Camus
Active Member
Lâu không viết cũng thấy gượng gượng, chẳng biết bắt đầu như nào cho hay. Thôi thì nghĩ gì viết thế vậy :D
Nhân chuyện hôm rồi có một số bạn đang làm ở trong ngành, tạm gọi dân chuyên nghiệp tranh cãi nhau về việc Analyst hay Associate to hơn cũng như hôm nay có bạn ở VC hỏi về đường vào trading desk, cá nhân em thấy cũng đến lúc nên viết một số vấn đề căn bản để định hướng nghề nghiệp cho một số bạn mới ra trường/ muốn chuyển nghề cũng như để cho các anh em không làm trong ngành có thể hiểu thấu đáo hơn.
Thực ra chủ đề này em cũng muốn viết lâu lâu rồi, từ đợt từng có vinh hạnh phỏng vấn một bạn thành viên của VC nhà mình cho một vị trí phân tích buy-side (nhưng rất tiếc là bạn ấy không hề có khái niệm là vị trí đó sẽ làm gì và cần những kỹ năng gì - chuyện chẳng ngạc nhiên vì kể cả nhiều người được gọi là dân chuyên cũng chẳng biết). Tuy nhiên vì lười, cái này ai cũng biết vì em viết rất nhiều thứ linh tinh xong rồi giữa chừng bỏ đó :D, nên cũng chẳng làm. Cho đến gần đây, đi đại hội VC thấy anh em quá nhiệt tình đâm ra cũng hơi thẹn mới quyết tâm phải viết cái gì đó. Vâng tính em vẫn cà kê như mọi khi các bác ạ. Bác nào máu nóng đừng đọc kẻo lại sốt ruột nhé :))
Quay lại chủ đề định hướng nghề nghiệp trong ngành chứng khoán, thị trường được anh em chia làm 2 phe chính là buy-side và sell-side như sau:
- Buy-side: Các quỹ & các prop-trading desk (phòng tự doanh của các công ty chứng khoán)
- Sell-side: Các mảng còn lại trong công ty chứng khoán (môi giới - tư vấn đầu tư, IB, phân tích, dịch vụ khách hàng - back office...)
Trong topic này em sẽ chỉ tập trung viết về mảng phân tích (bao gồm cả sell-side lẫn buy-side) và đầu tư dựa theo những kinh nghiệm cá nhân đúc rút ra được.
Đến đây hẳn sẽ có bạn thắc mắc vậy tại sao lại phải phân chia buy-side với sell-side ra như trên cho phức tạp? Rằng thì là mà vì trách nhiệm trong công việc và cán cân quyền lực của mỗi bên là rất khác nhau. Anh em vẫn hay nói đùa với nhau rằng: Sell-side là khi mày nói chuyện trên điện thoại với một thằng chó chết bên buy-side nào đó, trước khi chửi "Đập con mèo" thì mày phải cúp máy điện thoại đã. Buy-side thì ngược lại, mày chửi xong rồi mới cúp máy.
Nghe có vẻ bọn buy-side rất lố bịch và ngạo mạn nhỉ? Và trên thực tế nhiều trường hợp đúng vậy luôn. Lý do cụ thể tại sao thì dần dần các hồi sau sẽ rõ...
(Tuyên bố miễn trách: Topic được viết dựa theo cảm hứng lăng nhăng của tác giả nên có thể rất nhiều sai sót. Đề nghị được đọc với sự hồ nghi, cần ném đá nhiệt tình khi thấy sai sót, và khuyến cáo không nên đọc với các thành viên bị táo.)
Nhân chuyện hôm rồi có một số bạn đang làm ở trong ngành, tạm gọi dân chuyên nghiệp tranh cãi nhau về việc Analyst hay Associate to hơn cũng như hôm nay có bạn ở VC hỏi về đường vào trading desk, cá nhân em thấy cũng đến lúc nên viết một số vấn đề căn bản để định hướng nghề nghiệp cho một số bạn mới ra trường/ muốn chuyển nghề cũng như để cho các anh em không làm trong ngành có thể hiểu thấu đáo hơn.
Thực ra chủ đề này em cũng muốn viết lâu lâu rồi, từ đợt từng có vinh hạnh phỏng vấn một bạn thành viên của VC nhà mình cho một vị trí phân tích buy-side (nhưng rất tiếc là bạn ấy không hề có khái niệm là vị trí đó sẽ làm gì và cần những kỹ năng gì - chuyện chẳng ngạc nhiên vì kể cả nhiều người được gọi là dân chuyên cũng chẳng biết). Tuy nhiên vì lười, cái này ai cũng biết vì em viết rất nhiều thứ linh tinh xong rồi giữa chừng bỏ đó :D, nên cũng chẳng làm. Cho đến gần đây, đi đại hội VC thấy anh em quá nhiệt tình đâm ra cũng hơi thẹn mới quyết tâm phải viết cái gì đó. Vâng tính em vẫn cà kê như mọi khi các bác ạ. Bác nào máu nóng đừng đọc kẻo lại sốt ruột nhé :))
Quay lại chủ đề định hướng nghề nghiệp trong ngành chứng khoán, thị trường được anh em chia làm 2 phe chính là buy-side và sell-side như sau:
- Buy-side: Các quỹ & các prop-trading desk (phòng tự doanh của các công ty chứng khoán)
- Sell-side: Các mảng còn lại trong công ty chứng khoán (môi giới - tư vấn đầu tư, IB, phân tích, dịch vụ khách hàng - back office...)
Trong topic này em sẽ chỉ tập trung viết về mảng phân tích (bao gồm cả sell-side lẫn buy-side) và đầu tư dựa theo những kinh nghiệm cá nhân đúc rút ra được.
Đến đây hẳn sẽ có bạn thắc mắc vậy tại sao lại phải phân chia buy-side với sell-side ra như trên cho phức tạp? Rằng thì là mà vì trách nhiệm trong công việc và cán cân quyền lực của mỗi bên là rất khác nhau. Anh em vẫn hay nói đùa với nhau rằng: Sell-side là khi mày nói chuyện trên điện thoại với một thằng chó chết bên buy-side nào đó, trước khi chửi "Đập con mèo" thì mày phải cúp máy điện thoại đã. Buy-side thì ngược lại, mày chửi xong rồi mới cúp máy.
Nghe có vẻ bọn buy-side rất lố bịch và ngạo mạn nhỉ? Và trên thực tế nhiều trường hợp đúng vậy luôn. Lý do cụ thể tại sao thì dần dần các hồi sau sẽ rõ...
(Tuyên bố miễn trách: Topic được viết dựa theo cảm hứng lăng nhăng của tác giả nên có thể rất nhiều sai sót. Đề nghị được đọc với sự hồ nghi, cần ném đá nhiệt tình khi thấy sai sót, và khuyến cáo không nên đọc với các thành viên bị táo.)