Tin tức, nhận định Thị trường Tài chính quốc tế (Daily Updated)

A

Alice Vũ

Guest
NGÀY 25/2/2015
FED SẼ LINH ĐỘNG VỀ THỜI ĐIỂM TĂNG LÃI SUẤT


Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bà Janet Yellen trong bài phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ (SBC) ngày hôm qua cho biết ngân hàng này vẫn “kiên nhẫn” trong quyết định nâng lãi suất, nhưng sẽ linh động hơn khi “thời cơ chin muồi.”

Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ đã phát triển đến mức mà “việc nâng lãi suất có thể xảy ra tại bất cứ cuộc họp nào”, mà không cần những nhà hoạch định chính sách báo trước mốc thời gian cụ thể nào.

Bà Yellen tỏ ra khá lạc quan về nền kinh tế trong nước, khi cả thị trường lao động và tài chính gia đình đều trên đà hồi phục. Trước thông tin này, lợi suất cổ phiếu và trái phiếu quốc gia giảm, nhưng sau đó lại tăng trước thông tin lạm phát và mức tăng lương vẫn còn quá thấp.

Nhận định này của bà Yellen cũng đồng nghĩa với việc bà không muốn đưa ra bất cứ chỉ dẫn nào về thời điểm nâng lãi suất cụ thể, mà buộc giới đầu tư tự quan sát, đánh giá sức khỏe nền kinh tế để nhận định về thời điểm mà lãi suất có thể tăng. Đa số quan chức Fed đều cho rằng lãi suất sẽ tăng trong năm nay.

Bà Diane Swonk, chuyên gia kinh tế tại Mesirow Financial Holdings Inc., Chicago cho biết: “Fed đang cố gắng tỏ ra linh hoạt hơn. Họ muốn thị trường hiểu rằng không phải lúc nào những chỉ dẫn họ đưa ra cũng là cam kết về chính sách.”

Cũng trong ngày hôm qua, chỉ số S&P 500 tăng 0.2%, lên 2,114.61 điểm lúc 1:35 chiều tại New York. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 7 điểm cơ bản (0.07%), xuống còn 1.99%.

Nhiều cuộc họp

Trong cuộc họp ngày hôm qua, bà Yellen khẳng định lại việc Fed cam kết “kiên nhẫn” trong việc nâng lãi suất đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ chưa tăng sau “ít nhất vài phiên hợp nữa”.

Ông Michael Feroli, chuyên gia kinh tế của Mỹ tại JPMorgan Chase & Co., New York cho rằng Fed sẽ thay đổi quyết định trong cuộc họp vào tháng 3 tới. Ông nhận định: “Số liệu kinh tế Mỹ Quý II và III năm nay sẽ quyết định khi nào có thể nâng lãi suất.”

Tham dự cuộc họp, các thành viên Quốc hội liên tục tham vấn bà Yellen từ các quy chế tài chính, cho đến tình hình thị trường bất động sản. Bà Yellen phải đối mặt với những ý kiến trái chiều từ phía **** Dân chủ (ủng hộ nâng lãi suất) và **** Cộng hòa (không nâng lãi suất).

Ông Toomey, thành viên cấp cao của **** Dân chủ nhận định: “Những động thái của Fed nhiều nguy cơ sẽ dẫn tới hậu quả không mong muốn. Fed hoàn toàn có thể tối đa hóa thị trường lai động và tăng trưởng kinh tế nếu tập trung vào bình ổn giá cả.”

Giải pháp nước đôi

Bà Yellen khéo léo đưa ra giải pháp “nước đôi”, khi cho rằng việc nâng lãi suất quá sớm có thể hãm lại đà tăng trưởng kinh tế, việc chờ đợi quá lâu cũng để lại những hậu quả khôn lường.

Bà nhận định: “Trước khi nâng lãi suất, chúng tôi muốn đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát tiếp tục gia tăng. Tất nhiên, việc chờ đợi quá lâu cũng có những hậu quả của nó. Về việc này, chúng tôi đã có ‘kế hoạch B’. Tất cả những gì chúng ta cần làm lúc này là chờ đợi.”

Bà cũng mạnh mẽ phản đối việc cho phép kiểm soát chính sách tiền tệ của Fed, vì như vậy sẽ tổn hại tới tính độc lập vốn có, đồng thời “lôi kéo” ngân hàng này vào những vấn đề chính trị không đáng có.

Bà cho rằng: “Kiểm toán Fed đồng nghĩa với việc chính trị hóa chính sách tiền tệ, gây ra nhiều áp lực mạnh mẽ.” Bà còn cho biết đạo luật này là không cần thiết vì Fed cũng đã “kiểm toán chặt chẽ” rồi.

Tăng lương

Giới hoạch định chính sách của Fed cho biết sẽ dựa vào tình hình thị trường lao động để nâng lãi suất, mặc cho lạm phát có thấp hơn mục tiêu 2%.

Nhiều nhà đầu tư tin rằng lãi suất có thể tăng lên 19% vào tháng 6 năm nay, phụ thuộc vào báo cáo giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn của Bloomberg.

Bà Yellen nhắc lại rằng trước khi nâng lãi suất, FOMC muốn chắc chắn rằng lạm phát tiến gần tới mục tiêu (2%). Trên thực tế, lạm phát của quốc gia này thấp hơn mục tiêu kể từ tháng 4/2012 và chỉ tăng 0.7% trong năm 2014.

Giá dầu

Trong bài phát biếu, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh rằng việc lạm phát giảm chủ yếu do giá dầu lao dốc quá sâu trong thời gian qua.

Bà phát biểu: “Fed cho rằng lạm phát sẽ còn giảm sâu hơn nữa trước khi đạt 2% trong trung hạn, khi thị trường lao động dần hồi phục, cũng như tác động chuyển đổi giữa giá nhiên liệu thấp và các yếu tố khác mờ nhạt đi.”

Bức tranh toàn cảnh kinh tế Mỹ sáng lạn gần đây hơn giúp Fed “yên tâm” kết thúc chương trình mua trái phiếu vào tháng 11/2014, đánh dấu bước đầu trong công cuộc thắt chặt chính sách từ ngân hàng này.

Trong vòng 7 tháng (từ tháng 6/2014 đến tháng 1/2015), hơn 1.9 triệu việc làm phi nông nghiệp được tạo mới, kéo tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5.7%. tăng trưởng kinh tế cũng đạt 2.4% năm 2014, cao nhất kể từ năm 2010.

Nguy cơ bong bóng tài chính

Một vài quan chức của FOMC tranh luận rằng Fed nên nâng lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát tăng quá cao, hay nguy cơ bong bóng tài chính.

Bà Yellen cũng đề cập tới nhữngyếu tố ngoại cảnh đe dọa nền kinh tế Mỹ, khi “kinh tế toàn cầu ảm đạm và những thay đổi trong chính sách tiền tệ ở nước ngoài” khiến lãi suất tiếp tục giảm đáng kể kể từ giữa năm 2014 ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác.

Bà còn cho biết kinh tế nước ngoài phát triển chậm chạp “có thể tổn hại đến triển vọng kinh tế Mỹ” và mặc dù kinh tế Mỹ có chút khởi sắc trong nửa cuối năm ngoái, thì nhiều quốc gia khác “cũng đang đối mặt với những thách thức có thể hãm lại hoạt động kinh tế.”

Bà Yellen cho rằng tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc (cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới) có thể “thấp hơn dự báo” khi những nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro thị trường tài chính và phụ thuộc ít hơn vào xuất khẩu, trong khi đó, Eurozone tiếp tục đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm và lạm phát thấp.

Ngoài ra, bà còn cho rằng động thái từ các ngân hàng trung ương có thể gia tăng. “Chúng ta có thể thấy rằng phản ứng của nền kinh tế trong nước đối với những động thái kích thích tăng trưởng từ nước ngoài còn mạnh hơn cả dự báo.Thêm vào đó,thị trường dầu mỏ suy giảm gần đây có thể kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu hơn mong đợi.”

Theo Bloomberg
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/fed-se-linh-dong-ve...nang-lai-suat/
 
IMF: ĐỀ XUẤT CỦA HY LẠP KHÔNG CÓ GÌ CỤ THỂ VÀ BẢO ĐẢM

“Quay lại vạch xuất phát” là cụm từ mà mọi người kết luận được, sau khi các chủ nợ xem xét bản đề xuất cải cách kinh tế mới của Hy Lạp và phủ quyết nó.

Trong khi chính phủ mới của Hy Lạp đang được tuyên dương vì đã đưa ra được những bước khả thi trong bản dự thảo cải cách, bao gồm cả duy trì chi tiêu công và tăng thuế, cả Ủy ban châu Âu (EC), ECB và IMF đều cảnh báo rằng “nói thì dễ hơn làm.”

Maria Paola Toschi, chiến lược gia thị trường toàn cầu của JPMorgan Asset Management, cho biết: “Điều kiện để gia hạn khoản nợ chỉ là chướng ngại vật đầu tiên trong chặng đua đường trường của Hy Lạp. Chúng tôi cho rằng phiên đàm phán sẽ tiếp tục đảo chiều.”

Cải cách là điều kiện để Hy Lạp được gia hạn thêm 4 tháng trả nợ, sau thỏa thuận sơ bộ ngày 20/2. Trong khi, đề xuất trên cho thấy sự chấp nhận thỏa hiệp của Hy Lạp, quốc gia này vẫn đang trên bờ vực: hành động hay là vỡ nợ.

Giám đốc IMF bà Christine Lagarde đã viết trong bức thư gửi Hội đồng các Bộ trưởng Tài chính châu Âu: bản đề xuất “không cụ thể” và “không có một sự bảo đảm rõ ràng” rằng sẽ có cải cách. EC và cả Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi cũng nhấn mạnh :”cam kết pháp lý” mạnh mẽ hơn nữa là chìa khóa giúp Hy Lạp được thông qua.

Khoản nợ từ năm 2010 sẽ đáo hạn vào cuối tháng này. Sau 4 tuần đàm phán, các bên vẫn chẳng đi được đến đâu. Thủ tướng Hy Lạp thì tuyên bố kết thúc chính sách “thắt lưng buộc bụng” kham khổ, trong khi các chủ nợ lại khăng khăng các điều kiện của gói cứu trợ trước là không thể dừng lại.

Hy Lạp cần phải đưa ra kế hoạch chi tiết hơn một cách nhanh chóng và thực hiện nó. Vấn đề về dòng tiền cần sớm giải quyết.

Hạn chót cho Hy Lạp là đến tháng 4, phải đưa ra được bản kế hoạch chi tiết. Hy Lạp sẽ không thể có thêm một đồng nào, kể cả gói cứu trợ tiếp theo 7 tỷ Euro, trừ phi phương án mới được thông qua. Bây giờ Hy Lạp và các chủ nợ có thể thảo luận về việc làm thế nào để giải quyết được luồng vốn cho tháng tới, phát hành thêm Trái phiếu kho bạc sẽ được cân nhắc. Dù vậy, thảo thuận này cũng đánh dấu một bước ngoặt đối với Hy Lạp và châu Âu. Chính phủ đã trả lời báo giới, Hy Lạp đã thoát khỏi “cái bẫy chết người’ mà chính sách khắc khổ gây ra.

Ông Tsipras sẽ có bài phát biểu trước chính Đảng vào thứ 4.

Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu đã chấp nhận cải cách của Hy Lạp, bao gồm cải cách thị trường lao động, siết chặt các giao dịch phi pháp và giải quyết nạn tham nhũng.

Trong khi ông Tsipras và Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis đang bất đồng với châu Âu, nhưng lại nhận được nhiều sự ủng hộ từ người dân tại Athens. Hôm qua, thị trường chứng khoán Hy Lạp phản ứng khá tích cực.

Chỉ số ASE stock index của Hy lạp tăng 10%, lợi suất trái phiếu 3 năm giảm 268 điểm cơ bản, xuống còn 12.39%.

Yiannis Pelekanakis, một công dân Hy Lạp đang kinh doanh kem tại Athens, cho biết: “Tôi hài lòng với kết quả cuộc đàm phán, vì ít nhất là Hy Lạp cũng không rời khỏi Euro zone. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu. Hy Lạp cần phải tiến hành cái cách sâu và rộng, nếu không nó sẽ quay trở lại như cũ.”

Ông Tsipras đang phải đối mặt với thách thức duy trì sự đồng thuận trong chính Đảng, thuyết phục các chính trị gia ngờ vực, sau khi Đảng này thắng cử nhờ lời hứa sẽ kết thúc chính sách “thắt lưng buộc bụng”, xin xóa một phần nợ và thoát khỏi kìm kẹm của EC, ECB và IMF.

Thỏa thuận trên đã vấp phải sự phản đối của các chính trị gia lão làng, bao gồm Nghị sĩ Manolis Glezos 92 tuổi (cựu chiến binh thế chiến II). Một quan chức giấu tên của Bộ Tài chính tiết lộ đã có vết rạn nứt trong nội bộ Đảng về chính sách cải cách mới.

Pelekanakis nhận định: “Syriza có thể sẽ không thông qua nổi đề xuất này. Không may là đến giờ vẫn chẳng có gì chắc chắn.”

Theo Bloomberg
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/imf-de-xuat-cua-hy-lap-la-khong-cu-the-khong-co-gi-bao-dam/
 
CON SỐ ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NGÀY: TIÊU DÙNG TẠI PHÁP VÀ THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở MỸ

Ba con số đáng chú ý trong ngày hôm nay: Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Pháp, số đơn xin vay thế chấp mua nhà và doanh số bán nhà mới tại Mỹ.

Niềm tin tiêu dùng tại Pháp (2h45 chiều giờ Việt Nam)


Sự phục hồi chậm chạp, yếu ớt của châu Âu đang chịu tác động tiêu cực từ nhiều yếu tố, điển hình trong thời điểm này là những bất ổn liên quan đến Hy Lạp, xung đột tại Ukraine ngay cả khi có thỏa thuận ngừng bắn. Triển vọng kinh tế châu Âu không mấy sáng sủa trong tương lai gần.


Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô Đức là điếm sáng duy nhất của khu vực này. Tuy nhiên động năng tăng trưởng của Euro zone vẫn chưa thấy đâu, khi mà nhiều quốc gia khác vẫn đang phải vật lộn với lạm phát thấp và tăng trưởng yếu.

Kinh tế Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu, có thể sẽ có tiến bộ, nhưng không nhiều. Hôm qua, Pháp công bố chỉ số niềm tin sản xuất của ngành công nghiệp, có tăng nhẹ so với tháng trước, nhưng tính theo trung bình năm thì hầu như không thay đổi.

Theo số liệu ước tính Composite Output Index tháng 2 của Pháp, sản lượng khu vực tư nhân tăng với tốc độ lớn nhất trong 3 năm qua. Những chuyên gia kinh tế của Markit cũng dự đoán tăng trưởng GDP quý I của Pháp sẽ trên 0.1%, cao hơn quý trước.

Ngày hôm nay sẽ có con số chính thức về niềm tin tiêu dùng tại Pháp, được dự đoán là sẽ khả quan hơn lần trước. Theo Viện nghiên cứu kinh tế và thống kê quốc gia Pháp, niềm tin tiêu dùng đã có cải thiện đôi chút trong những tháng gần đây, trước khi giảm nhẹ vào tháng trước.

31.jpg

Doanh số bán nhà tháng 1 của Mỹ được dự đoán là sẽ giảm

Trong khi đó, tỷ lệ phát có điều chỉnh theo chi tiêu hộ gia đình tăng 1.5% trong tháng 12, có thể cho thấy tâm lý lạc quan hơn đã kích thích nhu cầu thực tế.

Vay thế chấp mua nhà tại Mỹ (7 giờ tối nay giờ Việt Nam)

Doanh số bán nhà cũ tại Mỹ tháng 1 đột ngột giảm từ 5.07 triệu xuống còn 4.82 triệu căn. Hiệp hội bất động sản quốc gia cho rằng đó là do thiếu nhà để bán. Dù lý do là gì, thị trường nhà ở vẫn không cho thấy dấu hiệu phá băng nào trong những tháng gần đây.

Số đơn đăng ký vay thế chấp mua nhà 2 tuần đầu tháng 1 có tăng, nhưng sau đó lại quay đầu giảm, điển hình là tuần trước giảm mạnh 13.2%.

Trong khi đó, lãi suất các khoản vay thế chấp lại tăng. Kèm theo đó là triển vọng Fed tăng lãi suất khiến các khoản vay mua nhà trở nên đắt đỏ hơn. Lãi suất vay thế chấp mua nhà trong 30 năm đã tăng lên 3.76% vào tuần trước, tuy vẫn còn khá thấp nhưng là mức cao nhất trong năm nay, báo hiệu giai đoạn lãi suất giảm đã kết thúc.

Chỉ một yếu tố đó thôi chưa thể kết luận thị trường nhà ở sẽ không phục hồi. Thực tế nếu lãi suất tăng do kinh tế phát triển, thị trưởng nhà ở sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, giai đoạn tăng lãi suất từ thấp lên mức “bình thường” sẽ không suôn sẻ trong ngắn hạn, bằng chứng là nhu cầu mua nhà yếu đi gần đây.

Doanh số bán nhà mới tháng 1 (10 giờ tối nay giờ Việt Nam)

Những nhà kinh tế dự đoán doanh số bán nhà mới sẽ giảm so với tháng 12.

Econoday.com dự đoán con số này trong tháng 1 sẽ giảm từ 481,000 xuống 471,000 căn nhà, vẫn ở mức cao trong 3 năm trở lại đây, nhưng khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về tình hình sức khỏe của thị trường hiện tại.

Nhìn nhận một cách lạc quan, chỉ số giá nhà ở 20 thành phố của Case-Shiller tăng trong tháng 12, giúp chỉ số trung bình năm 2014 tăng 4.5%, cho thấy thị trường có sự phục hồi vừa phải (trong khoảng 4 đến 5%). Tốc độ này được coi là ổn định.

Chuyen gia kinh tế Jefferies của LLC tại New York nhận định: “Thế là đủ để giữ chân nhà đầu tư lại thị trường, nhưng lại không đủ để thu hút thêm, nhưng nếu như lương tăng thì có thể đấy.”

Nhưng nếu số liệu hôm nay gây nhiều thất vọng, giới đầu tư sẽ trở nên nghi ngờ thị trường bất động sản.

 
DOANH SỐ BÁN NHÀ CỦA MỸ TUY GIẢM NHƯNG VẪN CÓ DẤU HIỆU TÍCH CỰC

Hôm qua (25/2), Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán nhà (chiếm 9.1% thị trường nhà ở) đã giảm 0.2% trong tháng 1, đạt 481,000 nhà ở, giảm nhẹ so với số liệu tháng 12 trước đó (482,000 nhà ở, mức cao nhất tính từ tháng 6/2008). Những nhà kinh tế cũng đã đưa ra dự đoán trước đó, doanh số bán nhà mới trong tháng trước sẽ giảm xuống còn 470,000 nhà ở. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số này đã tăng 5.3%.


Doanh số bán nhà (chiếm 9.1% thị trường nhà ở) đã giảm 0.2% trong tháng 1, đạt 481,000 nhà ở.
(Nguồn: Forex Factory)


Ông Stephanie Karol, một nhà kinh tế học Mỹ tại IHS Global Insight ở Lexington, Massachusetts phát biểu: “Các biện pháp phục hồi thị trường nhà ở vẫn còn rất gian nan và khó khăn. Tôi kỳ vọng thị trường này sẽ cải thiện trong cuối năm nay nhờ thị trường lao động và các điều kiện cho vay.”

Doanh số bán nhà bị kìm hãm có thể là do tình hình bão tuyết ở vùng Đông Bắc, khu vực được ghi nhận là có số nhà bán được giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2012.

Chỉ số Housing (.HGX) tăng nhẹ trong khi thị thị trường chứng khoán Mỹ “đi ngang” sau khi Chủ tịch Fed kết thúc phiên điều trần thứ 2 mà vẫn không cung cấp thêm thông tin về việc nâng lãi suất.

Cổ phiến của Lowe’s Cos Inc. (LOW.N – Công ty đứng thứ 2 tại Mỹ chuyên kinh doanh sửa chữa nhà ở và cung cấp đồ gia dụng tại Mỹ, Canada và Mexico) giảm 0.64% mặc dù doanh số bán nhà thực tế cao hơn dự đoán của các nhà phân tích.

Số liệu khả quan cũng giúp đối thủ của Lowe’s là Home Depot (HD.N) đạt doanh số và lợi nhuận cao hơn dự kiến vào thứ 3 vừa qua (24/2).

Thị trường nhà ở vẫn mờ nhạt sau khi đã đạt được tốc độ tăng nhanh chóng kể từ nửa cuối năm 2013, do số lượng nhà dư thừa ít ỏi, giá cả đắt đỏ và tiền lương tăng chậm chạp cũng khiến người dân phải cân nhắc trong việc mua nhà mới.

Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen phát biểu trước các nhà hoạch định chính sách hôm thứ 3 rằng “Thị trường nhà ở không phục hồi giống như tôi dự đoán.”

Tăng trưởng lạc quan
Trong một báo cáo khác, Hiệp hội Ngân hàng thế chấp (MBA) cho biết số lượng yêu cầu vay vốn để mua nhà ở (một chỉ số quan trọng đối với doanh số bán nhà) đã tăng 4.6% trong tuần trước, tăng lần đầu tiên trong sáu tuần liên tiếp.

Có nhiều lý do để lạc quan về thị trường nhà ở. Thị trường lao động đang được cải thiện và việc mua nhà mới cũng được đẩy mạnh do nhiều người dân có thu nhập ổn định hàng tháng. Số lượng giấp phép xây nhà cũng như số lượng nhà ở mới xây cũng đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 2008-2009.


Số lượng giấy phép xây nhà mới ở Mỹ đạt mức 1.05 triệu trong tháng 1 (Nguồn: Forex Factory)




Số lượng nhà mới xây ở Mỹ đạt 1.07 triệu nhà trong tháng 1 (Nguồn: Forex Factory)

Ngoài ra, giá nhà đang có dấu hiệu tăng trở lại sau khi đã giảm trong một thời gian dài trong năm 2014. Điều này sẽ giúp căn nhà của những người cho thuê có giá cao hơn và khuyến khích họ bán nhà.

Ông Joel Naroff, nhà kinh tế trưởng tại Economic Advisers ở Hà Lan, Pennsylvania cho rằng: “Doanh số bán nhà mới có thể tăng hoặc giảm, nhưng giá nhà ở tăng trở lại gần đây có thể cho thấy sự sụt giảm giá nhà ở trong năm 2014 dường như đã kết thúc. Điều này thực sự quan trọng khi mà ngành này đang chịu tổn thất do lượng nhà dư thừa ít ỏi nguyên nhân một phần là lợi nhuận ít. Giá càng tăng cao thì càng có nhiều người đem bán nhà để thu lại lợi nhuận.”


Theo Reuters
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/doanh-so-ban-nha-my-tuy-giam-nhe-nhung-van-co-dau-hieu-tich-cuc/
 
ĐÔ-LA MỸ THẤT VỌNG TRƯỚC TUYÊN BỐ CỦA FED
Đồng Đô-la Mỹ giảm nhẹ đầu phiên ngày hôm qua, đánh dấu phiên giảm thứ 2 liên tiếp, khi chủ tịch Fed, bà Janet Yellen lại một lần nữa khiến thị trường phải đau đầu suy đoán thời gian tăng lãi suất thực tế.

Trong các phiên họp hồi trước đó, ngân hàng này cho biết sẽ “kiên nhẫn” trong quyết định nâng lãi suất, khiến giới đầu tư “đoán già đoán non” lãi suất sẽ tăng cuối tháng 6 năm nay, khi kinh tế Mỹ đã phục hồi ổn định.

Đồng Euro tăng giá nhẹ, lên $1.1362. Trong khi đó, Đô-la Mỹ giảm xuống 118.86 Yen, thấp hơn mức cao nhất trong tuần tại 119.84 Yen. Đồng Đô-la Mỹ biến động mạnh so với đồng Bảng Anh và Đô-la Úc, với tỷ giá GBP/USD chạm ngưỡng cao nhất trong 2 tháng qua, tại $1.5538, trong khi Đô-la Úc lần đầu tiên trong tháng tăng đạt 79 cents.

Phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Hoa Kỳ ngày hôm qua, bà Yellen tuyên bố bỏ cụm từ “kiên nhẫn”, đồng thời cho biết quyết định nâng lãi suất có thể đi đến tại bất cứ phiên họp nào. Bà nhận định Fed sẽ linh động hơn khi “thời cơ chín muồi”, nhưng không đưa ra bất cứ chỉ dẫn về thời gian cụ thể nào, mà buộc các nhà đầu tư phải quan sát, xem xét tình hình sức khỏe nền kinh tế để đánh giá thời điểm phù hợp.

Ông Ray Attrill, Giám đốc toàn cầu của FX Strategy tại National Australia Bank nhận định: “Điều duy nhất chúng ta có thể khẳng định là FOMC đang linh động hơn trước…Nếu số liệu kinh tế Mỹ tiếp tục khả quan, thị trường sẽ nhanh chóng quay trở lại phong trào “mua Đô-la Mỹ”.

Báo cáo số liệu kinh tế Mỹ ngày hôm qua không mấy ngạc nhiên, với doanh số bán nhà Mỹ tuy giảm nhẹ (giảm 0.2% trong tháng 1, xuống 481,000 căn) những vẫn có dấu hiệu tích cực.

Theo Reuters
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/do-la-my-that-vong-truoc-tuyen-bo-cua-fed/
 
ĐỒNG YÊN MẤT GIÁ TRIỆT TIÊU TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA GIÁ DẦU

Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên, phải nhập khẩu hầu hết năng lượng và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước. Tưởng như họ sẽ được hưởng lợi ích lớn của việc giá dầu giảm, nhưng thực tế lại chẳng thấy đâu khi đồng Yên đang mất giá.

Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản không được hỗ trợ nhiều như người Mỹ, kể cả khi chính phủ Nhật Bản nhờ vào giá dầu mà mới có thể mạnh tay chi tiêu, đưa ra các chính sách nhằm phục hồi nền kinh tế và thoát khỏi suy thoái.

Từ tháng 6 năm ngoái, giá dầu thô Brent đã bốc hơi hơn 40%, trong khi giá xăng trong nước chỉ giảm có 11%, theo số liệu thống kê từ Bộ kinh tế. Đồng Yên trượt giá hơn 14% so với đồng Đô-la trong cùng thời kỳ, khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ.

Đồng Yên trượt giá đã triệt tiêu tác động tích cực của giá dầu giảmĐồng Yên trượt giá đã triệt tiêu tác động tích cực của giá dầu giảm

dong-yen-mat-gia-triet-tieu-tac-dong-tich-cuc-cua-gia-dau


Đồng nội tệ mất giá do Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đột ngột nới lỏng tiền tệ, trong một nỗ lực nhằm kéo đất nước thoát khỏi 2 thập kỷ thiểu phát kéo dài. Đồng Yên suy yếu đã đẩy mạnh doanh thu của các nhà xuất khẩu lớn, nhưng lại khiến các công ty nhập khẩu nhỏ và người tiêu dùng nội địa bị tổn hại.

Giám đốc đầu tư Soichiro Matsumoto của Credit Suisse Group AG ước tính: “Việc đồng Yên mất giá khiến cho giá dầu thô chỉ rẻ đi được hơn 20% (thực tế giá dầu giảm trên 40%). Giá dầu có tác động mạnh mẽ hơn đối với thị trường nước Mỹ, không chỉ riêng ngành tiêu thụ nhiều xăng như ô tô, mà là cả nền kinh tế.”

Giá xăng ở Nhật Bản hiện nay đang ở mức thấp nhất kể từ 1/2011, trong khi giá tại Mỹ đang ở mức đáy của tháng 1/2009. Người tiêu dùng Mỹ sử dụng số tiền đổ xăng tiết kiệm được cho nhà hàng và mua sắm các mặt hàng khác.

Thuế là một nguyên nhân giải thích tại sao giá xăng tại Nhật lại không giảm nhiều. Mức thuế cố định 53.8 Yên/lít xăng không được điều chỉnh, chiếm đến 40% giá xăng bán lẻ trung bình trong tuần qua (135.4 Yên/lít). Ngoài ra còn 8% tiền thuế bán hàng nữa. Rõ ràng là Nhật Bản không thấy được sự tích cực của giá dầu giảm nhiều như là Mỹ.

Trong năm 2009, theo Bộ Giao thông vận tải Mỹ, lái xe trung bình ở Mỹ chạy khoảng 14,000 dặm. Theo khảo sát của Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô Nhật Bản năm 2013, lái xe nước này chạy trung bình khoảng 2,840 dặm.

Theo Bloomberg
Bài dịch của nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/dong-yen-mat-gia-tr...c-cua-gia-dau/
 
MỸ: SỐ ĐƠN XIN TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP LẠI TĂNG

Tuần trước, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ lại tăng mạnh. Theo số liệu của Bộ lao động Mỹ công bố hôm qua (26/2), số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng thêm 31,000 đơn, đạt mức cao nhất trong vòng 6 tuần qua là 313,000 đơn. Trung bình 4 tuần thì con số này biến động nhẹ hơn, tăng 11,500 đơn, đạt mức 294,000. Các nhà kinh tế học tham gia khảo sát của Reuters đưa ra dự đoán số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của tuần trước là 290,000 đơn.

my-so-don-xin-tro-cap-that-nghiep-lai-tang

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng, đạt mức cao nhất trong vòng 6 tuần qua là 313,000 đơn (Nguồn: Forex Factory)

Số người có thêm việc làm tăng thêm 1 triệu người tính từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2015, mức tăng trung bình 3 tháng cao nhất kể từ năm 1997.

Trong năm ngoái thị trường lao động cũng tạo thêm 3.2 triệu việc làm, điều này giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5.7% trong tháng 1, thấp hơn con số 6.6% trong tháng 12 trước đó.

Tháng 1 vừa qua, Bộ Lao động công bố số lượng việc làm tăng, cho thấy dấu hiệu tiền lương cũng tăng theo. Tiền lương bình quân theo giờ trong tháng 1 tăng 0.5%, cao nhất trong 6 năm qua. Các nhà tuyển dụng có thể cũng thấy rằng cần phải tăng lương để thu hút và giữ chân lao động.

Các công ty lớn như Aetna và Gap cũng đã tăng lương. Tuần trước, Wal-Mart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới cho biết sẽ tăng lương cơ bản cho nhân viên, từ $9/h trong năm ngoái lên mức $10/h trong tháng 2. Sau đó, nhà bán lử TJX cũng đưa ra quyết định tăng lương vào thứ 4 vừa qua (25/2).

Thị trường lao động cải thiện

Chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang Fed, bà Janet Yellen cho rằng đã có sự cải thiện đáng kể trong thị trường việc làm kể từ mùa hè năm ngoái. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng “tốc độ tăng tiền lương vẫn còn chậm chạp” và số lượng người Mỹ làm đang có việc làm hoặc đang đi tìm viêc vẫn thấp hơn mức tiêu chuẩn. Fed sẽ theo dõi sát sao số liệu việc làm để xem xét thời gian tăng lãi suất.

Trong phiên điều trần vừa qua, bà Yellen cũng cho rằng “Thị trường lao động đã đạt đạt được những kết quả đáng mừng, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm cần được cải thiện hơn nữa.”

Theo các chuyên gia có dự đoán chính xác nhất tham gia khảo sát của Reuters, tốc độ giảm ở mức ổn định của tỷ lệ thất nghiệp đã tạo ra kỳ vọng rằng Fed sẽ sớm tăng lãi suất sớm để tránh lạm phát trong tương lại.

Ông Jim O’Sullivan (kinh tế trưởng tại High Frequency Economics, đứng đầu danh sách của hơn 80 nhà dự báo được chấm điểm bởi StarMine cho độ chính xác về dự đoán của các dữ liệu quan trọng hàng tháng trong năm 2014, bao gồm GDP, lạm phát, doanh số bán lẻ, công ăn việc làm, cũng như các cuộc điều tra quản lý thu mua của các hoạt động kinh doanh), không hoàn toàn tin rằng chủ tịch Fed, bà Janet Yellen sẽ quyết định bắt đầu tăng lãi suất trong tháng Sáu. Nhưng ông cho rằng việc tăng lãi suất chỉ là vấn đề thời gian. Ông cũng cho biết thêm: “Có quan điểm cho rằng nền kinh tế vẫn còn mong manh chưa thể tăng lãi suất, tôi lại không nghĩ vậy.”

Ông không cho rằng lý do chỉ mình Mỹ đang trên đà phát triển trong khi các nền kinh tế khác vẫn còn ì ạch là lý do khiến Fed chậm tăng lãi suất.

Theo CNBC
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/my-so-don-xin-tro-c...hiep-lai-tang/
 
FED: QUYẾT ĐỊNH LÃI SUẤT DỰA VÀO SỨC KHỎE NỀN KINH TẾ

Chính sách lãi suất của Fed gần đây đang là một trong những chủ điểm nóng hổi nhất trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung. Diễn biến thị trường liên tục thay đổi theo tin tức, tuy nhiên, trước những nguồn tin “chồng chéo”, giới đầu tư lại đang rơi vào tình thế “không biết đâu mà lần”.

Mới đây, Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen phát biểu trước Quốc hội Mỹ cho biết ngân hàng này sẽ“linh động” trong việc nâng lãi suất khi “thời cơ chín muồi”, nhưng không chỉ rõ mốc thời gian cụ thể nào, đã khiến giới đầu tư hoang mang.

Theo một quan chức cấp cao của Fed, ngân hàng này nên thay đổi nhận định về chính sách trong cuộc họp tháng tới, nhằm linh động hơn trong việc theo dõi chỉ số lạm phát trong quý đầu năm nay, trước khi tiến tới nâng lãi suất vào giữa năm.

CNBC trích lời ông James Bullard, Chủ tịch Fed tại St. Louis cho biết ngân hàng này nên bỏ cụm từ “kiên nhẫn” vào cuộc họp ngày 17-18/3 tới, nhằm “mang lại nhiều lựa chọn hơn”.

“Nếu bỏ cụm từ này, Fed có thể nâng lãi suất tại bất cứ phiên họp nào trong mùa hè năm nay. Nếu kỳ vọng lạm phát tiến gần mức mục tiêu, thì tôi cho rằng lạm phát thực cũng sẽ như vậy. Cứ xem tình hình trong mùa xuân năm nay sẽ thấy.”

Fed không phải một tổ chức chính trị

Chủ tịch Fed tại Cleveland, bà Loretta Mester ngày hôm qua cho biết Fed không phải là một tổ chức chính trị nên lẽ đương nhiên sẽ không đưa ra chính sách dựa trên những cuộc họp với những nhà làm luật và các quan chức của Nhà trắng, mà dựa vào tình trạng sức khỏe nền kinh tế Mỹ.

Bà phát biểu trên truyền hình CNBC: “Tôi không cho rằng Fed là một tổ chức chính trị. Có thể có sự nhầm lẫn nào đó ở đây. Nhưng chúng tôi sẽ làm luật dựa vào tình hình kinh tế trong nước.”

Theo Reuters
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/fed-lai-suat-se-tang-vao-giua-nam-nay/
 
SỐ LIỆU MỚI NHẤT TỪ MỸ LẠI LÀM TĂNG KỲ VỌNG FED SẼ SỚM TĂNG LÃI SUẤT

Chứng khoán Châu Á mất điểm vào thứ 6 khi giá dầu thô giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư, trong khi đó số liệu mới nhất từ Mỹ lại làm tăng kì vọng Fed sẽ nâng lãi suất sớm.

Số liệu sản lượng công nghiệp tích cực và đồng Yên suy yếu đẩy chỉ số Nekkei lên mức cao nhất trong vòng 15 năm, tuy nhiên sau đó chỉ số này không mấy biến động khi các nhà đầu tư chốt lời. Chỉ số chứng khoán Hàn Quốc giảm điểm sau 7 ngày hồi phục, chỉ số chứng khoán Malaysia và Thái cũng giảm nhẹ, trong khi đó chỉ số tại Trung Quốc và Úc lại đi lên. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương không tính Nhật Bản hạ 1% sau khi chạm trần trong 5 tháng vào thứ 4.

Các spreadbetter (người đặt cược tỉ giá) dự đoán chỉ số FTSE của Anh, CAC của Pháp và DAX của Đức sẽ giảm điểm khi mở cửa sau chuỗi phục hồi vừa qua. Chiến lược gia Stan Shamu của IG, Melbourne nhận định: “Biện pháp kích thích có vẻ đã đạt được hiệu quả trên một số thị trường chủ chốt trên thế giới như Nhật Bản và Eurozone. Các số liệu gần đây cho thấy tín hiệu tích cực và khuyến khích các nhà đầu tư bỏ tiền vào chứng khoán.”

Đồng Đô-la xuống giá 0.2% còn 119.14 JPY/USD sau khi tăng 0.5% lên 118.68 JPY/USD. Chỉ số sức mạnh đồng Đô-la đạt 95.357, mức cao nhất trong tháng.

Kì vọng Đô-la tăng vốn bị thông điệp chưa vội tăng lãi suất của chủ tịch Fed Janet Yellen “dội nước lạnh” lại được củng cố nhờ số liệu cho thấy lạm phát của Mỹ cao hơn kì vọng. Số liệu hàng hóa lâu bền cũng góp phần đẩy lợi suất trái phiếu lên cao và hỗ trợ đồng Đô-la.

Các nhà đầu tư hiện đang đợi số liệu GDP điều chỉnh của quý IV vào hôm nay (thứ 6) để kiểm tra sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Theo khảo sát của Reuters, các nhà kinh tế dự đoán GDP Mỹ xuống còn 2.1% so với 2.6% ước tính.

Chiến lược gia Yamamoto tại Praevidentia, Tokyo cho biết: “Mức tăng trưởng đạt trên 2% là điều kiện tiên quyết cho việc tăng lãi suất, số liệu chỉ quanh quẩn mức 2% giảm khả năng lãi suất được nâng cao vào tháng 6 và đẩy đồng Đô-la đi xuống.”

Đồng Euro tăng 0.1% đạt 1.1212 USD/EUR, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp.

Dầu thô Mỹ tiếp tục hồi phục, tăng 1.8% đạt $49.05/thùng sau khi giảm 5.5% trong những ngày trước đó, do dự trữ dầu thô Mỹ tăng triệt tiêu hiệu ứng tích cực từ kì vọng nhu cầu tăng. Cung dầu từ biển Bắc gặp vấn đề và gia tăng lo ngại về vấn đề nguồn cung gas tại Châu Âu giúp đẩy giá lên.

Theo Reuters
Bài dịch của nhóm IF24h
http://if24h.com/so-lieu-moi-nhat-tu-my-lai-lam-tang-ki-vong-fed-se-nang-lai-suat-som/
 
TÂM ĐIỂM KINH TẾ TRONG TUẦN: ECB VÀ CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Tình hình tài chính của Hy Lạp, gói QE của ECB, kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Úc và thị trường lao động Mỹ khởi sắc là những tâm điểm đáng chú ý trong tuần trên thị trường tài chính.

Lật lại vấn đề của Hy Lạp, mặc dù đã thành công trong việc đàm phán kéo dài thời gian viện trợ vào tuần trước, nhưng quốc gia này vẫn phụ thuộc nặng nề vào các khoản tài trợ khẩn cấp.

Hội đồng Thống đốc ECB có một cuộc họp tại Cyprus hôm thứ 5 (26/2) để xem xét có dỡ bỏ quyết định hồi đầu tháng 2, chấp nhận trái phiếu của Hy Lạp như tài sản thế chấp cho gói cứu trơ của ECB hay không. Nếu thỏa thuận này không được thông qua (khả năng cao là vậy), ECB có thể buộc phải kéo dài điều khoản Emergency Liquidity Assistance (EIA) cho ngân hàng trung ương Hy Lạp.

Nhà kinh tế trưởng của khối Eurozone, ông Peter Vanden Houte nhận định: “Hy Lạp là một chủ điểm nóng hổi. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Varoufakis đã thừa nhận quốc gia này phải dựa vào cứu trợ tài chính từ ECB trong vài tháng nữa.”

Nhiều nhà đầu tư đang nóng lòng chờ đợi thông tin chi tiết hơn cho gói QE trị giá 1 nghìn tỷ Euro (1.1 nghìn tỷ Đô-la Mỹ) của Chủ tịch ECB, khởi động vào tháng 3 này. Ông Mario Draghi có thể sẽ phải đối mặt với các câu hỏi liên quan tới tính khả thi của gói QE, ví dụ như ECB sẽ thuyết phục các ngân hàng nội địa bán nợ chính phủ như thế nào.

ECB sắp sửa tung ra những dự báo kinh tế mới. Nhà kinh tế trưởng Peter Praet tuần trước cho biết nhiều khả năng ECB sẽ tỏ ra lạc quan với tăng trưởng kinh tế khu vực, nhờ có giá dầu thấp và đồng Euro xuống giá.

Chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương

Một loạt các ngân hàng trung ương sẽ tổ chức hoppj bàn chính sách vào tuần này.

Trong đó, Ngân hàng Dự trữ của Úc (RBA) tổ chức cuộc họp vào ngày mai (3/3), một tháng sau khi hạ lãi suất xuống 2.25%. Đa phần các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters đều cho rằng ngân hàng này tiếp tục hạ lãi suất xuống 2%, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ giá nguyên liệu thô xuất khẩu giảm mạnh và giảm sức ép lên đồng nội tệ.

Cuộc họp quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canada sẽ diễn ra vào thứ 4 (4/3). Ngân hàng này một phen khiến thị trường náo loạn khi bất ngờ hạ lãi suất xuống 0.75% hồi tháng 1, trước lo ngại giá dầu giảm quá mạnh. Nhiều người cho rằng ngân hàng này không có thay đổi gì vào cuộc họp sắp tới, trước khi đi đến cắt giảm lãi suất vào nửa sau năm nay.

Ngân hàng trung ương Poland (nền kinh tế mạnh nhất châu Âu) cũng được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp thứ 4 này, trước thực trạng chỉ số giá tiêu dùng giảm. Ngược lại, Ngân hàng trung ương Brazil nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất lần thứ 3 liện tiếp, khi lạm phát vượt quá mức mục tiêu là 4.5%.

Ngân hàng trung ương Anh được dự báo giữ nguyên chính sách vào cuộc họp ngày thứ 5 tới.

Thị trường lao động Mỹ

Tại Mỹ, số liệu về thị trường lao động trong tháng 2, công bố vào thứ 6 được xem như tâm điểm kinh tế trong tuần. Đây là kim chỉ nam cho bước đi tiếp theo của Fed vào cuộc họp ngày 17-18/3 tới.

Những nhà kinh tế khảo sát bởi Bloomberg dự báo số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp (non-farm) trong tháng trước tăng thêm 240,000 việc làm, vượt 200,000 tháng thứ 12 liện tiếp. Có thể lý do này đủ để thuyết phục Fed tiến tới nâng lãi suất.

Tỷ lệ lạm phát chính là yếu tố quyết định bước đi của Fed. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ giảm dần kể từ năm 2009, càng khiến người ta tin rằng Fed sẽ đợi đến tháng 9 mới tăng lãi suất, mặc dù tỷ lệ lạm phát cơ bản (core inflation) có tăng nhẹ.

Ông Bernd Weidensteiner, chuyên gia kinh tế tại Commerzbank. nhận định: “Thời điểm nâng lãi suất sẽ dựa vào chỉ số lạm phát. Nhiều khả năng là tháng 9, chứ không phải tháng 6.”

Cuối cùng, triển vọng phục hồi kinh tế Trung Quốc sẽ được làm sáng tỏ, sau khi số liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia và chỉ số HSBC/Markit purchasing managers’ index được công bố vào thứ 2 và thứ 4 tuần này.

Chỉ số HSBC/Markit PMI trong tuần trước cho thấy ngành công nghiệp của Trung Quốc đang mở rộng, đạt mức cao nhất trong tháng, nhưng lượng đơn đặt hàng xuất khẩu lại giảm mạnh nhất trong gần 2 năm qua.

Thứ 7 vừa qua (28/2), Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) tuyên bố hạ lãi suất lần thứ 2 trong 3 tháng, nhằm hỗ trợ cho cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới này.

Theo Reuters
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/tam-diem-kinh-te-trong-tuan-ecb-va-cac-ngan-hang-trung-uong/
 
CÁC CHỈ SỐ ĐÁNG CHÚ Ý HÔM NAY

Ngày giao dịch đầu tiên của tháng 3 cũng là ngày công bố các số liệu về lạm phát tháng 2 và tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 tại châu Âu; thu nhập và tiêu dùng tháng 1 cùng với chỉ số sản xuất ISM Manufacturing Index tại Mỹ, giúp đánh giá sức khỏe hiện tại của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

CPI của châu Âu (5:00 chiều, giờ Việt Nam)


Kinh tế châu Âu vẫn tiếp tục cho thấy những dấu hiệu phục hồi dù có chậm chạp, nhưng số liệu về CPI tháng 2 hôm nay có lẽ sẽ không thể hỗ trợ cho niềm tin này. Quả thực tình hình giảm phát sẽ tiếp tục chi phối trong năm nay, mặc dù các số liệu khác có thể sẽ phát ánh được tình trạng đang dần ổn định, chỉ số giá có thể sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái. CPI có thể sẽ lên được mức -0.5%, thay vì -0.6% trong tháng 1.

Tuy nhiên những con số về tỷ lệ lạm phát hiện giờ không hữu ích mấy trong việc đánh giá sức khỏe của kinh tế châu Âu, liệu đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng sản lượng âm kéo dài hay mới chỉ là là ở mức trên 0.

Xem xét chỉ số Eurocoin Indicator do Ngân hàng Ý công bố, được xem là khá đáng tin cậy để dự báo tăng trưởng kinh tế, trong tháng 2 chỉ số này đã tăng từ 0.16 lên 0.23, cho thấy nền kinh tế có sự chuyển mình lạc quan hơn.

Dự đoán tăng trưởng GDP thực tế quý I/2015 của Now-Casting.com cũng dự báo con số 0.4%, cao hơn so với quý IV/2014 (0.3%).

Tuy nhiên kinh tế châu Âu vẫn còn rất yếu. Liệu đà phục hồi có thể kéo dài được lâu, ít nhất cho đến vài quý tiếp theo?

Dù sao thì số liệu công bố gần đây có cho thấy dấu hiệu khả quan hơn, giảm phát có thể sẽ được giảm thiểu trong vài tháng tới.

Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu (5:00 chiều, giờ Việt Nam)


Thị trường lao động có vẻ sẽ có chút khởi sắc nhờ vào kết quả hoạt động tốt của các doanh nghiệp. Khảo sát mới đây nhất trong khối doanh nghiệp từ Markit Economics cho thấy số liệu đáng khích lệ về hoạt động kinh tế trong tháng 2. Chỉ số sản lượng tổng hợp (COI) tháng 2 tăng lên 53.5 điểm (cho thấy sự mở rộng sản xuất).

Tỷ lệ đơn đặt hàng mới trên hàng tồn kho tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng qua, sản lượng sẽ phải được đẩy mạnh để đảm bảo hoàn thành các đơn đặt hàng mới này.

Trong tháng này ECB sẽ công bố chi tiết của gói cứu trợ QE trị giá hơn 1,000 tỷ Euro. Nhiều người cho rằng ECB nên ra tay nới lỏng tiền tệ sớm hơn. Kỳ vọng về hiệu quả của gói QE dường như không cao, nhưng chương trình này được tung ra đúng vào chu kỳ đi lên của nền kinh tế, nên có thể nó sẽ thúc đẩy được đà tăng trưởng của khu vực này.

Chủ tịch ECB ông Mario Draghi phát biểu tuần trước: “Nói chung thì triển vọng đã có sáng sủa hơn so với vài tháng trước.”

Có thể tỷ lệ thất nghiệp công bố ngày hôm nay sẽ phản ánh được sự “sáng sủa” đó.

Chỉ số sản xuất ISM của Mỹ (10:00 tối, giờ Việt Nam)


Đà tăng trưởng có thể sẽ không được mạnh mẽ như tháng trước, nhưng sẽ vẫn rất chắc chắn. Tăng trưởng quý IV/2014 tuy chỉ được 2.2%, nhưng bù lại quý III/2014 đạt được 5%.

Các chuyên gia kinh tế của High Frequency Economics nhận định: “Xu thế nhìn chung tăng trưởng sẽ ở mức 3% là ít nhất.”

Chỉ số mua sắm PMI tháng 2 theo tính toán sơ bộ tăng cao, cùng với đó là số đơn hàng mới. Số liệu về việc làm vẫn khá lạc quan. Nhà kinh tế trưởng Chris Williamson của Markit nhận định: “Sự tăng trưởng của ngành sản xuất hàng hóa sẽ đóng góp tăng trưởng kinh tế quý I/2015.”

Chỉ số ISM được dự đoán có giảm nhẹ so với tháng trước 53.0, thay vì 53.5, nhưng vẫn trên 50 (cho thấy rằng ngành sản xuất đang tăng trưởng).

Theo if24h.com
Link: http://if24h.com/cac-chi-so-dang-chu-y-hom-nay-lam-phat-chau-au-chi-so-san-xuat-my/
 
BLOOMBERG: 15 NỀN KINH TẾ “THẢM HẠI” NHẤT 2015

Nhà kinh tế Milton Friedman đoạt giải Nobel đã từng nói “lạm phát là một căn bệnh hủy hoại xã hội”. Lạm phát đi kèm với thất nghiệp cao được ông cho là “thảm họa”.

Năm 2015, tác động tiêu cực của cả 2 yếu tố trên sẽ rất rõ nét tại các quốc gia như Venezuela, Argentina, Nam Phi, Ukraine và Hy Lạp. Theo điều tra của Bloomberg, 5 quốc gia trên dẫn đầu bảng xếp hạng mà Bloomberg lập ra, tính toán dựa trên nhiều số liệu để cho ra “chỉ số thảm hại” của các nền kinh tế trên thế giới. (Công thức tính hết sức đơn giản: chỉ số thảm hại là tổng của tỷ lệ thất nghiệp và sự thay đổi trong CPI (ΔCPI)).

Đối với Ukraine, chiến tranh đang thực sự hủy hoại nền kinh tế. Căng thẳng với phe ly khai thân Nga sẽ càng kéo dài tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng cao. Cùng lúc chịu tác động kép từ chiến tranh, Ukraine xếp thứ 4 trong 51 quốc gia có “chỉ số thảm hại” cao nhất.


Bảng xếp hạng chỉ số thảm hại năm 2015

Một điều đáng lo ngại nữa là thu nhập của người dân Ukraine không thể gánh chịu được việc giá hàng hóa cứ tăng vù vù. GDP bình quân đầu người của Ukraine năm nay chỉ khoảng 8,494 USD, chỉ đứng trên có Philippines theo điều tra của IMF về thu nhập quốc dân.

Điều tra cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này sẽ tăng từ 8.9% trong quý III/2014 lên 9.5%. Lạm phát năm 2015 cũng sẽ tăng 17.5%, so với mức tăng 24.9% trong tháng 12.

Mặc dù vậy năm 2015 báo hiệu Ukraine sẽ thoát khỏi vị trí số 2 trong xếp hạng “thảm hại” năm 2014, nhường lại vị trí cho Nam Phi và Argentina.

Ba quốc gia xếp đầu bảng xếp hạng 2015 sẽ vẫn là những cái tên quen thuộc: Nam Phi, Argentina và Venezuela.

Quốc gia “thê thảm” nhất (với chỉ số cao gấp đôi so với các nước còn lại), Venezuela có mức lạm phát 78.5%, gấp 4 lần Ukraine. Thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng cơ bản trầm trọng đã buộc Venezuela phải thực hiện giao dịch hoán dầu mỏ lấy giấy vệ sinh với quốc gia láng giềng Trinidad & Tobago. Chịu tác động nặng nề nhất của giá dầu giảm, thâm hụt ngân sách quốc gia năm 2015 được dự đoán có thể chiếm đến 20%.

Đã 5 năm kể từ khi giới đầu tư phổ biến thuật ngữ “PIIGS” (gồm Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai-len và Ý), chỉ 5 quốc gia trong Euro zone với nền kinh tế yếu kém sau khủng hoảng tài chính, với thâm hụt ngân sách khổng lồ, 4 trong số 5 quốc gia đó đến giờ vẫn giữ thứ hạng cao trong bảng xếp hạng này.

Hy Lạp xếp thứ 5, Tây Ban Nha thứ 6, Bồ Đào Nha thứ 10 và Ý đứng thứ 11 trong năm nay, mặc dù các quốc gia này đều có thu nhập trên mức trung bình. Ai-len may mắn được vị trí thứ 16 nhờ GDP bình quân đầu người có sự cải thiện lên 48,787 USD (GDP bình quân đầu người trung bình của 51 quốc gia là 31,079 USD).

Sắp tới Bloomberg sẽ công bố bảng xếp hạng những nền kinh tế thân thiện với người tiêu dùng nhất năm 2015.

Theo Bloomberg
Bài dịch của nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/bloomberg-15-nen-kinh-te-tham-hai-nhat-2015/
 
KINH TẾ ÚC TĂNG TRƯỞNG CHẬM, TRIỂN VỌNG HẠ LÃI SUẤT

Kinh tế Úc quý IV/2014 tăng trưởng chậm hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế, khiến ngân hàng trung ương Úc phải xem xét lại chính sách nới lỏng tiền tệ của mình.

Theo báo cáo của Cục thông tin Úc công bố hôm nay, tăng trưởng GDP quý IV/2014 đạt 0.5%, thấp hơn dự đoán của các chuyên gia kinh tế trong khảo sát của Bloomberg View (0.6%).

Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) vẫn duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục, được áp dụng từ tháng 2, trong những nỗ lực nhằm kích thích tiêu dùng nội địa và đầu tư, để bù đắp lại sự rút vốn của các dự án khai thác mỏ. Các doanh nghiệp Úc, ngoại trừ ngành bất động sản, đã lựa chọn thà rằng trả cổ tức cho các cổ đông, chứ không muốn đầu tư cho các dự án mới.

Tom Kennedy, một nhà kinh tế tại JPMorgan Chase & Co tại Sydney, cho rằng: “Tăng trưởng như vậy rõ ràng là chậm so với xu thế chung và lãi suất cơ bản cần phải thấp hơn nữa.” Ông dự đoán RBA sẽ hạ lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa trong tháng 5.

Đồng Đô-la Úc lên giá so với Đô-la Mỹ, được giao dịch tại 0.7829 USD vào 11:58 sáng tại Sydney. Theo Credit Suisse Group AG, giới đầu tư dự đoán lãi suất sẽ giảm 0.25% trong 12 tháng tới.

Tiêu dùng hộ gia đình

Tiêu dùng quý IV/2014 tăng 0.9%, đóng góp 0.5% vào tăng trưởng GDP. Mức tăng chi tiêu cho thấy sức mua được cải thiện do giá nhiên liệu rẻ. Giá dầu đã giảm 40% trong 3 tháng cuối năm 2014.

Xuất khẩu tăng 1%, đóng góp 0.2% vào tăng trưởng kinh tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng giảm 0.8% và hàng tồn kho giảm 0.6%.

Tỷ lệ gửi tiết kiệm của các hộ gia đình giảm từ 9.3%, xuống còn 9%.

Úc đang dần mất vị thế “đánh bại các quốc gia phát triển khác” do các dự án mỏ đang thoái vốn. Sự bùng nổ đầu tư cho ngành khai thác mỏ đã một phần giúp nước Úc vượt qua được khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thống đốc RBA Glenn Stevens phát biểu hôm thứ 3: “Tăng trưởng đang ở dưới mức trung bình, GDP nhìn chung tăng chậm. Nền kinh tế hiện đang dư thừa công suất.”

Quặng sắt

Đồng Đô-la Úc đã mất giá 6.5% trong quý trước và trượt giá thêm 4% trong năm 2015. Giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Úc như sắt đã giảm mạnh, gần 50% trong năm ngoái. Sắt chiếm đến 20% kim ngạch xuất khẩu của Úc.

Tỷ lệ thất nghiệp của Úc tăng 0.3%, lên 6.4% trong tháng 1, số lượng việc làm giảm 12,200. Tháng trước ngân hàng trung ương cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát cho năm 2015.

Các ngân hàng trung ương tại nhiều nước đã thi nhau nới lỏng tiền tệ, để đối phó với thiểu phát. Trung Quốc, đối tác thương mai lớn nhất của Úc, mới đây cũng đã 2 lần hạ lãi suất, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm. Mức tăng trưởng mục tiêu mà Trung Quốc hướng đến trong năm nay chỉ là 7%, thay vì 7.5% như trước.
Theo Bloomberg
Bài dịch của Nhóm IF24h
 
NGÀY 4/3/2015
Fed: Mỹ sẽ đạt trạng thái toàn dụng lao động vào cuối năm nay

Ông John Williams, Chủ tịch Fed tạiSan Francisco lạc quan cho rằng kinh tế Mỹ sẽ đạt trạng thái toàn dụng lao động vào cuối năm nay, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5%.

Theo ông, với tỷ lệ việc làm tăng lên ở cả các ngành nghề và các mức lương, tỷ lệ thất nghiệp 5.7% hiện tại hoàn toàn có thể xuống 5% vào cuối năm.

“Chúng tôi nhìn thấy nhiều dấu hiệu khả quan, khi chi tiêu tiêu dùng ổn định.”

Khi được hỏi về tỷ lệ lạm phát của Mỹ (dưới mức mục tiêu 2% của Fed gần 3 năm qua), ông Williams cũng tỏ ra lạc quan rằng chỉ số tiêu dùng đang tăng mạnh nhờ giá nhiên liệu giảm. Ông kỳ vọng lạm phát sẽ ổn định và đạt mức mục tiêu trong vài năm nữa.

Đầu tư sản xuất tuy có dấu hiệu chậm lại nhưng sẽ tăng lên khi động năng tăng trưởng vẫn còn. Ông dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ đạt 3% trong năm nay, cao hơn mức trung bình 2% gần đây.

Theo The New York Times
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/fed-my-se-dat-trang-thai-toan-dung-lao-dong-vao-cuoi-nam-nay/
 
Ngày 5/3/2015

RBA: đô-la Úc lên giá và lãi suất thấp là không thể tránh khỏi

Phó Thống đốc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) Philip Lowe cho biết, đồng nội tệ của Úc lên giá cùng với lãi suất thấp hơn là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh nới lỏng tiền tệ rộng khắp trên thế giới.

“Diễn biến toàn cầu hiện nay đã kéo tỷ giá của Đô-la Úc lên cao, đẩy lãi suất xuống thấp. Chúng ta có thể sẽ không thích tình thế này, nhưng thế giới không cho chúng ta nhiều lựa chọn.”

RBA hồi tháng 2 đã cắt giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục 2.25% do tăng trưởng kinh tế không đạt được kỳ vọng. Trong cuộc họp mới đây 3/3, Úc vẫn duy trì mức lãi suất cũ, nhưng ông Lowe nhấn mạnh: “nới lỏng hơn nữa là thích hợp trong thời gian tới.”

Khoảng 20 ngân hàng trung ương trên thế giới từ Uzbekistan và Trung Quốc tới châu Âu và Ấn Độ đều đã thực hiện nới lỏng tiền tệ trong năm nay bằng cách hạ lãi suất cơ bản, tăng lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng trung ương hoặc tung ra chương trình mua trái phiếu. Trong đó, động thái nới lỏng của Canada, Ấn Độ và Úc nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư.

Nới lỏng toàn cầu “đã tạo áp lực khiến cho ngoại tệ lên giá, mà các quốc gia này lại không có nhu cầu nới lỏng tiền tệ, trong đó có đồng Đô-la Úc.”

Ông Lowe còn cho biết: “Với tỷ giá cao hơn, nhu cầu nội địa sẽ có phần yếu đi.”

Lãi suất toàn cầu thấp hơn so với tại Úc cũng sẽ đẩy giá các tài sản của Úc lên cao, bao gồm cả bất động sản thương mại.

“Giá các tài sản cao hơn sẽ giúp thúc đẩy kinh tế, nhưng chúng ta cần phải giám sát kỹ lưỡng những loại tài sản đó, nhất là những loại có lãi suất cho vay cao hơn.”

Quyết định mới đây của RBA cho thấy kinh tế Úc có thể vượt qua khó khăn mà không cần nới lỏng thêm, trong khi giới chức Úc đang tiến hành điềutra đối với các khoản vay cho những nhà đầu tư bất động sản tại Sydney. Cùng lúc đó, chính phủ Úc đang phải nỗ lực giảm thất nghiệp từ mức cao nhất trong 12 năm rưỡi qua, sau khi đầu tư giảm mạnh, nhất là trong lĩnh vực khai thác mỏ, trong một nền kinh tế đang chới với cần một động năng tăng trưởng mới.

“Nới lỏng tiền tệ tại Úc hỗ trợ cho kinh tế trong nước, một phần thông qua làm giảm hiệu ứng lên giá của đồng nội tệ do tác động của chính sách bên ngoài. Mặc dù phạm vi nới lỏng hiện tại khiến Đô-la Úc vẫn cao một cách tương đối, trong bối cảnh của toàn bộ nền kinh tế trong nước.”
Lợi suất cao

Đô-la Úc lên giá cũng một phần là do nhu cầu từ giới đầu tư nước ngoài cao, bao gồm cả các ngân hàng trung ương, do lợi suất của Úc là cao nhất trong số trái phiếu chính phủ của các quốc gia khác. Kể cả sau khi lợi suất Úc đã giảm xuống thấp kỷ lục 2.25% vào tháng trước. Trong số các nước xếp hạng tín dụng cao AAA, trái phiếu Úc kỳ hạn 10 năm có lợi suất cao hơn 1.5%.

Số liệu từ chính phủ hôm qua cho thấy tăng trưởng kinh tế Úc quý IV/2015 là 2.5%, thấp hơn tốc độ trung bình năm trong 30 năm qua. Lãi suất thấp toàn cầu và cả ở Úc là do khẩu vị rủi ro giảm, nhà đầu tư muốn tiết kiệm hơn là đầu tư.

Ông Lowe nhận định: “Giải pháp cho vấn đề này không phải nằm ở chính sách tiền tệ, mà là ở các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, có như thế mới có thể kích thích khối doanh nghiệp, sử dụng khoản tiền tiết kiệm nhàn rỗi của xã hội.”

Theo Bloomberg
Bài dịch của nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/rba-do-la-uc-len-gi...he-tranh-khoi/
 
Ngày 5/3/2015

Báo cáo ADP cho số liệu thấp hơn dự đoán ảnh hưởng gì đến quyết định của Fed?

Số liệu báo cáo ADP vừa qua cho thấy số lượng việc làm khu vực tư nhân không được như dự đoán. Cả khu vực dịch vụ và khu vực sản xuất đều tăng trưởng chậm so với các tháng gần đây.

Cụ thể, các doanh nghiệp tuyển dụng thêm 212,000 vị trí trong tháng 2, giảm so với mức 250,000 của tháng 1. Phần lớn việc làm được tạo ra trong ngành dịch vụ tuy nhiên vẫn thấp hơn 12% so với tháng trước đó.

Dù số liệu không được như dự đoán nhưng nhà kinh tế học Mark Zandi thuộc Moody cho rằng bức tranh toàn cảnh của thị trường lao động Mỹ vẫn rất khả quan. “Theo tỉ lệ tăng việc làm hiện tại, Mỹ sẽ sớm đạt mục tiêu nhân công toàn dụng trong khoảng từ 1,5 năm. Từ giờ đến lúc đó, tiền lương sẽ đi lên đáng kể,” ông nhận định.

Một trong những điểm sáng của bản báo cáo ADP là lượng việc làm trong khu vực tài chính. Con số 15,000 đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2006. Các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ góp phần tạo thêm số lượng việc làm lần lượt là 94,000; 63,000 và 56,000.

Bản báo cáo ADP được công bố 2 ngày trước khi Mỹ đưa ra bảng lương phi nông nghiệp. Các nhà kinh tế dự đoán báo cáo này sẽ cho thấy có thêm 240,000 việc làm được tạo ra. Các chuyên gia thường dựa trên ADP để đưa ra ước tính về số liệu trong bảng lương phi nông nghiệp. Chuyên gia Paul Dales tại Capital Economics khẳng định ông vẫn sẽ giữ nguyên dự đoán 230,000 bất chấp số liệu từ ADP. Ông nhấn mạnh: “Báo cáo ADP trong những tháng gần đây đều đánh giá thấp mức tăng của số liệu chính thức.”

Như vậy, tuy số liệu từ báo cáo ADP không được như mong đợi nhưng thị trường lao động Mỹ vẫn có những cải thiện nhất định. Có vẻ nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ bền vững. Điều này có thể khiến Fed tiếp tục “kiên nhẫn” trong việc nâng lãi suất.

Bênh cạnh đó, theo ý kiến của chiến lược gia Brian Rehling tại Wells Fargo Investment Institute, nền kinh tế dần đi lên không đồng nghĩa với việc giá tiêu dùng sẽ tăng mạnh. Giá tiêu dùng không được cải thiện sẽ gây ra khó khăn trong việc nâng lạm phát lên mức mục tiêu (2%). Nếu quả thực như vậy, viễn cảnh Fed nâng lãi suất có lẽ sẽ còn xa xôi hơn nữa.

Tuy nhiên, bảng lương phi nông nghiệp và các số liệu liên quan được công bố vào ngày mai (thứ 6) biết đâu lại thay đổi cục diện. Ngoài ra, biên bản họp của ECB về chi tiết gói QE cũng sẽ sớm được cập nhật. Việc các nhà đầu tư có thể làm hiện này có lẽ là kiên nhẫn chờ đợi.

Theo CNBC & The Street
Bài dịch của nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/bao-cao-adp-cho-so-lieu-thap-hon-du-doan-anh-huong-the-nao-den-quyet-dinh-cua-fed/


 
Ngày 6/3/2015

ECB: ÔNG DRAGHI TUYÊN BỐ GÓI QE SẼ ĐƯỢC KHỞI ĐỘNG VÀO ĐẦU TUẦN SAU

Chủ tịch ECB Mario Draghi trấn an giới đầu tư rằng chương trình mua trái phiếu sẽ được khởi động vào thứ 2 tuần sau, đồng thời cho biết Hội đồng ECB đã được thuyết phục rằng họ sẽ thành công trong việc đẩy lùi thiểu phát.

Sáu năm sau khi Fed tung ra gói QE, ECB mới bắt đầu chương trình mua tài sản của mình. Chủ tịch ECB cũng công bố dự báo tăng trưởng kinh tế và triển vọng lạm phát trong năm tới. Dự báo tăng trưởng kinh tế được nâng lên 1.5% trong năm 2015, 1.9% vào năm 2016 và 2.1% vào năm 2017. CPI sẽ giữ nguyên (tức tăng 0%) trong năm nay, và có thể cải thiện lên 1.5% và 1.8% trong 2 năm tiếp theo.

“Chính sách tiền tệ của chúng ta đã có hiệu quả, Hội đồng ECB thể hiện sự hài lòng ở mức độ nhất định. Các mục tiêu đang dần dần được thực hiện.”

Tính từ tháng 6, ECB đã 2 lần hạ lãi suất, nới lỏng cho vay dài hạn đối với các ngân hàng và bắt đầu mua chứng khoán có bảo đảm (ABS) và trái phiếu.

Ông Draghi cũng tiết lộ phạm vi của chương trình nới lỏng mới này, bao gồm cả giới hạn trái phiếu chính phủ lợi suất âm mà ECB sẽ mua.

“Chúng tôi sẽ mua trái phiếu đến chừng nào mà lợi suất âm còn trên lãi suất tiền gửi (hiện giờ đang là -0.2%).”

Trái phiếu chính phủ châu Âu đã lên giá sau tuyên bố trên. Trái phiếu 10 năm của Đức, Ý, Tây Ban Nha đều lên giá, trong đó Bồ Đào Nha tăng mạnh, đẩy lợi suất xuống thấp kỷ lục.

Ken Wattret, một chuyên gia kinh tế của BNP Paribas SA tại London, nhận định: “Nhìn chung, các dự báo và đánh giá về nền kinh tế đều là dấu hiệu cho thấy, ít có xu hướng cần phải nới lỏng thêm.”

Ông Draghi nhấn mạnh: “Rủi ro cho nền kinh tế vẫn còn đó, nhưng đã được giảm thiểu đáng kể sau khi nới lỏng tiền.”

Ông hài lòng với những sự cải thiện có được nhờ thúc đẩy chương trình mua trái phiếu chính phủ, bất chấp sự phản đối của các nhà hoạch định chính sách, như Chủ tịch Bundesbank Jens Weidmann và thành viên Ban Quản trị Sabine Lautenschlaeger. Dự báo của ECB cho thấy “tác động tích cực của giá dầu giảm, tỷ giá đồng Euro thấp và biện pháp nới lỏng tiền tệ gần đây.”

Ông Draghi còn cho biết thêm: “Mua tài sản trên diện rộng là biện pháp cuối cùng. Để có thể tăng đầu tư, tạo việc làm và nâng cao năng suất, chúng ta cần tăng động lực thúc đẩy cải cách mạnh tay nền kinh tế và thị trường lao động, cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.”

Theo Bloomberg
Bài dịch của nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/ecb-ong-draghi-tuye...-dau-tuan-sau/
 
Ngày 6/3/20115
CÁC NHÀ KINH TẾ KÌ VỌNG FED TĂNG LÃI SUẤT KHI CÓ BẢNG LƯƠNG PHI NÔNG NGHIỆP

Bất chấp số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng (320,000) so với tháng trước (313,000), các nhà kinh tế vẫn to ra lạc quan vào bảng lương phi nông nghiệp Mỹ. Họ cho rằng số liệu việc làm Mỹ sẽ gia tăng mạnh mẽ trong tháng 2 với tỉ lệ thất nghiệp đi xuống, điều này có thể làm tăng khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng 6 tới đây.

Theo khảo sát của Reuters, các nhà kinh tế học dự đoán bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (được công bố tối nay) sẽ tạo thêm 240,000 việc làm. Nếu đúng như vậy, tháng 2 sẽ đánh dấu chuỗi 12 tháng liên tiếp số việc làm trên 200,000. Nhà kinh tế học Jacob Oubina của RBC Captial Markets tại New York nhận định: “Toàn cảnh thị trường lao động Mỹ hiện tại rất khả quan.” Chủ tịch Fed tại San Fransico cũng nhận định cường quốc này sẽ đạt toàn dụng nhân công vào cuối năm nay.

Theo dự đoán, tỉ lệ thất nghiệp giảm 0.1% còn 5.6%, tiền lương trung bình tăng 0.2%.

Các quan chức Fed đang theo dõi mức tiền lương cẩn thận để xem xét khi nào thì thị trường lao động tạo đủ áp lực để dẫn đến việc tăng lãi suất nhằm tránh tăng trưởng nóng.

Bộ Lao động Hoa Kỳ sẽ công bố số liệu việc làm vào 8:30 tối nay (thứ 6), 1 tuần trước cuộc họp của Fed (17-18 tháng 3). Nhiều nhà kinh tế học dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 6. Họ cũng nhận định tiền lương có giảm đôi chút cũng không thành vấn đề đối với Fed bởi tiền lương tăng (0.5%) vào tháng trước cũng đang gây áp lực lên thị trường lao động.

Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hòa Kỳ vừa công bố sẽ chi ra 1 tỉ USD để nâng tiền công cho 40% nhân viên tại Mỹ. Các doanh nghiệp khác như TJX Cos Inc và Aetna cũng tuyên bố nâng tiền lương.

Nhà kinh tế học Tim Hopper tại TIAA-CREF tại New York cho hay: “Có khả năng tiền lương sẽ tăng. Đây chính là điều mà Fed mong muốn.”

Fed đang duy trì lãi suất gần mức 0% kể từ tháng 12/2008. Hoa Kỳ đã tạo thêm hơn 1 triệu việc làm tính từ tháng 11 đến tháng 1, đánh dấu chuỗi tăng mạnh nhất kể từ năm 1997. Trong khi đó, số người đang tìm việc chạm đáy tính từ tháng 12/2007.

Theo các nhà kinh tế, khảo sát của chính phủ cho biết tình hình băng tuyết giá lạnh đang bao phủ phần lớn đấ nước không tác động mấy đến lượng tuyển dụng. Cuộc đình công của 5,200 công nhân tại các nhà máy lọc dầu dường như không có ảnh hưởng gì đáng kể đến thị trường lao động.

Nhà kinh tế Daniel Silver nhận định: “Các trận bão tuyết không khiến số lượng việc làm trong bảng lương phi nông nghiệp bị thuyên giảm là mấy, có thể khoảng dưới 10,000 việc.”

Một bản báo cáo đáng tin cậy cho biết kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại chỉ do các yếu tố tạm thời, ví như thời tiết và tranh chấp về hợp đồng lao động tại các cảng vùng Thái Bình Dương. Nền kinh tế Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc khi các doanh nghiệp dầu khí cắt giảm vốn. Nhân công khu vực sản xuất dầu và gas mất 1,900 việc làm trong tháng 1.

Nhìn chung, dự đoán bảng lương khu vực tư nhân sẽ tạo thêm 229,000 việc làm, trong đó 12,000 thuộc ngành sản xuất. Ngành xây dựng cũng nhận được dự báo tích cực dù thời tiết xấu có thể ảnh hưởng phần nào. Khu vực quốc doanh có thể tạo thêm 10,000 đầu việc.

Nếu bảng lương phi nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp và tiền lương theo giờ trung bình của Mỹ vượt mức dự đoán,Fed có thể sẽ tiến hành tăng lãi suất sớm để tránh nền kinh tế tăng trưởng nóng. Nhưng nếu số liệu không được như mong đợi hoặc cho thấy tốc độc tăng trưởng bền vững thì Fed có thể sẽ tiếp tục hoãn tăng lãi suất vào chờ đợi các chỉ số khác.

Số liệu chính thức sẽ được cập nhật vào tối nay.

Theo Reuters
Bài dịch của nhóm IF24h

Link: http://if24h.com/cac-nha-kinh-te-ki-vong-fed-tang-lai-suat-khi-co-bang-luong-phi-nong-nghiep/
 
MỸ: BẢNG LƯƠNG PHI NÔNG NGHIỆP TĂNG 295,000, THẤT NGHIỆP 5.5%
Theo số liệu công bố của Bộ Lao động Mỹ ngày hôm nay, bảng lương phi nông nghiệp tháng 2 tăng 295,000 việc làm; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5.5%.

Các con số thực tế đều lạc quan hơn dự đoán của các nhà kinh tế.

Đồng Đô-la lên giá ngay sau bản báo cáo trên, triển vọng kinh tế Mỹ có thể sẽ khiến Fed sớm tăng lãi suất. Cuộc họp chính thức tiếp theo của Fed sẽ diễn ra vào ngày 17-18/3.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index tăng 0.6%, lên 1,192.01 điểm vào 8:34 sáng tại New York.

Thu nhập trung bình theo giờ chỉ tăng 0.1%, thấp hơn các nhà kinh tế dự báo.

Douglas Borthwick, Giám đốc giao dịch ngoại hối của New York Chapdelaine & Co, cho biết: “Số liệu đưa ra rất tốt, vượt quá tất cả kỳ vọng. Đồng Đô-la sẽ tiếp tục xu hướng đi lên. Ngày càng có nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong khi ngân hàng trung ương các nước khác cắt lãi suất.”

Theo Bloomberg
Bài dịch của nhóm IF24h

Link: http://if24h.com/my-bang-luong-phi-nong-nghiep-tang-295000-that-nghiep-5-5/
 
ECB: ÔNG MARIO DRAGHI TUYÊN BỐ TỰ TIN VÀO HIỆU QUẢ CỦA GÓI QE

Ông Mario Draghi khẳng định chương trình mua tài sản mở rộng của ECB sẽ thành công trong việc đưa lạm phát châu Âu về mức mục tiêu 2%.

“Chúng ta có thể và chúng ta sẽ tiến hành chính sách tiền tệ theo cách thức mà sẽ giúp ổn định tỷ lệ lạm phát. Chính sách của chúng ta chắc chắn đang hỗ trợ cho tăng trưởng”, phát biểu của ông Draghi trong cuộc họp báo hôm nay tại Frankfurt.

Đây là thông báo công chúng đầu tiên của ông Draghi sau khi ECB khởi động chương trình QE được 3 ngày. Ông chỉ ra việc lợi suất trái phiếu chính phủ và đồng Euro đều giảm là dấu hiệu cho thấy gói QE bắt đầu có tác dụng. Nhưng ông không thể khẳng định liệu các ngân hàng và doanh nghiệp có phản ứng lại bằng các đầu tư vào nền kinh tế trên thực tế hay không.

Lợi suất trái phiếu 5 năm của Đức đạt -0.12% vào 9:23 sáng tại Frankfurt; lợi suất trái phiếu 10 năm Tây Ban Nha là 1.21%. Đồng Euro giảm 0.4%, xuống còn $1.066.

Sau bài phát biểu của ông Draghi sẽ là bình luận của nhà kinh tế trưởng của ECB ông Peter Praet, người chịu trách nhiệm cho triển vọng liệu QE có thể khôi phục lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế khu vực trong 7 năm.

Triển vọng

Sau cuộc họp tại đảo Cyprus, ông Draghi tiết lộ dự báo lạm phát 2015 sẽ là 1.5% và 2017 sẽ là 1.8%, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên 1.5% và 2.1% vào năm 2017. Kinh tế châu Âu chưa bao giờ đạt được tăng trưởng trên 2% từ năm 2007.

Ông Draghi cho biết triển vọng kinh tế có đạt được hay không phụ thuộc vào “việc thực hiện toàn diện” các chính sách nới lỏng của ECB. Gói QE được lên kế hoạch đến hết tháng 9/2016. Tóm tắt về chương trình sẽ được cập nhật theo tuần trên website chính thức của ECB, bản báo cáo chi tiết sẽ được công bố theo tháng.

Trái phiếu chính phủ châu Âu lên giá trong tuần này có thể khiến giới đầu tư chờ đợi giá lên cao hơn nữa để bán.

Benoit Coeure, phụ trách nghiệp vụ thị trường của ECB, cho biết ông không lo ngại về vấn đề cung trái phiếu, tuy hiếm nhưng không thiếu.

“Trong khi lượng cung rõ ràng là đang thấp hơn cầu, nhưng tôi tin rằng nó vẫn đang nhiều hơn lượng trái phiếu mà chúng tôi dự định mua vào. Sẽ có lúc giá chạm đến mức mà chúng tôi có thể mua đủ lượng cần thiết để đạt được mục tiêu 60 tỷ Euro một tháng.”

Ông còn cho biết thêm, sự khan hiếm sẽ xuất hiện đầu tiên tại các thị trường chứng khoán dài hạn. Các ngân hàng trung ương sẽ cố tránh mua các chứng khoán nhất định (ví dụ như trái phiếu rẻ nhất trong danh mục, chứng khoán có lãi suất đặc biệt trên thị trường repo) có dấu hiệu của sự khan hiếm tạm thời và tránh cả các tài sản khác mà đang thể hiện sự thiếu hụt thanh khoản lớn.

Chương trình của ECB giới hạn trong danh mục chứng khoán đã được gửi đến cho các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng này sẽ cố gắng đạt được mục tiêu trong ngày mà ECB đặt ra và được linh hoạt điều chỉnh vào ngày cuối cùng của tháng. Mỗi chứng khoán phải đặt ra 3 mức giá và ngân hàng trung ương sẽ mua với giá thấp nhất.

Các ngân hàng trung ương sẽ không mua nợ chính phủ trên thị trường sơ cấp, do luật cấm cung cấp tài chính trực tiếp. Họ phải đợi vài ngày sau khi trái phiếu phát hành và phải mua trên thị trường thứ cấp, nhưng ECB chưa nêu rõ khoảng thời gian cụ thể.

Theo Bloomberg
Bài dịch của Nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/ecb-ong-draghi-tuyen-bo-tu-tin-vao-hieu-qua-cua-goi-qe/
 
Back
Top