TiCan
Well-Known Member
Những mỹ nhân trong truyện Kim Dung
Phải công nhận một điều là phụ nữ ở đâu cũng thế, thời nào cũng vậy. Cô giáo của tui, sau khi phê bình bài văn của tui cho đã rồi mới hỏi một câu muôn thủa: Ai là người đẹp nhất trong các tác phẩm võ hiệp của Kim Dung? Hên là mới chỉ hỏi tới đó à nghe! Chứ mà hỏi đại loại như: Các giai nhân trong Kim Dung hay xài nước hoa loại gì, hoặc Đoàn Chính Thuần làm gì mà mấy bả theo dữ vậy?... thì tui bí luôn, đành phải forward tới ông Kim Dung trả lời giùm.
Well, vậy thì ...
Không phải vô cớ mà người ta gọi tiểu thuyết chưởng bằng cái tên văn hoa: Tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Võ hiệp thì biết rồi, đại khái là nội công thâm hậu, ngoại công chiêu thức điêu luyện với các màn chiến đấu duel hoặc theo từng nhóm v.v... Còn kỳ tình, tui ráng cố ý hiểu một cách thô thiển đần độn nhứt là: Tình tức là tình yêu nam nữ, đờn ông đờn bà, còn "Kỳ" đây là kỳ lạ, đáng được xem xét... hì hì hì... Tui biết thế nào cũng có cao nhân dũa tui tội nói quàng xiên, nhưng là tán láo nên nói thế nào chả được, miễn sao có người tin thì thôi. Nói tóm lại, "kỳ tình" là tình cởm trai gái kỳ lạ. Vậy thì các giai nhân trong chuyện Kim Dung ra sao?
Nói một cách thô thiển theo như con mắt của dân phàm phu tục tử thì: Về sắc đẹp, ai cũng phải công nhận có hai người đẹp nhứt: Tiểu Long Nữ và Vương Ngọc Yến. Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã sống trong Cổ Mộ, lại được sư phụ rèn luyện triệt tiêu thất tình lục dục nên không hề vướng bụi trần hay tơ tưởng sự đời cũng như tình cảm trai gái. Cái đẹp của Tiểu Long Nữ, theo như Kim Dung tả là... cái gì mà Băng Thanh Ngọc Khiết...Nghĩa là trong đầu óc không có nghĩ gì, tơ tưởng gì đến “chiện” này “chiện” kia, chỉ cần biết tập trung luyện tập nội công phái Cổ Mộ.
Đến năm 16 tuổi, gần như cả đời không hề bước chân ra ngoài chợ để mua con cá hay mớ rau, mọi việc để Tôn bà làm ráo. Sướng như vậy nên theo Kim Dung thì nàng... trắng trẻo lắm (Xin lỗi cho tui phàm phu tục tử một chút nha bà con), nước da lại hơi xanh,hổng phải tại thiếu máu mà tại tối ngày trong hang. Con người trinh trắng nên lúc nào cũng “chơi” toàn đồ trắng.
Điểm đặc biệt của văn Kim Dung là ổng không tả sắc đẹp phụ nữ tập trung trong cả một đoạn văn dài cả trang, mà tả rất nhẹ nhàng, rải rác cả bộ tiểu thuyết đây đó bằng những câu rất đơn giản.
Sắc đẹp của Tiểu Long Nữ, đầu tiên, chỉ được đề cập tới trong chuyện các anh hùng thiên hạ háo sắc tụ nhau về dưới chân núi Toàn Chân Giáo, để cố coi mặt cho được người con gái họ Long, làm cho Quách Tỉnh lúc đó lỡ tay quơ bậy làm bể tấm bia đá, báo hại mấy ông lóc cóc ở Toàn Chân hiểu lầm, giàn luôn Thiên Cang Bắc Đẩu Trận vây hai chú cháu ...
Hổng biết con gái nhà ai mà đẹp đến nỗi bao nhiêu anh hùng hào kiệt kéo đến xem cho biết, rồi lại được mấy ông đạo sĩ xa lánh trần tục cũng động lòng đứng ra làm gạc đờ co. Độc giả thắc mắc dữ nhưng Kim Dung chỉ đề cập tới đó thôi. Rồi sau đó nhan sắc củaTiểu Long Nữ được tả rải ra trong toàn bộ tiểu thuyết dày cộm, mỗi lần chỉ có hai ba câu.
Đến chừng tới chươngchót "Tiếng nói sau cùng", độc giả tưởng tượng một trai anh hùng dày dạn phong trần nắm tay một trang tuyệt sắc giai nhân từ từ đi về một phương trời ... Đó, sắc đẹp của Tiểu Long Nữ được tả rất kín đáo cho đến cả chương cuối cùng...
Còn về nhan sắc của Vương Ngọc Yến?
Phải nói là Kim Dung tả nhan sắc của nàng thật ly kỳ, huyền bí. Bắt đầu chỉ là một pho tượng đá của một nữ nhân, thế tử Đoàn Đự nhìn thấy mà điên đảo thần hồn, u mê ám chướng, ôm ghì riết lấy chân pho tượng. Đoàn Dự ở chỗ lầu son gác tía chắc thấy gái đẹp đã nhiều, vậy mà mới nhác thấy tượng đá thôi mà đã si mê đến độ tương tư. Vậy thì pho tượng phải đẹp kinh khủng lắm. Thiệt ra chỗ này ông Kim Dung tả cũng hơi... phăng-ta-di quá đáng.
Sau này Đoàn Dự được gặp Vương Ngọc Yến bằng xương bằng thịt, lúc đó chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "Nương tử ơi..." rồi đại khái là có mếu máo kể lể, tui nhớ hình như vậy. Chao ơi! Sáu đường kiếm khí vô hình giết người chớp nhoáng cũng không qua nổi ánh mắt giai nhân. “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” quả thiệt là đúng mà.
Buồn cười ở chỗ ông cha thì đi đến đâu phụ nữ theo đến đó, gieo tình cảm tùm lum; còn cậu con thì cả bộ truyện chỉ biết lẽo đẽo theo riết một người, vậy phải biết sắc đẹp VươngNgọc Yến đáng giá lắm. Phải nói so sánh giữa các nhân vật thì Đoàn Dự xứng đáng cao thủ háo sắc. Nhưng cái háo sắc của Đoàn Dự là cảm nhận vẻ đẹp thuần khiếtvà cố gắng để xứng đáng với nó, chứ không háo sắc kiểu… ba trợn như cha nội Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Chỉ, đụng ai cũng quơ, hay như Hái hoa Đại đạo Điền Bá Quang hở ra là chọc, hở ra là ghẹo, thấy vắng người là thừa cơ làm tới.
Cũng phải nói qua bộ Lục Mạch Thần Kiếm, chữ thời cơ đáng giá vô cùng. Suốt cả bộ truyện, Vương Ngọc Yến nào có để tâm gì đến Đoàn Dự. Trái tim nàng đã trao trọn vẹn cho biểu ca Mộ Dung Phục rồi. Gặp nguy hiểm thì cứ lo không biết biểu ca có sao không. Trong khi thằng kia đang lè lưỡi cõng chạy muốn đứt hơi, nói hông ra lời vậy mà cũng không thí cho một cái liếc mắt, hoặc ít ra cũng đưa khăn mù-soa ra lau nhẹ lên trán một cái... Chỉ biết nói cám ơn xã giao thôi.
Ôi! Đoàn công tử ơi là Đoàn công tử. Thân mang tuyệt kỹ vô địch thiên hạ Lục Mạch Thần Kiếm, chỉ một ngón tay thôi đủ làm cho quần hùng khiếp vía; vậy mà từ đầu truyện tới cuối truyện chỉ thấy có cõng Vương Ngọc Yến là nhiều nhứt. Ôi! Lăng Ba Vi Bộ giỏi lắm cũng chỉ làm... ngựa cho giai nhân. Sắc đẹp của Vương Ngọc Yến sao mà bí hiểm dường vậy.
Đặc biệt nhan sắc của nàng còn phải khiến cho cả Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy tức muốn chết. Hồi đó cả hai người si mê Tiêu Dao Tử, Chưởng môn phái Tiêu Dao đến độ ám hại lẫn nhau. Té ra sau này là ông già kia si mê cô em họ nào đó của Lý Thu Thủy, đặc biệt rất giống Vương Ngọc Yến.
Còn các giai nhân khác?
Kim Dung ít khi chịu tả các nhân vật nữ của mình với một sắc đẹp tầm thường, chí ít cũng phải là nước da trắng trẻo, mặt trái xoan, môi son má phấn v.v... theo đúng quan niệm phương Đông về cái đẹp phụ nữ. Nhưng chú ý một điều, ngoại trừ một số ít như Tiểu Siêu, Nghi Lâm, A Châu, Vương Ngọc Yến; kỳ dư các người khác đều mang một chút tà khí trong người. Tỷ như đầu óc quỷ quái, trăm phương ngàn kế của Hoàng Dung gây ra cảnh biệt ly giữa Dương Qua-Tiểu Long Nữ, tính e thẹn của Nhậm Doanh Doanh khiến hào kiệt lao đao, lòng dạ độc ác quỷ quyệt của A Tử làm cho một trong bốn vị Ngư, Tiều, Canh, Độc vì tự ái mà tự tử chết uổng. Chu Chỉ Nhược và Triệu Minh cũng có lúc bày mưu hạ lẫn nhau ...
Tiểu thuyết của Kim Dung không đề cao sắc đẹp bên ngoài của nữ giới, mà trái lại, như Hân Tố Tố dặn dò cậu quý tử trước lúc lâm chung: "Đàn bà càng đẹp càng dễ gạt người".
-----------------------
Độc Cô B93
Phải công nhận một điều là phụ nữ ở đâu cũng thế, thời nào cũng vậy. Cô giáo của tui, sau khi phê bình bài văn của tui cho đã rồi mới hỏi một câu muôn thủa: Ai là người đẹp nhất trong các tác phẩm võ hiệp của Kim Dung? Hên là mới chỉ hỏi tới đó à nghe! Chứ mà hỏi đại loại như: Các giai nhân trong Kim Dung hay xài nước hoa loại gì, hoặc Đoàn Chính Thuần làm gì mà mấy bả theo dữ vậy?... thì tui bí luôn, đành phải forward tới ông Kim Dung trả lời giùm.
Well, vậy thì ...
Không phải vô cớ mà người ta gọi tiểu thuyết chưởng bằng cái tên văn hoa: Tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Võ hiệp thì biết rồi, đại khái là nội công thâm hậu, ngoại công chiêu thức điêu luyện với các màn chiến đấu duel hoặc theo từng nhóm v.v... Còn kỳ tình, tui ráng cố ý hiểu một cách thô thiển đần độn nhứt là: Tình tức là tình yêu nam nữ, đờn ông đờn bà, còn "Kỳ" đây là kỳ lạ, đáng được xem xét... hì hì hì... Tui biết thế nào cũng có cao nhân dũa tui tội nói quàng xiên, nhưng là tán láo nên nói thế nào chả được, miễn sao có người tin thì thôi. Nói tóm lại, "kỳ tình" là tình cởm trai gái kỳ lạ. Vậy thì các giai nhân trong chuyện Kim Dung ra sao?
Nói một cách thô thiển theo như con mắt của dân phàm phu tục tử thì: Về sắc đẹp, ai cũng phải công nhận có hai người đẹp nhứt: Tiểu Long Nữ và Vương Ngọc Yến. Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã sống trong Cổ Mộ, lại được sư phụ rèn luyện triệt tiêu thất tình lục dục nên không hề vướng bụi trần hay tơ tưởng sự đời cũng như tình cảm trai gái. Cái đẹp của Tiểu Long Nữ, theo như Kim Dung tả là... cái gì mà Băng Thanh Ngọc Khiết...Nghĩa là trong đầu óc không có nghĩ gì, tơ tưởng gì đến “chiện” này “chiện” kia, chỉ cần biết tập trung luyện tập nội công phái Cổ Mộ.
Đến năm 16 tuổi, gần như cả đời không hề bước chân ra ngoài chợ để mua con cá hay mớ rau, mọi việc để Tôn bà làm ráo. Sướng như vậy nên theo Kim Dung thì nàng... trắng trẻo lắm (Xin lỗi cho tui phàm phu tục tử một chút nha bà con), nước da lại hơi xanh,hổng phải tại thiếu máu mà tại tối ngày trong hang. Con người trinh trắng nên lúc nào cũng “chơi” toàn đồ trắng.
Điểm đặc biệt của văn Kim Dung là ổng không tả sắc đẹp phụ nữ tập trung trong cả một đoạn văn dài cả trang, mà tả rất nhẹ nhàng, rải rác cả bộ tiểu thuyết đây đó bằng những câu rất đơn giản.
Sắc đẹp của Tiểu Long Nữ, đầu tiên, chỉ được đề cập tới trong chuyện các anh hùng thiên hạ háo sắc tụ nhau về dưới chân núi Toàn Chân Giáo, để cố coi mặt cho được người con gái họ Long, làm cho Quách Tỉnh lúc đó lỡ tay quơ bậy làm bể tấm bia đá, báo hại mấy ông lóc cóc ở Toàn Chân hiểu lầm, giàn luôn Thiên Cang Bắc Đẩu Trận vây hai chú cháu ...
Hổng biết con gái nhà ai mà đẹp đến nỗi bao nhiêu anh hùng hào kiệt kéo đến xem cho biết, rồi lại được mấy ông đạo sĩ xa lánh trần tục cũng động lòng đứng ra làm gạc đờ co. Độc giả thắc mắc dữ nhưng Kim Dung chỉ đề cập tới đó thôi. Rồi sau đó nhan sắc củaTiểu Long Nữ được tả rải ra trong toàn bộ tiểu thuyết dày cộm, mỗi lần chỉ có hai ba câu.
Đến chừng tới chươngchót "Tiếng nói sau cùng", độc giả tưởng tượng một trai anh hùng dày dạn phong trần nắm tay một trang tuyệt sắc giai nhân từ từ đi về một phương trời ... Đó, sắc đẹp của Tiểu Long Nữ được tả rất kín đáo cho đến cả chương cuối cùng...
Còn về nhan sắc của Vương Ngọc Yến?
Phải nói là Kim Dung tả nhan sắc của nàng thật ly kỳ, huyền bí. Bắt đầu chỉ là một pho tượng đá của một nữ nhân, thế tử Đoàn Đự nhìn thấy mà điên đảo thần hồn, u mê ám chướng, ôm ghì riết lấy chân pho tượng. Đoàn Dự ở chỗ lầu son gác tía chắc thấy gái đẹp đã nhiều, vậy mà mới nhác thấy tượng đá thôi mà đã si mê đến độ tương tư. Vậy thì pho tượng phải đẹp kinh khủng lắm. Thiệt ra chỗ này ông Kim Dung tả cũng hơi... phăng-ta-di quá đáng.
Sau này Đoàn Dự được gặp Vương Ngọc Yến bằng xương bằng thịt, lúc đó chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "Nương tử ơi..." rồi đại khái là có mếu máo kể lể, tui nhớ hình như vậy. Chao ơi! Sáu đường kiếm khí vô hình giết người chớp nhoáng cũng không qua nổi ánh mắt giai nhân. “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” quả thiệt là đúng mà.
Buồn cười ở chỗ ông cha thì đi đến đâu phụ nữ theo đến đó, gieo tình cảm tùm lum; còn cậu con thì cả bộ truyện chỉ biết lẽo đẽo theo riết một người, vậy phải biết sắc đẹp VươngNgọc Yến đáng giá lắm. Phải nói so sánh giữa các nhân vật thì Đoàn Dự xứng đáng cao thủ háo sắc. Nhưng cái háo sắc của Đoàn Dự là cảm nhận vẻ đẹp thuần khiếtvà cố gắng để xứng đáng với nó, chứ không háo sắc kiểu… ba trợn như cha nội Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Chỉ, đụng ai cũng quơ, hay như Hái hoa Đại đạo Điền Bá Quang hở ra là chọc, hở ra là ghẹo, thấy vắng người là thừa cơ làm tới.
Cũng phải nói qua bộ Lục Mạch Thần Kiếm, chữ thời cơ đáng giá vô cùng. Suốt cả bộ truyện, Vương Ngọc Yến nào có để tâm gì đến Đoàn Dự. Trái tim nàng đã trao trọn vẹn cho biểu ca Mộ Dung Phục rồi. Gặp nguy hiểm thì cứ lo không biết biểu ca có sao không. Trong khi thằng kia đang lè lưỡi cõng chạy muốn đứt hơi, nói hông ra lời vậy mà cũng không thí cho một cái liếc mắt, hoặc ít ra cũng đưa khăn mù-soa ra lau nhẹ lên trán một cái... Chỉ biết nói cám ơn xã giao thôi.
Ôi! Đoàn công tử ơi là Đoàn công tử. Thân mang tuyệt kỹ vô địch thiên hạ Lục Mạch Thần Kiếm, chỉ một ngón tay thôi đủ làm cho quần hùng khiếp vía; vậy mà từ đầu truyện tới cuối truyện chỉ thấy có cõng Vương Ngọc Yến là nhiều nhứt. Ôi! Lăng Ba Vi Bộ giỏi lắm cũng chỉ làm... ngựa cho giai nhân. Sắc đẹp của Vương Ngọc Yến sao mà bí hiểm dường vậy.
Đặc biệt nhan sắc của nàng còn phải khiến cho cả Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy tức muốn chết. Hồi đó cả hai người si mê Tiêu Dao Tử, Chưởng môn phái Tiêu Dao đến độ ám hại lẫn nhau. Té ra sau này là ông già kia si mê cô em họ nào đó của Lý Thu Thủy, đặc biệt rất giống Vương Ngọc Yến.
Còn các giai nhân khác?
Kim Dung ít khi chịu tả các nhân vật nữ của mình với một sắc đẹp tầm thường, chí ít cũng phải là nước da trắng trẻo, mặt trái xoan, môi son má phấn v.v... theo đúng quan niệm phương Đông về cái đẹp phụ nữ. Nhưng chú ý một điều, ngoại trừ một số ít như Tiểu Siêu, Nghi Lâm, A Châu, Vương Ngọc Yến; kỳ dư các người khác đều mang một chút tà khí trong người. Tỷ như đầu óc quỷ quái, trăm phương ngàn kế của Hoàng Dung gây ra cảnh biệt ly giữa Dương Qua-Tiểu Long Nữ, tính e thẹn của Nhậm Doanh Doanh khiến hào kiệt lao đao, lòng dạ độc ác quỷ quyệt của A Tử làm cho một trong bốn vị Ngư, Tiều, Canh, Độc vì tự ái mà tự tử chết uổng. Chu Chỉ Nhược và Triệu Minh cũng có lúc bày mưu hạ lẫn nhau ...
Tiểu thuyết của Kim Dung không đề cao sắc đẹp bên ngoài của nữ giới, mà trái lại, như Hân Tố Tố dặn dò cậu quý tử trước lúc lâm chung: "Đàn bà càng đẹp càng dễ gạt người".
-----------------------
Độc Cô B93