Trading thực dụng dành cho Gà ( tham khảo )

dghuynhtu

Moderator
Bài 1: Cách đặt stoploss trong trading


Mục đích:
  • Bảo toàn vốn
  • Giữ lợi nhuận

Phương pháp:
  • Theo % vốn ban đầu
  • Theo TA, dựa các ngưỡng hỗ trợ


Ví dụ:

Theo % vốn ban đầu
Trader A có 100.000.000, A chọn mức cắt lỗ là 5.000.000 cho 1 giao dịch . Nếu A muốn mua cp SSI, với biên độ ở HSX là 5% với giả định A đua trần nhưng đóng phiên cp giảm sàn ngay, khi hàng về A có thể mất tối đa

4 * 5% * 100.000.000= 20.000.000

Nhưng A chỉ muốn mất 5.000.000 thôi. Vậy làm sao bây giờ? Hãy áp dụng toán cấp I để xử lý

100.000.000 mất 20.000.000
x mất 5.000.000

x = ( 5.000.000 * 100.000.000 ) / 20.000.000 = 25.000.000

Vậy thì A chỉ nên giao dịch với số vốn 25.000.000 cho giao dịch đầu tiên, tức khoảng 25% số vốn ban đầu 100.000.000
Với cp SSI đóng cửa ngày 26-10-2012 là 16.000 thì ở phiên sau A có thể mua

25.000.000 / 16.000 = 1.560 cp



Theo các ngưỡng hỗ trợ

8126606930_b7e370ff08_b.jpg


Nhìn chart có thể dễ dàng thấy ngưỡng hỗ trợ của SSI ở 15.300, giá đóng cửa ngày 26-10-2012 là 16.000. Vậy nếu A muốn mua SSI thì đầu tiên A sẽ nghĩ đến mình sẽ cắt lỗ khi giá SSI bị mất mốc 15.300

Vậy A sẽ mua

100.000.000 / 16.000 = 6.250 cp SSI

Thị trường xấu hơn con gấu, chết rồiiiiii
Sau khi mua 6.250 SSI thì mức hỗ trợ gãy và SSI liên tiếp nằm sàn. Nhờ trời thương, ngày cp về A vẫn có thể bán kịp và đứt ngay 20.000.000. Kế hoạch cắt tại 15.300 phá sản

Vậy thì tạm thời hãy dùng cách cắt lỗ dựa theo % vốn ban đầu cho an toàn
( còn nữa )
 
Khái niệm cutloss ở chứng vịt nó rất khác với khái niệm cutloss cơ bản. Cutloss là điểm tại đó khi giá thủng thì có thể xoay chiều xu hướng. Cutloss còn được hiểu theo nghĩa là bảo toàn đồng vốn và chấp nhận mốc loss trong giới hạn cho phép trên mỗi deal.

Chứng vịt có những nét đặc trưng riêng và cũng do TT đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều điều không có lợi cho Retail Investors, ngoài việc mất T+3 còn vụ bán không có người mua. Nên để có thể cutloss được đúng mức giá mình mong muốn thiệt không phải dễ.
 
Last edited:
Khái niệm cutloss ở chứng vịt nó rất khác với khái niệm cutloss cơ bản. Cutloss là điểm tại đó khi giá thủng thì có thể xoay chiều xu hướng. Cutloss còn được hiểu theo nghĩa là bảo toàn đồng vốn và chấp nhận mốc loss trong giới hạn cho phép trên mỗi deal.

Chứng vịt có những nét đặc trưng riêng và cũng do TT đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều điều không có lợi cho Retail Investors, ngoài việc mất T+3 còn vụ bán không có người mua. Nên để có thể cutloss được đúng mức giá mình mong muốn thiệt không phải dễ.

vậy nên đầu tiên em mới khuyến khích nên chọn cách cắt theo % vốn bằng cách giảm khối lượng, phòng trường hợp xấu nhất có thể, còn trường hợp cắt thế nào thì sẽ bàn tiếp
 
Thế nào là một stoploss hợp lý?

  • có mức rủi ro ( mất vốn ) hợp lý mà trader có thể chấp nhận
  • nằm trong vùng hỗ trợ hợp lý
Vấn đề đầu tiên đã được đề cập. Hãy xem xét vấn đề thứ hai. Hỗ trợ/ kháng cự luôn là một vùng chứ không phải một điểm nhất định. Và vùng hỗ trợ ( chúng ta đang nói về việc đặt SL nên tôi chỉ đề cập đến hỗ trợ ) sẽ phụ thuộc vào khung thời gian giao dịch của mỗi trader. Đa số trader Việt Nam dùng khung thời gian hàng ngày nên tôi sẽ chỉ đề cập đến khung thời gian này.

Chắc chắn sẽ rất nhiều lần A gặp phải vấn đề điên đầu là giá cp vừa cắt qua điểm đặt SL của mình rồi quay đầu đi lên luôn, bị đá ra khỏi bàn tiệc trước khi thức ăn được đưa lên thì còn gì điên bằng. Đầu tiên A sẽ cho rằng mình bị chơi, bị nhà cái chơi ăn gian, .... và nóng nảy, bực dọc. Bình tĩnh lại A sẽ tự hỏi rằng tại sao lại như vậy, sao giá cứ xuống mức mình đặt SL là quay đầu?

Sau nhiều lần mất ăn như vậy, A quyết định không đặt SL, đặt làm quái gì khi nó cứ vượt qua rồi đi lên theo mình nhận định, kệ cha nó đi. Và lần này giá đi xuống tới mức sắp chạm SL dự tính, nhưng A vẫn tỉnh bơ, chờ giá quay đầu, giá cắt qua rồi, sắp quay đầu rồi, sắp có tiền là lá laaaa. Nhưng

Giá ra đi đầu không ngoảnh lại
Trước bảng điện một ánh mắt vô hồn


Và lệnh chất sàn ào tới như quân nguyên. Rút không kịp, CHÁY

Một lần nữa, A tìm hiểu cách đặt SL. Và A tìm được cách đặt SL hợp lý hơn, hãy thực tế rằng SL chỉ có thể hợp lý hơn chứ không bao giờ là tuyệt đối.

Trở lại với SSI, A thấy hỗ trợ vừa rồi là 15.3, vậy mình có nên đặt SL ngay 15.3 hay không, hỗ trợ vốn là một vùng mà, thêm nữa là những con số chẵn thường mang yếu tố tâm lý mạnh trong trading, vậy thì mình nên đặt tại 15 thay vì 15.3, mà đã là 15 thì hãy rộng rãi hơn 1 chút, đặt ngay 14.9, để cho giá có chổ thở.

Vậy hãy đặt SL thấp hơn 1 chút so với mức hỗ trợ để cho giá có chổ thở và tránh SL hunters.
 
Theo mình, điểm stoploss trong trading cũng chính là điểm stoploss của tâm lý.

Dù ít hay nhiều thì loss cũng luôn nặng nề, nên tâm lý đóng vai trò rất quan trọng, thoát ra khỏi trạng thái tâm lý nặng nề càng sớm, trader càng có nhiều cơ hội để nhanh chóng trở lại với cuộc chơi và tìm kiếm những cơ hội mới.

Mình luôn mượn câu hát "No woman, no cry" của Boney M để tự khuyên răn trước các quyết định enter hay exit một trạng thái.

Đúng vậy, không kỳ vọng thì sẽ không phải thất vọng, cơ hội luôn ở phía trước, và những gì đã qua thuộc về quá khứ. Mọi lý do đưa ra để bào chữa cho các quyết định sai lầm trong quá khứ đều là vô nghĩa, quan trọng là phía trước đang có những gì, và mình có khả năng kiểm soát được bao nhiêu % sự chính xác cho các quyết định tiếp theo, cái này mới là quan trọng, và mình cho rằng không thể ra các quyết định chính xác nếu vẫn đang ở trong trạng thái tâm lý yếu kém, kiểu như: cay cú, thất vọng, buồn bã, chán nản..

Bởi vậy, điểm stoploss không quan trọng là điểm A hay B, mà đơn giản là khi nhận thấy thị trường đi không đúng ý mình thì nhanh chóng thoát ra ngay, đọc lại câu chuyện thị trường và tìm lại cái sai của mình trong đó, trước khi đưa ra các quyết định tiếp theo. Reset một trạng thái lỗ, cũng chính là reset tâm lý của mình để có thể nhanh chóng bắt đầu một vị thế mới.
 
Theo mình, điểm stoploss trong trading cũng chính là điểm stoploss của tâm lý.

Dù ít hay nhiều thì loss cũng luôn nặng nề, nên tâm lý đóng vai trò rất quan trọng, thoát ra khỏi trạng thái tâm lý nặng nề càng sớm, trader càng có nhiều cơ hội để nhanh chóng trở lại với cuộc chơi và tìm kiếm những cơ hội mới.

Mình luôn mượn câu hát "No woman, no cry" của Boney M để tự khuyên răn trước các quyết định enter hay exit một trạng thái.

Đúng vậy, không kỳ vọng thì sẽ không phải thất vọng, cơ hội luôn ở phía trước, và những gì đã qua thuộc về quá khứ. Mọi lý do đưa ra để bào chữa cho các quyết định sai lầm trong quá khứ đều là vô nghĩa, quan trọng là phía trước đang có những gì, và mình có khả năng kiểm soát được bao nhiêu % sự chính xác cho các quyết định tiếp theo, cái này mới là quan trọng, và mình cho rằng không thể ra các quyết định chính xác nếu vẫn đang ở trong trạng thái tâm lý yếu kém, kiểu như: cay cú, thất vọng, buồn bã, chán nản..

Bởi vậy, điểm stoploss không quan trọng là điểm A hay B, mà đơn giản là khi nhận thấy thị trường đi không đúng ý mình thì nhanh chóng thoát ra ngay, đọc lại câu chuyện thị trường và tìm lại cái sai của mình trong đó, trước khi đưa ra các quyết định tiếp theo. Reset một trạng thái lỗ, cũng chính là reset tâm lý của mình để có thể nhanh chóng bắt đầu một vị thế mới.

để đạt được trình độ này không đơn giản. Bản tính con người vốn khó chấp nhận mình sai lắm, khi đã vào lệnh rồi thì cảm xúc chi phối rất mãnh liệt, nhất là với những trader còn thiếu kinh nghiệm. Đúng sai cũng khó xác định được. Vậy nên với Gà thì xác định 1 mức cắt lỗ ngay từ đầu và quyết tâm thực hiện sẽ đơn giản hơn là nhận thấy thị trường đi không đúng ý mình và cắt

Tui sẽ nói về hành động cắt lỗ trong lần tới.

Giờ này chắc chắn rằng có rất nhiều người đang tự hỏi ngày mai có nên cắt lỗ từ sáng không. Tui vừa hỏi một người quen có chịu bán sàn ngay đầu phiên để thoát ra không và nhận được câu trả lời là không :)
 
Đặt Stoploss và Hành động cắt lỗ

Liệu có chăng sự khác biệt hoặc mâu thuẫn giữa việc đặt Stoploss và Hành động cắt lỗ?

Hãy xem qua một ví dụ cụ thể

8103916359_8c402c53c6_b.jpg


TA
  • thoát khỏi xu hướng giảm và đã test lại thành công, nếu đủ nhạy bén thì hôm nó test lại thành công nên vào, đáng tiếc là hôm đó không scan ra được nó :(
  • vol tăng đột biến với một hanging man xấu quắc, cầu trời cho nến này không được xác nhận [-O<
FA
CMI: Đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo
Lý do đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo: Do lợi nhuận sau thuế bán niên soát xét năm 2012 của CTCP CMISTONE Việt Nam đã được kiểm toán ngày ngày 1/8/2012 bởi Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam đạt giá trị dương (16.550.307.670 đồng).

Bảng điện
ngay đầu giờ cmi đã tạo một gap up, và chỉ 30p sau thì đóng trần, lực bán lớn có xuất hiện ( lệnh ~ 20k ) nhưng quyết tâm của bên mua vẫn ổn, k sợ sệt mà hủy lệnh. Cú sụp của VND cũng làm cho em nó choáng váng ít nhiều, tạo cái bóng nến dài sọc, nhưng chỉ vài phút sau đó lại tiếp tục đóng ce đến cuối ngày, tự tin như tụi teen =))

Mục tiêu
  • Chốt: 10.x
  • Cắt: 6.8

Chốt: sống chết tại tay :D

rút khỏi cmi

vào từ tuốt hôm trước lận bác :D
mà nay thấy k ổn nên zọt lẹ luôn rồi ạ



và hãy nhìn lại việc tôi tháo chạy khỏi CMI đã có kết quả như thế nào

8276726368_023574c043_b.jpg


Giá chưa quay trở lại điểm tôi tháo chạy suốt thời gian qua

Như vậy dễ dàng thấy rằng việc lập kế hoạch khi vào trận và ứng biến trong trận là hoàn toàn hợp lý, không có gì mâu thuẫn cả.

Bạn chuẩn bị cho 1 chuyến ra khơi hoàn hảo: lương thực, dầu máy, bạn chài, nước ngọt, nước đá,... nhưng vừa ra cách bờ 5 hải lý thì thấy chim bay ngược hướng mình đi, chúng hoảng loạn bay vào bờ, và cuối chân trời mù mịt. BẠN SẼ LÀM GÌ???!!!
 
Stoploss hay Cutloss không hẳn là vấn đề chính trong cái trade này. Q đừng nghe mấy thằng trader tầm bây ba hoa về cái cut/stop loss gì đó để rồi bị ám ảnh trong giấc mơ tuổi thơ ra.

Trong trading, chỉ có chiến lược/thuật Entry và Exit. Khi Q nhảy vào CMI tức là Q đã phưn tích các thể loại để xác định điểm Entry. Đương nhiên, đao dí vào rồi thì phải kỳ vọng nó tăng/ UP. Cao thủ thì có thể vẽ trước kịch bản (xác định cách đi và target - tức "đọc" được Formation), thấp thủ thì chỉ cần biết xác suất UP lớn hơn Down.

Nhưng khi nó ko UP thì sao ??? Khỏi cần phưn tích nhiều, dù cao thủ hay thấp thủ cũng bỏ chạy cái đã. Rõ ràng, nó đã không diễn biến theo dự đoán của mình thì ngồi đó làm chi. Money never sleep. Dĩ nhiên, cái khó nhất khi bỏ chạy là timming. Bởi thế mới có chuyện hàng đống cái stop/ cut loss ra đời. Cái cách Q Exit đó không phải Trailing, CBL, Volatility, darvas box .... cũng có thể chẳng có sách vở nào trước nay ghi lại, nhưng hoàn toàn chuẩn theo lý thuyết tổng quát : Không như dự doán là CHẠY. Tâm hồn thấy nhẹ nhàng hẳn đúng không ????!!!

Chứ Q đem cái "trym bay ngược hướng" nó mang nặng tính tâm lý, dễ cãi nhau, dễ bâng khuâng lắm. Nhỡ có thằng Q nào đang săn trym, bắn cá tùm lum ngoài kia thì sao ???!!!
 
Last edited by a moderator:
@GBK: đa phần chết khi thay vì bỏ chạy thì lại cố đấm ăn xôi cưa chân bàn (ngoài trù liệu)
 
Việc Tú chạy ra khỏi CMI tại thời đểm đó là hoàn toàn hợp lý
Về FA thằng này chính xác là một con bệnh đang nợ Viettinbank 50 tỏi và bị xếp vào nợ nhóm 3 ko có khả năng thanh toán( Cái này mình đã nói với Tú lần trước) mà là con bệnh thì lấy đâu nội lực để đi lên
Về TA thì nó đã chạy từ biên dưới lên biên trên vì vậy nó đã chạy hết kênh của nó rồi,cộng với em nó cũng đi vào vùng kháng cự với một ngôi sao doji và khối lượng đột biến thì táng ngay ra cho nó lành.
 
...
Trong trading, chỉ có chiến lược/thuật Entry và Exit. Khi Q nhảy vào CMI tức là Q đã phưn tích các thể loại để xác định điểm Entry. Đương nhiên, đao dí vào rồi thì phải kỳ vọng nó tăng/ UP ...

Nhưng khi nó ko UP thì sao ??? Khỏi cần phưn tích nhiều, dù cao thủ hay thấp thủ cũng bỏ chạy cái đã. Rõ ràng, nó đã không diễn biến theo dự đoán của mình thì ngồi đó làm chi. Money never sleep. Dĩ nhiên, cái khó nhất khi bỏ chạy là timming. Bởi thế mới có chuyện hàng đống cái stop/ cut loss ra đời. Cái cách Q Exit đó không phải Trailing, CBL, Volatility, darvas box .... cũng có thể chẳng có sách vở nào trước nay ghi lại, nhưng hoàn toàn chuẩn theo lý thuyết tổng quát : Không như dự doán là CHẠY.
...

Tui mất hai năm lê la trên hai sòng chỉ để "ngấm" cái logic này. Khổ một nỗi là nói thì dễ mà làm đúng như vậy thì khó. Ai làm đúng được theo tinh thần này tuyệt đối thì chẳng bao giờ có thể thua đậm được hết.
 
Tui mất hai năm lê la trên hai sòng chỉ để "ngấm" cái logic này. Khổ một nỗi là nói thì dễ mà làm đúng như vậy thì khó. Ai làm đúng được theo tinh thần này tuyệt đối thì chẳng bao giờ có thể thua đậm được hết.

Niềm tin của mỗi trader ảnh hướng trọng yếu đến Kỷ luật trading. Niềm tin có thể được hình thành từ 02 nguồn cơ bản: Học tập và Kinh nghiệm. Đứa bé khi chạm tay vào cái cốc nóng sẽ phỏng tay (và ĐAU), dĩ nhiên, nếu là không phải là người thiểu năng trí tuệ, nó sẽ sợ không dám chạm vào cái cốc nóng nữa - đó là ví dụ về Kinh nghiệm. Niềm tin được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm sẽ vững vàng (chỉ thua tín ngưỡng) bởi vì nó được "lưu viết" bằng các "phản ứng cảm xúc". Một trader khi cầm con dao trên tay, nếu không thiểu năng thì không bao giờ cắt vào tay mình vì anh ta được "nghe nói" làm vậy sẽ rất ĐAU. Đó là niềm tin đến từ Học tập. Nó ko được hỗ trợ bởi "phản ứng cám xúc" nên sẽ yếu hơn. No pain No gain là vậy.

Khi hiệp hội Gà chúng ta trading, chúng ta thường bắt đầu với niềm tin "yếu" được vay mượn từ các trader đi trước và những điều chúng ta "nghe" được trên thị trường bán tán. Tuy nhiên, như bác Caheo đã tâm sự, hầu hết các Gà ta đều rất lười đọc sách, không thích nghe các trader chuyên nghiệp nói ... và nghĩ rằng mình biết hết rồi. Khi lâm trận, gà ta nghĩ rằng gà ta đã biết phải làm gì.

Tuy nhiên, khi đối mặt với hiện thực - real trading - và đặc biệt lúc không thuận buồn xuôi gió, gà ta bắt đầu lo lắng, phân vân trong việc ra quyết định nào sẽ là tốt nhất. Gà ta có thể nghĩ :" ta nên sell khi close nằm dưới trailing stop hay đợi phá đáy/ thủng hỗ trợ ..??" .. và tệ hơn nữa là "về cơ bản, công ty này khá tốt, triển vọng sáng sủa .... giá chỉ giảm tạm thời thôi .. đây là cơ hội mua thêm giá rẻ ..."

Tóm lại, với một niềm tin đã "yếu" còn đi "vay mượn" thì chúng ta tự hiểu khi lâm trận sẽ thế nào. Còn kinh nghiệm ,... yessss..., nó không được đo bằng thời gian mà bằng "phản ứng cảm xúc" hay văn hoa hơn là "sự trải nghiệm"


Tặng bác một đoạn trong cuốn The Money Game của Adam Smith:

Bạn - hãy đối mặt với điều này - là một tập hợp của tình cảm, định kiến và những cảm xúc bất chợp. Tất cả những điều này rất tốt miễn là bạn biết được về nó. Những người đầu cơ thành công không nhất thiết phải có được một chân dung hoàn hảo của chính mình như họ luôn mơ ước, kể cả các khuyết điểm. Nhưng họ có khả năng dừng lại đột ngột khi trực giác của họ và những gì đang xảy ra đột nhiên không như trật tự vốn có. Nếu bạn không biết bạn là ai, đây (thị trường chứng khoán) sẽ là một nơi đắt đỏ và tốn kém để bạn tìm thấy.
 
Last edited by a moderator:
Riêng chuyện trade với CMI đã là sai lầm lớn rùi

Cũng ko hẳn là như vậy! Như trường hợp của Tú vào và kiếm được tiền và ra đúng thời điểm thì là chuẩn rồi bác ạ! Khi mà một cổ phiếu nội lực của nó yếu thì sau khi một thời gian price in vào giá thì nó đã xuống tới một vùng giá hợp lý, tới vùng đó thì có một bộ phận người chấp nhận mua tại vùng giá đó thâm chí cao hơn nữa, khi thị trường thuận lợi Tú đã nhìn ra cơ hội đó để kiếm tiền và cái hay của Tú cũng như các trader lão luyện là khi tới một vùng giá mà người cầm cổ không chấp nhận nữa( cái này thì nhờ trực quan và nghệ thuật TA tổng hợp) thì đã đẩy ra một cách dứt khoát.
 
Với Newbie như em đây ngày ngày đọc sách T.A, nhìn chart và trade, ngày qua ngày nhìn chart dần dần tạo cho mình một cảm nhận về thị trường. Nhưng cũng thú thật cảm nhận của em còn mơ hồ và yếu lắm. Không biết khi nào mới đạt đến trình độ như các bác ở trên đây.
 
Mới thấy các cụ thâm - Buôn tài không bằng dài vốn! Càng đúng khi món hàng được buôn là "Chứng"!
Dài vốn thì mới có cơ hội còn sống sót để mà cảm nhận và đạt trình sau vài lần thua lỗ! Vốn ngắn thì cụt, và sau đó là phải "cút" luôn!
 
để đạt được trình độ này không đơn giản. Bản tính con người vốn khó chấp nhận mình sai lắm, khi đã vào lệnh rồi thì cảm xúc chi phối rất mãnh liệt, nhất là với những trader còn thiếu kinh nghiệm. Đúng sai cũng khó xác định được. Vậy nên với Gà thì xác định 1 mức cắt lỗ ngay từ đầu và quyết tâm thực hiện sẽ đơn giản hơn là nhận thấy thị trường đi không đúng ý mình và cắt

Tui sẽ nói về hành động cắt lỗ trong lần tới.

Giờ này chắc chắn rằng có rất nhiều người đang tự hỏi ngày mai có nên cắt lỗ từ sáng không. Tui vừa hỏi một người quen có chịu bán sàn ngay đầu phiên để thoát ra không và nhận được câu trả lời là không :)

nhất trí... mua là có lý do, bán là vì lý do không còn đúng (như mình nghĩ). Tuy nhiên nhỡ mất mịa nó 3 tháng mới biết mình sai thì chít, nên tốt nhất có ngưỡng stoploss đề phòng ngừa... còn mua xong mà chỉ ngay hôm sau biết mình sai để mà cutloss thì nói làm gì nữa...

Trên thực tế khi TT up, nhiều bác mua CP trong short list của mình là hợp lý (TT tăng, CP đã chọn thõa mãn nhiều tiêu chí hợp lý). Tuy nhiên múc xong, CP người ta tăng vù vù.... của mình nằm im. Sai à??? bán luôn... vừa bán xong CP đó lại tăng vù vù.... kiên nhẫn chờ à ???? cả thị trường tăng độ tuần rồi giảm, cp của mình không tăng, nhưng lúc thị trường giảm thì giảm theo... đau quá...
 
Trên thực tế khi TT up, nhiều bác mua CP trong short list của mình là hợp lý (TT tăng, CP đã chọn thõa mãn nhiều tiêu chí hợp lý). Tuy nhiên múc xong, CP người ta tăng vù vù.... của mình nằm im. Sai à??? bán luôn... vừa bán xong CP đó lại tăng vù vù.... kiên nhẫn chờ à ???? cả thị trường tăng độ tuần rồi giảm, cp của mình không tăng, nhưng lúc thị trường giảm thì giảm theo... đau quá...
Anh đang chạm vào nỗi đau của em đó nhưng rất may em đã vượt qua giai đoạn gà nên quyết tâm không bán, trong trường hợp nó xuống thì mk cut luôn. nhục .... vãi ái...
 
Last edited:
Back
Top