Tổng quan về nghề phân tích và đầu tư cổ phiếu

Camus

Active Member
Lâu không viết cũng thấy gượng gượng, chẳng biết bắt đầu như nào cho hay. Thôi thì nghĩ gì viết thế vậy :D

Nhân chuyện hôm rồi có một số bạn đang làm ở trong ngành, tạm gọi dân chuyên nghiệp tranh cãi nhau về việc Analyst hay Associate to hơn cũng như hôm nay có bạn ở VC hỏi về đường vào trading desk, cá nhân em thấy cũng đến lúc nên viết một số vấn đề căn bản để định hướng nghề nghiệp cho một số bạn mới ra trường/ muốn chuyển nghề cũng như để cho các anh em không làm trong ngành có thể hiểu thấu đáo hơn.

Thực ra chủ đề này em cũng muốn viết lâu lâu rồi, từ đợt từng có vinh hạnh phỏng vấn một bạn thành viên của VC nhà mình cho một vị trí phân tích buy-side (nhưng rất tiếc là bạn ấy không hề có khái niệm là vị trí đó sẽ làm gì và cần những kỹ năng gì - chuyện chẳng ngạc nhiên vì kể cả nhiều người được gọi là dân chuyên cũng chẳng biết). Tuy nhiên vì lười, cái này ai cũng biết vì em viết rất nhiều thứ linh tinh xong rồi giữa chừng bỏ đó :D, nên cũng chẳng làm. Cho đến gần đây, đi đại hội VC thấy anh em quá nhiệt tình đâm ra cũng hơi thẹn mới quyết tâm phải viết cái gì đó. Vâng tính em vẫn cà kê như mọi khi các bác ạ. Bác nào máu nóng đừng đọc kẻo lại sốt ruột nhé :))

Quay lại chủ đề định hướng nghề nghiệp trong ngành chứng khoán, thị trường được anh em chia làm 2 phe chính là buy-side và sell-side như sau:

- Buy-side: Các quỹ & các prop-trading desk (phòng tự doanh của các công ty chứng khoán)
- Sell-side: Các mảng còn lại trong công ty chứng khoán (môi giới - tư vấn đầu tư, IB, phân tích, dịch vụ khách hàng - back office...)

Trong topic này em sẽ chỉ tập trung viết về mảng phân tích (bao gồm cả sell-side lẫn buy-side) và đầu tư dựa theo những kinh nghiệm cá nhân đúc rút ra được.

Đến đây hẳn sẽ có bạn thắc mắc vậy tại sao lại phải phân chia buy-side với sell-side ra như trên cho phức tạp? Rằng thì là mà vì trách nhiệm trong công việc và cán cân quyền lực của mỗi bên là rất khác nhau. Anh em vẫn hay nói đùa với nhau rằng: Sell-side là khi mày nói chuyện trên điện thoại với một thằng chó chết bên buy-side nào đó, trước khi chửi "Đập con mèo" thì mày phải cúp máy điện thoại đã. Buy-side thì ngược lại, mày chửi xong rồi mới cúp máy.

Nghe có vẻ bọn buy-side rất lố bịch và ngạo mạn nhỉ? Và trên thực tế nhiều trường hợp đúng vậy luôn. Lý do cụ thể tại sao thì dần dần các hồi sau sẽ rõ...

(Tuyên bố miễn trách: Topic được viết dựa theo cảm hứng lăng nhăng của tác giả nên có thể rất nhiều sai sót. Đề nghị được đọc với sự hồ nghi, cần ném đá nhiệt tình khi thấy sai sót, và khuyến cáo không nên đọc với các thành viên bị táo.)
 
Mọi ngành nghề đều có lộ trình thăng tiến riêng theo quy ước mà đa phần những người tiến vào phải đi theo hướng đó. Ở một công ty lớn, trước khi lên cấp lãnh đạo phòng thường bạn sẽ phải trải qua vị trí nhân viên, lãnh đạo nhóm nếu không có quen biết. Quen biết là câu thần chú vàng cho đa số vị trí việc làm ở mọi ngành nghề cũng như kim cương được coi là chìa khóa vàng để mở cửa vào cửa ... (tự điền vào chỗ trống) của hầu hết các cô gái. Ở trong ngành chứng khoán cũng vậy, quen biết bạn có thể chọn bất cứ vị trí nào bạn thích. Nhưng nếu không thì bạn sẽ phải lần lượt trải qua các vị trí theo thông lệ chung được phân chia theo lớp đại khái như sau:

Các vị trí sell-side: Associate (Trợ lý phân tích) -> Sector analyst (Chuyên viên Phân tích ngành) -> Head of Research (Lãnh đạo bộ phận nghiên cứu)

Các vị trí buy-side: Investment analyst (Chuyên viên phân tích đầu tư) -> Trader/ Portfolio Manager (PM - Quản lý danh mục) -> Fund Manager (Quản lý quỹ)

Tùy quy mô mà có thể phát sinh thêm các vị trí khác, như đông quá thì sẽ có vị trí giám đốc phân tích đầu tư bên buy-side, rồi trợ lý Quản lý danh mục (APM)...

Vị trí entry-level (khởi điểm) của bên sell-side (Associate/ Trợ lý phân tích) thường không yêu cầu kinh nghiệm gì. Bạn có thể là một sinh viên mới ra trường hoặc một tay mơ rẽ ngang. Nhưng vị trí entry-level của bên buy-side thì ngược lại, thường yêu cầu bạn tối thiểu phải có 2, 3 năm kinh nghiệm làm phân tích sell-side (hoặc đã từng làm phân tích buy-side ở nơi khác thì càng tốt). Cho dù từng làm đến Giám đốc nghiên cứu bên sell-side khi sang buy-side cũng phải làm phân tích trước, chứ không ai cho bạn cầm tiền ngay. Từ phân tích lên vị trí cầm tiền (asset management - quản lý tài sản), ngoài biết phân tích ra còn đòi hỏi thêm nhiều kỹ năng khác. Hà lội chẳng vội được đâu. Những thanh niên thích vội tranh giải Bát hương vàng tên được ghi ở đài Cảm tử nhiều không kể xiết...
 
, ngoài biết phân tích ra còn đòi hỏi thêm nhiều kỹ năng khác. Hà lội chẳng vội được đâu. Những thanh niên thích vội tranh giải Bát hương vàng tên được ghi ở đài Cảm tử nhiều không kể xiết...
Thế mới thấy Vcers bất khuất.... Toàn ông out-side.
 
Last edited by a moderator:
May quá có anh Cá mèo khai sáng cho sinh viên tụi em. Cuối tuần rồi anh viết tiếp cho tụi em tham khảo với nhé.
Em cũng là sinh viên ngành tài chính nên có lân la hỏi dò thì cũng có tí thông tin.
Hồi nọ, em cũng lọ mọ đi tìm hiểu mô hình hoạt động của mấy CTCK, thì thấy bên đó họ còn có cái chức danh Trưởng nhóm phân tích ngành xxx (điền vào xxx là cái ngành hoặc nhóm ngành).
Kiểu như: Junior Analyst -> Senior Analyst -> Head of Sector -> Head of research. (này em thấy bên VCSC với HSC), ngoài ra họ còn phân ra khối KH tổ chức, khối KH cá nhân nữa (nghe nói khối KH tổ chức quyền lực hơn :D). Lằng nhằng ra phết.

Ra trường mơ ước của chúng em là làm phân tích buy-side mà nghe anh nói thế cảm thấy khó khăn quá :( :(. Em nghe nói là bên buy-side làm công việc phân tích còn phải gắn với quyết định đầu tư nên phải làm nhiều hơn, thận trọng hơn vì phân tích sai thì đồng nghĩa với đi toi tiền của quỹ, của công ty. Chính vì vậy, ngoài việc "cày như trâu" để biết được tình hình doanh nghiệp, còn phải đưa ra được các luận điểm đầu tư này nọ, nghe xong thì em toát mồ hôi luôn :( :(, đám sinh viên tụi em làm gì được học cái ý, hồi đọc cuốn sách của Buffet cũng ko thấy :(
Chưa hết nữa, làm cho quỹ kiểu trading (hedge fund) thì nghe nói là còn đỡ cực hơn cái quỹ PE gì đó, em nghe nói tụi này đầu tư còn phải xây dựng chiến lược hợp tác với doanh nghiệp để add value, rồi xem ngành này còn tăng trưởng được hay không, có cải thiện được gì từ doanh nghiệp hay không.... rồi làm DD lâu lắc + phải thương lượng các options kèm theo khi quăng tiền vào doanh nghiệp nữa. Này chắc thầy cô em còn không biết ấy chứ (em đoán mò thế vì em xem profile của họ đều là đi dạy từ lúc mới ra trường, ko đi làm).
Em rất thích làm phân tích cho buy-side, tại em thấy có vẻ học hỏi được nhiều hơn. Mong anh viết thêm và hướng dẫn hướng đi cho tụi em với :)
 
May quá có anh Cá mèo khai sáng cho sinh viên tụi em. Cuối tuần rồi anh viết tiếp cho tụi em tham khảo với nhé.
Em cũng là sinh viên ngành tài chính nên có lân la hỏi dò thì cũng có tí thông tin.
Hồi nọ, em cũng lọ mọ đi tìm hiểu mô hình hoạt động của mấy CTCK, thì thấy bên đó họ còn có cái chức danh Trưởng nhóm phân tích ngành xxx (điền vào xxx là cái ngành hoặc nhóm ngành).
Kiểu như: Junior Analyst -> Senior Analyst -> Head of Sector -> Head of research. (này em thấy bên VCSC với HSC), ngoài ra họ còn phân ra khối KH tổ chức, khối KH cá nhân nữa (nghe nói khối KH tổ chức quyền lực hơn :D). Lằng nhằng ra phết.

Ra trường mơ ước của chúng em là làm phân tích buy-side mà nghe anh nói thế cảm thấy khó khăn quá :( :(. Em nghe nói là bên buy-side làm công việc phân tích còn phải gắn với quyết định đầu tư nên phải làm nhiều hơn, thận trọng hơn vì phân tích sai thì đồng nghĩa với đi toi tiền của quỹ, của công ty. Chính vì vậy, ngoài việc "cày như trâu" để biết được tình hình doanh nghiệp, còn phải đưa ra được các luận điểm đầu tư này nọ, nghe xong thì em toát mồ hôi luôn :( :(, đám sinh viên tụi em làm gì được học cái ý, hồi đọc cuốn sách của Buffet cũng ko thấy :(
Chưa hết nữa, làm cho quỹ kiểu trading (hedge fund) thì nghe nói là còn đỡ cực hơn cái quỹ PE gì đó, em nghe nói tụi này đầu tư còn phải xây dựng chiến lược hợp tác với doanh nghiệp để add value, rồi xem ngành này còn tăng trưởng được hay không, có cải thiện được gì từ doanh nghiệp hay không.... rồi làm DD lâu lắc + phải thương lượng các options kèm theo khi quăng tiền vào doanh nghiệp nữa. Này chắc thầy cô em còn không biết ấy chứ (em đoán mò thế vì em xem profile của họ đều là đi dạy từ lúc mới ra trường, ko đi làm).
Em rất thích làm phân tích cho buy-side, tại em thấy có vẻ học hỏi được nhiều hơn. Mong anh viết thêm và hướng dẫn hướng đi cho tụi em với :)
Theo kinh nghiệm của mình thì chẳng có việc gì dễ mà kiếm ra được nhiều tiền, để có thể kiếm được nhiều tiền thì có hai sự lựa chọn :
1- Làm công việc gì khó mà rất ít người làm được
2- Làm công việc gì dễ có nhiều người làm được thì phải đứng top 1 hặc 2 trong số đó

Thế hệ sau này sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn vậy hãy chuẩn bị tinh thần và cố lên bạn nhé! Chúc bạn thành công!:1:
 
Hồi nọ, em cũng lọ mọ đi tìm hiểu mô hình hoạt động của mấy CTCK, thì thấy bên đó họ còn có cái chức danh Trưởng nhóm phân tích ngành xxx (điền vào xxx là cái ngành hoặc nhóm ngành).
Kiểu như: Junior Analyst -> Senior Analyst -> Head of Sector -> Head of research. (này em thấy bên VCSC với HSC), ngoài ra họ còn phân ra khối KH tổ chức, khối KH cá nhân nữa (nghe nói khối KH tổ chức quyền lực hơn :D). Lằng nhằng ra phết.

Cái này thì tùy quy mô phòng phân tích của từng công ty chứng khoán mà sẽ có hệ thống cấp bậc, hay phân bổ số lượng người khác nhau. Có những công ty CK hiện tại ở VN cả phòng phân tích chỉ có 3, 4 người nên các bạn ở đó cái gì cũng làm từ vi mô cho đến vĩ mô. Mà có những nơi thì khoảng 30 người nên họ có thể chia theo ngành nghề khá cụ thể, riêng biệt.

Thực ra nghề phân tích sell-side nó chỉ có hai cấp bậc chính là Associate và Research Analyst, còn như đến vị trí Head of Research dần hướng về quản lý hơn là làm chuyên môn.
 
TKS!
cụ Cá cho AE biết đơn giản là cụ thuộc Sell or Buy side để AE còn ..nghe ngược hay nghe suôi hiiiiii
 
Cụ Cá cho thêm tí thông tin về ngành nghề nhỉ? Như em xin một chân cạo giấy bên chỗ cụ ko biết có ổn ko?
 
Cá mú cho anh hỏi thế lương lậu mấy vị trí đấy như nào để anh còn cố xin 1 chân?

Làm thế nào để đánh giá 1 nhân viên phân tích là tốt?
 
Quan điểm cá nhân của em nói ra mong được mọi người chỉ điểm:
Chỉ xét về phương diện phân tích thì người phân tích là tốt khi chính người phân tích hiểu được vấn đề, câu chuyện trọng tâm của ngành nghề, công ty, sản phẩm, con người ...nói chung là cái mà cần phải phân tích; và có thể truyền tải được nội dung đó cho người khác hiểu được.
 
Quan điểm cá nhân của em nói ra mong được mọi người chỉ điểm:
Chỉ xét về phương diện phân tích thì người phân tích là tốt khi chính người phân tích hiểu được vấn đề, câu chuyện trọng tâm của ngành nghề, công ty, sản phẩm, con người ...nói chung là cái mà cần phải phân tích; và có thể truyền tải được nội dung đó cho người khác hiểu được.

Cái đó thì đúng rồi... nhưng nếu bác làm thằng sell side mà nói thế thì chả bán được cổ cho người ta hehe
với lại hiểu đúng vấn đề có khi hai năm sau mới có kết quả
Hiểu sai vấn đề có khi thấy kết quả luôn (tiền tươi)...
Thế mới mệt...
 
Back
Top