Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

“Tôi khẳng định lại, dứt khoát trang thông tin điện tử cá nhân không được trích dẫn toàn bộ và nguyên văn các nguồn tin của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, kể cả có ghi nguồn cụ thể”, ông Bảo nhấn mạnh.
http://vneconomy.vn/20130801074718P0C16/trang-mang-ca-nhan-dan-tin-the-nao-thi-khong-vi-pham.htm
Tòa bộ Điều 5 NĐ 72/2013 có đoạn nào thế đâu, hay ông này xuyên tạc nhỉ?
Hôm nay mưa bão nên rỗi rãi ngâm kíu kỹ kẻo đi chăn kiến thì thành triết gia mất các mod thông cảm.
 
CHỜ ĐỢI GÌ, VIỆT NAM 2014

Bài viết này được viết vào cuối 2013 và đăng trên FB cá nhân chia xẻ với mọi người. Nay arrow xin phép đăng lại ở đây để nối mạch dự báo về vĩ mô 2014.

Năm 2013 đã khép lại với nhiều lo toan bộn bề. Sau những cố gắng chật vật, chúng ta lại được nghe báo cáo thành công vào cuối năm của Chính phủ và những hứa hẹn về một năm mới khởi sắc. Nền kinh tế thế giới đã thoát ra khỏi khủng hoảng khi kinh tế Mỹ dần hồi phục, châu Âu đã vơi bớt gánh nặng nợ công và có thêm nhiều điểm sáng. Ở bên những hy vọng nhỏ nhoi đó, kinh tế Việt Nam vẫn vật lộn với các vấn đề nội tại, khi kinh tế đang suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và còn rất nhiều tồn tại trong hệ thống.

Thực tại của nền kinh tế:

Qua một năm khó khăn, độ sóc nẩy của nền kinh tế đã giảm và đi vào quỹ đạo bình ổn. Thị trường tiền tệ đã cắt cơn co giật, lãi suất hạ và cung tiền dồi dào hơn. Tuy nhiên, những vấn đề chính như nợ xấu ngân hàng, sựsuy giảm của các ngành sản xuất vẫn chưa có lối ra. Những yếu kém tích tụ dần trở thành lực cản, tạo sức ép cho quá trình suy giảm và tụt hậu của Việt Nam trước áp lực cạnh tranh lớn dần trong thời kỳ hội nhập.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2013, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5,42%, với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 132,2 tỷUSD, kim ngạch nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD, tuy chưa đạt mục tiêu GDP năm là5,5% nhưng cao hơn mức 5,25% của năm 2012 và có số liệu phục hồi theo từng quý.

Phía sau những con số có tính khích lệ là một bức tranh hỗn độn nhiều hình thái. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có tăng trưởng nhưng trong tổng số 132,2 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 43,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 88,4 tỷ USD. Như vậy, sự tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dồn vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, với sự đóng góp rất ít ỏi cho nền kinh tế do chủ yếu sản xuất dưới hình thức chế xuất, gia công được hưởng ưu đãi. Trong khi đó, khu vực kinh tế trong nước được xem là một bước thụt lùi khicon số cuối cùng đã thể hiện sự suy yếu rõ nét so với đà tăng những năm trước.

Tổng thu ngân sách, theo báo cáo cuối cùng, đã bất ngờ vượt kế hoạch 16.000 tỷ đồng vào phút chót.Tuy nhiên sau báo cáo ấy là những cố gắng khổ sở của các cơ quan trực thuộc BộTài chính. Nổi bật nhất là việc thu vào ngân sách trên 20.000 tỷ đồng cổ tức của doanh nghiệp nhà nước và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Những nỗ lực,sáng tạo ấy chỉ chứng minh rằng nguồn lực của hệ thống doanh nghiệp trong cả nước đang bị bào mòn và suy yếu. Và điều cần hơn lúc này là những chính sách mạch lạc,mạnh dạn của Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp thoát khó, đi lên dài hạn chứ không chỉ thuần túy là những sáng tạo, mẹo mực để xử lý những vấn đề trước mắt.

Xử lý nợ xấu, sau nhiều hô hào của Chính phủ, thực chất không tiến triển bao nhiêu. Cuối 2013, các ngân hàng lại đua nhau thực hiện các nghiệp vụ đảo nợ để có sổ sách đẹp. Sở dĩ có việc này là do các ngân hàng cũng hạn chế việc bán nợ xấu cho VAMC. Điều kiện mua nợ của VAMC là sẽ mua một khoản nợ có tài sản tốt đi kèm một khoản nợ có tài sản xấu. Ngân hàng bán món nợ đó sẽ được nhận lại giấy tờ có giá để có thể dùng thế chấp vay lại NHNN khi có nhu cầu,và ngân hàng đó buộc phải nhận lại nợ sau 5 năm. Tuy nhiên, món nợ đã bán cho VAMC hoàn toàn có thể bị VAMC thanh lý khi có thể. Do vậy, ngân hàng không muốn rơi vào cảnh,món nợ tài sản tốt bị VAMC bán, còn sẽ phải nhận lại món nợ tài sản xấu sau 5 năm nữa. Điều đó đã thành rào cản trong quá trình thanh lọc hệ thống ngân hàng.

Tiêu điểm:
Những kỳ vọng:


Kinh tế thế giới đã đi qua thời kỳ khó khăn nhất. Kinh tế Mỹ đang hồi phục và châu Âu đã giảm bớt sức ép từ nợ công. Điều này hỗ trợ một nền kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam. Giới doanh nghiệp xuất khẩu đang trông chờ vào quá trình đàm phán TPP để có thể tìm kiếm cơ hội mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hy vọng trong 2014 là chúng ta tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có về xuất khẩu thủy, hải sản, nông lâm sản và cải thiện chỉ tiêu các ngành về may mặc, da giày, điện tử, nhựa.

Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế vẫn là nợ xấu. Nợ xấu của Ngân hàng không thể tự mất đi, nó chỉ được cân bằng khi có một nguồn tiền mới.Việc lựa chọn khấu trừ lợi nhuận tương lai của ngân hàng là giải pháp yếu về thựctiễn. Khi không xử lý được nợ xấu thì nền kinh tế đi xuống. Khi nền kinh tế suy yếu, khối ngân hàng yếu kém có rất ít cơ hội để kiếm được lợi nhuận lớn bù đắp lại những khoản nợ xấu của quá khứ.

Sự tham gia của nguồn vốn mới trong quá trình tái cơ cấu làcần thiết. Cổ phần hóa, bán tài sản Nhà nước tại những doanh nghiệp không cầngiữ tỷ lệ chi phối, việc chấp nhận cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hệ thống thông qua nới room ở một số ngân hàng là một trong những giải pháp đang được đề cập thời gian qua. Tuy nhiên việc tiến hành quá chậm và việc thiếu một chính sách đột phá, một hành lang pháp lý đầy đủ có lẽ sẽ làm cản trở quá trình, thậm chí sẽ chẳng đưa nổi những dự định trên đến đích. Tất cả những gì chúng ta đang có là chờ đợi và kỳ vọng.

Chính sách chính phủ:

Không có một chính sách thật rõ nét cho năm 2014 để định hướngcho nền kinh tế vượt bão. Quyết sách có ảnh hưởng nhất chỉ là việc nới trần chi tiêu chính phủ, để có thêm ngân sách tăng cường cho đầu tư công. Để có thêm tiền cho chính phủ, kế hoạch huy động từ trái phiếu chính phủ đang được đẩy lên mạnhmẽ.

Con số huy động từ trái phiếu chính phủ đang tăng nhanh và lũy kế lớn dần theo từng năm. Nếu như 2011, Chính phủ chỉ phát hành 82.000 tỷ trái phiếu thì 2012 con số này là 168.000 tỷ và 2013 là 194.000 tỷ. Chỉ tiêu phát hành cho năm 2014 sẽ còn tăng và thậm chí còn tăng nhiều nếu tham chiếu qua tờ trình đề xuất phát hành 360.000 tỷ trái phiếu cho giai đoạn 2014-2016.

Năm 2014 sẽ có 132.000 tỷ trái phiếu chính phủ và tín phiếu đáo hạn. Với bối cảnh nguồn thu khó khăn, các lãnh đạo đã khẳng định sẽ pháthành thêm trái phiếu để trả nợ. Do vậy, lượng trái phiếu chính phủ sẽ gia tăngmạnh để đáp ứng cả hai nhu cầu: trả nợ và tăng cường đầu tư.

Trong bối cảnh nợ xấu còn chồng chất, việc huy động lượng tiền lớn từ hệ thống ngân hàng không phải là một hoạt động phù hợp với logic. Theologic đơn giản, khi nợ xấu chưa được xử lý thì thanh khoản các ngân hàng yếu,hoạt động hút lượng tiền lớn trên hệ thống là không hợp lý. Ngoài ra, khi cần hút lượng lớn trái phiếu, hệ thống lãi suất sẽ bị ảnh hưởng. Hiện tại, NHNN đang nỗ lực để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng nhu cầu hút lượng lớn tiền sẽ giữ hoặc đẩy mặt bằng lãi suất lên, trực tiếp cản trở khả năng hạ lãi suất.

Cảm nhận cá nhân:

Chúng ta đang rơi vào một vòng xoáy luẩn quẩn. Việc tăng cườngchi tiêu chính phủ sẽ làm gia tăng nợ, lũy kế lên nhanh chóng. Càng ngày, chúng ta lại phải đối mặt với áp lực trả nợ trong điều kiện kinh tế đang khó khăn. Với nhóm giải pháp mang tính chất đối phó, việc tăng vay nợ để đáo nợ sẽ càng làm tình thế bí bách hơn và có thể làm nền kinh tế suy yếu kéo dài.

Với hoạt động tăng cường trên thị trường trái phiếu, mặt bằng lãi suất khó giảm và hệ thống doanh nghiệp sẽ không có thêm sự hỗ trợ trong nămtới. Chính sách tín dụng sẽ vẫn bó buộc khi các ngân hàng vẫn còn phải xoay sở với các vấn đề nội tại của chính mình.

Việc đàm phán TPP sẽ không mang tới nhiều ưu thế cho ViệtNam khi các ngành nghề về xuất khẩu thủy sản, nông, lâm thổ sản đã có những hiệp định thương mại tương đối rõ nét trong quá trình tham gia WTO. Ngành dệt may và da giày cũng không khá hơn khi vị thế hiện tại của Việt Nam chỉ là gia công và chúng ta không có một ưu thế nào cụ thể về nguyên vật liệu sản xuất. Ngoài ra, việc đàm phán TPP khả năng sẽ kéo dài khi phần lớn các nội dung đàm phán có liên quan đến những vấn đề Việt Nam còn rất yếu như sở hữu trí tuệ, bản quyền, vấn đề nhân quyền…

2014 sẽ là một năm suy yếu kế tiếp của nền kinh tế Việt Nam và chưa thấy có tín hiệu rõ nét nào từ hệ thống chính sách cũng như các hoạt động điều chỉnh chiến lược. Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục suy giảm trong một vài năm tới vớinhững vấn đề nội tại âm ỷ. Kịch bản xấu hơn là áp lực của nợ công gia tăng có thể đẩy chúng ta trệch đường ray trên con đường phát triển.

Với chứng khoán:

Thị trường tiền tệ đang có một cỗ máy bơm hút khổng lồ. Có một luồng tiền rất lớn chạy trong thị trường và được điều tiết bơm và hút trên tất cả các kênh có thể để đảm bảo thanh khoản cho một hệ thống ngân hàng yếu kém và cố gắng để lạm phát không quay trở lại. Chúng ta đang có một cung tiền mạnh, có điều tiết và động lực của cung tiền ấy đang tạo ra sức hấp dẫn cho thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Có thể tham chiếu những con số ý nghĩa: Từ 15/03/2012 đến nay, NHNN đã phát hành 425.988 tỷ tín phiếu, đã có 418.039 tỷ tín phiếu đáo hạn. OMO hoạt động mạnh, ngày 27/01 vừa rồi, NHNN bơm ròng 18.884 tỷ qua OMO. Sau đó hoạt động hút về và bơm ra với khối lượng lớn được diễn ra liên tục cho đến nay. Thị trường tín dụng không quá nóng vì lượng DN đi vay vẫn giảm nhưng vẫn đang có dòng tiền lớn chảy trong nội tại.


Nhưng để thị trường đi lên bền vững, chúng ta cần nhiều hơn thế. Thị trường sẽ trả lại bộ mặt thật khi nền kinh tế không có biến đổi cụ thể.Nhưng đó là vấn đề của dài hạn, ngắn hạn chúng ta cứ vui với nhịp tăng của thịtrường trong vài ba tháng tới…
 
Mới đây, có bài viết đề cập đến hoạt động hệ thống bơm hút tiền của NHNN:

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...anh-trong-1-thang-2014031014223866310ca34.chn

Trong bài viết có những nội dung đáng lưu tâm về hoạt động phát hành tín phiếu của NHNN, xin trích lại ở đây:

Thống kê cho thấy, kể từ ngày 15/3/2012 đến ngày 7/3/2014, NHNN đã phát hành tổng cộng 562.257 tỷ đồng tín phiếu NHNN. Ước tính, NHNN phải trả tổng cộng 8.383,6 tỷ đồng tiền lãi tín phiếu cho toàn bộ số tín phiếu phát hành nêu trên.

Trong năm 2014, thống kê cũngcho thấy NHNN đang tiếp tục sử dụng công cụ bán tín phiếu để hút tiền trong lưu thông về và nhiều khả năng NHNN vẫn tiếp tục sử dụng công cụ này do dư nợ tín phiếu NHNN tăng đột biến kể từ đầu năm.

Cụ thể, kể từ đầu năm, chính xác là kể từ ngày 7/2 cho đến ngày 7/3/2014, NHNN đã phát hành tổng cộng 132.378 tỷ đồng tín phiếu. Quy mô đợt phát hành lần này lớn hơn nhiều so với các quý trước đó (hình trên) và tiền lãi phải trả cho đợt phát hành tín phiếu kể từ đầu năm 2014 đã lên tới 771,75 tỷ đồng. Số tiền lãi phải trả cho tín phiếu này chưa phải thanh toán ngay nhưng phải thực hiện hết trong vòng 3 tháng do các kỳ hạn của tín phiếu là 28 ngày và 91 ngày.

Dự kiến, trong thời gian tới, NHNN vẫn phải sử dụng công cụ tín phiếu để hút tiền khỏi lưu thông vì những lý do sau: Thứ nhất, do lượng tín phiếu phát hành kể từ đầu năm chủ yếu là kỳ hạn ngắn (28 ngày và 91 ngày) nên toàn bộ số tín phiếu phát hành sẽ đáo hạn trong 1 và 3 tháng tới. Thống kê cũng cho thấy, lượng tín phiếu đáo hạn ngay trong tháng 3 tương đối lớn, lên tới 75.849 tỷ đồng.
 
Gói 50 ngàn tỉ hổ trợ BDS, được NHNN nghiên cứu 2 năm rồi, và đã xác nhận kg phải là tin vịt, em xem tin này là giải quyết nợ xấu trong NH.....
 
"Bộ Tài chính nhận định: “Qua tình hình thực hiện quý I như trên cho thấy khả năng thực hiện dự toán thu, chi NSNN đạt khá, tiếp tục góp phần khẳng định xu hướng phục hồi của nền kinh tế ngày càng trở nên rõ nét và ổn định hơn bắt đầu từ cuối năm 2013"
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-t...i-cua-nen-kinh-te-2014040418053941713ca33.chn

(Em bắt đầu tập học cách hiểu và đánh giá TT chung một cách nghiêm túc :1:).
 
CHỜ ĐỢI GÌ, VIỆT NAM 2014

Nhưng để thị trường đi lên bền vững, chúng ta cần nhiều hơn thế. Thị trường sẽ trả lại bộ mặt thật khi nền kinh tế không có biến đổi cụ thể.Nhưng đó là vấn đề của dài hạn, ngắn hạn chúng ta cứ vui với nhịp tăng của thịtrường trong vài ba tháng tới…

Xin S-mod cho ý kiến là trên cơ sở nào mà S-mod lại có thể dự đoán được TT có nhịp tăng trong vài ba tháng tới ah. Em cám ơn. :1:
 
Xin S-mod cho ý kiến là trên cơ sở nào mà S-mod lại có thể dự đoán được TT có nhịp tăng trong vài ba tháng tới ah. Em cám ơn. :1:
Bài viết này được viết vào cuối 2013, khi đó đang quyết các chính sách kinh tế 2014. Quan trọng nhất trong các luận điểm là việc chấp nhận nới lỏng tiền tệ có kiểm soát để thúc đẩy tăng trưởng. Bạn để ý phần mình viết về cung tiền sẽ thấy, cung tiền được bơm ra khá tốt so với thời điểm siết tín dụng trước kia. TTCK cứ có cung tiền mạnh sẽ lên, đó là nhịp quen thuộc trong nhiều năm trở lại đây.
 
Bài viết này được viết vào cuối 2013, khi đó đang quyết các chính sách kinh tế 2014. Quan trọng nhất trong các luận điểm là việc chấp nhận nới lỏng tiền tệ có kiểm soát để thúc đẩy tăng trưởng. Bạn để ý phần mình viết về cung tiền sẽ thấy, cung tiền được bơm ra khá tốt so với thời điểm siết tín dụng trước kia. TTCK cứ có cung tiền mạnh sẽ lên, đó là nhịp quen thuộc trong nhiều năm trở lại đây.
Xin cám ơn S-mode. Đến giờ này thì những điều SMod nhận định đều đã có rồi.

Chiều nay lại có 1 bài khen "TTCK khởi đầu chu kỳ phục hồi".
http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/ttck-khoi-dau-chu-ky-phuc-hoi-201404071521341534ca31.chn

Liệu có phải là bắt đầu vào giai đoạn "đồng ca" của bản hợp xướng chưa ah?
 
CÂU CHUYỆN DÒNG TIỀN

Quay trở lại với câu chuyện thị trường đang hiện hữu một cỗ máy bơm hút khổng lồ. Gần đây, hình ảnh này được tô đậm hơn bằng quyết sách của NHNN mua vào 7,7 tỷ USD. Trong 3 tháng, con số mua vào này lớn hơn bất kỳ các lần mua vào ngoại tệ trước đó, dù thực sự nhu cầu ngoại tệ vào thời điểm không quá căng thẳng và bản thân dự trữ ngoại hối đã tương đối đủ cho nhu cầu nhập khẩu.

Trong thời gian gần đây, cán cân thương mại Việt Nam khá ổn định. Thậm chí, trong thời gian gần đây Việt nam còn xuất siêu. Với lượng USD đã mua được trong thời gian trước, dự trữ ngoại hối không phải là vấn đề nóng. Để xuyên suốt với nội dung trên, có thể hiểu một cách đơn giản là NHNN muốn vận hành thêm một lượng tiền lớn trong lưu thông để tăng lực đẩy cho quá trình hạ lãi suất. Tất nhiên, để kiềm chế lạm phát, lượng tiền trên được nhanh chóng hút về qua hệ thống tín phiếu của NHNN.

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, khi lượng FDI suy giảm, những con sóng đầu cơ ngoại tệ đã chìm từ rất lâu, thì một lượng lớn ngoại tệ được mua vào trong một thời gian ngắn cũng rất đáng suy nghĩ. Đánh đổi bằng việc đó, NHNN phải chấp nhận chi phí trả lãi cho lượng tín phiếu phát hành khá lớn. Dự trữ ngoại hối không thiếu, nếu chỉ để tạo cú hích cho việc hạ lãi suất thì hành động đó không nhất thiết phải đạt ở lượng như vậy. Lượng khách hàng vay tiền giờ không nhiều và tăng trưởng tín dụng rất chật vật, vì vậy Ngân hàng không cần nhiều tiền đến như vậy để hạ được lãi suất. Trong khi đó, tín hiệu cho sự cân bằng thị trường thực sự là trần lãi suất vẫn chưa được dỡ bỏ, vậy việc hạ lãi suất, nếu muốn, NHNN hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ điều tiết hành chính như đã làm.

Vậy có chăng NHNN đang nỗ lực kiểm soát tốt nhất vị thế chủ động cho các dòng tiền. Việc mua vào USD sẽ đạt được hai mục tiêu: tăng cường lưu thông cho hệ thống và nâng quyền kiểm soát cho những trường hợp tăng đột biến nhu cầu ngoại tệ có thể xảy ra. Những dòng vốn ngoại tệ chảy vào thị trường sẽ được điều tiết để dòng chảy là ổn định và không gây sốc khi có biến động.

TTCK đang có những ngày thăng hoa. Minh chứng từ thực tế cho thấy vị thế tốt nhất của nhà đầu tư trong quãng thời gian qua là lúc nào cũng phải duy trì được lượng cổ phiếu nhất định, dù trong những ngày điều chỉnh mạnh nhất. Cuộc chơi đang ở những vòng xoáy cao nhưng không ai có thể ước đoán đâu là điểm dừng. Những dòng tiền lớn chảy vào thị trường đang được điều tiết để ở lại trong đó bằng cách này hay cách khác nhưng quyền chủ động về dòng tiền đang ở phía những nhà quản lý. Đã lâu chúng ta mới thấy một lần ghi điểm chủ động sau những quãng thời gian được mô tả của chính người trong cuộc là đi trên dây...
 
CÂU CHUYỆN DÒNG TIỀN

Quay trở lại với câu chuyện thị trường đang hiện hữu một cỗ máy bơm hút khổng lồ. Gần đây, hình ảnh này được tô đậm hơn bằng quyết sách của NHNN mua vào 7,7 tỷ USD. Trong 3 tháng, con số mua vào này lớn hơn bất kỳ các lần mua vào ngoại tệ trước đó, dù thực sự nhu cầu ngoại tệ vào thời điểm không quá căng thẳng và bản thân dự trữ ngoại hối đã tương đối đủ cho nhu cầu nhập khẩu.

Trong thời gian gần đây, cán cân thương mại Việt Nam khá ổn định. Thậm chí, trong thời gian gần đây Việt nam còn xuất siêu. Với lượng USD đã mua được trong thời gian trước, dự trữ ngoại hối không phải là vấn đề nóng. Để xuyên suốt với nội dung trên, có thể hiểu một cách đơn giản là NHNN muốn vận hành thêm một lượng tiền lớn trong lưu thông để tăng lực đẩy cho quá trình hạ lãi suất. Tất nhiên, để kiềm chế lạm phát, lượng tiền trên được nhanh chóng hút về qua hệ thống tín phiếu của NHNN.

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, khi lượng FDI suy giảm, những con sóng đầu cơ ngoại tệ đã chìm từ rất lâu, thì một lượng lớn ngoại tệ được mua vào trong một thời gian ngắn cũng rất đáng suy nghĩ. Đánh đổi bằng việc đó, NHNN phải chấp nhận chi phí trả lãi cho lượng tín phiếu phát hành khá lớn. Dự trữ ngoại hối không thiếu, nếu chỉ để tạo cú hích cho việc hạ lãi suất thì hành động đó không nhất thiết phải đạt ở lượng như vậy. Lượng khách hàng vay tiền giờ không nhiều và tăng trưởng tín dụng rất chật vật, vì vậy Ngân hàng không cần nhiều tiền đến như vậy để hạ được lãi suất. Trong khi đó, tín hiệu cho sự cân bằng thị trường thực sự là trần lãi suất vẫn chưa được dỡ bỏ, vậy việc hạ lãi suất, nếu muốn, NHNN hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ điều tiết hành chính như đã làm.

Vậy có chăng NHNN đang nỗ lực kiểm soát tốt nhất vị thế chủ động cho các dòng tiền. Việc mua vào USD sẽ đạt được hai mục tiêu: tăng cường lưu thông cho hệ thống và nâng quyền kiểm soát cho những trường hợp tăng đột biến nhu cầu ngoại tệ có thể xảy ra. Những dòng vốn ngoại tệ chảy vào thị trường sẽ được điều tiết để dòng chảy là ổn định và không gây sốc khi có biến động.

TTCK đang có những ngày thăng hoa. Minh chứng từ thực tế cho thấy vị thế tốt nhất của nhà đầu tư trong quãng thời gian qua là lúc nào cũng phải duy trì được lượng cổ phiếu nhất định, dù trong những ngày điều chỉnh mạnh nhất. Cuộc chơi đang ở những vòng xoáy cao nhưng không ai có thể ước đoán đâu là điểm dừng. Những dòng tiền lớn chảy vào thị trường đang được điều tiết để ở lại trong đó bằng cách này hay cách khác nhưng quyền chủ động về dòng tiền đang ở phía những nhà quản lý. Đã lâu chúng ta mới thấy một lần ghi điểm chủ động sau những quãng thời gian được mô tả của chính người trong cuộc là đi trên dây...

Nhận định của Mod luôn super. :emoticon-00155-flower:
Để đạt đến "độ tinh và chín" như vậy chắc phải là người của ngành tài chính hay của cơ quan quản lý nhà nước nào về kinh tế phỏng ah. Vậy dân amateur tham gia chứng trường mà phải đạt đến độ nắm bắt và thấu hiểu mọi ngọn ngành như thế này cũng căng quá nhỉ. :emoticon-00124-worried:
 
Chính phủ đã chính thức có quyết định về định hướng luồng tiền 2014 thông qua vay nợ trong nước,

Việt Nam sẽ vay hơn 300 nghìn tỷ trong năm 2014.

http://www.kinhdoanhvaphapluat.com....dium=baomoi-kinhte&utm_campaign=baomoi-kinhte

Diễn biến này phù hợp với những dự báo và phân tích trước đây của chuyên đề vĩ mô, làm sáng tỏ hơn nhận định về điều hành thanh khoản và điều chỉnh thị trường tiền tệ.
 
VN có thặng dư TM ?

Câu trả lời là KHÔNG.
do khu vực KT trong nước nhập siêu ngày càng nặng: năm 2000 nhập siêu 3 tỷ, 2013 nhập siêu 13 tỷ
trong khi khu vực FDI luôn thặng dư: Năm 2000 dương 2,4 tỷ, năm dương 14 tỷ
(dòng tiền chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài năm 2012 là 12 tỷ, 2013 là 6,9 tỷ)

Nhận xét của nhóm nghiên cứu: “Khi hàm lượng giá trị gia tăng trong XK luôn thấp và ngày càng thấp thì các chính sách ưu đãi xuất khẩu dường như nới rộng khoảng cách về sự phân biệt giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước”.
*
năm 2000 tỷ trọng XK của DN trong nước là 53%, đến 2013 chỉ còn 33%,
còn tỷ trọng của DN FDI tăng từ 47% lên 67%.
Điều này phản ánh nền SX trong nước đang dich chuyển sở hữu một cách mạnh mẽ.

Do không chịu ảnh hưởng của cơ chế, khu vực FDI ngày càng thống lĩnh, lấn lướt khu vực KT trong nước.
Theo nhóm nghiên cứu: Cần tạo cơ chế thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển bình đẳng.
 
Bao nhiêu năm bóc ngắn cắn dài, tới đây vẫn cứ thế: Ngân sách: Thu bấp bênh, chi “bền vững”
Có cái luật NS, mãi 2009 mới đưa được vào chương trình XD luật của QH,
mà 5 năm rồi vẫn... chưa hoàn thiện được, để trình QH!
phức tạp quá nhỉ ? thôi để dành QH khóa sau vậy ! :(
THU:
Cái bền vững thì lại không thu (thuế nhà...), hi hi.
Cái thiếu bền vững thì thu dễ ?
CHI:
Bao giờ nhất thống quan điểm: NN chỉ chi đầu tư những gì khu vực tư không muốn làm thì VN mới cất cánh được. Nhưng đường về còn xa muôn trùng.
VN có thặng dư TM ?
:
Câu trả lời là KHÔNG.
do khu vực KT trong nước nhập siêu ngày càng nặng: năm 2000 nhập siêu 3 tỷ, 2013 nhập siêu 13 tỷ
trong khi khu vực FDI luôn thặng dư: Năm 2000 dương 2,4 tỷ, năm dương 14 tỷ
(dòng tiền chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài năm 2012 là 12 tỷ, 2013 là 6,9 tỷ)

Nhận xét của nhóm nghiên cứu: “Khi hàm lượng giá trị gia tăng trong XK luôn thấp và ngày càng thấp thì các chính sách ưu đãi xuất khẩu dường như nới rộng khoảng cách về sự phân biệt giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước”.

Do không chịu ảnh hưởng của cơ chế, khu vực FDI ngày càng thống lĩnh, lấn lướt khu vực KT trong nước.
Theo nhóm nghiên cứu: Cần tạo cơ chế thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển bình đẳng.

Quan trọng hơn việc tạo ra cơ chế là việc thực thi cơ chế.
Anh có 1 cửa hàng vàng. Đang yên đang lành thì bị khám xét, niêm phong. Hỏi sau đó anh làm ăn ra sao? Em là em đóng cửa, sang quận khác, tỉnh khác hoặc chuyển việc.
Ngoài được những ưu đãi, FDI cũng không bị những cái như thế.
Con kiến nó leo cành đa...
 
CÂU CHUYỆN DÒNG TIỀN

Quay trở lại với câu chuyện thị trường đang hiện hữu một cỗ máy bơm hút khổng lồ. Gần đây, hình ảnh này được tô đậm hơn bằng quyết sách của NHNN mua vào 7,7 tỷ USD. Trong 3 tháng, con số mua vào này lớn hơn bất kỳ các lần mua vào ngoại tệ trước đó, dù thực sự nhu cầu ngoại tệ vào thời điểm không quá căng thẳng và bản thân dự trữ ngoại hối đã tương đối đủ cho nhu cầu nhập khẩu.

Trong thời gian gần đây, cán cân thương mại Việt Nam khá ổn định. Thậm chí, trong thời gian gần đây Việt nam còn xuất siêu. Với lượng USD đã mua được trong thời gian trước, dự trữ ngoại hối không phải là vấn đề nóng. Để xuyên suốt với nội dung trên, có thể hiểu một cách đơn giản là NHNN muốn vận hành thêm một lượng tiền lớn trong lưu thông để tăng lực đẩy cho quá trình hạ lãi suất. Tất nhiên, để kiềm chế lạm phát, lượng tiền trên được nhanh chóng hút về qua hệ thống tín phiếu của NHNN.

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, khi lượng FDI suy giảm, những con sóng đầu cơ ngoại tệ đã chìm từ rất lâu, thì một lượng lớn ngoại tệ được mua vào trong một thời gian ngắn cũng rất đáng suy nghĩ. Đánh đổi bằng việc đó, NHNN phải chấp nhận chi phí trả lãi cho lượng tín phiếu phát hành khá lớn. Dự trữ ngoại hối không thiếu, nếu chỉ để tạo cú hích cho việc hạ lãi suất thì hành động đó không nhất thiết phải đạt ở lượng như vậy. Lượng khách hàng vay tiền giờ không nhiều và tăng trưởng tín dụng rất chật vật, vì vậy Ngân hàng không cần nhiều tiền đến như vậy để hạ được lãi suất. Trong khi đó, tín hiệu cho sự cân bằng thị trường thực sự là trần lãi suất vẫn chưa được dỡ bỏ, vậy việc hạ lãi suất, nếu muốn, NHNN hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ điều tiết hành chính như đã làm.

Vậy có chăng NHNN đang nỗ lực kiểm soát tốt nhất vị thế chủ động cho các dòng tiền. Việc mua vào USD sẽ đạt được hai mục tiêu: tăng cường lưu thông cho hệ thống và nâng quyền kiểm soát cho những trường hợp tăng đột biến nhu cầu ngoại tệ có thể xảy ra. Những dòng vốn ngoại tệ chảy vào thị trường sẽ được điều tiết để dòng chảy là ổn định và không gây sốc khi có biến động.

TTCK đang có những ngày thăng hoa. Minh chứng từ thực tế cho thấy vị thế tốt nhất của nhà đầu tư trong quãng thời gian qua là lúc nào cũng phải duy trì được lượng cổ phiếu nhất định, dù trong những ngày điều chỉnh mạnh nhất. Cuộc chơi đang ở những vòng xoáy cao nhưng không ai có thể ước đoán đâu là điểm dừng. Những dòng tiền lớn chảy vào thị trường đang được điều tiết để ở lại trong đó bằng cách này hay cách khác nhưng quyền chủ động về dòng tiền đang ở phía những nhà quản lý. Đã lâu chúng ta mới thấy một lần ghi điểm chủ động sau những quãng thời gian được mô tả của chính người trong cuộc là đi trên dây...

Việc SBV mua mạnh USD là việc của 3 năm gần đây chứ không phải năm nay mới làm. Trước đây SBV điều hành CSTT thông qua lãi suất và cung tiền thì giờ điều hành CSTT thông qua Dự Trữ ngoại hối với 2 yếu tố hổ trợ:
1. tín dụng ko tăng được do NPL là nút chặn.Tiền loanh quanh hệ thống đổ dồn vào sbv bill
2. Tổng cầu yếu​
Và SBV trung hòa VND lại qua kênh SBV bill. Con số 7,5 tỷ gần đây là những minh chứng. Và thị trường bond VN 2013 là thi trường trái phiếu phát triển nhất KV asean cũng thể hiện điều đó. Any way, dù sao cũng là 1 điểm nhấn + của Mr Bình trong việc điều hành CSTT. Nghe giang hồ bảo có khả năng lên PTT. Đấy là góc độ em nhìn về USD. Dự trữ ngoại hối sẽ cán mức 50 tỷ usd trong thời gian 1,2 năm tới cũng ko là điều bất ngờ.
Còn về dòng tiền TTCK. Em nghĩ đơn giản là mấy bác cụ thể là mấy bác ở Bộ chính Trị quyết thì dòng tiền nó sẽ chảy vào. Đẫy TT vốn lên với 4 mục tiêu :
1. Giải quyết bài toán bội chi ( ép các cty lớn chả cổ tức tiền cao thông qua SCIC : VNM, Gas, FPT, PVD, BMP, DPM...)
2. Phát hành đối tác chiến lược cho nhóm cp thuộc những tổng 90 ( GAS là vi dụ...)
3. Tìm đối tác chiến lược cho nhóm cp Bank : BID, STB....sát nhập M &A, giải quyết bài toán sở hữu chéo
4. Xúc tác đẫy mạnh CP hóa, ...​
TTCK hiện tai mới chỉ thấy thông tin xãy ra ở GĐ 1 & 2...Chung quy lại cái 1 và 2 là đem xiền về cho bộ tài chính, góp phần giải quyết bài toán bội chi ( mỗi tháng thâm hụt 2 tỷ usd và đến 2015 sẽ rất trầm trọng nếu ko khôi phục được tổng cầu...)...
Thế hiện tại dòng tiền đầu cơ lớn có còn ở TT không??? Đến hôm nay thì đúng gần 1 tháng TT điều chỉnh từ mức 608. Thông qua VOL thì lúc này ta có thể kết luận dòng tiền đã rút ra thị trường. Và những cứ knock-out những ngày gần day là thể hiện việc rút dòng tiền đầu cơ lớn đã xem như done.
Và để dòng tiền đầu cơ lớn quay trở lại thi trường theo em cần hội đủ 3 yếu tố: Thời Gian, Giá của Tài sản, Tham lam/sợ hãi. Nếu chỉ xảy ra 1 trong 3 hay 2 trong 3 các yếu tố trên thì chỉ là điểm mua ngắn hạn ( có thể có cú up T6-T8 chẳng han )...Xãy ra đồng thời 3 in 1 thì sẽ có điểm mua dài hạn .
Và 3 in 1 này em kỳ vọng giữa tháng 8... Mặt bằng chung cp nhóm blu sẽ chiet khấu 10-15%, nhóm mid 20%, penny và xác chết 25% trở lên.
P/s: Ngược lại nếu con bò ngự trị thi trường ở tháng 5-tháng 6 , thì em sẽ nhảy vào TT với dk market break vùng 608...Thanh khoản cải thiện dần...Em sẵn sàng đu vào mà bỏ qua vấn đề định gia tham gia chung với dòng tiền lớn vào thị trường ( ít nhất 20k tỷ vào TT để phá vùng 608)...Nhưng xác suất để phá 608 trong quý 2 theo em hầu như thấp thậm chí thấp hơn crush 500...hihi.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top