Thảo luận [Series Hành vi tài chính] Bài 3: Những điểm bất thường

pipsmaster

Member
Đây là bài 3 trong số series bài cơ bản về nghiên cứu hành vi tài chính - Behavioral Finance. Môn này sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn tại sao đôi khi thị trường tài chính, mà cụ thể hơn là những người giao dịch trong thị trường đó, lại hành động 1 cách phi lý trí và không có lợi cho chính bản thân họ, dẫn đến gần như không thể phân tích hay dự báo.

Series bài này được dịch từ Investopedia
-------------------
Sự xuất hiện thường xuyên của các hiện tượng bất thường trong các lý thuyết kinh tế thông thường chính là một sự đóng góp lớn cho mô hình của hành vi tài chính. Sự xuất hiện lặp đi lặp lại của các yếu tố bất thường này đã phá vỡ một cách trực tiếp các lý thuyết kinh tế và tài chính hiện đại. vốn thừa nhận sự lý trí và logic của các hành vi. Những vấn đề dưới đây là các khái quát căn bản về một vài điểm bất thường trong ngành tài chính.

Hiệu ứng tháng 1
hanh-vi-tai-chinh-traderviet-1-jpg.8845


Hiệu ứng tháng 1 được đặt tên từ 1 hiện tượng với biểu hiện là tăng trường bình quân theo tháng của các chứng khoán các doanh nghiệp nhỏ trong tháng 1 thường cao hơn các tháng khác trong năm. Điều này không lý giải được từ lý thuyết thị trường hiệu quả, vốn dự đoán là chứng khoán sẽ biến động ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 1976 bởi Michael S.Rozeff và William R.Kinney, gọi là "Biến động thị trường vốn theo mùa: Trường hợp của lợi nhuận chứng khoán" thấy rằng từ 1904 - 74 thì tăng trưởng chứng khoán tháng 1 của các doanh nghiệp nhỏ là 3.5%, cao hơn mức bình quân các tháng còn lại vốn chỉ tầm 0.5%. Điều này cho thấy hiệu suất hàng tháng của các mã chứng khoán nhỏ đi theo một mô hình bền vững và điều này đi ngược lại các lý thuyết tài chính thông thường. Vì vậy, những yếu tố bất thường (nằm ngoài biến động ngẫu nhiên) đã tạo nên mô hình thường xuất hiện này

Một lý giải khác đó là mức tăng trưởng tháng 1 là kết quả của việc giới đầu tư bán ra các mã chứng khoán thua lỗ vào tháng 12 nhằm khóa khoản lỗ thuế, khiến tăng trưởng lợi nhuận tăng vọt vào tháng 1, khi mà họ ít dám bán khống thêm nữa. Yếu tố này có thể giải thích phần nào đó hiệu ứng tháng 1 này, nhưng sự thật là hiện tượng này vẫn xảy ra ở những thị trường không đánh thuế lên các khoản đầu tư chứng khoán. Điều bất thường này đã dẫn đến khả năng các lý thuyết tài chính thông thường không giải thích được và không thể giải thích được mọi thứ trong thế giới thực.

Lời nguyền rủa của người chiến thắng

hanh-vi-tai-chinh-traderviet-2-jpg.8844


Một thừa nhận trong giới tài chính và kinh tế rằng nhà đầu tư và trader đủ lý trí để cẩn thận trước giá trị thực của một số tài sản và sẽ mua hoặc bán dựa theo giá đó.

Tuy nhiên, sự bất thường như Lời nguyền rủa của người chiến thắng - một khuynh hướng rằng giá đấu thắng trong một cuộc đấu giá thường vượt quá giá trị nội tại của sản phẩm - cho thấy điểm lý trí nói trên là không đúng lắm

Những lý thuyết dựa trên lý trí thừa nhận rặng tấ cả những người tham gia quá trình đấu giá sẽ có đầy đủ các thông tin liên quan và sẽ có những đánh giá như nhau. Những sự khác biệt về giá đấu sẽ cho thấy các thông tin khác, vốn không ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, đang tác động đến việc đấu giá.

Dựa theo 1 bài viết từ năm 1988 của Richard Thale về lời nguyền rủa của người chiến thắng, có 2 tác nhân chính khiến phá hoại quá trình đấu giá: số lượng người tham gia và độ "hung hãn" của buổi đấu giá. Ví dụ, càng nhiều người tham gia thì bạn càng cần phải đấu giá thật mạnh để đánh bại họ. Tuy nhiên, tăng độ hung hãn của bạn sẽ dẫn đến việc mức giá chiến thắng vượt xa mức giá thật của tài sản.

Một ví dụ tương tự về những người mua nhà đi đấu giá nhà. Có khả năng là các bên tham gia đều có lý trí và biết giá trị thực của căn nhà, thông qua việc nghiên cứu giá bán của các ngôi nhà tương tự trong cùng khu vực. Tuy nhiên, những yếu tố khác ngoài mức giá của tài sản đó (sự hung hãn trong quá trình đấu giá và số lượng người tham gia) có thể dẫn đến việc nâng giá nhà lên cao, thậm chí lên đến 25% trên giá trị thực.

Câu đố về phần bù vốn - Equity Premium Puzzle

hanh-vi-tai-chinh-traderviet-3-jpg.8843


Sự bất thường khiến các học giả tin tức tài chính - kinh tế phải nhức đầu về cái gọi là câu đố về phần bù vốn. Theo hình thức định giá tài sản (CAPM) thì nhà đầu tư nắm giữ các tài sản nhiều rủi ro hơn phải đi cùng mức lợi nhuận lớn hơn mới đúng.

Nhiều nghiên cứu cho thấng rằng trong vòng hơn 70 năm, chứng khoán đem lại lợi nhuận bình quân vượt hơn trái phiếu chính phủ tầm 6-7%. Chứng khoán có khoảng 10% lợi nhuận 1 năm, trong khi trái phiếu là 3%. Tuy nhiên, các học giả tin rằng phần bù vốn (equity premium) là 6% là một con số lớn và vì vậy chứng khoán rủi ro hơn so với trái phiếu. Các học thuyết kinh tế thông thường xác nhận rằng phần bù vốn này phải thấp hơn. Sự sai biệt này giữa học thuyết và kết quả kinh nghiệm đã thất bại cho các nhà học giả giải thích vì sao phần bù vốn là quá lớn

Câu trả lời của ngành hành vi tài chính cho câu hỏi phần bù vốn này xoay quanh thiên hướng con người có cái gọi là "sự sợ mất mát trước mắt" (myopic loss aversion), một trạng thái mà nhà đầu tư - quá bận tâm đến thua lỗ trước mắt hơn là lợi nhuận tương ứng - đã có tầm nhìn rất ngắn hạn trong đầu tư. Điều xảy ra là nhà đầu tư quá chú tâm vào các biến động ngắn hạn của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của họ. Không có gì lạ khi một mã cổ phiếu biến động vài % trong một thời gian ngắn hạn, nhưng một nhà đầu tư thiển cận sẽ phản ứng không thích thú lắm với những biến động nghiêng về hướng thua lỗ. Vì vậy, niềm tin rằng thị trường chứng khoán phải có khoản lợi nhuận chênh lệch đủ lớn để át được lo sợ thua lỗ của người đầu tư. Vì vậy, khoản chênh lệch lợi nhuận được xem như sự khuyến khích cho người giao dịch chứng khoán đầu tư vào cổ phiếu thay vì tìm sự an toàn trong trái phiếu

Học thuyết tài chính thông thường không tính hết các yếu tố xảy ra trong điều kiện thế giới thực. Học thuyết đó vẫn có giá trị nhưng chuyên ngành hành vi tài chính có thể giúp phân loại rõ ràng hơn về cách thị trường tài chính hoạt động.

Trích từ chứng khoán mỹ 2017 tại Traderviet
 
Back
Top