lập mục tiêu của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, phóng tay phát triển và khuyến khích kinh tế phi công hữu, cho chủ thể kinh tế được sự tự do lựa chọn lớn hơn.

Điểm này, xét từ phía các chiến lược gia nước Mỹ và các tinh anh người da trắng thì là sự tiếp cận hình thái ý thức của Mỹ. Điều này khiến quan hệ Trung – Mỹ bước vào thời kỳ trăng mật mới, đó là sự lựa chọn trọng đại do Đặng Tiểu Bình quyết định.


TS. Văn: Nếu hôm nay Mỹ không áp dụng biện pháp trừng phạt, thì sau này có lẽ Mỹ sẽ mất cả cơ hội lẫn năng lực kiềm chế Trung Quốc.


Năm 2001, khi Mỹ quyết định để cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Tổng thống Clinton nói: với việc Trung Quốc tiếp cận kinh tế thị trường, nhân dân Trung Quốc không những có quyền mơ ước mà còn có cơ hội và con đường để thực hiện ước mơ đó; sự thay đổi này tất sẽ mang lại kinh tế phồn vinh; sau khi kinh tế phồn vinh, về chính trị họ cũng sẽ đòi hỏi quyền phát ngôn lớn hơn; đó là mục tiêu mà Mỹ kiên định thúc đẩy.

Quan điểm đó của Clinton đại diện cho quan điểm của giới tinh anh da trắng Mỹ, quan hệ Trung – Mỹ ở vào thời kỳ hòa hợp chưa từng thấy.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, quan hệ thương mại với Mỹ mật thiết như thế, nhưng không xảy ra những va chạm, chủ yếu là vì giới tinh anh Mỹ vẫn có hy vọng đối với Trung Quốc; trong số hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ có rất nhiều thứ do các công ty Mỹ ở Trung Quốc sản xuất; các chiến lược gia Mỹ đều nói hãy cho Trung Quốc chút thời gian.

Thế nhưng hiện nay, nhận thức chung của giới tinh anh chính ở Mỹ là: khi xưa Clinton đã hứa hẹn và dao động quá nhiều. Đặc biệt là mấy năm qua, với sự chi phối của thành phần kinh tế quốc doanh ngày càng gia tăng ở Trung Quốc.

Dưới con mắt họ, những lời hứa của ông Clinton khi trước đã không thực hiện được, trái lại còn tạo nên một kẻ thù đáng sợ cho nước Mỹ; kẻ thù đáng sợ này về chính trị đang mạnh bước đi về hướng ngược lại với người Mỹ đã chọn; nếu hiện nay không áp dụng biện pháp, thì sau này có lẽ Mỹ sẽ mất cả cơ hội lẫn năng lực kiềm chế Trung Quốc.


Lúc này các thương gia Mỹ đang làm gì? Họ đều chú ý vào văn phòng đại diện đàm phán mậu dịch Mỹ, yêu cầu áp dụng biện pháp cứng rắn với Trung Quốc; họ đề xuất đòi thoát khỏi tình trạng cạnh tranh không công bằng, họ không được đối xử công bằng ở Trung Quốc, thậm chí các xí nghiệp 100% vốn cũng bị cưỡng chế yêu cầu thành lập tổ chức đảng, họ không có khả năng đối kháng chính phủ Trung Quốc.

Gây chiến tranh thương mại, lợi ích của Mỹ cũng bị thiệt hại, người phụ trách Hiệp hội đậu tương Mỹ nói có thể hiểu được sự lựa chọn của Tổng thống, có thể hy sinh vì lợi ích quốc gia. Ai nói dân chúng Mỹ đều là nhà buôn? Ai nói họ không có tình cảm? Ai nói họ không có trách nhiệm?

Cả Thượng và Hạ nghị viện Mỹ đều thông qua Luật Du lịch Đài Loan với 100% số phiếu thuận, khuyến khích chính phủ Mỹ có sự giao lưu chính thức cấp cao với Đài Loan. Nghe nói, cuộc diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình dương của Mỹ đã nghiêm túc xem xét việc mời quân đội Đài Loan tham gia. Hiện nay Mỹ dùng Đài Loan để đánh ta mà ta không có cách gì.

Vào tuần trước, các ông Donald Trump và Putin đã có cuộc hội đàm bí mật, sau khi kết thúc thì nhanh chóng lan truyền tin nói Mỹ rất có thể sẽ "Liên Nga chế Trung". Các tinh anh của Nga khi suy nghĩ về việc vì sao Liên Xô tan rã đều có một nhận thức chung rất quan trọng là: sở dĩ Liên Xô tan vỡ là do Trung Quốc phản bội, Trung Quốc đã đâm sau lưng Liên Xô, nhận thức chung này là rất chính xác; tổng lượng kinh tế của Nga chỉ có 1 ngàn tỷ USD, không bằng tỉnh Quảng Đông.

Quan hệ Trung – Mỹ là vấn đề toàn cục, e rằng sẽ ảnh hưởng tới 30 – 50 năm sau. Mỹ đã dùng khoảng 50 năm từ 1945 tới 1991 để đánh sụp Liên Xô, giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh. Mỹ cũng có quyết tâm dành ra 50 năm để dìm Trung Quốc khi ta chưa có đủ năng lực thách thức Mỹ.

Lúc này không dìm Trung Quốc thì sau này Mỹ chẳng còn có cơ hội; 20 năm sau tổng lượng kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ gấp Mỹ 1,5 lần; đến 2028, tổng lượng kinh tế Trung – Mỹ khoảng 30 ngàn tỷ USD; theo quy hoạch "Made in China 2025", rất nhiều kỹ thuật của chúng ta sẽ rất tiếp cận Mỹ; cho nên Mỹ phải nhân lúc này để dìm Trung Quốc.

 
Cao Thiện Văn: Đối với những người trẻ từ 30 tuổi trở xuống, nếu lần này sai thì chỉ còn cách gội đầu cho tỉnh ngủ rồi chuẩn bị sống những ngày khốn khổ.
Các chiến lược gia của lãnh đạo Trung Quốc lúc này cần thể hiện được đảm lược, kiến thức và bàn tay của Đặng Tiểu Bình 40 năm trước. Trung Quốc có lựa chọn đúng đắn hay không cần phải chờ đợi.

Nhớ lại từ Chiến tranh Thuốc phiện tới nay, các bước ngoặt lịch sử liên tiếp xuất hiện, Trung Quốc toàn lựa chọn sai lầm (năm 1949 cùng Liên Xô hay Phong trào theo Tây thời Mãn Thanh), ngoại trừ 2 lần đúng do Đặng Tiểu Bình lựa chọn (tức đề ra Phương châm 16 chữ và Cải cách mở cửa). Đối với những người trẻ từ 30 tuổi trở xuống, nếu lần này sai thì chỉ còn cách gội đầu cho tỉnh ngủ rồi chuẩn bị sống những ngày khốn khổ.

Trong lịch sử lâu dài của mình, Trung Quốc từng sáng tạo nền văn minh cổ đại sán lạn; cho đến 1842 khi tiếp xúc toàn diện với thế giới phương Tây và định du nhập hiện đại hóa thế giới phương Tây thì con đường này vô cùng gian nan. Vì sao vậy?

Tôi cho rằng có một điểm liên quan đến phương thức tư duy của người Trung Quốc và cách nhìn nhận thế giới của người Trung Quốc không giống như cách nhìn nhận thế giới của người phương Tây.

Người phương Tây nhìn nhận thế giới có hai công cụ cơ bản. Một là, quan sát và đánh giá thế giới một cách khách quan; hai là, trên cơ sở đó suy ra để hiểu thế giới một cách nghiêm cẩn và logic.

Còn người Trung Quốc hiểu thế giới, bao gồm cả tầng lớp tinh anh được giáo dục, thì nhận thức thế giới qua hai cột trụ: một là thuyết âm mưu, không tĩnh tâm bình khí xem xét thế giới một cách khách quan; thứ hai là dùng so sánh để lý giải thế giới, giống như cân đo.

Các quan chức thị trường thì hiểu như nhận nước và xả nước, dùng cách đó để lý giải thế giới có vấn đề rất lớn là rất không chính xác, bỏ qua nhiều tình tiết phức tạp, nhiều lúc chắp vá, râu ông nọ cắm cằm bà kia…
 
"Tương lai của quan hệ kinh tế, mậu dịch Trung – Mỹ ngày càng theo hướng không xác định, viễn cảnh đáng lo ngại là đang chuyển từ toàn cầu hóa sang vỡ vụn hóa"...

Nỗi lo sâu sắc về va chạm mậu dịch Trung – Mỹ

Với việc gia tăng về thực lực nền kinh tế và sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc, kinh tế thế giới đang không tránh khỏi việc xuất hiện cục diện G2 (tức 2 siêu cường kinh tế Mỹ và Trung Quốc). Điều này hình thành thách thức lớn đối với hệ thống quản lý kinh tế toàn cầu hiện nay; sự va chạm giữa Trung – Mỹ và nguy cơ tiềm tàng về một cuộc xung đột giữa hai nước khó tránh khỏi.

Lợi ích quốc gia của Mỹ có lẽ được phân chia và hiểu theo 3 tầng thứ sau: một là, bảo vệ và mở rộng ý thức hình thái, quan niệm giá trị và lối sống Mỹ; hai là, luôn giữ vững địa vị dẫn đầu của Mỹ về kỹ thuật cốt lõi và năng lực quân sự, thậm chí duy trì ưu thế áp đảo; ba là, bảo vệ và thúc đẩy trên toàn cầu hoạt động thương mại của các công ty Mỹ.

Về mặt hình thái ý thức, Trung Quốc dần dần xa rời sự kỳ vọng của Mỹ; kế hoạch "Made in China 2025" đã thách thức ưu thế của Mỹ trên lĩnh vực kỹ thuật cốt lõi; mô thức hoạt động kinh tế do chính phủ chủ đạo của Trung Quốc ngày càng uy hiếp mô thức kinh tế tự do của Mỹ và cạnh tranh địa vị của các công ty Mỹ. Đó chính là nguyên nhân sâu xa khiến sự va chạm trong lĩnh vực kinh tế, mậu dịch giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gay gắt.

Tương lai của quan hệ kinh tế, mậu dịch Trung – Mỹ ngày càng theo hướng không xác định, viễn cảnh đáng lo ngại là đang chuyển từ toàn cầu hóa sang vỡ vụn hóa; là chuyển từ cục diện hòa hợp trên các lĩnh vực đầu tư, chuyển nhượng kỹ thuật, lưu chuyển nhân tài giữa hai bên sang cục diện không ngừng tách xa trong tương lai.
 
Cảnh báo nguy cơ: va chạm mậu dịch Trung – Mỹ gia tăng, phục hồi kinh tế toàn cầu bị đình trệ.


Quan hệ Trung – Mỹ là mối quan hệ phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Va chạm mậu dịch Trung – Mỹ liên quan đến vấn đề pháp luật, vấn đề kinh tế mậu dịch và toàn cục quan hệ hai nước. Trong đó bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải tích lũy kiến thức lâu dài, cần phải có chuyên môn cao mới có thể đi sâu phân tích và bình luận được.


Đối với tôi (Cao Thiện Văn), khi nghiên cứu trong thời gian dài về thương nghiệp trong lĩnh vực vĩ mô kinh tế kinh tế thị trường tư bản, không có đủ tích lũy kiến thức về những mặt đó, đột nhiên gặp phải vấn đề này, bản thân tôi tựa hồ rất kỳ quặc.


Có một dịp quan trọng là vào đầu năm nay, nhận lời mời của Diễn đàn 40 nhân sỹ giới tiền tệ Trung Quốc (CF40), tôi cùng họ tiến hành một chuyến tới Washington. Trong chuyến đi này, tôi đã đến thăm các cơ quan nghiên cứu chủ yếu và những ngành quyết sách kinh tế Mỹ.


Cũng trong chuyến đi này thấy quyết sách tiến hành chiến tranh thương mại đánh Trung Quốc đã đi đến giai đoạn cuối cùng, Nhận thức chung của mọi người không phải là liệu có một cuộc xung đột mậu dịch không, mà là quan tâm xem Trung Quốc sẽ phản kích thế nào.


Thế nhưng khi xuất phát từ Bắc Kinh, tôi đã lưu ý thấy truyền thông và các quan chức trong nước đã công khai cho thấy có vẻ họ không hề chuẩn bị tư tưởng cho va chạm mậu dịch hay cuộc chiến tranh thương mại đã sắp xảy ra. Mọi người phổ biến cảm thấy quan hệ Trung – Mỹ tuy không phải là tốt, nhưng về tổng thể có thể quản lý và ở trong quỹ đạo bình thường.


Điều này khác hẳn những tình hình và thông tin chúng tôi thấy được ở Washington và mặc dù hiện nay tiêu điểm của báo chí và dư luận Trung Quốc đều tập trung vào vấn đề thuế quan và mậu dịch; nhưng thực tế khi đó ở Washington chúng tôi thấy một loạt hành động mà Mỹ ra tay với Trung Quốc lần này rõ ràng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế.


Quốc hội Mỹ gần đây đang tiến hành một loạt cuộc biện luận về Ủy ban đầu tư nước ngoài Mỹ (Committee on Foreign Investment in the United States – CFIUS) và đang tiến hành hàng loạt sửa đổi quan trọng về dự luật đầu tư của công ty nước ngoài tại Mỹ. Các cơ quan nghiên cứu và quan chức Mỹ đều không giấu diếm: những sửa đổi của CFIUS đều nhằm vào Trung Quốc.


Ngoài CFIUS, trong một số lĩnh vực nhạy cảm khác trong quan hệ Trung – Mỹ, trên thực tế Mỹ đều có hành động đ ụng chạm đến lằn ranh giới hạn của Trung Quốc, ví dụ Luật du lịch Đài Loan.


Những điều đó hoàn toàn khác với những thông tin về va chạm giữa hai nước Trung – Mỹ chủ yếu là thuế quan mà chúng tôi biết được qua báo chí khi còn ở trong nước. Về nguyên nhân, chúng tôi xin thảo luận trên một số vấn đề cơ sở nhất trong quan hệ mậu dịch Trung – Mỹ sau:


1. Nguồn gốc va chạm mậu dịch quốc tế (……)


2. Nhìn lại lịch sử phát triển mậu dịch toàn cầu (…….)


3. Hệ thống quản lý kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm (…….)


4. Thời đại G2, nguyện vọng và năng lực của Mỹ tiếp tục duy trì hệ thống quản lý kinh tế toàn cầu đều đang suy giảm


Hiện nay toàn cầu đã bước vào thời đại G2. Đến sau năm 2030, tổng lượng kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn Mỹ, sự thay đổi đó tựa hồ không thể đảo ngược được. Ảnh hưởng quan trọng nhất của việc thế giới bước vào thời đại G2 là: cả nguyện vọng và năng lực của Mỹ đối với việc tiếp tục duy trì hệ thống quản lý kinh tế toàn cầu hiện nay đều đang suy giảm, chí ít là về giới hạn.


Trung Quốc có cách nghĩ độc đáo về hệ thống quản lý kinh tế toàn cầu hiện nay và ở mức độ nhất định có năng lực, chí ít có thể thay đổi về giới hạn thực tế. Ví dụ: Ngân hàng đầu tư phát triển châu Á, chiến lược "một vành đai, một con đường", quốc tế hóa đồng nhân dân tệ… đều muốn thay đổi hệ thống quản lý kinh tế toàn cầu, chí ít là về giới hạn.
 
Cho nên cốt lõi của xung đột Trung – Mỹ là ở chỗ thể lượng kinh tế Trung Quốc gần tương đương Mỹ; đặc biệt là chúng ta nhìn về tương lai 20 năm sau, tổng lượng kinh tế Trung Quốc còn lớn hơn Mỹ. Năng lực và nguyện vọng của Mỹ duy trì giới hạn đang giảm sút trong khi nguyện vọng và năng lực của Trung Quốc muốn thay đổi hệ thống này đang tăng lên; hơn nữa phương hướng thay đổi hệ thống quản lý rất khác phương hướng lạc quan nhất của người Mỹ.
Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện một loạt vấn đề mà chúng ta đang nhìn thấy và sẽ tiếp tục tồn tại trong cuộc tranh chấp Trung – Mỹ suốt thời gian dài tới đây…
Tôi cho rằng, lợi ích quốc gia của Mỹ có thể phân làm 3 tầng.

Tầng thứ nhất là bảo vệ hình thái ý thức, quan niệm giá trị và lối sống của Mỹ và mở rộng quảng bá ra phạm vi toàn cầu. Chính sách ngoại giao của Mỹ có mặt thực dụng, cũng có mặt lý tưởng, tóm lại là dao động giữa chủ nghĩa thực dụng và lý tưởng, nhưng phần lớn thời gian là thực dụng; nhưng khi nó chiếm ưu thế thì sẽ biến thành khá lý tưởng…
Tầng thứ hai, là bảo đảm Mỹ dẫn đầu về kỹ thuật hạt nhân và sức mạnh quân sự., thậm chí là ưu thế mang tính áp đảo. Chỉ khi Mỹ có được ưu thế đó thì họ mới có năng lực bảo vệ hình thái ý thức của họ và với quảng bá rộng được hình thái ý thức của họ.
Tầng thứ ba, là để thương gia Mỹ được tự do làm ăn trên phạm vi toàn cầu, được các nước đối xử công bằng; bảo đảm cho lợi ích của họ được bảo vệ đầy đủ. Lợi ích của thương gia Mỹ ở nước khác bị xâm hại thì có thể tìm đến lãnh sự quán hay hội kinh doanh Mỹ.

Chính phủ Mỹ sẽ đứng ra can thiệp, mục đích là đảm bảo cho thương gia Mỹ được đối xử công bằng ở đó. Nếu họ không được đối xử công bằng, thì Mỹ sẽ khuyên bảo chính phủ quốc gia đó; nếu không sẽ dùng phương pháp khác để trừng phạt hoặc trả thù.
Sau khi đã hiểu về 3 tầng lợi ích này, chúng ta quay lại tranh chấp Trung – Mỹ trong cục diện G2 toàn cầu thì có thể nói: trong 3 tầng đó, dưới con mắt người Mỹ, Trung Quốc đều đã hình thành thách thức không thể xem thường.
Ở tầng thứ nhất, tức hình thái ý thức, người Mỹ cho rằng, với việc gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc ngày càng thị trường hóa và tăng trưởng rất nhanh, Trung Quốc sẽ trở nên ngày càng tiếp cận, tôn trọng và chấp nhận hình thái ý thức của Mỹ. Đó là điều bí mật được công khai của Mỹ.

Thế nhưng hiện nay giới tư tưởng chiến lược Mỹ bắt đầu nhận thấy, mặc dù kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO ngày càng lớn mạnh, nhưng Trung Quốc không tiếp nhận và chấp nhận hình thái ý thức của Mỹ, trái lại dần dần xa rời phương hướng Mỹ hy vọng.
Điều này khiến họ cảnh giác, suy nghĩ lại và bắt đầu ảnh hưởng đến nhiều mặt trong chính sách đối với Trung Quốc.
Trong tầng thứ 2, tức bảo đảm kỹ thuật Mỹ có được địa vị dẫn đầu và ưu thế áp đảo, Mỹ cũng bị thách thức mạnh mẽ. Kế hoạch "Made in China 2025" liệt kê ra những ngành nghề mới, bao gồm người máy cơ khí, ô tô điện, hàng không…đều là liên quan đến kỹ thuật mới tương lai, là phương hướng chiến lược quan trọng nhất dẫn dắt kinh tế tăng trưởng.

Trong những lĩnh vực này, Mỹ có được những thứ của các nước khác trên thế giới và hy vọng tiếp tục có được ưu thế có tính áp đảo. Đó là cơ sở kỹ thuật để Mỹ có thể hùng mạnh. Nhưng Mỹ nhận thấy Trung Quốc thông qua chiến lược "Made in China 2025" đang dần dần nhanh chóng tăng tốc đuổi và thách thức ưu thế kỹ thuật của Mỹ và lo lắng Trung Quốc trong tương lai sẽ đạt được điểm này. Cho nên họ bắt đầu tăng thuế, xem xét hạn chế đầu tư và chuyển nhượng kỹ thuật quanh danh sách "Made in China 2025", rồi hoạch định chính sách bao vây, chèn ép thêm.
Trong danh sách đó có những sản phẩm Trung Quốc căn bản không xuất khẩu sang Mỹ, ví dụ như Trung Quốc xuất khẩu máy bay loại lớn, Mỹ đánh thuế thì có thể hiểu được; nhưng Trung Quốc hãy còn chưa chế tạo được máy bay của mình thì Mỹ đã bắt đầu tăng thuế. Vì vậy trong tầng thứ 2, chiến lược "Made in China 2025" khiến lợi ích quốc gia Mỹ cũng bị Trung Quốc thách thức.

Trong tầng thứ 3, cũng là tầng thực dụng chủ nghĩa nhất, Trung Quốc cũng bắt đầu xâm nhập đe dọa và thách thức lợi ích thương mại của Mỹ. Ví dụ, điển hình là thái độ của các Hiệp hội thương nhân Mỹ và cả châu Âu đối với Trung Quốc cũng oán trách vì môi trường kinh doanh của Trung Quốc thay đổi; từ đó thúc đẩy chính phủ Mỹ đưa ra một loạt yêu cầu về chính sách với Trung Quốc, như cạnh tranh công bằng, bình đẳng, cùng có lợi…

Chế độ kinh tế Mỹ là một loại chế độ kinh tế tự do, chính phủ là người canh giữ cho thị trường, duy trì trật tự; công ty sản xuất gì, sản xuất bao nhiêu, dùng kỹ thuật gì sản xuất đều là việc của nhà tư bản và hệ thống ngân hàng, chính phủ không can dự vào. Kinh tế Mỹ, Anh đã trưởng thành dưới mô thức đó trong mấy trăm năm qua.

Mô thức kinh tế thị trường của Trung Quốc là chế độ kinh tế thị trường dưới sự chủ đạo của chính phủ. Học giả Mỹ chụp cho Trung Quốc một cái mũ. Gọi là "Chủ nghĩa tư bản nhà nước". Hai chế độ này sắp xếp rất không ăn nhập với nhau. Với việc kinh tế Trung Quốc về mặt kỹ thuật ngày càng phức tạp hóa, quy mô ngày càng rộng lớn, sự xung đột giữa hai bên sẽ ngày càng ác liệt./.
 
Lão Cao t Văn này trong lúc bếp lúc thừa nhận:
1/ ..TQ bụp Vn chẳng qua là là quà dâng lên bang chủ mẽo. cho thấy đạo đức tầm thường
2/ TQ đâm lưng CCCP
3/ GDP Nga 1500 tỷ $ chỉ bằng quảng đông
Do vậy việc NGa Mỹ nhắm mắt quên chiện cũ liên thủ là hoàn toàn phù hợp, Nga thì chắc 50 hoặc 100 năm mới có GDP 10000, nhưng thỏa hiệp Tq thì như Mr Văn năm 2030 GDP TQ gấp 1.5 Mỹ, Mỹ chắc không đến lỗi sợ Nga quá thế chứ, để rồi 2030 sụp lạy...TQ hiiiiii
 
TS Cao Thiện Văn vừa có bài nói chuyện gây chấn động thế giới mạng khi ông này phân tích về quan hệ Trung Quốc- Mỹ và phát biểu: "Chúng tôi thì đã già rồi, coi như không tính đến, nếu lần này xử lý không tốt quan hệ Trung – Mỹ thì những người trẻ 30 tuổi trở xuống hãy gội đầu cho tỉnh ngủ, chuẩn bị sống những ngày khốn khổ”.
Nếu đúng như thế chắc lão Jim Rogers quay trở lại New York sống, lão nhể…
 
Last edited:
Nếu đúng như thế chắc lão Jim Rogers quay trở lại New York sống lão nhể…
Nghe nói short Khoẻn/ Hán sheng đang cao cả trăm tỷ $ đấy. short xong rồi đi đâu ở chẳng được hoan nghênh - thành phần đại phú hộ hiiiiiiiii
 
Lão Cao t Văn này trong lúc bếp lúc thừa nhận:
1/ ..TQ bụp Vn chẳng qua là là quà dâng lên bang chủ mẽo. cho thấy đạo đức tầm thường
2/ TQ đâm lưng CCCP
3/ GDP Nga 1500 tỷ $ chỉ bằng quảng đông
Do vậy việc NGa Mỹ nhắm mắt quên chiện cũ liên thủ là hoàn toàn phù hợp, Nga thì chắc 50 hoặc 100 năm mới có GDP 10000, nhưng thỏa hiệp Tq thì như Mr Văn năm 2030 GDP TQ gấp 1.5 Mỹ, Mỹ chắc không đến lỗi sợ Nga quá thế chứ, để rồi 2030 sụp lạy...TQ hiiiiii
Trong quan hệ quốc gia chỉ có lợi ích là trên hết. May mà Bình lùn quy tiên. Tập lộ tham vọng sớm quá lại thiếu chữ nhẫn như Bình. Tập mà không biết đường lùi thì e kịch bản thảm hơn cả Nhật. Người Châu Á vốn thích tiết kiệm, nay tương lai bất định, thì cái mục tiêu trở thành nền kinh tế tiêu dùng coi như đi tong. Xong vụ này, hi vọng anh Trump mở tiệc mừng có món thịt cá voi, để anh em được vui lây.
 
Trong quan hệ quốc gia chỉ có lợi ích là trên hết. May mà Bình lùn quy tiên. Tập lộ tham vọng sớm quá lại thiếu chữ nhẫn như Bình. Tập mà không biết đường lùi thì e kịch bản thảm hơn cả Nhật. Người Châu Á vốn thích tiết kiệm, nay tương lai bất định, thì cái mục tiêu trở thành nền kinh tế tiêu dùng coi như đi tong. Xong vụ này, hi vọng anh Trump mở tiệc mừng có món thịt cá voi, để anh em được vui lây.
Nói qua nói lại, nói Mỹ nó phá kèo...chỉ là bề nổi. Nhật, Tq qua bài trên đều phải công nhận thực tế kte giàu lên là do làm ăn với mỹ, tức là thị trường mỹ nó tiêu thụ khủng kiếp.
Tức là mình đi ké người ta, thì phải biết ...nhường.
KHi trước Nhật cũng hí hưởng là đồng minh của mỹ, kte phát triển ầm ầm. khi đe dọa vị thế, mỹ nó cũng vả cho phát...suy giảm đến bi bây giờ. Nói chung cầu truyện ông lão đánh cá và con cá vàng hay ghê ...định làm người điều khiển cá...là về máng lợn hiiiiii
VN đang có cơ hội chơi với cá vàng...nhưng lên nhớ bài học nè, chắc GDP cớ 3000 tỷ là ngon. biết vừa là đủ
 
Nghe nói short Khoẻn/ Hán sheng đang cao cả trăm tỷ $ đấy. short xong rồi đi đâu ở chẳng được hoan nghênh - thành phần đại phú hộ hiiiiiiiii
Nếu đúng lão JR đang short sell thì lão này thâm thât, lão chuẩn bị cho cú short này hơn chục năm - bán nhà ở NY chuyển sang Sing, cho con lão học tiếng Hoa, miệng cứ hô TQ sẽ number one... để đến hôm nay lão short cú quyết định?
 
Nếu đúng lão JR đang short sell thì lão này thâm thât, lão chuẩn bị cho cú short này hơn chục năm - bán nhà ở NY chuyển sang Sing, cho con lão học tiếng Hoa, miệng cứ hô TQ sẽ number one... để đến hôm nay lão short cú quyết định?
Thầy Táo có lá số của lão JR không, cho vài câu bình cho xôm tụ, góp vui với Thiết đại tướng :105:
 
Back
Top